Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Độ Ta Không Độ Nàng" - Hãy Dừng Lại Phía Bên Ngoài Cổng Chùa

15/06/201914:47(Xem: 7463)
“Độ Ta Không Độ Nàng" - Hãy Dừng Lại Phía Bên Ngoài Cổng Chùa


dotakhongdonang_photo
“ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG”

HÃY DỪNG LẠI PHÍA BÊN NGOÀI CỔNG CHÙA

Thích Huyền Lan

 “Độ ta không độ nàng ” là một ca khúc Trung Quốc viết cho một cốt truyện hư cấu bằng một tập phim hoạt hình thức rẻ tiền của các nhà làm phim giải trí Trung Quốc. Đây là một sản phẩm viết theo trí tưởng tượng cũng như hư cấu cốt truyện theo từng nhân vật không giống ai của Trung Quốc. Theo bài viết của Như Ý Baomoi.com tác giả viết: Độ ta không độ nàng  là ca khúc được trích dẫn từ một bộ phim hoạt hình của Trung Quốc. Nội dung bài hát kể về câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu tăng ( Như Ý viết là “tiểu hòa thượng”, Chúng tôi xin nói thêm ở đây để các nhà báo lưu ý khi viết bài có liên quan đến Phật Giáo. Không nên bắt chước những bộ truyện, tập phim hư cấu của Trung Quốc cứ gọi danh xưng như Đại Sư, Thiền Sư, Hòa Thượng, Phương Trượng… Vì những danh xưng này rất tôn quý dành cho những vị đạo cao đức trọng trong Phật Giáo) và cô gái phàm trần là quận chúa xinh đẹp. Tuổi thơ của hai người lớn lên cùng nhau chính vì thế cô gái có tình cảm đặc biệt với vị tiểu tăng này thế nhưng vì là người đã quy y cửa Phật nên tiểu tăng không thể đọng lòng trước cô gái. Về sau cô gái tự sát, còn vị tiểu tăng cũng vì uất hận mà không theo trọn con đường tu tập…

Như vậy “độ ta không độ nàng” không phải là ca khúc viết cho bộ phim nhiều tập với tựa đề Việt dịch là “Đức Phật và Nàng” bản chữ hán của tiểu thuyết ngôn tình của nhà văn Trương Xuân Di người Trung Quốc có tựa là “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh”. Vì vậy chúng ta đừng ngộ nhận lầm tưởng cho là ca khúc phim hư cấu hoạt hình “độ ta không độ nàng” là của bộ phim “Đức Phật Và Nàng” đây là một điều sai lầm lớn… Thật ra “độ ta không độ nàng” không có gì để chúng ta mất thời gian viết bài phản ảnh để gây tranh cãi như các báo mạng từ chính thống đến lá cải… Vì “ đtkđn” không xứng đáng để chúng ta đưa vào các diễn đàn truyền thông Phật Giáo cũng như các vị giảng sư đừng bận tâm làm chi để đem ra mổ xẻ, diễn giải cho tín đồ phật tử hiểu. Vì “đtkđn” hoàn toàn đi ngược lại tinh thần nhập thế của Phật Giáo, và trái hẳn với những lời Phật dạy Từ Bi Trí Tuệ thương yêu muôn loài chúng sanh.

Ca khúc “đtkđn” nếu nói đúng hơn về mặt âm nhạc Phật Giáo thuần túy thì quả là xúc phạm một cách trầm trọng về lời… có lẻ khi viết ra lời việt bằng cách phóng tác của Tuyên Chính bởi một nhà viết nhạc chưa am hiểu về ca từ của lời nhạc đạo, mà nhạc đạo Phật Giáo cần phải được nghiêm túc và tối thượng hơn hết là Đức Phật. Cho nên lời việt của ca khúc “đtkđn” mới gây tranh cãi và có những lời phê bình gay gắt của tầng lớp Tăng Ni Phật Tử trên cộng đồng mạng. Đã có những ý kiến yêu cầu Bộ VHTT và Du Lịch cấm phát hành, tiêu hủy ca khúc “đtkđn”. Còn trên facebook của Thích Nữ Tuệ Nhã bộc bạch: “ cảm nhận ban đầu thì nhạc cũng khá là hay, nhưng xem xong thì thấy hụt hẩng vô cùng. Ca từ nếu nghe kỷ, ngẫm ra nó đang chế giễu người tu mình, vậy mà… ta cứ share, cover, làm các clip, video về nó, hay cứ thấy là thả vào vài quả tim thiệt là bự. Chẳng phải như vậy là ta đồng tình, cổ xúy cho nó sao?...”

Như vậy ca khúc “đtkđn” không thể chấp nhận được nó hoàn toàn rỗng tuếch và không ý nghĩa cũng như hàm chứa nét tôn nghiêm thuần túy trong ca từ của nền âm nhạc Phật Giáo. Vốn đã un đúc bằng tinh thần Bi Trí Dũng của Phật Giáo từ bấy lâu nay. Không thể lấy âm nhạc ra làm trò đùa với một nền âm nhạc Phật Giáo đã trải qua con đường lịch sử 80 năm. Các nhạc sĩ tên tuổi ngoài đời họ đã từng cân nhắc, viết lời thật nghiêm túc khi nói tới đạo Phật; họ không chạy theo cảm xúc, thị hiếu của người nghe, để rồi một khi ca khúc của họ ra đời mang tính nhân văn từ nội dung đến hình thức vừa mang tính giáo dục cao, để không xúc phạm và ảnh hưởng đến đạo Phật một khi lời nhạc của họ có cảm tình với văn hóa văn nghệ Phật Giáo.

Các nhạc sĩ trẻ ngoài đời nên nhớ cho rằng. Trong âm nhạc thì dĩ nhiên phải đi qua Trầm Trung Cao để tạo thành những nốt nhạc hay để đời. Nhưng trong Phật Giáo âm nhạc luôn phải gắn liền với nẻo về trong sáng của tâm linh, cho nên khi quý vị viết hay dịch lời việt một tác phẩm âm nhạc thì bắt buộc ca từ phải tôn nghiêm hình bóng Đức Phật và mang đầy nét thanh cao của sự từ bi cũng như chan hòa tình thương yêu muôn loài chúng sanh thật tươi vui tràn đầy với nếp sống thánh thiện và hỷ xả.

Trước đây gần nữa thế kỷ “chuyện tình Lan và Điệp” cũng gây tranh cãi và ngộ nhận khi các nghệ sĩ thể hiện nó qua lời ca cũng như hóa trang trên sân khấu. Họ ngộ nhận, lầm tưởng cho đó là một sản phẩm nghệ thuật của Phật Giáo và khi nhắc đến “ Lan và Điệp” thì họ liên tưởng đến hình bóng của một vị ni vào chùa tu là vì thất tình… Đó là một sai lầm lớn một lối nghĩ tai hại thui chột đi hình ảnh cao quý, thánh thiện của một đoàn thể ni bộ của Phật Giáo. Đi đầu tiên phong và cật lực phản đối “ Lan và Điệp” vào sân khấu Phật Giáo dưới bất cứ hình thức nào trong các chương trình biểu diễn văn nghệ cũng như sinh hoạt tập thể văn hóa văn nghệ Phật Giáo tổ chức, mặc dù là nội bộ. Là nhà nghiên cứu Phật học cư sĩ Dương Kinh Thành. Anh đã cô thân độc mã viết lách rất nhiều bài phản ảnh “chuyện tình Lan và Điêp” biểu diễn, ca hát trong chùa…vậy mà có ai nghe thấu đâu…cũng có nơi còn nhẫn tâm mời các nghệ sĩ, ca sĩ nhảy nhót ngay trong sân chùa để trình bày “ Lan và Điệp”.

Chúng tôi viết bài này trong tâm trạng lo lắng “ cơn bão” mạng đang lan tràn ca khúc “ Độ ta không độ nàng” có thể nó sẽ đổ bộ vào các sân chùa đang dập dìu những mái đầu xanh vô tư, hồn nhiên tuổi nhỏ của các khóa tu mùa hè…

Nhưng rất may đã có ca khúc mới “đtkđn” chuyển thành “ Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng” bản dịch của TT. Thích Đồng Hoàng và ca sĩ tên tuổi Phương Thanh với pháp danh phật tử Nguyên Hương, cùng với nhóm làm nhạc của ca sĩ biên tập và thực hiện ca khúc mới trên phiên bản của giai điệu “đtkđn”, nhưng hoàn toàn theo lời việt của TT. Thích Đồng Hoàng. Bản dịch mới có chiều hướng tích cực hơn, tư tưởng trong sáng hơn theo từng ca từ rất nghiêm túc, chứ không báng bổ, xúc phạm đến sự tôn nghiêm của Đức Phật như lời trước của dịch phỏng tác mà Tuyên Chính đã dịch với những ca từ thểu não, oán hận trách móc Đức Phật, làm băng hoại nét đẹp của người tu sĩ và làm mất đi nét thiêng liêng, uy nghiêm của mái chùa. Đây là mầm móng tai hại khuyến khích tuổi trẻ làm việc ác không đúng với tinh thần Từ Bi Trí Tuệ của Phật Giáo đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua.

Mong lắm thay với tên tuổi của nữ ca sĩ phật tử Phương Thanh – Nguyên Hương sẽ “đánh gục” ca khúc cũ “độ ta không độ nàng” ra khỏi đời sống âm nhạc quần chúng và cộng đồng mạng hiểu rõ hơn tính cách tác hại không nhỏ đến đời sống tâm linh của người việt khi nghe ca khúc “đtkđn”.

Rất mong chư Tăng Ni trẻ hoạt động về ngành văn hóa văn nghệ Phật Giáo trong và ngoài nước. Tuyệt đối không nên phổ biến, cổ xúy cho ca khúc “đtkđn” len lỏi vào đời sống sinh hoạt của tín đồ phật tử trẻ. Vì đây là một sản phẩm văn hóa độc hại một cốt truyện hư cấu có ý đồ đen tối của Trung Quốc. Nếu chúng ta không khéo “gạn đục hơi trong” thì nó sẽ làm tổn thương đến tinh thần nhập thế của Phật Giáo khi đưa đạo vào đời bằng Tứ Vô Lượng Tâm vốn có Phật Giáo. Nếu có giúp vui cho các em tuổi trẻ sinh hoạt hè trong những khóa tu, thì nên phổ biến ca khúc “Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng” của nữ ca sĩ phật tử Nguyên Hương – Phương Thanh mà thôi. Chứ ca khúc này chưa hẳn là của Phật Giáo Việt Nam. Vì bản gốc của nó là lời nhạc viết cho phim chuyện ngắn hư cấu hết sức dị hỏm của Trung Quốc. Tất cả chúng ta đồng tâm hiệp lực với những hành động cụ thể để suy tư, cảm nhận thật nghiêm túc như phật tử Lâm Ánh Ngọc viết trên nguồn facebook của mình:

          “Nếu không hiểu giá trị thiêng liêng của tâm linh, của Phật pháp, không hiểu giá trị chân chính của người xuất gia tu hành, không có ngôn từ cao thượng để bày tỏ sự kính trọng khi chưa hiểu biết sâu sắc thì xin đừng dùng cảm xúc phàm phu để hắt màu tối vào những điều thiêng liêng thanh bạch trong một tác phẩm mang danh văn hóa nghệ thuật. Mong mọi người cùng lên tiếng để chấm dứt làn sóng “độ ta không độ nàng” và cũng kính mong cơ quan văn hóa âm nhạc và ban văn hóa GHPGVN xem xét để bảo vệ sự trong sạch cho âm nhạc Phật Giáo chúng ta…”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 12363)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 9420)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 6625)
Nguyễn Gia Kiểng, tác giả cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” trước đây, không phải là loại tác giả mà tôi phải mất công đọc những gì ông ta viết. Trước đây, trong bài “Về Một Chuyện Thời Sự: Người Việt – Nguyễn Gia Kiểng – Sơn Hào” [http://giaodiemonline.com/2012/08/thoisu.htm], tôi đã chứng minh rằng Nguyễn Gia Kiểng, một là ngu sử, hai là xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho Ca-tô giáo, vì đến ngày nay mà hắn vẫn còn dùng những luận điệu của Ca-tô giáo và thực dân như: 1. Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới. 2. Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.
14/12/2013(Xem: 6235)
Ông già Nô-en là nhân vật đóng vai trò gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông trong ngày lễ này. Hình ảnh tiêu biểu của ông là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều nền văn hoá khác nhau, đặc biệt ở các nước phương Tây.
12/12/2013(Xem: 9475)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
29/11/2013(Xem: 15747)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về một ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, có niên đại khoảng năm 550 trước Công nguyên. Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tì Ni của Nepal, địa điểm huyền thoại nơi Đức Phật đản sinh, phát hiện chỉ ra rằng Ngài đã từng sống hơn một thế kỷ trước đó so với thời gian được chấp nhận bởi nhiều học giả trước đây.
29/11/2013(Xem: 13679)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
24/11/2013(Xem: 7296)
Trường hợp các nhà sư Tây Tạng tự thiêu để đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và giữ gìn bản sắc dân tộc có phải đã phạm giới sát sinh hay không? Hay đây là hành vi cúng dường thân xác để hộ trì chánh pháp? Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Tư 20-11-2013 đã nói chuyện về vấn đề này. Đức Đạt Lai Lạt Ma -- người được Giảỉ Nobel Hòa Bình năm 1989 – nói rằng các sự kiện tự thiêu đó là rất buồn và rằng đó là để đối kháng với những gian nan quá lớn mà họ đối diện: “Những vị này đã sẵn sàng hy sinh thân mạn
17/10/2013(Xem: 7361)
Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói này thoạt nghe qua có vẻ hợp lý và là một ý tưởng hấp dẫn. Nếu hiểu theo một cách đơn giản, trong phạm trù luân lý đạo đức là đạo nào cũng dạy con người làm lành tránh dữ, thì câu này rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy xét và nhận định lại quan niệm đó qua lăng kính tôn giáo.
09/10/2013(Xem: 12334)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]