Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

NSUT Hoài Linh Phát Ngôn Thiếu Thận Trọng

21/06/201820:44(Xem: 6888)
NSUT Hoài Linh Phát Ngôn Thiếu Thận Trọng


20180621_104104
Chương trình Người Bí Ẩn

 NSUT HOÀI LINH PHÁT NGÔN THIẾU CẨN TRỌNG

 

Chương trình Người Bí Ẩn (Odd one in) của đài truyền hình ITVAnh quốc,  sản xuất bởi Đông Tây Promotion Official, đuợc phát sóng  định kỳ hàng tuần  trên kênh HTV 7 của đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh vào lúa 20 giờ 30 mỗi tối chủ nhật hàng tuần, và các kênh VTV Cab1, Giải Trí TV, Kênh 1HD đài phát thanh truyền hình Hà Nội.

Theo format  của Đông Tây Promotion đăng trên You Tube thì Người Bí Ẩn  chỉ với mục đích tình kiếm, giới thiệu những gương mặt tài năng ẩn dật , chưa được nhiều người biết đến rộng rãi, đã thổi một làm gió mới cho  khán giả bởi tính hài hước cũng như giá trị nhân văn của nó. Có thể nói Người Bí Ẩn là chương trình hiếm có không thiên về tính cạnh tranh như nhiều cuộc thi hiện nay.

Người Bí Ẩn phát trên HTV 7 đã được 5 mùa kể từ mùa thứ nhất  2014. Đây đúng là một chương trình hay nên xem vì nó khá thú vị với những gương mặt với  nhiều gai tầng xã hội cũng như nghề nghiệp khác  được giới thiệu và tôn vinh một cách trân trọng. yếu tố hài hước cũng được chú ý khai thác triệt để nhưng  cũng có những  giọt nước mắt đồng cảm  tuông rơi  với những chuyện nghề chuyện đời  khúc khỉu. Vì vậy cũng có những hạt sạn thi thoảng rơi vải nhưng khán giả vẫn vui lòng chấp nhận bằng tấm chân tình đồng cảm và rộng mở.

Thế nhưng, khi  xem Người Bí Ẩn – Tập 11/2018 phát sóng đêm chủ nhật, có một chi tiết về phát ngôn của NSUT Hoài Linh dành cho nhân vật bí ẩn, cần phải được Công ty sản xuất Đông Tây Promotion và HTV 7 lưu ý để tránh sự vô tình xúc phạm và những hiểu lầm không đáng có. Ở vòng 1, khi tìm ra người bí ẩn là nghệ nhân dân gian  múa bóng rỗi Lê Minh Hùng ( người Tân An, Long An), khi trả lời các câu hỏi của hai đội chủ nhà  (Hoài Linh, Việt Hương) và đội khách (Sam, Nhật Kim Anh, Kha Ly), anh Lê Minh Hùng có nói rõ ràng rằng “Từ tháng giêng tới tháng tư là mùa giao xuân, từ tháng tư trở đi không còn mùa giao xuân nữa thì  tôi đi mầng các công việc khác…” Thế nhưng NSUT Hoài Linh  nói đó là mùa an cư kiết hạ và lập đi lập lại  hai lần như thế, chứng tỏ  NSUT Hoài Linh không  vô ý.

Hằng năm mùa An Cư Kiết Hạ diễn ra từ sau lễ Phật Đản tháng tư đến rằng tháng bảy âm lịch tại một địa điểm tập trung nhất định hoặc có nơi điều kiện  khách quan thì  quy định 10 vị Tăng-Ni  là được phép lập một điểm An Cư. Đó là mùa thúc liễm thân tâm, củng cố  tinh thần đạo lực  cho Tăng – Ni đã có từ thời đức Thế Tôn  còn tại thế. Sự kiện này đối với  tầng lớp Tăng – Ni Phật giáo rất quan trọng vì nó được tính thêm một tuổi Hạ cho bản thân trên quá trình  tu học  cũng như hóa đạo. Có liên quan gì đến nghệ thuật dân gian múa bóng rỗi  mà NSUT Hoài Linh cố  ý gán ghép  một cách lạ  lùng như vậy? Đây có thể được xem là một sự so sánh rất thiển cận, xúc phạm đến công hạnh của chư Tăng – Ni Phật giáo.

Hình thức múa bóng rỗi Nam Bộ đã được nhà nước VN chúng ta xác nhận là  một hình thái nghệ thuật dân gian, một  bộ môn thuộc văn hóa phi vật thể. Múa bóng rỗi có phần liên qua đến tín ngưỡng thờ Mẫu phía Bắc. Ở Nam Bộ múa bóng rỗi  thường được diễn ra ở các  kỳ lễ Kỳ Yên trong  các đình , miếu thờ Mẫu như Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Hậu Nương v..v…

NSUT Hoài Linh là một người đa tài và có tấm lòng thân thiện và là một người sống tâm linh như anh đã nói. Từng tham trực tiếp, tham gia ngồi hầu đồng ở các Phủ, Đền  trong Nam ngoài Bắc và anh đã  đem  hình mẫu kiến trúc Đền, Phủ  phía Bắc vào Nam Bộ xây dựng  ngôi nhà thờ Tổ rất hoành tráng ở Quận 9 tp.HCM, được nhiều người  thân thiện gọi là Nhà Thờ Tổ Hoài Linh. Anh đã được  phong NSUT trong đợt  VIII năm 2016 ngày 10/02.

Rất mong HTV 7 , Công ty Đông Tây promotion và NSUT Hoài Linh nên cẩn trọng khi  nói đến những điều cần phải tìm hiểu trước. Nhất là những chi tiết liên qua đến Phật giáo, một tôn giáo lớn của dân tộc đã chung sức gầy dựng nếp sống văn hóa , phong tục cho dân tộc này hơn hai ngàn năm qua.

                                                                                                         
  Như Tâm

                     

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2013(Xem: 6430)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 18337)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18299)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20946)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 30604)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6487)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5938)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5765)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 6619)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
10/04/2013(Xem: 8565)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]