Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Độ Ta Không Độ Nàng" - Hãy Dừng Lại Phía Bên Ngoài Cổng Chùa

15/06/201914:47(Xem: 7453)
“Độ Ta Không Độ Nàng" - Hãy Dừng Lại Phía Bên Ngoài Cổng Chùa


dotakhongdonang_photo
“ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG”

HÃY DỪNG LẠI PHÍA BÊN NGOÀI CỔNG CHÙA

Thích Huyền Lan

 “Độ ta không độ nàng ” là một ca khúc Trung Quốc viết cho một cốt truyện hư cấu bằng một tập phim hoạt hình thức rẻ tiền của các nhà làm phim giải trí Trung Quốc. Đây là một sản phẩm viết theo trí tưởng tượng cũng như hư cấu cốt truyện theo từng nhân vật không giống ai của Trung Quốc. Theo bài viết của Như Ý Baomoi.com tác giả viết: Độ ta không độ nàng  là ca khúc được trích dẫn từ một bộ phim hoạt hình của Trung Quốc. Nội dung bài hát kể về câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu tăng ( Như Ý viết là “tiểu hòa thượng”, Chúng tôi xin nói thêm ở đây để các nhà báo lưu ý khi viết bài có liên quan đến Phật Giáo. Không nên bắt chước những bộ truyện, tập phim hư cấu của Trung Quốc cứ gọi danh xưng như Đại Sư, Thiền Sư, Hòa Thượng, Phương Trượng… Vì những danh xưng này rất tôn quý dành cho những vị đạo cao đức trọng trong Phật Giáo) và cô gái phàm trần là quận chúa xinh đẹp. Tuổi thơ của hai người lớn lên cùng nhau chính vì thế cô gái có tình cảm đặc biệt với vị tiểu tăng này thế nhưng vì là người đã quy y cửa Phật nên tiểu tăng không thể đọng lòng trước cô gái. Về sau cô gái tự sát, còn vị tiểu tăng cũng vì uất hận mà không theo trọn con đường tu tập…

Như vậy “độ ta không độ nàng” không phải là ca khúc viết cho bộ phim nhiều tập với tựa đề Việt dịch là “Đức Phật và Nàng” bản chữ hán của tiểu thuyết ngôn tình của nhà văn Trương Xuân Di người Trung Quốc có tựa là “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh”. Vì vậy chúng ta đừng ngộ nhận lầm tưởng cho là ca khúc phim hư cấu hoạt hình “độ ta không độ nàng” là của bộ phim “Đức Phật Và Nàng” đây là một điều sai lầm lớn… Thật ra “độ ta không độ nàng” không có gì để chúng ta mất thời gian viết bài phản ảnh để gây tranh cãi như các báo mạng từ chính thống đến lá cải… Vì “ đtkđn” không xứng đáng để chúng ta đưa vào các diễn đàn truyền thông Phật Giáo cũng như các vị giảng sư đừng bận tâm làm chi để đem ra mổ xẻ, diễn giải cho tín đồ phật tử hiểu. Vì “đtkđn” hoàn toàn đi ngược lại tinh thần nhập thế của Phật Giáo, và trái hẳn với những lời Phật dạy Từ Bi Trí Tuệ thương yêu muôn loài chúng sanh.

Ca khúc “đtkđn” nếu nói đúng hơn về mặt âm nhạc Phật Giáo thuần túy thì quả là xúc phạm một cách trầm trọng về lời… có lẻ khi viết ra lời việt bằng cách phóng tác của Tuyên Chính bởi một nhà viết nhạc chưa am hiểu về ca từ của lời nhạc đạo, mà nhạc đạo Phật Giáo cần phải được nghiêm túc và tối thượng hơn hết là Đức Phật. Cho nên lời việt của ca khúc “đtkđn” mới gây tranh cãi và có những lời phê bình gay gắt của tầng lớp Tăng Ni Phật Tử trên cộng đồng mạng. Đã có những ý kiến yêu cầu Bộ VHTT và Du Lịch cấm phát hành, tiêu hủy ca khúc “đtkđn”. Còn trên facebook của Thích Nữ Tuệ Nhã bộc bạch: “ cảm nhận ban đầu thì nhạc cũng khá là hay, nhưng xem xong thì thấy hụt hẩng vô cùng. Ca từ nếu nghe kỷ, ngẫm ra nó đang chế giễu người tu mình, vậy mà… ta cứ share, cover, làm các clip, video về nó, hay cứ thấy là thả vào vài quả tim thiệt là bự. Chẳng phải như vậy là ta đồng tình, cổ xúy cho nó sao?...”

Như vậy ca khúc “đtkđn” không thể chấp nhận được nó hoàn toàn rỗng tuếch và không ý nghĩa cũng như hàm chứa nét tôn nghiêm thuần túy trong ca từ của nền âm nhạc Phật Giáo. Vốn đã un đúc bằng tinh thần Bi Trí Dũng của Phật Giáo từ bấy lâu nay. Không thể lấy âm nhạc ra làm trò đùa với một nền âm nhạc Phật Giáo đã trải qua con đường lịch sử 80 năm. Các nhạc sĩ tên tuổi ngoài đời họ đã từng cân nhắc, viết lời thật nghiêm túc khi nói tới đạo Phật; họ không chạy theo cảm xúc, thị hiếu của người nghe, để rồi một khi ca khúc của họ ra đời mang tính nhân văn từ nội dung đến hình thức vừa mang tính giáo dục cao, để không xúc phạm và ảnh hưởng đến đạo Phật một khi lời nhạc của họ có cảm tình với văn hóa văn nghệ Phật Giáo.

Các nhạc sĩ trẻ ngoài đời nên nhớ cho rằng. Trong âm nhạc thì dĩ nhiên phải đi qua Trầm Trung Cao để tạo thành những nốt nhạc hay để đời. Nhưng trong Phật Giáo âm nhạc luôn phải gắn liền với nẻo về trong sáng của tâm linh, cho nên khi quý vị viết hay dịch lời việt một tác phẩm âm nhạc thì bắt buộc ca từ phải tôn nghiêm hình bóng Đức Phật và mang đầy nét thanh cao của sự từ bi cũng như chan hòa tình thương yêu muôn loài chúng sanh thật tươi vui tràn đầy với nếp sống thánh thiện và hỷ xả.

Trước đây gần nữa thế kỷ “chuyện tình Lan và Điệp” cũng gây tranh cãi và ngộ nhận khi các nghệ sĩ thể hiện nó qua lời ca cũng như hóa trang trên sân khấu. Họ ngộ nhận, lầm tưởng cho đó là một sản phẩm nghệ thuật của Phật Giáo và khi nhắc đến “ Lan và Điệp” thì họ liên tưởng đến hình bóng của một vị ni vào chùa tu là vì thất tình… Đó là một sai lầm lớn một lối nghĩ tai hại thui chột đi hình ảnh cao quý, thánh thiện của một đoàn thể ni bộ của Phật Giáo. Đi đầu tiên phong và cật lực phản đối “ Lan và Điệp” vào sân khấu Phật Giáo dưới bất cứ hình thức nào trong các chương trình biểu diễn văn nghệ cũng như sinh hoạt tập thể văn hóa văn nghệ Phật Giáo tổ chức, mặc dù là nội bộ. Là nhà nghiên cứu Phật học cư sĩ Dương Kinh Thành. Anh đã cô thân độc mã viết lách rất nhiều bài phản ảnh “chuyện tình Lan và Điêp” biểu diễn, ca hát trong chùa…vậy mà có ai nghe thấu đâu…cũng có nơi còn nhẫn tâm mời các nghệ sĩ, ca sĩ nhảy nhót ngay trong sân chùa để trình bày “ Lan và Điệp”.

Chúng tôi viết bài này trong tâm trạng lo lắng “ cơn bão” mạng đang lan tràn ca khúc “ Độ ta không độ nàng” có thể nó sẽ đổ bộ vào các sân chùa đang dập dìu những mái đầu xanh vô tư, hồn nhiên tuổi nhỏ của các khóa tu mùa hè…

Nhưng rất may đã có ca khúc mới “đtkđn” chuyển thành “ Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng” bản dịch của TT. Thích Đồng Hoàng và ca sĩ tên tuổi Phương Thanh với pháp danh phật tử Nguyên Hương, cùng với nhóm làm nhạc của ca sĩ biên tập và thực hiện ca khúc mới trên phiên bản của giai điệu “đtkđn”, nhưng hoàn toàn theo lời việt của TT. Thích Đồng Hoàng. Bản dịch mới có chiều hướng tích cực hơn, tư tưởng trong sáng hơn theo từng ca từ rất nghiêm túc, chứ không báng bổ, xúc phạm đến sự tôn nghiêm của Đức Phật như lời trước của dịch phỏng tác mà Tuyên Chính đã dịch với những ca từ thểu não, oán hận trách móc Đức Phật, làm băng hoại nét đẹp của người tu sĩ và làm mất đi nét thiêng liêng, uy nghiêm của mái chùa. Đây là mầm móng tai hại khuyến khích tuổi trẻ làm việc ác không đúng với tinh thần Từ Bi Trí Tuệ của Phật Giáo đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua.

Mong lắm thay với tên tuổi của nữ ca sĩ phật tử Phương Thanh – Nguyên Hương sẽ “đánh gục” ca khúc cũ “độ ta không độ nàng” ra khỏi đời sống âm nhạc quần chúng và cộng đồng mạng hiểu rõ hơn tính cách tác hại không nhỏ đến đời sống tâm linh của người việt khi nghe ca khúc “đtkđn”.

Rất mong chư Tăng Ni trẻ hoạt động về ngành văn hóa văn nghệ Phật Giáo trong và ngoài nước. Tuyệt đối không nên phổ biến, cổ xúy cho ca khúc “đtkđn” len lỏi vào đời sống sinh hoạt của tín đồ phật tử trẻ. Vì đây là một sản phẩm văn hóa độc hại một cốt truyện hư cấu có ý đồ đen tối của Trung Quốc. Nếu chúng ta không khéo “gạn đục hơi trong” thì nó sẽ làm tổn thương đến tinh thần nhập thế của Phật Giáo khi đưa đạo vào đời bằng Tứ Vô Lượng Tâm vốn có Phật Giáo. Nếu có giúp vui cho các em tuổi trẻ sinh hoạt hè trong những khóa tu, thì nên phổ biến ca khúc “Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng” của nữ ca sĩ phật tử Nguyên Hương – Phương Thanh mà thôi. Chứ ca khúc này chưa hẳn là của Phật Giáo Việt Nam. Vì bản gốc của nó là lời nhạc viết cho phim chuyện ngắn hư cấu hết sức dị hỏm của Trung Quốc. Tất cả chúng ta đồng tâm hiệp lực với những hành động cụ thể để suy tư, cảm nhận thật nghiêm túc như phật tử Lâm Ánh Ngọc viết trên nguồn facebook của mình:

          “Nếu không hiểu giá trị thiêng liêng của tâm linh, của Phật pháp, không hiểu giá trị chân chính của người xuất gia tu hành, không có ngôn từ cao thượng để bày tỏ sự kính trọng khi chưa hiểu biết sâu sắc thì xin đừng dùng cảm xúc phàm phu để hắt màu tối vào những điều thiêng liêng thanh bạch trong một tác phẩm mang danh văn hóa nghệ thuật. Mong mọi người cùng lên tiếng để chấm dứt làn sóng “độ ta không độ nàng” và cũng kính mong cơ quan văn hóa âm nhạc và ban văn hóa GHPGVN xem xét để bảo vệ sự trong sạch cho âm nhạc Phật Giáo chúng ta…”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2018(Xem: 7516)
1/ Việc kết thúc tất cả các vai trò tại công ty Sen Việt đến thời điểm này vẫn còn những thông tin rằng lúc ra đi cô đã ôm tiền của công ty đi “du hí” và để lại khoản nợ cho công ty? - Dạ, chị có thấy ai “gây nợ, ôm tiền, chạy trốn” nhưng chính là người đứng ra yêu cầu luật sư giải quyết mọi vấn đề không ạ?( mĩm cười nhẹ nhàng) - Giai đoạn tôi ra đi, tiền bạc thì đầu tư hết vào văn phòng mới ở Phổ Quang, chất xám xây dựng các chương trình &phim ảnh bao năm tạo ra đều để lại Sen Việt hoạt động. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị và kể cả xe Ôtô là phương tiện di chuyển..tôi cũng đã để lại hết. Trong mọi vấn đề, tôi chọn cách buông đẹp để trả cho những điều không đẹp!
28/09/2018(Xem: 6151)
Trong cuộc vận động chính giới liên bang tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Thủ đô Canberra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan (Giáo Hội) đã kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc Châu yểm trợ nỗ lực tranh đấu ôn hòa của xã hội dân sự tại Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đồng hành cùng đồng bào trong nước trong sứ mạng phát huy tự do dân chủ nhân quyền, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thân yêu.
15/09/2018(Xem: 4869)
V/V: Phát biểu về vđ nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN của HT Thích Bảo Lạc, Hội chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL – TTL trong cuộc họp báo của CĐNVTD liên bang Úc Châu tại Canberra ngày 19/9/18 Hầu bổ túc thêm cho tuyên cáo chung của Cộng Đồng Việt Nam và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tôi xin phép có vài lời sau đây, nhân danh GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL: Nhận định rằng: 1. Sự kiện giáo hội mẹ của chúng tôi là Giao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức tôn giáo hoàn toàn khác biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà cầm quyền CSVN thành lập như một trong những ngoại vi của đảng. Hậu quả là như một thành phần của GHPGVNTN chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 2. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng Điều 18 của bản tuyên ngôn nêu trên vô cùng trọng yếu cho nhân loại và nhất là dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Điều 18 ghi:
15/09/2018(Xem: 4156)
VĂN HÓA...CHỌT ! ​Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia: Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… “chọt” rồi ôn ơi!
13/09/2018(Xem: 7997)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử, Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách mặc trang phục đi chùa của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết có hơi chút thắc mắc không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng nghe lạ quá, nhưng có chữ Thích đứng đầu thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ chỉ thường nghe pháp danh các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện hàng chữ dài lạ lẫm thay vì Tự - Chùa hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác ngơ ngác cho người đọc, nhất là những ai ít khi tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)
27/08/2018(Xem: 4129)
Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bới phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.
24/08/2018(Xem: 11568)
Luật Sư Lưu Tường Quang và Linh Mục Peter Hoàng nói chuyện về Nhân Quyền tại Quốc Hội tiểu bang Victoria, Melbourne, Úc châu trưa ngày 23/08/2018 . TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn sau buổi nói chuyện
22/08/2018(Xem: 4484)
Chia Sẻ trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
12/08/2018(Xem: 5424)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử. Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.” Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.
22/07/2018(Xem: 7047)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]