Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá bài Phật giáo tại Trung quốc

28/05/201918:17(Xem: 5036)
Lá bài Phật giáo tại Trung quốc

Lá bài Phật giáo tại Trung quốc

(Chine: enjeu du Bouddhisme)

  

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

            Trong lá thư tháng Năm 2019 của Viện Nghiên cứu Phật học (Institut d' Études Bouddhiques) tại Pháp, ngoài các mục thường lệ về nghiên cứu, thuyết trình, giảng dạy, giới thiệu sách báo mới, trong phần tin tức còn có một bài liên quan đến tình trạng Phật giáo tại Trung quốc: "Lá bài Phật giáo tại Trung quốc" (Chine: l' enjeu du Bouddhisme). Dưới đây là phần lược dịch và nếu cần tra cứu bản gốc của tài liệu này thì xin quý độc giả ghé vào trang mạng của Viện Nghiên cứu Phật học:

https://bouddhismes.net/index.php?option=com_content&view=article&id=197:chine-l-enjeu-du-bouddhisme&catid=12&Itemid=128

 

 

 la bai cua phat giao trung quoc

 

            Nhiều khoản tiền đầu tư quan trọng trong kế hoạch thực hiện "Các con đường Tơ lụa mới" được dành để phát triển các nơi hành hương quan trọng nhất của Phật giáo nằm dọc theo các con đường này. Trong khi đó bên trong lãnh thổ Trung quốc thì chiến dịch chống lại tín ngưỡng - từ Phật giáo, Ki-tô giáo cho đến Lão giáo... - ngày càng gia tăng khốc liệt, khiến người ta không sao tránh khỏi liên tưởng đến thời kỳ Cách mạng Văn hóa trước đây. Nhiều chùa chiền bị đóng cửa hoặc san bằng, các pho tượng tôn giáo bị đập phá. Nhiều ngôi chùa và nhà thờ bị trưng dụng làm nơi trình diễn văn nghệ ngợi ca các "phẩm tính căn bản của xã hội chủ nghĩa", và cũng là để ngăn cản các buổi hành lễ tôn giáo tại các nơi này. Mục đích của chính sách này chủ yếu nhắm vào Phật giáo Tây Tạng, gồm những người tu tập cùng các thể chế lâu đời của Phật giáo này...        

 

            Theo Emmanuel Lincot người sáng lập và điều hành Phân khoa nghiên cứu về Trung quốc hiện đại (Études Chinoises Contemporaines) thuộc Viện Ki-tô giáo Paris (Institut Catholique de Paris) thì "chủ trương (phát triển các nơi hành hương tại Ấn độ) trên đây là để làm sống lại sự kết nối lâu đời [trong lịch sử] giữa Trung quốc và Ấn độ (qua mối dây của tín ngưỡng Phật giáo), thế nhưng thật ra phía sau thì lại che dấu nhiều dụng ý. Chủ trương trên đây là do chính Tập Cận Bình phát động vào tháng Năm 2015, trong dịp tiếp đón thủ tướng Ấn độ Narenda Modi viếng thăm Trung quốc, khi cả hai cùng đứng dưới chân Tháp Đại Nhạn (còn gọi là Chùa Đại Nhạn/Big Wild Goose Pagoda, do nữ hoàng Võ Tắc Thiên xây dựng năm 704) tại Tây An (Xi'an). Theo tôi (xin nhắc lại: tôi ở đây là Emmanuel Lincot khảo cứu gia tại Viện Ki-tô giáo Paris) nếu dựa vào các sự kiện xảy ra từ trước thì chủ tâm trên đây [của Tập Cận Bình] báo hiệu một sự bành trướng ảnh hưởng đầy tham vọng của Trung quốc đối với Phật giáo hải ngoại, và đồng thời cũng là cách mở đường khiến những người hành hương Trung quốc lộ diện để dễ bề kiểm soát họ. Qua góc nhìn đó thì văn hóa cũng như tôn giáo chỉ là các con cờ của một chiến lược tổng thể về chính trị mà thôi. Mặt khác chính quyền Bắc Kinh cũng tích cực thúc đẩy chiêu bài "quốc hữu hóa" các tôn giáo ngoại lai với mục đích biến chúng trở thành các "tín ngưỡng" của quốc gia mình (Khổng giáo và Lão giáo là các tín ngưỡng của Trung quốc, phát sinh và hình thành tại Trung quốc. Phật giáo, Tin lành, Ki-tô giáo La-mã... là các tín ngưỡng ngoại lai mà Trung quốc muốn "thuần hóa" và "tô điểm" thêm cho chúng các màu sắc và nghi lễ phù hợp với người Trung quốc hầu biến chúng thành những tín ngưỡng của mình. Thật ra nếu mở rộng tầm nhìn xa hơn ngược về lịch sử thì ngay từ những thế kỷ đầu tiên thì khi Phật giáo mới được đưa vào Trung quốc cũng đã phải thích nghi với nền văn hóa và văn minh lâu đời của đế quốc này, và do đó đã bị biến đổi nặng nề, tách xa với Giáo Huấn của Đức Phật. Tiếc thay Phật giáo Việt Nam trong quá khứ cũng như ngày nay đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung quốc, nhất là qua kinh sách Hán ngữ và các hình thức sinh hoạt đại chúng). Một khảo cứu gia đại học (gốc Trung quốc, lưu ngụ tại Pháp) là Je Zhe ( /Cấp Triết) trong một quyển sách xuất bản gần đây mang tựa " Tính cách hiện đại hóa và giai đoạn hóa của tôn giáo - Phật giáo Chan ngày nay qua góc nhìn Xã hội học" (Religion, modernité et temporalité. Une sociologie du Bouddhisme Chan contemporain, CNRS, 2016)" đã chứng minh hùng hồn cho các sự kiện trên đây" [các lời phát biểu này là của Emmanuel Lincot trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Atlantico].

 

            Bitter Winter (Mùa Đông Cay Đắng) một tập san trên mạng chuyên nghiên cứu về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Trung quốc, thường xuyên đưa tin về tình trạng tàn phá chùa chiền và đàn áp Phật giáo, nhất là đối với Phật giáoTâyTạng!

 

            Ngày 19 tháng Ba 2019, chính quyền Trung quốc cảnh giác thêm một lần nữa về việc người thừa kế Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV... Trong khi đó thì chính Ngài trong một cuộc phỏng vấn, lại xác nhận là người thừa kế mình sau này sẽ sinh ra trên đất Ấn, hoặc cũng có thể là dòng truyền thừa Đạt-lai Lạt-ma sẽ chấm dứt với sự ra đi của mình. Người xướng ngôn viên của Bộ Ngoại giao [Trung quốc] là Geng Shuang (耿爽/Cảnh Sáng) thì lại cho biết là "Thể chế quy định việc tái sinh của các vị Đạt-lai Lạt-ma đã tồn tại từ nhiều trăm năm, phải được tôn trọng đúng theo luật pháp và quy chế Trung quốc, cùng các nghi thức tôn giáo và tập tục đã được quy định từ lâu trong lịch sử [...]. Chính quyền Trung quốc chủ trương chính sách tự do tín ngưỡng. Chúng tôi đã từng đưa ra các quy luật về tín ngưỡng cùng các quy tắc liên quan đến việc tái sinh trong Phật giáo Tây Tạng. Chúng tôi sẽ tôn trọng và bảo toàn việc thực thi đó..."

 

            Tiếc thay bàn tay áp đặt của chính quyền trung ương [của Trung quốc] đối với Phật giáo Tây Tạng nào có phải chỉ loanh quanh trong việc tranh cãi về sự tái sinh của các vị lãnh đạo đâu! Bên trong toàn "vùng tự trị" (tức là xứ Tây Tạng trước đây), những người Tây Tạng nghèo đói nếu muốn được [chính phủ] trợ cấp thì phải từ bỏ Phật giáo !

 

 

Tài liệu xem thêm

 

            Bài viết trên đây còn đưa ra thêm các tài liệu khác về vấn đề "pháp nạn" trên đây tại Trung quốc. Thật vậy không phải đây là lần đầu tiên pháp nạn xảy ra tại Trung quốc. Trên dòng lịch của đế quốc này Phật giáo đã nhiều lần bị ngược đãi, khủng khiếp nhất là vào thế kỷ thứ IX dưới thời nhà Đường, sau khi Phật giáo đã góp phần đưa nền văn minh Trung quốc lên chỗ tột đỉnh.

 

1- Trang mạng Buddhistdoor (tiếng Anh): Bắc kinh phủ nhận sự xác định của Đức Đạt-lai Lạt-ma về sự tái sinh sau này của Ngài trên đất Ấn (Beijing Rejects Dalai Lama’s Assertion that Next Incarnation May Be Born in India)

(https://www.buddhistdoor.net/news/beijing-rejects-dalai-lamas-assertion-that-next-incarnation-may-be-born-in-india)

 

2- Trang mạng Atlantico (tiếng Pháp): Trung quốc: cuộc chiến tranh dành sự tái sinh của Đạt-lai Lạt-ma sắp bùng nổ (Chine: la bataille pour le contrôle de la réincarnation de l’âme du Dalaï lama approche)

(ttps://www.atlantico.fr/decryptage/3564570/chine--la-bataille-pour-le-controle-de-la-reincarnation-de-l-ame-du-dalai-lama-approche-emmanuel-lincot)

 

3- Trang mạng Bitter Winter (tiếng Anh và Pháp): gồm nhiều bài:

 

a)  Cuộc chiến chống lại Phật giáo đang hoành hành (La guerre contre le Bouddhisme continue de faire rage/The War on Buddhism Continues to Escalate).

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/guerre-contre-bouddhisme-continue-de-faire-rage/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/the-war-on-buddhism-continues-to-escalate/

b) Chính quyền lợi dụng việc trợ cấp xã hội để chống lại những người theo Phật giáo Tây Tạng (Les autorités recourent à l'aide sociale contre les bouddhistes tibétains/Authorities Use Welfare Payments Against Tibetan Buddhists)

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/aide-sociale-utilisee-contre-les-bouddhistes-tibetains/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/welfare-payments-used-against-tibetan-buddhists/

 


c) Đảng Cộng Sản Trung quốc ép buộc các nơi thờ phụng mang tính cách tín ngưỡng phải tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ (Le PCC impose des spectacles culturels sur les sites religieux/CCP Demands Cultural Performances at Religious Sites - Video)

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/pcc-impose-spectacles-culturels-sur-sites-religieux/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/ccp-demands-cultural-performances-at-religious-sites/

 

d) Tại Trung quốc chùa chiền bắt buộc phải thờ phụng vị lãnh tụ chính trị Mao Trạch Đông

(Chine: les temples sont forcés d'adorer le dirigeant politique Mao Zedong/Statue of Mao Placed in Temples - Video)

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/chine-temples-forces-dadorer-dirigeant-politique-mao-zedong/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/statues-of-mao-placed-in-temples/



e) Các pho tượng Phật giáo biến mất khắp nơi tại Trung quốc (Des statues bouddhistes disparaissent à travers toute la Chine/Buddhist Statues Disappearing Throughout China)

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/statues-bouddhistes-disparaissent-a-travers-toute-la-chine/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/buddhist-statues-disappearing-throughout-china/

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 23.05.19

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 6883)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4035)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 4896)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6213)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 3921)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 3638)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 4854)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 4648)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4254)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567