Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Độ Ta Không Độ Nàng" - Hãy Dừng Lại Phía Bên Ngoài Cổng Chùa

15/06/201914:47(Xem: 7451)
“Độ Ta Không Độ Nàng" - Hãy Dừng Lại Phía Bên Ngoài Cổng Chùa


dotakhongdonang_photo
“ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG”

HÃY DỪNG LẠI PHÍA BÊN NGOÀI CỔNG CHÙA

Thích Huyền Lan

 “Độ ta không độ nàng ” là một ca khúc Trung Quốc viết cho một cốt truyện hư cấu bằng một tập phim hoạt hình thức rẻ tiền của các nhà làm phim giải trí Trung Quốc. Đây là một sản phẩm viết theo trí tưởng tượng cũng như hư cấu cốt truyện theo từng nhân vật không giống ai của Trung Quốc. Theo bài viết của Như Ý Baomoi.com tác giả viết: Độ ta không độ nàng  là ca khúc được trích dẫn từ một bộ phim hoạt hình của Trung Quốc. Nội dung bài hát kể về câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu tăng ( Như Ý viết là “tiểu hòa thượng”, Chúng tôi xin nói thêm ở đây để các nhà báo lưu ý khi viết bài có liên quan đến Phật Giáo. Không nên bắt chước những bộ truyện, tập phim hư cấu của Trung Quốc cứ gọi danh xưng như Đại Sư, Thiền Sư, Hòa Thượng, Phương Trượng… Vì những danh xưng này rất tôn quý dành cho những vị đạo cao đức trọng trong Phật Giáo) và cô gái phàm trần là quận chúa xinh đẹp. Tuổi thơ của hai người lớn lên cùng nhau chính vì thế cô gái có tình cảm đặc biệt với vị tiểu tăng này thế nhưng vì là người đã quy y cửa Phật nên tiểu tăng không thể đọng lòng trước cô gái. Về sau cô gái tự sát, còn vị tiểu tăng cũng vì uất hận mà không theo trọn con đường tu tập…

Như vậy “độ ta không độ nàng” không phải là ca khúc viết cho bộ phim nhiều tập với tựa đề Việt dịch là “Đức Phật và Nàng” bản chữ hán của tiểu thuyết ngôn tình của nhà văn Trương Xuân Di người Trung Quốc có tựa là “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh”. Vì vậy chúng ta đừng ngộ nhận lầm tưởng cho là ca khúc phim hư cấu hoạt hình “độ ta không độ nàng” là của bộ phim “Đức Phật Và Nàng” đây là một điều sai lầm lớn… Thật ra “độ ta không độ nàng” không có gì để chúng ta mất thời gian viết bài phản ảnh để gây tranh cãi như các báo mạng từ chính thống đến lá cải… Vì “ đtkđn” không xứng đáng để chúng ta đưa vào các diễn đàn truyền thông Phật Giáo cũng như các vị giảng sư đừng bận tâm làm chi để đem ra mổ xẻ, diễn giải cho tín đồ phật tử hiểu. Vì “đtkđn” hoàn toàn đi ngược lại tinh thần nhập thế của Phật Giáo, và trái hẳn với những lời Phật dạy Từ Bi Trí Tuệ thương yêu muôn loài chúng sanh.

Ca khúc “đtkđn” nếu nói đúng hơn về mặt âm nhạc Phật Giáo thuần túy thì quả là xúc phạm một cách trầm trọng về lời… có lẻ khi viết ra lời việt bằng cách phóng tác của Tuyên Chính bởi một nhà viết nhạc chưa am hiểu về ca từ của lời nhạc đạo, mà nhạc đạo Phật Giáo cần phải được nghiêm túc và tối thượng hơn hết là Đức Phật. Cho nên lời việt của ca khúc “đtkđn” mới gây tranh cãi và có những lời phê bình gay gắt của tầng lớp Tăng Ni Phật Tử trên cộng đồng mạng. Đã có những ý kiến yêu cầu Bộ VHTT và Du Lịch cấm phát hành, tiêu hủy ca khúc “đtkđn”. Còn trên facebook của Thích Nữ Tuệ Nhã bộc bạch: “ cảm nhận ban đầu thì nhạc cũng khá là hay, nhưng xem xong thì thấy hụt hẩng vô cùng. Ca từ nếu nghe kỷ, ngẫm ra nó đang chế giễu người tu mình, vậy mà… ta cứ share, cover, làm các clip, video về nó, hay cứ thấy là thả vào vài quả tim thiệt là bự. Chẳng phải như vậy là ta đồng tình, cổ xúy cho nó sao?...”

Như vậy ca khúc “đtkđn” không thể chấp nhận được nó hoàn toàn rỗng tuếch và không ý nghĩa cũng như hàm chứa nét tôn nghiêm thuần túy trong ca từ của nền âm nhạc Phật Giáo. Vốn đã un đúc bằng tinh thần Bi Trí Dũng của Phật Giáo từ bấy lâu nay. Không thể lấy âm nhạc ra làm trò đùa với một nền âm nhạc Phật Giáo đã trải qua con đường lịch sử 80 năm. Các nhạc sĩ tên tuổi ngoài đời họ đã từng cân nhắc, viết lời thật nghiêm túc khi nói tới đạo Phật; họ không chạy theo cảm xúc, thị hiếu của người nghe, để rồi một khi ca khúc của họ ra đời mang tính nhân văn từ nội dung đến hình thức vừa mang tính giáo dục cao, để không xúc phạm và ảnh hưởng đến đạo Phật một khi lời nhạc của họ có cảm tình với văn hóa văn nghệ Phật Giáo.

Các nhạc sĩ trẻ ngoài đời nên nhớ cho rằng. Trong âm nhạc thì dĩ nhiên phải đi qua Trầm Trung Cao để tạo thành những nốt nhạc hay để đời. Nhưng trong Phật Giáo âm nhạc luôn phải gắn liền với nẻo về trong sáng của tâm linh, cho nên khi quý vị viết hay dịch lời việt một tác phẩm âm nhạc thì bắt buộc ca từ phải tôn nghiêm hình bóng Đức Phật và mang đầy nét thanh cao của sự từ bi cũng như chan hòa tình thương yêu muôn loài chúng sanh thật tươi vui tràn đầy với nếp sống thánh thiện và hỷ xả.

Trước đây gần nữa thế kỷ “chuyện tình Lan và Điệp” cũng gây tranh cãi và ngộ nhận khi các nghệ sĩ thể hiện nó qua lời ca cũng như hóa trang trên sân khấu. Họ ngộ nhận, lầm tưởng cho đó là một sản phẩm nghệ thuật của Phật Giáo và khi nhắc đến “ Lan và Điệp” thì họ liên tưởng đến hình bóng của một vị ni vào chùa tu là vì thất tình… Đó là một sai lầm lớn một lối nghĩ tai hại thui chột đi hình ảnh cao quý, thánh thiện của một đoàn thể ni bộ của Phật Giáo. Đi đầu tiên phong và cật lực phản đối “ Lan và Điệp” vào sân khấu Phật Giáo dưới bất cứ hình thức nào trong các chương trình biểu diễn văn nghệ cũng như sinh hoạt tập thể văn hóa văn nghệ Phật Giáo tổ chức, mặc dù là nội bộ. Là nhà nghiên cứu Phật học cư sĩ Dương Kinh Thành. Anh đã cô thân độc mã viết lách rất nhiều bài phản ảnh “chuyện tình Lan và Điêp” biểu diễn, ca hát trong chùa…vậy mà có ai nghe thấu đâu…cũng có nơi còn nhẫn tâm mời các nghệ sĩ, ca sĩ nhảy nhót ngay trong sân chùa để trình bày “ Lan và Điệp”.

Chúng tôi viết bài này trong tâm trạng lo lắng “ cơn bão” mạng đang lan tràn ca khúc “ Độ ta không độ nàng” có thể nó sẽ đổ bộ vào các sân chùa đang dập dìu những mái đầu xanh vô tư, hồn nhiên tuổi nhỏ của các khóa tu mùa hè…

Nhưng rất may đã có ca khúc mới “đtkđn” chuyển thành “ Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng” bản dịch của TT. Thích Đồng Hoàng và ca sĩ tên tuổi Phương Thanh với pháp danh phật tử Nguyên Hương, cùng với nhóm làm nhạc của ca sĩ biên tập và thực hiện ca khúc mới trên phiên bản của giai điệu “đtkđn”, nhưng hoàn toàn theo lời việt của TT. Thích Đồng Hoàng. Bản dịch mới có chiều hướng tích cực hơn, tư tưởng trong sáng hơn theo từng ca từ rất nghiêm túc, chứ không báng bổ, xúc phạm đến sự tôn nghiêm của Đức Phật như lời trước của dịch phỏng tác mà Tuyên Chính đã dịch với những ca từ thểu não, oán hận trách móc Đức Phật, làm băng hoại nét đẹp của người tu sĩ và làm mất đi nét thiêng liêng, uy nghiêm của mái chùa. Đây là mầm móng tai hại khuyến khích tuổi trẻ làm việc ác không đúng với tinh thần Từ Bi Trí Tuệ của Phật Giáo đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua.

Mong lắm thay với tên tuổi của nữ ca sĩ phật tử Phương Thanh – Nguyên Hương sẽ “đánh gục” ca khúc cũ “độ ta không độ nàng” ra khỏi đời sống âm nhạc quần chúng và cộng đồng mạng hiểu rõ hơn tính cách tác hại không nhỏ đến đời sống tâm linh của người việt khi nghe ca khúc “đtkđn”.

Rất mong chư Tăng Ni trẻ hoạt động về ngành văn hóa văn nghệ Phật Giáo trong và ngoài nước. Tuyệt đối không nên phổ biến, cổ xúy cho ca khúc “đtkđn” len lỏi vào đời sống sinh hoạt của tín đồ phật tử trẻ. Vì đây là một sản phẩm văn hóa độc hại một cốt truyện hư cấu có ý đồ đen tối của Trung Quốc. Nếu chúng ta không khéo “gạn đục hơi trong” thì nó sẽ làm tổn thương đến tinh thần nhập thế của Phật Giáo khi đưa đạo vào đời bằng Tứ Vô Lượng Tâm vốn có Phật Giáo. Nếu có giúp vui cho các em tuổi trẻ sinh hoạt hè trong những khóa tu, thì nên phổ biến ca khúc “Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng” của nữ ca sĩ phật tử Nguyên Hương – Phương Thanh mà thôi. Chứ ca khúc này chưa hẳn là của Phật Giáo Việt Nam. Vì bản gốc của nó là lời nhạc viết cho phim chuyện ngắn hư cấu hết sức dị hỏm của Trung Quốc. Tất cả chúng ta đồng tâm hiệp lực với những hành động cụ thể để suy tư, cảm nhận thật nghiêm túc như phật tử Lâm Ánh Ngọc viết trên nguồn facebook của mình:

          “Nếu không hiểu giá trị thiêng liêng của tâm linh, của Phật pháp, không hiểu giá trị chân chính của người xuất gia tu hành, không có ngôn từ cao thượng để bày tỏ sự kính trọng khi chưa hiểu biết sâu sắc thì xin đừng dùng cảm xúc phàm phu để hắt màu tối vào những điều thiêng liêng thanh bạch trong một tác phẩm mang danh văn hóa nghệ thuật. Mong mọi người cùng lên tiếng để chấm dứt làn sóng “độ ta không độ nàng” và cũng kính mong cơ quan văn hóa âm nhạc và ban văn hóa GHPGVN xem xét để bảo vệ sự trong sạch cho âm nhạc Phật Giáo chúng ta…”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2024(Xem: 154)
Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.
20/12/2024(Xem: 634)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
09/11/2024(Xem: 679)
Sự hiện diện Phật giáo Việt Nam tại Mỹ đã có hơn nửa thế kỷ, gắn liền với dòng chảy của lịch sử tỵ nạn và di dân sau chiến tranh và các biến cố chính trị. Trong suốt thời kỳ đầu, nhiều vị Tăng Ni đến Mỹ trong bối cảnh tị nạn, tuổi đã cao và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào xã hội mới do rào cản ngôn ngữ, văn hóa. Điều này đã dẫn đến một hình thức hoằng pháp tập trung chủ yếu vào cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhiều Tăng Ni trẻ đến từ Việt Nam và Ấn Độ thông qua các chương trình du học thậm chí có những vị có học vị tiến sĩ, và qua chương trình định cư Mỹ bằng visa tôn giáo EB-4. Những vị này đến Mỹ với một nền tảng học thuật và sứ mệnh hoằng pháp cho mọi chúng sinh, nhưng thực tế họ lại dường như bị lôi cuốn vào việc xây dựng chùa to, tượng lớn mà lãng quên trọng trách xiển dương Phật pháp đến cộng đồng người bản xứ.
03/11/2024(Xem: 468)
Gia đình Phật tử cần cái Dũng ở mỗi một Huynh trưởng. Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi.
03/11/2024(Xem: 476)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vai trò và trách nhiệm của các thành viên chủ chốt như Tổng thư ký, Phó Trưởng Ban Điều Hành và Chủ tọa có thể được phân định rõ ràng để bảo đảm buổi họp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của từng vị trí.
03/11/2024(Xem: 459)
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh là cấp trại huấn luyện cao nhất trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), với mục đích đào tạo những Huynh Trưởng đầy đủ tài và đức để tiếp nối truyền thống di sản và lãnh đạo tổ chức trong tương lai. Các Huynh Trưởng tham dự trại này không chỉ là những người đã gắn bó với GĐPT từ thuở nhỏ, từ Oanh Vũ đến ngành Thiếu, ngành Thanh, và đã trải qua các trại huấn luyện cấp I và cấp II, mà còn là những cá nhân đã khẳng định phẩm chất, năng lực và sự hy hiến của mình cho tổ chức qua nhiều năm tháng sinh hoạt. Do đó, thành phần Ban Quản Trại cho trại Vạn Hạnh cần được chọn lựa kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng truyền thừa tốt nhất có thể, đúng với tinh thần và tôn chỉ của tổ chức.
03/11/2024(Xem: 515)
Câu chuyện tự do ngôn luận dẫn đến cuồng ngôn dường như vẫn là một câu chuyện dài với những cá nhân ảo tưởng sức mạnh quyền lực trên không gian mạng, kèm theo đó là một tâm lý bất ổn, thậm chí không được bình thường, nếu không có sự can thiệp kịp thời và một đời sống tinh thần an ổn. Ngày 01/11/2024, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng với những lời lẽ nặng nề, thô thiển nhằm công kích và xúc phạm nhắm vào công dân Lê Anh Tú (còn gọi là sư Thích Minh Tuệ) và nhiều người khác, với khẩu khí hằn học đầy tính sân si, bà Nguyễn Phương Hằng dùng những ngôn từ như “mày, tao” khi nhắc về sư Minh Tuệ, sau đó, bà quy kết sư Minh Tuệ bằng lối lập luận vô cùng thiển cận, phàm phu, mang quan điểm cá nhân, thiếu hiểu biết để chà đạp danh dự, nhân phẩm người khác.
02/11/2024(Xem: 499)
Gia Đình Phật Tử là một tổ chức bất vụ lợi được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và tự giác của các thành viên. Mục tiêu chính của tổ chức là “Đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.” Sứ mệnh này không chỉ giúp các thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp mà còn lan tỏa giá trị của Phật pháp vào cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.
02/11/2024(Xem: 437)
Khái niệm “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman nhấn mạnh sự kết nối toàn cầu nhờ những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện toán và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các tổ chức như Gia Đình Phật Tử (GĐPT) khi thực hiện sứ mệnh của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để GĐPT phát triển và duy trì tính phù hợp trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, điều quan trọng là phải có một tầm nhìn xa và một cách tiếp cận thực tế về cách tổ chức để Ban Hướng Dẫn Gia Đình Ph ật Tử Việt Nam trên Thế Giới(G ĐPTVNTTG) có thể đối mặt với thách thức này:
01/11/2024(Xem: 367)
Việc thành lập Hội Đồng Quản Trị Huynh Trưởng trong Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một sáng kiến chiến lược nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao về lãnh đạo, đạo đức, và sự trong sạch của tổ chức. Hội đồng này, gồm những anh chị huynh trưởng mẫu mực và chí công vô tư, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn của mình. Bài tiểu luận này sẽ khám phá vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, và tính độc lập của hội đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong GĐPT.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]