Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện dài Người tự xưng "con nhà Phật" hát mừng Giáng Sinh

14/12/201810:09(Xem: 5966)
Chuyện dài Người tự xưng "con nhà Phật" hát mừng Giáng Sinh


ca si bo ao


CHUYỆN DÀI
NGƯỜI TỰ XƯNG “CON NHÀ PHẬT”
HÁT MỪNG…GIÁNG SINH !
 

 

Vừa rồi đạo hữu Nguyên Hòa – Lê Văn Trung có bức xúc gởi email cho người viết nói về một bài báo  theo đạo hữu là “hết sức tào lao” , được đăng trên một  wedsite Phật giáo lớn . Nội dung chỉ là vài lời phòng vấn  một ca sĩ trẻ tự nhận mình  là “con nhà Phật” có trì tụng chú Đại Bi hằng ngày, có  đi thăm các thánh tích ( Tứ Động tâm) ở Ấn Độ. Ca sĩ này còn  nói rằng  giáng sinh hằng năm vẫn thường hòa vào dòng người  đón lễ, cất tiếng hát lời ca tại các giáo sứ, được các cha, các soeur và giáo dân – những người con Chúa hiền lành (lời  ca sĩ) yêu mến, và gởi lời cầu chúc giáng sinh an lành  đến với  mọi người trên hành tinh này và chuẩn bị cho ra mắt  bài hát mới mừng giáng sinh  năm nay….! Như vậy, tôi trả lời, bài viết này  chẳng tào lao chút nào, vì  mục đích của bài viết chỉ là hỗ trợ cho  ca sĩ trẻ này PR cho bài hát mới mừng giáng sinh của anh ta mà thôi. Tôi mong đạo hữu hãy bình tâm kẻo bị lừa vào vòng xoáy dĩ hòa vi quý , rổi dần cũng sẽ biến thành một trích đoạn tấu hài rẻ tiền mua vui cho người rỗi hơn vài trống canh mà thôi.

Vấn đề còn lại tôi muốn thưa với đạo hữu là chuyện  làm nghề, sinh sống bởi nghề nghiệp ca sĩ; kế đó là tinh thần Từ Bi của Phật giáo từ ngàn xưa nay và sau cùng là tư cách của một Phật tử đứng đắn.

                             Đạo hữu thử nghỉ lại xem, xưa nay, có rất nhiều  tự tưởng, thậm chí  thành lập cả một tổ chức gọi là “Hòa Đồng Tôn Giáo”, nhất là thời kỳ chiến tranh trước năm 75. Nhưng kết quả là gì  nếu không là sự đơn độc  vừa đánh trống vừa thổi kèn , làm trò cười cho chính các  nhân tố  được hòa đồng đó ! Tôi và đạo hữu từng  đọc qua các tài liệu lịch sử lẫn nghiên cứu nên rất khó chịu khi nghe ai đó nói “đạo nào cũng vậy”.  và hiện tại câu đầu môi này chỉ còn tồn tại trong thành phần rất nhỏ ít khi có điều kiện tìm hiểu sâu sắc. Nếu chưa có thì giờ  tìm hiểu  kinh sách  ( kinh sách chứ không phải kinh tụng hay mỗi chú Đại Bi cầu  bình an đâu) nhiều thì nên tìm đọc quyền sách nhỏ xíu, thậm chí bé tí của cố Hòa Thuợng Thích Trí Thủ ( 1009 – 1984 ), trong đó  cấu trả lời làm sao biết tôn giáo nào tốt xấu? rằng “Cứ nhìn cuộc đời hành đạo của vị giáo chủ đó tất biết” (Cẩm nang cho người Phật tử ).

                            Phật giáo không gây chiến, tranh chấp hoặc đố kỵ với ai, thành phần nào, ở quốc độ nào nên Phật giáo không có kẻ thù. Chuyện gây thiện cảm  không ồn ào khoa trương bởi chất tinh túy của Phật giáo đã hằn sẵn có, không cần thiết đến  độ mỗi  nhân tố tự khoát lên mình  bộ áo “con nhà Phật” đi làm chuyện xa xỉ và thiếu tư duy như vậy. Tất nhiên, ở cấp độ tổ chức, Giáo hội , chuyện ngọai giao , chúc mừng nhau là chuyện  phải có. Chưa bao giờ và không bao giờ đến mức  chư tôn lãnh đạo Giáo Hội hay các bậc sư trưởng  phải nhờ vã chúng ta làm cái chuyện  không phải của mình như thế. Nói tóm lại và nhẹ nhàng nhất là thừa thải ! Lúc nào, bao giờ tôi vẫn luôn nhớ hoài câu nói của giáo sư Cao Huy Thuần về cuộc Pháp nạn năm 1963, Phật giáo đấu tranh đòi  quyền bình đẳng tôn giáo : “ Một tôn giáo tồn tại trên  đất nước  này hơn hai ngàn năm mà phải đi  xin quyền bình đẳng thì thật chua xót”. Đứng về mặt lịch sử  con nhà Phật chính hiệu không thể quên điều này. Đó không phải là hận thù vì như đã thưa Phật giáo không có kẻ thù, mà là  để sách tấn những tư duy  bị đóng băng bởi các quan niệm  tự kỷ, tự ty rẻ tiền trong xã hội, thời nào cũng  còn lọt sổ sống loay hoay chung quanh chúng ta.

Chuyện ca sĩ và ca sĩ Phật tử. Hai  thành tố này  khác nhau nhiều lắm nhưng để phân biệt và nhìn ra thì rất khó  vì tính dung hòa, dễ dải của cửa chùa. Chỉ riêng về chuyện ca sĩ Phật tử thôi cũng  có rất nhiều điều để nói. Ở đây  xin  khái lược một vài ý  muốn nói để tranh thủ thời gian ngắn. Là một ca sĩ  tất  nhiên là phương tiện mưu sinh chủ yếu, có tấm lòng hướng Phật  thì  đến cống hiến vài  bài mua vui cho chùa chiền, hát  nội dung gì cũng được vì vị trụ tri ít khi đòi hỏi điều đó vì sợ  mất lòng. Ca sĩ nào  có tâm sâu hơn thì học vài bài ca có nội dung Phật  giáo làm bài tủ đi hát chùa A chùa B. Có ca sĩ thì  đầu tư tài chính lẫn công sức cho tác phẩm mình biểu diễn như thu ăm dàn nhạc riêng  và đặt hàng  nhạc sĩ viết cho mình. Xong mùa hát  các chùa thì bên cạnh việc biểu diễn  sinh sống ngoài xã hội, nếu có tôn giáo khác  ngỏ ý mời thu  âm bài ca ca ngợi tôn giáo họ thì cũng sẵn lòng vì đó còn là cách kiếm thêm thu nhập. Chuyện này  không có gì sai và càng phải cảm thông cho họ vì đó  cũng là nấc thang thành danh đưa họ lên trước khi  đến với chùa ca hát. Tuy nhiên củng vì như thế mà có lẽ danh xưng “ ca sĩ Phật tử” chưa được tròn vẹn cho lắm so với ca sĩ  không hát nhạc của tôn giáo khác. Có nghĩa là vẫn ca hát sinh sống  bình thường và hát ở chùa thôi, nhưng xem ra thành phần này cũng rất hiếm ! Vậy nên khi mình tự  xưng “ca sĩ Phật tử” trước hết hãy nhìn  kỹ lại  mình, và khi đã nhận định  rò ràng , chính đáng thì kế tiếp  “ca sĩ Phật tử”  nên làm và không nên làm những gì, dù đức Phật  không  hề trừng phạt bất cứ ai. 

                                 Không biết các cán bộ văn hóa Phật giáo của mình có  chịu khó  lập danh sách thống kê không chứ bản thân tôi thì đã  có từ lâu  danh sách những ca sĩ khác đạo không bao giờ  hát nhạc   Phật giáo  và cũng không giờ có mặt trong các  chương trình nhỏ to của Phật giáo hay của các chùa tổ chức. Trong  giời cầu thủ bóng đá hiện nay cũng thế, những ai  ngoan đạo, ra sân  thường làm dấu thành giá, và luôn rũ rê đồng đội đi lễ  nhà thờ, đố ai biết ? Thậm chí có  ca sĩ ngôi sao từng trêu ngươi mấy vị  cán bộ văn hóa PG mang túi tiền đến gõ cửa nhà một ngôi sao , bị họ thằng thừng từ chối bằng cách nêu ra giá cát sẹ thật ngất ngưỡng mà các cán bộ mẩn cán nhà ta cứ  kiền trì năn nỉ , đến mức họ phán một câu “ Càng năn nỉ cáng nâng cát sê” khi đó mới chịu  lầm lủi quay lưng!  Họ đâu có sai khi không  hát nhạc của niềm tin tôn giáo khác ?

                                  Thế đấy các bạn ạ !

                                   Nhưng, có  mộtcon chim họa mi hót bên bờ vai đức Phật” thật sự . Đó là cố danh ca Hà Thanh ( 1930 – 2014 ), người đệ tử của đức Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, được ngài ban pháp danh Tâm Tú. Theo ghi chép riêng của tôi,  người ca sĩ Phật tử  xứng danh này chỉ ca  hai phiên khúc duy nhất có liên quan đến  đạo Thiên Chúa là lời người mẹ trong tác phẩm “Lá Thư Trần Thế “  của nhạc sĩ Hoài Linh ( cùng với Duy Khánh và Hương Lan ) trước năm 1973. Sau  75, sang định cư  ở Hoa Kỳ cô vẫn đi hát bình thường  và đương nhiên thường xuyên đến các chùa  đọc kinh, bái sám cũng như ca hát phục vụ . Trong các album  nhạc  tiền chiến và tình ca thực hiện  suốt quàng thời gian này hoàn toàn không hát bất cứ nhạc nào của tôn giáo khác. Sự cần mẩn , chuyên tu của cô, được chư tôn hòa thượng không ngần ngại ban tặng cho  danh xưng cao quý mà chưa có một ca sỉ nào có được : “Con chim họa mi hót bên bờ vai đức Phật” ! Sống  và cống hiến, tu tập chuyên cần  đến như vậy, ngay cả lúc  nằm trên giường bệnh, trước những lời hỏi thăm, động viên , cô vẫn lạc quan và  lời nói ra thành  câu hát “ Sống đến tuổi này không đau mới lạ“. Thật là đáng trân trọng và ngưỡng mộ biết dường bao !

                                  Ba biến Chú Đại Bi mỗi ngày chưa nói lên được điều gì và cũng chưa  làm được gì để những chư tôn đức  quy y cho mình  được an lòng trên từng nốt nhạc   đời đầy  trắc trở phong ba. Viết những dòng này  trong khi chúng tôi đang  bộn bề với những tài liệu lịch sử về ngày của thần mặt trời bị ăn cướp, các thổ dân châu Mỹ bị phản bội..v...v. cho đến khi chạm đến cụm từ “ca sĩ Phật tử” đi hát nhạc giáng sinh và chúc mừng giáng sinh (có đóng mở ngoặc kép) làm sực tỉnh hẳn! Vậy là chuyện tào lao  cũng có thứ năng lục  sui khiến ngòi bút  múa máy quay cuồng  trên  không gian  tri thức ?

 

                                                                                        Lê Văn Trung

                                                                                   Dương Như Tâm

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/05/2015(Xem: 10739)
Những bức hình ám ảnh cho thấy thế giới đang trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ
30/04/2015(Xem: 7580)
Sau 1975, ai cũng biết, đa số người miền Bắc ồ ạt vào Nam hơn là dân miền Nam ra Bắc, ngoại trừ những nhân vật đặc biệt với công tác đặc biệt có giấy phép, còn hầu hết bị cấm, nhất là đối với thành phần “ngụy quân, ngụy quyền„ như tôi.
23/04/2015(Xem: 5297)
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thời đại, như đã trao tận tay Phật giáo Việt nam (PGVN) vô vàn những thuận duyên mà từ thời chấn hưng rực rỡ chư Tổ đức không hề mơ tới sẽ có được như vậy. Thế nhưng để nắm bắt được những thuận duyên ấy và để ứng dụng triệt để vào công cuộc hóa đạo thì dường như vẫn chưa là đáp àn đúng nghĩa nhất.
31/03/2015(Xem: 5947)
Thời Phật còn tại thế, nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ, được gọi là Tịnh xá, chung quanh Tịnh xá, mỗi vị có một am thất riêng cho từng cá nhân được gọi là tịnh thất. Nơi thất của đức Phật được gọi là Hương thất. Tuy tên gọi khác nhau, đều được kiến tạo bằng tranh, tre và đất, ít khi làm bằng gỗ.
22/03/2015(Xem: 7619)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
15/03/2015(Xem: 6236)
Sau khi chúng tôi viết phổ biến bài "Sự việc tác phẩm của chúng tôi bị ông Trần Trí Trung ăn cắp..." thì 2 tuần sau đã nhận được Điện thư của NXB Tổng Hợp, Điện thư và Công văn của NXB Văn Hóa Văn Nghệ. Đây là sự công tâm, trách nhiệm rất thiện chí rất minh bạch của 2 nhà xuất bản liên hệ việc cho phép in ấn, thật đáng khen và xin ghi nhận.
12/03/2015(Xem: 10898)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
10/03/2015(Xem: 9133)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
28/02/2015(Xem: 7233)
Trong một thập niên qua, trong hàng chục bài pháp thoại cho Tăng Ni và Phật tử đăng trên trang nhà Chùa Giác Ngộ[1] và trang nhà Youtube[2], tôi thường khẳng định rằng khái niệm “84,000 pháp môn” là do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, chứ trên thực tế, đức Phật chỉ truyền bá con đường duy nhất là Tứ thánh đế, mà cốt lõi là nhận diện khổ đau, truy tìm nguyên nhân của nỗi khổ, niềm đau và thực tập bát chính đạo để đạt được niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]