Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Hóa ... Chọt !

15/09/201816:38(Xem: 4171)
Văn Hóa ... Chọt !

VĂN HÓA...CHỌT !

 

Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia:


Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… chọt rồi ôn ơi!

 

 Van-Hoa-chotchotchot-0000

 

Tôi hiểu ngay là cả nhà, mỗi người đều đang dán mắt và bấm bấm, quẹt quẹt vào mặt kính cái smartphone của mình.

 

Tẩn mẩn, tôi đi tìm chữ “chọt”. Lạ thiệt! Tiếng Việt có chữ “chọt” được chính thức ghi vào từ điển quy ước trong các từ ngữ kép như chạy chọt, lọt chọt, cà chọt. Nhưng tìm trong Đại Từ Điển Tiếng Việt năm 1999 do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành thì lại không có chữ “chọt” đứng một mình. Trong lúc đó thì Việt Nam Tân Tự điển của Thanh Nghị ra đời gần 50 năm trước đó và Từ Điển Tiếng Huế của Bùi Minh Đức ra đời sau đó đều có chữ “chọt” đứng riêng với định nghĩa là “thọc” hay “nói chọc tức” ở mức độ nhẹ nhàng. Phương ngữ Huế dùng tiếng “chọt” cũng tương tự như thế. Trường hợp như “chọt ngón tay vô nước lèo để nếm”. Hoặc “nói chọt tức mình….

 

Từ khi có các thiết bị điện tử nhấn nút ra đời thì tiếng “chọt” có thêm một vị trí gợi hình khác nữa. Xuất phát từ độ nhạy của các nút điều khiển máy điện tử càng ngày càng tinh xảo và nhanh nên chỉ cần chạm nhẹ ngón tay vào là điều khiển được. Nhưng từ khi có cái điện thoại thông minh (smartphone) ra đời, tất cả đều điều khiển bằng cái chạm nhẹ ngón tay trên mặt kính thì sẽ có ngay hiệu ứng điều khiển.   

 

​Trong khi tiếng Anh giàu có hơn mình nên trong thao tác hướng dẫn dùng smartphone thì “chọt” có tới 3 động tác: Tap (gõ nhẹ), swipe (quẹt) và pinch (bấm). Nhưng trong tiếng Việt thì các từ ngữ dùng để chỉ đối tượng dùng smartphone chưa có một từ nào sáng giá và nổi trội được toàn thể cộng đồng nói tiếng Việt trong cũng như ngoài nước lấy làm tiêu chuẩn ngôn ngữ cả. Nào là: Bấm, quẹt, nhấn, chạm, sờ… chẳng có chữ nào vừa gợi hình, vừa sống động, vừa bình dân, vừa gọn gàng dễ hiểu bằng… chọt. Chọt là đưa đầu ngón tay chạm nhẹ vào và rút lui tức khắc để… chọt tiếp cái khác.

 

Smartphone đang biến thành một hiện tượng gây nghiện nhanh chóng nhất trong lịch sử nhân loại trên toàn thế giới xưa nay. Ngày nay đi bất cứ nơi đâu, hình ảnh “một người, một phôn, một thế giới” không còn xa lạ với bất cứ ngõ ngách nào trên hành tinh nầy. Tỷ số người Việt Nam dùng điện thoại thông minh (smartphone) cao nhất Đông Dương, hơn cả Thái Lan và Ấn Độ.

 

Van-Hoa-chotchotchot-0001

 

 

 

​Thế giới đã đặt định một nền “Văn Hóa” riêng cho giới dùng smartphone đó là Văn Hóa Smartphone hay Văn Hóa Điện Thoại Thông Minh (Smartphone Culture hay Always-On Smartphone Culture) mà kẻ viết những dòng nầy mạo muội dịch ra là “Văn Hóa… Chọt”.

 

Văn Hoá Chọt đã thay đổi bộ mặt thế giới. Những con người cách xa nhau đầu trời cuối đất nhưng bất cứ giờ nào cũng có thể gọi nhau và thấy mặt nhau cùng hình ảnh sinh hoạt đang diễn ra tức khắc. Con người không còn cô đơn nhưng cũng bị mất dần đi sự riêng tư lắng đọng riêng một phương trời.

 

Nó mở ra một thách thức mới cho giới trẻ mà hậu quả nghiêm trọng không biết đi về đâu trong vòng năm ba mươi năm trở lại.

 

Thực trạng thời hiện tại là cả nhân loại đang ghiền smartphone. Nó là người thân thiết đến mức 50 phần trăm người Mỹ không thể sống thiếu nó và 70 phần trăm đều thú nhận công việc đầu tiên trong ngày vừa mở mắt thức dậy là vớ ngay cái phone lúc nào cũng ấp ủ bên mình. Trẻ con đang sống trên đất Mỹ hơn 90% mê game và những trò chơi giải trí trên smartphone. Trừ những giờ bắt buộc trong lớp, ngoài ra khi về nhà hay đi đâu đó thì mắt dán vào phone và cố tình tách rời tất cả để sinh hoạt riêng với cái phone trên tay. Nếu buộc phải làm điều gì cần phải làm như làm bài tập ở nhà, giúp việc lặt vặt trong gia đình, sinh hoạt xã hội không từ chối được thì các cháu sẽ làm rất nhanh cho xong để được trở lại với cái phone. Giới cha mẹ, phụ huynh đang bất lực vì đây là một phong trào tập thể và toàn diện của xã hội ngày nay…

 

Ngay cả trong gia đình, hiện tượng cả nhà đông đảo năm, mười người; thế mà mỗi người tìm một góc để dán mắt vào cái phone của mình mà... chọt là chuyện rất thường, hầu như ở đâu và lúc nào cũng gặp. Hãy làm quen với những hình ảnh bất thường đó. Lấy vô thường làm thường là đang tu hành đắc đạo đó bạn ạ.

 

​Hôm nay, ngày 12 tháng 9 năm 2018 là ngày “trọng đại” của nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Việc gì quan trọng quá đang xảy ra vậy? Thưa, hôm nay là ngày ra mắt sản phẩm smartphone với các mẩu mã Iphone tân kỳ nhất của hãng Apple. Báo chí đã chuẩn bị bàn ra tán vào về những mẫu Iphone nầy hàng tháng trước ngày hôm nay. Tưởng như vớ vẩn thật; nhưng đấy lại là sự thật đang diễn ra trước mắt. Năm nay, hãng Apple là công ty tư nhân đầu tiên trong lịch sử kinh tế và thương mãi của Hoa Kỳ đạt tới số vốn 1000 tỷ đô la (trillion). Giá một IPhone mới nhất và loại đắt nhất tại Mỹ được thông báo trong ngày hôm nay là: 1.299 USD + thuế 8% .

 

Dù với tinh thần bảo thủ hay cấp tiến, chúng ta khó mà phủ nhận được vai trò “cây đàn muôn điệu” của smartphone. Nó là người thầy, người bạn, người cộng sự, người đầy tớ trung thành, toàn hảo và đáp ứng nhanh chóng nhất tất cả những yêu cầu về nhiều mặt của bạn. Nó là thư viện, là phim trường, là sân khấu đại nhạc hội, là phòng chơi game, là trung tâm đánh cờ, đánh bạc, là tiệm chụp hình, máy quay phim, là người đưa thư, là trạm nhắn tin, là điện thoại truyền hình, là tờ báo, nhà xuất bản riêng, là thư ký đánh máy, là đèn pin, đồng hồ, máy báo thức, bản đồ định vị, là kho mua sắm, là thế giới khắp năm châu… và hàng bao nhiêu dịch vụ khác. Chỉ với một Iphone của hãng Apple, bạn nắm sẵn trong tay 400.000 APPS ứng dụng cho muôn vàn dịch vụ cần thiết… Đó là điều lý giải tại sao smartphone không là nhan sắc, là hương, là vị… thế mà vẫn làm cho hai phần ba dân số thế giới đủ mọi thành phần và hoàn cảnh xuất thân mê tơi như điếu đổ!

 

Van-Hoa-chotchotchot-0002

 Van-Hoa-chotchotchot-0003

Tâm lý đẳng cấp smartphone (Smartphone Psychology) cũng là một hiện tượng xã hội tương đối mới mẻ trong ngành tâm lý học ứng dụng mới ra đời không lâu. Thế giới có nhiều hãng chế tạo smartphone, nhưng chỉ có khoảng 10 công ty là nổi tiếng nhất. Trong đó, đứng đầu về số lượng sản xuất là Samsung và đứng đầu về kỹ thuật tinh xảo cùng phẩm chất diệu dụng là hãng Apple với sản phẩm Iphone. Bởi vậy, có một thứ tâm lý đẳng cấp trong việc sở hữu Iphone. Tôi có một người anh em bạn thân đã 80 tuổi. Nhưng anh phải mua cho được cái Iphone loại mới và đắt tiền nhất. Tôi hỏi anh sao già rồi mà còn đèo bòng “đồ xịn” làm chi cho thêm phiền não. Anh vuốt râu cười ha hả, trả lời tỉnh bơ: “Vì ta sẽ hết đi chơi mà đi thật… về với một thế giới nào đó nay mai nên hôm nay ta muốn có được cái cảm giác rất xốc nổi và trẻ con của một ông già tám chục là có đôi phút sống ngang hàng với tỷ phú Bill Gates và Nữ Hoàng Elizabeth… xem thử nó ra sao!” Tôi hơi ngớ ra nhìn anh bạn già. Anh lại cười ngặt nghẽo trả lời: “Có chi mô mà ngạc nhiên. Cái smartphone của hai nhân vật đó dùng cũng chỉ là thứ Iphone đời mới ‘tóp’này thôi, không có loại phone nào ‘đẳng cấp’ hơn nữa!”

 

Thì ra là thế. Tôi biết nói gì khi phá vỡ một định kiến còn khó hơn là phá vỡ một nguyên tử, nên nói cà rỡn: “Tui chẳng cần Ai phone, Anh phone, Chị phone… chi cả mà vẫn có cái ngang hàng với hai nhân vật đó…” Đến lượt anh bạn trố mắt ngạc nhiên dò hỏi thì tôi… giải mã, rằng “Tui cũng đang thở cùng một không khí địa cầu và đang sống trên cùng hành tinh nầy như họ nên cũng ngang hàng với họ theo tinh thần anh nói mà có cần phone phiếc gì đâu!”

 

​Và, rốt nhưng chưa ráo là: một ứng dụng của smartphone tuy ai cũng biết nhưng ít dùng cái “app. rất hấp dẫn” này. Đó là đọc viết (dictation). Thay vì… chọt để viết bằng ngón tay thì bạn hãy viết bằng cách đọc ngay vào phone. Này nhé, bạn chỉ việc... chọt vào 

Note để mở chương trình ra. Nhưng trước đó nhớ vào “setting” để thêm cho bàn phím Keyboard phần Tiếng Việt sau tiếng Anh. Thế rồi, bạn đọc những gì mà mình muốn viết. Bạn đọc chữ nào, chương trình viết của smartphone sẽ ghi ra chữ ngay trên màn ảnh. Xong một bài viết, nếu muốn cho hoàn chỉnh để gởi đi các trang mạng và báo chí, bạn copy vào email và đưa lên computer hay sửa ngay trên phone các lỗi chính tả và chữ đánh sai. Thế là xong. Những dòng tôi đang viết nơi đây là văn đọc nên có thể chạy với tốc độ rất nhanh. Có lần khi “chat” trên phone, đứa cháu la làng: “Chú ơi!  Con nổi tiếng đánh text trên phone đã nhanh rồi mà sao chú đánh nhanh thế; còn nhanh gấp mấy lần con nữa!” Tôi cười thầm trong bụng: “Con ơi, con có biết là chú đang đọc đây không...” Và giữ bí mật quân sự một mình cho đứa cháu phục lăn chơi!

 

Bạn có thấy Văn Hóa… Chọt vui không? Vui thì xin mỉm cười với đoạn văn đọc “phiếm bàn” nầy bạn nhé.

 

Sacramento, ngày Apple 12-9-2018

Trần Kiêm Đoàn

 


  Van-Hoa-chotchotchot-0000


NỐI KẾT TÌNH THƯƠNG


Kính bạch Thầy, Sáng nay, con đọc bài : Văn Hoá...Chọt ! của bác Trần Kiêm Đoàn hay quá. Bài bác viết vui và thâm ý . Có câu bác viết mà con vô cùng tâm đắc : Lấy vô thường làm thường là đang tu hành đắc đạo đó bạn ạ. Kính cảm ơn sự chia sẻ của bác Đoàn.


Nối kết tình thương chọt với nhau

Bốn bể năm châu gõ nhẹ vào
Trao đổi hương tình NHÂN rộng mở
QUẢ liền tự đến đẹp biết bao
Iphone phương tiện thường nhớ nghĩ
Kết nối cùng nhau một tiếng chào
Sáng nay thức dậy thiền chọt gõ
Đêm về sáng đẹp cả vì sao.

      Dallas Texas, 15-9-2018
           Tánh Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8326)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4494)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5452)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6775)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4422)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4075)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5645)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5404)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4844)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]