Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn Tống Kinh Sách không đúng cách là lãng phí

14/03/201808:18(Xem: 7094)
Ấn Tống Kinh Sách không đúng cách là lãng phí

kinh sach

ẤN TỐNG KINH SÁCH 
KHÔNG ĐÚNG CÁCH 
LÀ MỘT SỰ LÃNG PHÍ.

Thích Châu Đạt



Ấn tống kinh sách (cúng dường kinh sách) đem lại phước lạc, công đức lớn tuy nhiên nếu làm không đúng cách sẽ là một sự lãng phí. Bạn đã từng đem kinh sách đến chùa để cúng dường mà chùa không nhận hay chưa ? Vâng, đã có nhiều trường hợp như thế.

Thông thường khi bạn phát tâm cúng dường kinh sách,  hoặc tự mình chọn hoặc hỏi các Phật tử khác, hiếm khi hỏi quý thầy cô có kinh nghiệm nên ấn tống kinh sách gì? Từ đó ai khuyên bạn ấn tống kinh sách gì thì đi photo, in ấn hoặc đặt mua về cúng dường.

Thiếu sót bắt nguồn từ đây dẫn đến tình trạng một số kinh quá dư thừa, một số kinh sách không phải là của Phật giáo chính thống, một số kinh sách băng đĩa khác cổ xúy cho những niềm tin không chân chính thậm chí là mê tín dị đoan chẳng đem lại lợi ích phước đức gì cả. Vậy làm thế nào để cúng dườngkinh sách Phật giáo đúng cách? Chúng ta có thể tự thẩm định thỏa mãn các điều kiện như sau:

Nội dung nói về điều gì ? Kinh dùng để tụng hàng ngày trong khi sách để học, đọc tham khảo và thưởng thức tất cả đều quan trọng như nhau. Về kinh chúng ta có thể ấn tống những kinh để nghiên cứu tu học như bộ kinh Nikaya, A Hàm, kinh tụng thông dụng như : kinh Nhật Tụngkinh Pháp Hoa, kinh Thủy Sámkinh Địa Tạngkinh Dược Sư, kinh Báo Ân Cha Mẹ.

Tuy nhiên hiện nay hầu như các chùa đa phần đều nhiều kinh nhưng lại thiếu sáchChúng ta nên mua những sách nói về ứng dụng Phật học trong đời sống hàng này, sách hướng dẫn tu tập, sách tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật và lời dạy của ngài. Gợi ý đến các bạn nên ấn tống sách của  các tác giảnhư Thiền sư Thích Nhất Hạnh, HT. Thích Thanh Từ, HT. Thích Thiện Hoa, HT. Thích Thiện Siêu, TT. Thích Trí Siêu, thầy Thích Nhật Từ, thầy Tuệ Sĩ, giáo sư Lê Mạnh Thát, vv…

Nơi nhận hay đối tượng nhận là ai ? Việc ấn tống kinh sách cũng như luật cung cầu trong kinh tế. Các chùa ở vùng xa, nông thôn thì thiếu cả kinh và sách, chùa ở thành thị thì dư kinh mà thiếu sách. Tùy theo điều kiện mà phân bổ hợp lýXác định người nhận đó cần hoặc vui vẻ nhận vật phẩm mình tặng hay không ? Cần chú tâm đến các em thiếu nhi, các bạn trẻ và người trung niên nên tặng họ sách phù hợp để có họ có thể tìm hiểuthưởng thức những giá trị mà Phật giáo mang lại. Nếu tặng kinh liệu họ có chịu đọc tụng hay không ?

Tránh sự lãng phíNếu một người ngèo ta cho họ gạo mốc để ăn họ có ăn hay không ? Họ nghèo nhưng chưa chắc đã đói đến nỗi phải ăn gạo mốc. Cúng dường ấn tống kinh sách cũng vậy, cần trân trọng in ấn cho đẹp, bền chắc. Trừ trường hợp kinh sách đó hiếm quá mới photo, đóng tập. Không nên ấn tống tràn lan dư thừa không cần thiết.

Tránh in những kinh giả tạo nội dung đại loại như  “…phải in và phổ biến 100, 1000 quyển nếu không sẽ bị như thế này, như thế kia...”, hoặc các bản kinh có nguồn gốc từ thời Tam giáo đồng nguyên (Phật giáoNho giáoĐạo giáo), hòa nhập văn hóa nhân gian nói về số mạng, tướng số kết hợp tinh thần Phật giáo để cùng tồn tại, nội dung các kinh đó không thuần tinh thần Phật giáo ví dụ như kinh Bát Dương, Kim Cang Thọ Mạng, Địa Mẫu Chơn Kinh vv..đều không nên in ấn.

Một bản kinh đảm bảo được các yếu tố xác định kinh Phật đó là nội dung phải hàm chứa tính chất Vô thường, Khổ, Vô ngãNiết bàn thì chúng ta mới nên gìn giữ, ấn tống.

Tóm lại không nên cúng dường kinh sách chưa qua thẩm định, nội dung không mang lại giá trịthiết thực, tránh sự dư thừa không đáng có. Nên tham khảo ý kiến quý thầy cô có kiến thức để hướng dẫn chúng ta ấn tống đúng cách. Nếu được như vậy, công đức của bạn được vẹn toàn, người nhận hoan hỷ, bạn được phước lành vô lượnglời Phật dạy được lưu truyền rộng rãi. Xin nhấn mạnhmột lần nữa trong thời điểm hiện nay chúng ta nên chú trọng ấn tống sách Phật học nhiều hơn dù ở đô thị hay nông thôn đều đang rất thiếu.

Kính mến !

Thích Châu Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/05/2015(Xem: 10655)
Những bức hình ám ảnh cho thấy thế giới đang trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ
30/04/2015(Xem: 7551)
Sau 1975, ai cũng biết, đa số người miền Bắc ồ ạt vào Nam hơn là dân miền Nam ra Bắc, ngoại trừ những nhân vật đặc biệt với công tác đặc biệt có giấy phép, còn hầu hết bị cấm, nhất là đối với thành phần “ngụy quân, ngụy quyền„ như tôi.
23/04/2015(Xem: 5267)
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thời đại, như đã trao tận tay Phật giáo Việt nam (PGVN) vô vàn những thuận duyên mà từ thời chấn hưng rực rỡ chư Tổ đức không hề mơ tới sẽ có được như vậy. Thế nhưng để nắm bắt được những thuận duyên ấy và để ứng dụng triệt để vào công cuộc hóa đạo thì dường như vẫn chưa là đáp àn đúng nghĩa nhất.
31/03/2015(Xem: 5921)
Thời Phật còn tại thế, nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ, được gọi là Tịnh xá, chung quanh Tịnh xá, mỗi vị có một am thất riêng cho từng cá nhân được gọi là tịnh thất. Nơi thất của đức Phật được gọi là Hương thất. Tuy tên gọi khác nhau, đều được kiến tạo bằng tranh, tre và đất, ít khi làm bằng gỗ.
22/03/2015(Xem: 7546)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
15/03/2015(Xem: 6204)
Sau khi chúng tôi viết phổ biến bài "Sự việc tác phẩm của chúng tôi bị ông Trần Trí Trung ăn cắp..." thì 2 tuần sau đã nhận được Điện thư của NXB Tổng Hợp, Điện thư và Công văn của NXB Văn Hóa Văn Nghệ. Đây là sự công tâm, trách nhiệm rất thiện chí rất minh bạch của 2 nhà xuất bản liên hệ việc cho phép in ấn, thật đáng khen và xin ghi nhận.
12/03/2015(Xem: 10421)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
10/03/2015(Xem: 9091)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
28/02/2015(Xem: 7206)
Trong một thập niên qua, trong hàng chục bài pháp thoại cho Tăng Ni và Phật tử đăng trên trang nhà Chùa Giác Ngộ[1] và trang nhà Youtube[2], tôi thường khẳng định rằng khái niệm “84,000 pháp môn” là do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, chứ trên thực tế, đức Phật chỉ truyền bá con đường duy nhất là Tứ thánh đế, mà cốt lõi là nhận diện khổ đau, truy tìm nguyên nhân của nỗi khổ, niềm đau và thực tập bát chính đạo để đạt được niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]