Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việc Thứ Tư của Đại Thiên

26/03/201816:33(Xem: 3092)
Việc Thứ Tư của Đại Thiên


ngoi thien
* VIỆC THỨ TƯ CỦA ĐẠI THIÊN 
(4)

 

"Dư sở dụ, vô tri,

Do dự, tha linh nhập,

Đạo nhân thanh cố khởi,

Thị danh chân Phật giáo".

Nghĩa là Vị A-la-hán còn phải được người khác chỉ điểm mới biết mình là A-la-hán, theo quan điểm của Đại Thiên. Tại sao?

***

Thế tục, một sinh viên ắt hẳn phải biết mình đang là sinh viên, khác với học sinh cấp ba hay thực tập sinh trong các chuyên ngành khác.Mình đang là sinh viên mà không biết mình là sinh viên thì mình đã có vấn đề về tự tri.

Riêng đối với vấn đề tâm linh, có những trường hợp phải được thọ ký, có những trường hợp xác quyết, ấn chứng…nhất là trong các mẫu Thiền ngữ, hành giả đối đáp hoặc trình chứng bài kệ để thầy xác định trình độ khả đắc, ấn chứng cho đệ tử. Ta lần lượt xét từng vấn đề ở mỗi góc độ khác nhau.

Trong bài toán có nhiều cách giải khác nhau, do nhiều cách giải mà một học sinh có thể ngờ ngợ về khả năng chính xác bài toán được giải, chưa biết chắc đúng sai, do đó, cần có sự xác quyết của thầy giáo. Trường hợp một học sinh biết chắc bài toán mình giải là đúng, không nằm ngoài khả năng của mình, và một học sinh còn ngờ ngợ bài toán giải của mình cũng là điều tất yếu không cần phải thắc mắc, vả lại, theo Hòa Thượng Thích Trí Quảng giảng: …

“Đức Phật thọ ký cho Xá Lợi Phất thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai. Bấy giờ, Xá Lợi Phất mới trình bày với Đức Phật rằng trước kia Ngài đã ấn chứng cho tất cả đệ tử là A La Hán, nhưng Xá Lợi Phất còn cảm thấy hoài nghi.

Nay, trong hội Pháp Hoa, Xá Lợi Phất mới nhận biết được sự thật rằng Đức Phật ấn chứng cho họ là A La Hán đồng với Đức Phật, thì chỉ là danh tự La Hán mà thôi và đồng với Đức Phật là đồng nghĩa giải thoát, không đồng phước đức trí tuệ. 


Thật vậy, Đức Phật đã trải qua vô số kiếp hành Bồ Tát đạo cho đến khi thành tựu quả vị Phật, Ngài luôn mang nguồn vui và cứu khổ chúng sinh, cho nên họ đã thọ ơn Phật, nay gặp lại mới kính ngưỡng, phát tâm tu theo Đức Phật. Nói cách khác, Đức Phật khẳng định việc hành Bồ Tát đạo, tức phải tu tạo phước đức và trí tuệ cho đến viên mãn là điều cần thiết nhất để thành tựu quả vị Phật. Còn các A La Hán chỉ hướng đến giải thoát cho riêng bản thân, không quan tâm đến việc cứu khổ độ sinh. Với tâm ly trần, cách biệt chúng sinh như vậy, khó cảm hóa được người và không thể tạo công đức, nên không thể thành Phật.

Đức Phật dạy rằng Xá Lợi Phất đã đi qua đoạn đường thứ nhất, có tư cách thánh thiện của A La Hán rồi, nên tiếp tục đoạn đường thứ hai, hành Bồ Tát hạnh viên mãn. Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát không phải là ba con đường khác nhau dẫn đến ba điểm riêng biệt. Nhưng phải đắc A La Hán vị, nghĩa là thân tâm thanh tịnh, diệt sạch kiết sử bên trong, hoàn toàn tốt lành, mới có khả năng hành Bồ Tát đạo, vào đời cảm hóa người, mới thành tựu quả vị Phật. Vì những người không có khả năng tiếp thu nghĩa lý sâu xa của pháp phương tiện, không hiểu được yếu nghĩa “khai Tam thừa hiển Nhất thừa”, Đức Phật phải nói thêm thí dụ cho dễ hiểu.

(HT Thích Trí Quảng) 

Như vậy, nếu có “tha linh nhập” như Đại Thiên chủ trương thì đó chỉ là - Đức Phật ấn chứng cho họ là A La Hán đồng với Đức Phật, thì chỉ là danh tự La Hán mà thôi.

***

Vô tri, do dự, tha linh nhập là chủ trương của Đông Sơn Trú Bộ, và Tây Sơn trú bộ chấp nhận ý của Đại Thiên - Tha linh nhập (do người khác xác nhận, đây là cách trả lời của Đại Thiên khi bị đệ tử chất vấn), theo Đại Thiên - bất cứ vị A La Hán nào, khi chứng quả, cũng phải do người khác (như Phật chẳng hạn) thức tỉnh, ấn chứng mới có thể ngộ nhập Thánh đạo một cách chân chính. Cũng giống một số trường phái tâm linh khác, một đệ tử được thể nghiệm là khi minh sư truyền tâm ấn, đó là trạng thái “tha linh nhập”, nghĩa là được người khác tác động, truyền năng lượng, hoặc do một bậc thầy chứng đắc hỗ trợ, xác quyết…có lẽ, Đại Thiên ảnh hưởng ngoại thuyết trước khi gia nhập Tăng đoàn, hạt giống tha lực còn tồn tại trong tưởng thức nên hiểu “tha linh nhập” như một sự hỗ trợ,  xác quyết cho sự đắc pháp, đắc quả vị A La Hán. Nhưng qua ba bài trước,kinh tạng đã xác định đặc tính của bậc A La Hán không như thế.

Trạng thái vi tế của Bạch tạng thức khi thập kiết sử được sạch sẽ, nơi ấy, không thể gọi là vô thức, cũng không gọi là ý thức, cái vi tế thức đó, là nền tảng A Lại Ya của Duy Thức tông. Cũng gọi là “Tế tâm” Chỉ cho tâm thức nhỏ nhiệm.Thượng tọa bộ chủ trương từ vô thủy đến nay, tâm thức này vẫn giữ trạng thái đồng nhất, liên tục không gián đoạn. Còn Kinh lượng bộ thì gọi nó là “Nhất vị uẩn”. Phổ thông cho rằng tâm thức này là chủ thể luân hồi của con người,

Lại như “Căn bản thức” của Căn bản Đại chúng bộ, “Cùng sinh tử uẩn” của Hóa địa bộ, “Quả báo thức” của Chính lượng bộ”, “Hữu phần thức” của Thượng tọa bộ... đều là chỉ cho Tế ý thức. Ngoài ra, các phái như: Thí dụ giả, Phân biệt luận sư cho rằng trong định Vô tâm có “Tế tâm tương tục bất diệt”. Chủ trương này cũng giống như thuyết “Tế ý thức”.

[X. luận Đại tì bà sa Q.152; luận Thành duy thức Q.3, Thành duy thức luận thuật kí Q.4, phần đầu; Dị bộ tông luân luận sớ thuật kí] (Phật Quang đại từ điển); thế thì tự chứng giải thoát đã rõ ràng như trắng và đen, sao cần phải có sự xác quyết từ tha lực mà gọi là “tha linh nhập”.

***

Những pháp hành trong Thiền môn Trung Hoa, còn gọi là Thiền phái Bắc tông, câu đối đáp giữa thầy trò, giữa thủ tọa và vị tham vấn đều là phương tiện để thầy đánh giá trạng thái kiến tánh của người tham vấn. Tuy nhiên, với hình thức như thế chưa chắc lối nghịch thoại đó xác quyết được trình độ kiến tánh của hành giả tham vấn. Đôi khi đối thoại lập dị cũng tạo sự hiểu lầm nếu vị thủ tọa hay thiền sư không quán chiếu thấy được trình độ tâm thức của đối tượng. Trong sát na đối đáp đến tuyệt kỷ cùng đường, chỉ là giai đoạn bế tắt của ý thức (như bị treo máy) trong chốc lát. Hành giả nắm được mấu chốt đó để duy trì “kiến tánh “đi đến cùng thì có khả năng hoát nhiên đại ngộ.Bằng ngược lại, vọng tưởng tiếp tục trỗi dậy, cho dù là vọng tưởng về chứng đắc, về khởi ý kiến tánh cũng đều lạc vào tưởng thức.

Tham công án hay thoại đầu cũng thế, hành giả tập trung vào công án như nung chảy ý thức, tuy không tìm cách lý giải công án, nhưng nhiệt lượng và ý thức xoáy vào công án như con chuột đục sâu vào sừng trâu, chỉ còn lối thoát duy nhất là đợi cho sừng trâu bị thủng mới thoát ra được, bằng không, sẽ chết tức tưởi. Cũng có những hành giả bị khủng hoảng bất thường khi ý thức tập trung cao độ mà không có lối thoát, đành ngã quỵ ngay thiền đường. Trường hợp pháp hành và hành giả này không cần sự hỗ trợ của “tha linh nhập” như ngũ sự của Đại Thiên đề ra.

Trong thời Phật hiện tiền, rất nhiều hành giả chỉ nghe một lời pháp cũng đã chứng Thánh quả mà không cần phải “tha linh nhập”. Và biết bao vị Thanh Văn, Duyên Giác, Độc Giác do quán 12 nhân duyên, tu tứ đế, hay quán vô thường mà chứng đắc và tự biết mình chứng đắc. Vì vậy,”tha linh nhập” theo Đại Thiên là sự chỉ bảo, xác quyết; nhưng trong thế giới tâm linh, rất nhiều trường phái, thấp nhất như ma quỷ, “tha linh nhập” được hiểu là ám ảnh, ám nhập, Tứ phủ, đồng bóng, thần nhập ám chỉ cho “tha linh nhập” có nghĩa từ một lực lượng siêu hình nhập vào, tác động vào đối tượng mà chính đối tượng không thể tự chủ. Một số trường phái tại Ấn Độ, vị minh sư dùng lực lượng siêu nhiên truyền đạt vào tâm thức đệ tử cầu pháp, “tha linh nhập” nầy được hiểu là truyền tâm ấn. Dĩ nhiên người cầu pháp thể nghiệm được một trạng thái nào đó để chứng tỏ đã được câu thông thay cho chữxác quyết.Trong thời đại văn minh Ai Cập, từng xuất hiện những guru, người đương thời gọi là pháp sư, đã dùng lực lượng tâm linh thủ đắc để truyền năng lượng tâm thức cho đệ tử cầu pháp, hoặc sai khiến phần âm theo chỉ đạo của họ. Một số tà sư pháp thuật cũng dùng năng lực tâm linh sai khiến lực lượng vô hình ám nhập vào đối tượng để khai khẩu những gì cần biết…Việt Nam hiện nay cũng có những thầy pháp khai khẩu con bệnh bằng triệu lịnh cho dòng năng lượng cõi âm nhập xác ứng khẩu, đó cũng là dạng “tha linh nhập”.

Tóm lại, “tha linh nhập” tùy trường hợp, tùy góc độ mà hiểu, vì tha là kẻ khác, lực bên ngoài tác động vào tâm thức một đương sự, một hành giảảnh hưởng tính Thần khải hơn là tự giác, tự ngộ theo tinh thần của đức Phật.Đại Thiên sử dụng thủ thuật này để biện minh cho những quả vị tứ thánh ấn chứng cho đệ tử khi mà đệ tử biết mình chưa có chứng đắc. Ta hãy đọc một đoạn sau đây:

Sau đó, Đại Thiên vì muốn các đệ tử vui vẻ, không còn nghi ngờ, liền tùy theo từng người mà thọ ký cho chúng chứng từ quả thứ nhất cho đến quả thứ 4.

Bấy giờ, các vị đệ tử cúi đầu bạch rằng: Các vị A La Hán, (khi chứng quả) tự mình biết mình đã chứng, tại sao chúng con đã chứng quả, nhưng tự mình không hề hay biết?

Đại Thiên bèn trả lời rằng, các vị A La Hán vẫn còn có trạng thái ‘vô tri’, các ông không nên có sự hoài nghi với tôi. Vì trạng thái ‘vô tri’ có hai loại: Một là ‘nhiễm ô vô tri’, loại nhiễm ô này, vị A La Hán không còn nữa; Hai là ‘Bất nhiễm ô vô tri, loại vô tri này, vị A La Hán vẫn còn. Do vậy, các ông không thể tự mình biết được.

Bấy giờ các đệ tử lại thưa rằng, chúng con từng được nghe các vị thánh đã đoạn trừ nghi hoặc, nhưng tại sao chúng con đối với pháp Tứ đế vẫn còn có sự nghi hoặc?

Đại Thiên trả lời, Các vị A La Hán vẫn còn sự nghi hoặc. Vì sự nghi hoặc có hai loại: Một là thuộc về ‘tùy miên tánh nghi’ tất nhiên A La Hán đã đoạn trừ; Hai là thuộc loại ‘xứ phi xứ nghi’ ở địa vị A La Hán vẫn chưa đoạn. Các vị Độc Giác, đối với loại nghi này vẫn chưa đoạn, huống gì các ông là những bậc Thanh Văn, đối với các Đế không còn sự nghi ngờ sao? Về sau, những đệ tử của ông, đọc các kinh, trong đó ghi rằng, vị A La Hán có tuệ nhãn, tự mình giải thoát, tự mình chứng biết. Do đó, thưa với Đại Thiên rằng, Nếu chúng con là những bậc A La Hán, chúng con tự mình chứng biết. Tại sao phải nhờ đến sự thọ ký của thầy mà chúng con hoàn toàn không hề hay biết tự mình chứng đắc?

Qua đoạn văn ngụy biện cho thấy Đại Thiên là con người lợi khẩu, biện luận tuy trôi chảy những vẫn không tránh khỏi những mắc mứu mà ngay cả đệ tử cũng khó chấp nhận hà huống phái Hữu Bộ kết tội là ác kiến không ngoa. Mà đã là ác kiến là mầm mống phá hoại phật pháp.

 

***

“Tha linh nhập” là một trong ngũ sự hay còn gọi là ác kiến của Đại Thiên, được Đông Sơn trú bộ, Tây Sơn trú bộ chấp nhận, mà Đông Sơn Trú Bộ và Tây Sơn Trú Bộ đều là những bộ phái xuất hiện ở đời sau. Cứ theo luận Dị Bộ Tông Luân của Thế Hữu chép, thì sau Phật nhập diệt đúng hai trăm năm, trong Đại chúng bộ có Đại thiên ở núi Chế đa, tranh luận với chư tăng Đại chúng bộ về năm việc (Ngũ sự), dẫn đến xích mích mà chia thành Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ và Bắc Sơn Trụ Bộ (tương đương với Đông Sơn Trụ Bộ trong Đảo Sử). Về vấn đề này, trong Chú Thích Luận Sự 2-1 đến 5, Phật Âm bảo Dư-sở-dụ là chủ trương của Đông Sơn Trụ Bộ và Tây Sơn Trụ Bộ, vô tri, do dự, tha linh nhập là chủ trương của Đông Sơn Trụ Bộ.(Phật Quang đtđ).

Cả năm điều của Đại Thiên được ghi chép trong Luận Bả-sa– Vị A-la-Hán còn xuất tinh.

– Vị A-la-hán còn vô tri.

– Vị A-la-hán còn hoài nghi.

– Vị A-la-hán còn được người khác chỉ điểm mới biết mình là A-la-hán.

– Đạo xuất hiện nhờ tiếng khổ.

Trong khi Đại Thiên sử dụng thế trí biện luận để tự bào chữa cho quả vị A La Hán của mình thì ngược lại, các thiền sư Trung Hoa lại sử dụng thủ pháp hướng nội để kiến tánh, mỗi trường phái có một thủ pháp truyền đạt, hoặc công án, hoặc thoại đầu, hoặc la hét đánh đập…để đẩy hành giả vào chỗ tuyệt đường cùng lộ mà hoát nhiên ngộ tánh. Ta xem một đoạn khai thị của Thiền sư đối với đệ tử như sau:

…bọn người như thế đều là tạo tác.Người hiện nay đang nghe pháp này làm sao muốn tu nó, chứng nó, trang nghiêm nó.Nó vốn chẳng phải vật để cho tu, chẳng phải vật để trang nghiêm được.Nếu bảo nó trang nghiêm ông được, thì tất cả vật đều được trang nghiêm. Sơn tăng nói hướng ngoại chẳng có pháp, học nhân không lãnh hội được bèn cho là hướng trong, rồi liền dựa vách ngồi trạm nhiên chẳng động ; chấp lấy cái này là Phật Pháp của Tổ môn, thực là sai lầm lớn. Nếu ngươi chấp lấy cảnh thanh tịnh, bất động là đúng.Vậy tức là ngươi nhận cái vô minh làm chúa tể.Người xưa nói chỗ hầm sâu đen tối mịt mù thật đáng ghê sợ là lý này vậy. Nếu ngươi nhận cái động là phải, thì tất cả cỏ cây cũng đều biết động, cũng nên gọi là đạo chăng ?Thực ra kẻ động là phong đại, bất động là địa đại.Động với bất động chẳng có tự tánh.Nếu ngươi hướng vào chỗ động mà nắm bắt nó thì nó hướng vào chỗ bất động đứng.Nếu ngươi hướng vào chỗ bất động bắt nó thì nó lại hướng nơi chỗ động đứng. Ví như con cá ẩn trong suối nhảy ngược dòng.

Các Đại-đức! Động với bất động là hai thứ cảnh, còn Đạo nhân vô y thì động cũng dùng, bất động cũng dùngmình chẳng có thủy chung, nếu tâm của ngươi niệm niệm thôi nghĩ chẳng được thì leo lên cây vô minh, đi vào tứ sinh lục đạo mang lông đội sừng. Nếu ngươi thôi nghĩ được, tức là thanh tịnh Pháp thân. Nếu ngươi một niệm chẳng sanh thì leo lên cây BồĐề, vận thần thông trong tam giới, biến hóa thân tự tại.

Có một bọn mù trọc đầu ăn cơm no rồi ngồi thiền quán hạnh, chụp bắt niệm lậu không cho sanh khởi, tránh ồn ào, cầu tĩnh lặng; ấy là pháp ngoại đạo. Tổ sư nói: Nếu ngươi trụ tâm khán tịnh, cử tâm ngoại chiếu, nhiếp tâm nội trừng (trong lặng), ngưng tâm nhập định đều là pháp ngoại đạo…( tập 47, Đại Tạng Kinh)

***

Khoảng một trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, tức năm 283 trước Tây lịch trở đi, Giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái là Đại chúng bộ cách tân và Thượng tọa bộ bảo thủ. Cứ theo tư liệu của Phật giáo Bắc truyền ghi chép, thì nguyên nhân đưa đến sự phân hóa là do Đại thiên đề xướng thuyết mới về năm việc; còn cứ theo các tư liệu của Phật giáo Nam truyền, như Đảo sử Đại vương thông sử ghi chép, thì nguyên nhân là do các tỉ khưu thuộc chủng tộc Bạt kì nêu lên thuyết mới về mười việc mà đưa đến chia rẽ. Đại thiên là tỉ khưu xuất thân từ nước Ma thâu la tuyên dương Phật giáo tại thành Hoa thị, Đại thiên đề xướng thuyết mới về năm việc tại chùa Kê Viên, bị phái Trưởng lão bảo thủ lên án là vọng ngữ. Tăng đoàn do đó mà chia làm hai phái. Cái gọi là năm việc mới tức là:

1. Dư sở dụ (người khác làm bẩn quần áo), A La Hán vẫn không chống chế được sự cám dỗ của Thiên ma mà tình cờ có hiện tượng mộng di. 2. Vô tri (vô minh), A La Hán còn có Bất nhiễm ô vô tri. 3. Do dự (ngờ), bậc Thánh chứng quả thứ tư, đối với Phật pháp vẫn còn có chỗ ngờ vực, chứ chưa hoàn toàn triệt ngộ. 4. Tha linh nhập (do người khác độ), bất cứ vị A La Hán nào, khi chứng quả, cũng phải do người khác (như Phật chẳng hạn) thức tỉnh, ấn chứng mới có thể ngộ nhập Thánh đạo một cách chân chính. 5. Đạo nhân thanh cốkhởi (Thánh đạo nhờ lời nói mà hiển bày), người tu hành nếu tu tập Thánh đạo xuất thế thì phải chí thành xướng niệm tiếng Khổ thay; mới có thể khiến Thánh đạo hiện khởi.

Còn phía các tỉ khưu Bạt kì đề xướng mười việc… Khi thuyết mới về mười việc trên đây được đề xướng rồi, tỉ khưu Da xá được sự tán trợ của Trưởng lão Li bà đa, bèn triệu tập đại hội tại thành Tì xá li, nhất trí quyết nghị thuyết mới này là bất hợp pháp, bởi thế gọi là Thập sự phi pháp,............. Đại hội lần này, đồng thời, cũng là Đại hội kết tập Luật điển, có bảy trăm vị tỉ khưu tham dự, cho nên gọi là Thất bách kết tập,............ Còn cái gọi là thuyết Đại thiên ngũ sự, thì có thể là một vị Đại thiên, trùng tên nào đó ở đời sau đã từ Đại chúng bộ chia thành một phái độc lập, rồi phụ họa và mở rộng tư tưởng của Đại thiên mà thành thuyết Ngũ sự, vì thế, khi bàn về nguyên nhân đưa đến sự chia rẽ trong căn bản Phật giáo, thì thuyết Thập sự phi pháp có vẻ hợp lí hơn. (Phật Giáo Giáo Lí. Và Phật Quang đtđ)

***

“Tha linh nhập”, Đại Thiên sử dụng để cưởng lý cho đệ tử khỏi thắc mắc, đã trở thành chủ trương trong 5 việc mà Đại chúng bộ cho đó là hợp lý và cũng từ đó mà thầy T.Hạnh Bình thần tượng Đại Thiên đến độthầy Hạnh Bình viết:

“lẽ ra ông (tức Đại Thiên) phải là người được mọi người tôn sùng và hết lời ca tụng sự nghiệp cải cách Phật giáo của ông mới đúng” (NĐCĐT, tr.134).

Hay “… dám nghĩ dám làm của Đại Thiên đáng được cho ngày nay chúng ta học tập và ngưỡng vọng”(NĐCĐT, tr.146).

Nếu thầy Hạnh Bình tán dương ca ngợi Đại Thiên như thế thì, kinh Pháp Cú lại bảo:

164. “Kẻ ngu si miệt thị,
Giáo pháp bậc La Hán,
Bậc Thánh, bậc chánh mạng.
Chính do ác kiến này,
Như quả loại cây lau
Mang quả tự hoại diệt.” (phẩm Tự Ngã)

Hoặc:

397. “Đoạn hết các kiết sử,
Không còn gì lo sợ
Không đắm trước buộc ràng
Ta gọi Bà-la-môn (phẩm Bà La Môn)

***Top of Form

 

Tóm lại, “Tha linh nhập” là lối ngụy biện che đậy bản chất tự mạo nhận quả vị A La Hán, muốn cho đệ tử an tâm, Đại Thiên lại thọ ký cho mỗi người một quả vị Thánh từ Tu Đà Hoàn cho đến A La Hán, tuy nhiên, đệ tử cũng chưa tin tưởng lời ấn chứng của Đại Thiên nên luôn chất vấn thắc mắc.

Nguyên nhân nào Đại Thiên đưa ra 5 việc? Nguyên nhân nào Đại thiên gia nhập giáo đoàn đức Phật, và nguyên nhân nào Đại chúng bộ chấp nhận ngũ sự của Đại Thiên và nguyên nhân nào Thượng tọa bộ cũng như Hữu bộ chống lại Đại Thiên mà Tạng văn bảo Đại Thiên là ác ma Bạt Đà La. Bài thứ năm sẽ kết thúc tìm hiểu ngũ sự của Đại Thiên.

 

MINH MẪN

25/3/2018

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2018(Xem: 5177)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 11216)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 5459)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
04/07/2018(Xem: 5848)
Kể từ năm 1975, sau khi Cộng sản Bắc Việt toàn chiếm Miền Nam Việt Nam, hàng triệu người đã vượt biển, vượt biên, rời khỏi đất nước để mưu tìm tự do; và hàng chục triệu người khác đã phải ở lại để gánh chịu bao bất công, tủi nhục, nghèo đói, mất tất cả các quyền căn bản của con người trên chính quê hương của mình.
29/06/2018(Xem: 3951)
Tường thuật cuộc biểu tình chống dự luật về ba đặc khu và an ninh mạng của chính quyền CSVN do Giáo Hội PGVNTN Âu Châu tổ chức tại công trường Trocadéro, Paris, Pháp Quốc ngày 29.6.2018. Sau bản lên tiếng của 4 GHPGVNTN Liên Châu được ký vào ngày 8 tháng 6 năm 2018 là Thông Tư của GHPGVNTN Âu Châu ngày 10 tháng 6 năm 2018 kêu gọi chư Tăng Ni và Phật Tử hãy hành động thiết thực và nguyện cầu cho quê hương Việt Nam. Kế đến là bản kháng nghị gửi nước CHXHCNVN ký vào ngày 19.6.2018 và đặc biệt là Thông Báo Khẩn do nhị vị Chủ Tịch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt và Hòa Thượng Thích Như Điển ký tên, gửi đến chư Tôn Đức và quý đồng hương PTVN tại Âu Châu vào ngày 20 tháng 6 năm 2018 kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình tại công trường Tự Do Trocadéro trước tháp Effel tại Paris vào lúc 14 đến 16 giờ chiều ngày 29 tháng 6 năm 2018 vừa qua.
26/06/2018(Xem: 4255)
Chùa Vắng Trong Đặc Khu Nguyên Giác Chùa vắng, là nói chùa không có tăng sĩ. Đặc khu là nói về Xishuangbanna Dai Autonomous Prefecture ở vùng cực nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Có thể phiên âm Xishuangbanna là Tây Song Bản Nạp, và Dai là chỉ về sắc tộc Thái. Prefecture là đơn vị hành chánh được cai trị theo quy chế đặc biệt, nằm dưới cấp tỉnh, nhưng bao gồm nhiều huyện. Chữ Autonomous có nghĩa là tự trị, nhưng không có nghĩa tự trị theo nghĩa quốc tế, mà chỉ có nghĩa là cán bộ lãnh đạo đặc khu tự trị có toàn quyền hành động rồi báo cáo về thiên triều Bắc Kinh sau - kiểu tiền trảm hậu tấu. Bởi vì, đặc khu luôn luôn là nơi phức tạp.
25/06/2018(Xem: 4842)
Thế giới nói chung và người Việt nói riêng theo dõi tình hình thời sự nóng bỏng nhất của Việt Nam xung quanh khóa họp XIV của Quốc Hội năm 2018 về hai dự luật Ba Đặc Khu và An Ninh Mạng: Kết quả là dự luật Ba Đặc Khu sẽ được tiếp tục thảo luận và dời lại ngày biểu quyết tới cuối năm. Luật An Ninh Mạng (Cybersecurity) của Việt Nam đã được Quốc Hội biểu quyết thông qua sáng 12-6-2018 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết.
21/06/2018(Xem: 6212)
Chương trình Người Bí Ẩn (Odd one in) của đài truyền hình ITVAnh quốc, sản xuất bởi Đông Tây Promotion Official, đuợc phát sóng định kỳ hàng tuần trên kênh HTV 7 của đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh vào lúa 20 giờ 30 mỗi tối chủ nhật hàng tuần, và các kênh VTV Cab1, Giải Trí TV, Kênh 1HD đài phát thanh truyền hình Hà Nội.
21/06/2018(Xem: 4934)
Thượng võ, có nhiều nghĩa. Trong danh từ, nghĩa đơn giản là đề cao, ưa thích võ thuật. Nhưng tĩnh từ, có nghĩa là tâm hồn cao thượng của người đã sống được võ đạo, nghĩa là tử tế, công bằng, không gian lận. Đối với Phật tử, tinh thần thượng võ đã nằm sẵn trong năm giới, vì nếu không thượng võ, có nghĩa là đi trộm hào quang của đấu thủ khác, của đội tuyển khác, của quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu giữ được thượng võ mà thiếu vắng từ bi, cũng không đúng Chánh pháp. Bởi vì từ bi do vì muôn dân mà làm, chứ không vì kiêu mạn.
09/06/2018(Xem: 6098)
Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567