Đâu rồi biểu tượng của TP.Sài Gòn hiện nay ?
Biểu tượng của một đất nước hay một thành phố hoặc tỉnh đều chọn một hình ảnh nào đấy gắn liền với lịch sử và truyền thống của địa phương đó, đặc biệt qua khía cạnh du lịch biểu tượng càng trở nên cần thiết để khi nhắc đến, người ta sẽ biết ngay đó là địa phương nào , với những đặc điểm gì . Nếu những địa phương mới thành lập, phần lịch sử hòa quyện lan tỏa thì người ta chọn đặc điểm văn hóa, hoặc những công trình mới xây dựng ,thậm chí ẩm thực để làm biểu tượng.
Với đất nước Việt Nam, hình ảnh hoa sen đã là dấu ấn lịch sử, biểu trưng cho sự thanh cao, hoàn mỹ và vươn lên trong mọi khó nhọc , địch họa, thiên tai. Đó là biểu tượng ý nghĩa và đẹp nhất trong lòng bạn bè khắp năm châu.
Thành phố Sài gòn trước đây , nay là TP. Hồ Chí Minh, một thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước, tập trung nhiều nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa và hội nhập, thế nhưng biểu tượng của một thành phố lớn, quan trọng như vậy vẫn chưa là mối quan tâm thực sự . Thời gian qua, biểu tượng có phần xô lệch cho lãnh vực du lịch và một vài khía cạnh hoạt động khác, mỗi nơi tùy chọn theo quan điểm và đặc thù hoạt động của mình, chọn biểu tượng rất dễ dãi.
Trước đây, ảnh bìa bản đồ tp.HCM của phát hành sách Sài gòn và của Sagontouist đều có in bìa là nhà thờ đức bà Sài gòn .Nhưng nhiều nhất có lẽ là hình ảnh cách điệu chợ Bến Thành , như công ty Xổ Số Kiến Thiết, các ngân hàng và cả đội bóng đá Saigon FC chẳng hạn.
Chuyện những ngỡ đã đi vào yên vị, nhưng gần đây được hâm nóng trở lại khi một cơ quan ngôn luận lại dùng ảnh nhà thờ đức bà vào mục dự báo thời tiết cho tp.HCM ( ảnh 1); và trong một sự kiện của một hãng hàng không Nhật Bản mấy ngày qua, quảng cáo cho tuyến San Jose– Tokyo – HoChiMinhCty mà biểu tượng lại cũng là nhà thờ đức bà Sài gòn ! ( xem ảnh 2) đã góp phần làm chao đã sự tự hào của người dân thành phố này.
Dựa trên tiêu chí lịch sử, thử làm một cuộc thăm dò bỏ túi, chúng tôi lắng nghe các em ở độ tuổi cấp I, hầu hết đều cho rằng biểu tượng của Sài gon là chợ Bến Thành, ngay cả các bà nội trợ cũng công nhận hình ảnh đó là thiết thực nhất. Còn khi hỏi hình ảnh nhà thờ đức bà thì tất cả cho rằng “họ không biết “ hoặc trả lời hơi “trật bản lề” hơn chút đỉnh nhưng cũng chứng tỏ sự xa rời cuộc sống của đa số người dân, là “ tui không có theo đạo” ! Mạo muội hỏi đến những nhà nghiên cứu hoặc có chút biết về nguồn cội của thành phố này thì ai cũng buồn bã lắc đầu cho rằng chùa Giác Lâm được cho là cổ nhất thành phố thì xa trung tâm , lại thấp lè tè quá, trông chẵng có gì để kiêu hãnh ( ý ám chỉ cho kiến trúc Gothic ) !
Đã có không ít lần người ta đưa ra 8 công trình kiến trúc từ cổ chí kim để bình chọn biểu tượng cho thành phố Sài gòn. Đó là Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố, Nhà Hát Thành Phố, Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng, Tháp Bitexco và Tháp Hồ Con Rùa. Trong 8 công trình này thìa đã hết 5 có lai lịch từ thời Pháp thuộc, còn lại Dinh Độc Lập, Tháp Hồ Con Rùa có từ thập niên 60 thế kỷ trước , Tháp Bitexco thì chỉ mới xây dựng đây thôi.
Trong 5 công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc đó, nếu tính bằng thời gian lịch sử có mặt cùng thành phố này thì chùa Giác Lâm (trước các tên Sơn Can, Cẩm Sơn, Cẩm Đệm) là lâu đời nhất. Chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát ( 1714 – 1765) cho xây dựng năm Giáp Tý ( 1744), khi Tổ Tông Viên Quang ( 1758 – 1827) được Bổn sư Phật ý Linh Nhạc ( 1725 – 1821) của về trụ trì thỉ đổi tên thành Giác Lâm đến hôm nay.
Chợ Bến Thành được xây dựng năm 1912 hoàn thành năm 1914.Nhà thờ Đức Bà xây dựng năm 1877-1880.Bưu Điện thành phố xây dựng năm 1886 – 1891), Nhà hát thành phố xây dựng năm 1898. Dinh Độc Lập ( Dinh Thống nhất) xây dựng năm 1962 - 1966. Bến Nhà Rồng xây dựng năm 1862-1864. Hồ con rùa ( còn gọi là “Công Trường Quốc tế” xây dựng năm 1965, Tháp Bitexco chỉ mới vài năm trở lại đây thôi.
Nếu tính từ năm Tổ Tông Viên Quang viên tịch ( 1821) thì khi đó các công trình “kiêu hãnh” của Pháp trên đây vẫn chưa ra đời ! Vậy thì biểu tượng của thành phố vì kiến trúc “kiêu hãnh” giàu có, đồ sộ, vươn cao chọc trời hay ý nghĩa của một cuộc khai cơ lập ấp vĩ đại để có được ngày hôm nay và lịch sử hãy còn chứng minh hằng hữu sự vĩ đại đó ?
Với một đất nước nói chung và thành phố Sài gòn nói riêng, quá trình lịch sử đấu tranh để sinh tồn, để phát triển; lòng tự trọng hơn bao giờ hết vẫn phải đặt làm tiêu chí hàng đầu, để chứng tỏ nội lực và ý chí cho các thề hệ mai sau không mất dấu.
Sài gòn ngày 11/03/2918- 23/01 âmlịch Mậu Tuất
Dương Kinh Thành