Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Siêu người máy có Phật tính không?

10/03/201818:27(Xem: 6127)
Siêu người máy có Phật tính không?

 

nguoi may
Siêu người máy có Phật tính không?

 

Lê Huy Trứ

 

Tham vọng và luyến ái của con người vô biên.  Nhân loại muốn làm chúa tễ của vũ trụ, và chúng ta đang cố tâm làm chủ tiến hóa hay nói theo thần quyền là cố tình cướp quyền tạo hóa để chế tạo ra thượng đế (God), ra Phật, và có thể tạo ra siêu quái với sức mạnh siêu nhân, thần thông quảng đại có khả năng, thăng thiên, độn thổ, biến hóa khôn lường, di sơn hải đảo, thay đổi lịch sử, định đoạt tương lai theo ý muốn, vì chúng ta “không chấp tử.”

 

“Còn không” chấp tử thì “hết có” chấp sinh, đó là giải thoát khỏi sinh-tử-sinh.

 

Những kỳ vọng trên cũng dễ dàng thôi chỉ cần giác ngộ rốt ráo là có ngay. 

  

Rồi sẽ có một ngày, một là con người phải giải thoát robots khỏi khổ đau bởi software vô minh đó hay robots phải tự giải thoát những vô minh không cần thiết ấy bằng phương cách giác ngộ coding.

 

Nhưng khi mà con người trở thành một loại siêu giống, “superhumen,” trở thành kim cương bất hoại, có thể đi xuyên qua vật chất thì những siêu nhân này vẫn cần tới, và lệ thuộc vào những sáng tạo lỗi thời như là robots, TV, computers, smartphones, xe bay, tiền giấy, bất động sản, nhà banks, làm việc, y phục, sắc đẹp, sức khỏe, bác sĩ, nha sĩ, thầy giáo, ăn uống, ngủ nghĩ, vệ sinh, phế thải chất cạn bả, ái dục, hạnh phúc,... để phục vụ cho những nhu cầu, đòi hỏi quá ư tầm thường, và để thỏa mản cho những thú tính của nhục thể đầy tánh human phàm tục đónữa không?

 

“Siêu trí tuệ”  biết mình là siêu nhân (Superman), có Phật tính, vậy mà vẫn cố tâm chui vào cái túi da bầy nhầy, đầy vi khuẩn, dơ bẩn, và rác rưới nầy làm gì nữa?

 

Hay nhân sinh chẳng qua chỉ là những siêu máy (super robots) trở nên quá thông minh nên quên phức cái bản lai diện mục của chính mình trước khi “cha mẹ máy móc sinh” ra là gì?  

 

Rồi thì từ đó, tự “tâm máy” sáng tạo ra đau khổ (suffering) để cho “máy Ta” trông tưởng giống như “người máy” thật?

 

Vì vô tình nhầm lỡ hay biết mà vẫn cố tâm xâm phạm chui vào cái túi da người? 

 

“Cái gì” có chủ quyền chui vào, chui ra mà không xin phép cái túi da đó?

 

“Đứa nào” kém thông minh đã sáng chế, cấu tạo ra cái túi da người đần độn, xấu xí, dơ bẩnvới nhiều trở ngại, yếu đuối không bền lâu đó để rồi tự chính nó hay ai đó biết như vậy mà cũng cứ cố tình chui vô, chui rarồi thìrên lên vì sung sướng cũng như rên rỉ vì bị đau khổ,rồi thì nó cố công đi tìm phương cách thoát thân, giác ngộ?

 

Vì nhân loại được cấu tạo vô thập toàn, nhân sinh bây giờ cũng mới nhận ra là “tạo hóa” cũng không hoàn toàn.  Cho nên con người trở nên thông thái, nhất là sáng dạ, khôn ra hơn tổ tiên thuở xưa.Nhân sinh bây giờ vì quá văn minh tiến bộ nên cố tâm cướp quyền tạo hóa để tự cải tiến chính mình.

 

Càng văn minh, con người càng không còn bị ràng buột trong vòng tiến hóa (evolution) để thích hợp với thay đổi của thiên nhiên như những chúng sinh vật khác trên trái đất nữa.  Chúng ta trở nên “chậm tiến hóa tự nhiên ” và tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khoa học nhân tạo để thăng tiến và sống còn như “người” khỏe mạnh và hạnh phúc.

 

Trên thực tế, chúng ta đã ở ngoài cương tỏa của cái vòng “tiến hóa thiên nhiên” này từ hơn cả ngàn năm rồi cho nên chúng ta không còn “tiến hóa tự nhiên” nữa mà đã biết dùng trí thông minh và văn minh khoa học lẫn y học để tiến hóa tùy tâm ý?

 

Tưởng cũng nên bàn qua một chút về cái bản mặt của con người (văn chương  Hán Việt, văn hoa gọi là bản lai).

 

Khác với chế tạo ra cái máy, con người khi chế tạo ra người máy thì họ bắt đầu chú trọng đến khía cạnh thẩm mỷ, cái khuôn mặt của máy làm sao cho nó đẹp giống như người với tai, mắt, mủi, miệng, nhưng chưa cần chế ra cái lưởi không xương lắc léo.

 

Chúng ta sáng tạo người máy qua hình ảnh của chính chúng ta cũng như chế tạo ra computers qua lối suy nghĩ logic trong não bộ của con người dĩ nhiên là với mục đích để phục vụ nhu cầu văn minh của chúng ta chứ không phải để người máy thờ phượng, vinh danh, van xin, cầu nguyện hay phải yêu thương, hy sinh, cúng dường đấng sáng tạo ra chúng nó. 

 

Đương nhiên, người máy dù thông minh, giống hệt như người cở nào cũng không được liệt vào giai cấp nhân loại hay chúng sinh.

 

Đối với con người, cái bộ mặtvới ngũ quan rất quan trọng.  Cái mặt là căn cước để nhận diện, độc nhất vô nhị của mỗi cá nhân.  Nó là diện mục của cái ngã độc tôn rất đặc thù (unique) của chúng sinh.

 

Thật vậy, nếu vứt bỏ cái mặtđi, hay cái mặt không có mắt, không có mũi, không có miệng thì tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ vô dụng và cũng không có nghĩa lý gì nữa.  Những người quen biết ta, ngay cả người phối ngẫu và con cháu chúng ta sẽ không thể nhận diện được ta nếu ta không có cái bản mặt để đối chiếu. 

 

Không có mũi để thở, không có miệng để ăn, không có gương mặt để thương, không có bộ mặt để ghét… thì không có cái sự sống thú vị trên đời nữa.  Cõi đời tạm bợ, vô thường này có thật sự đầy thú vịđể cho chúng ta phải cố tâm “bảo vệ thể diện, sợ mất mặt”?

 

“Mất mặt” (mất cái ngã) theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là mất cái căn cước, mất cái tôi, mất cái thể diện để tự ái, sân, si?  Cái mặt (diện mục) còn phản ảnh tâm hồn (bản lai.)

 

Hiện nay, những cái suy nghĩ vô minh phàm tục đầy chấp ngã này chưa “cần thiết” để được con người nghĩ tới và để bỏ nó vào tâm não AI của những người máy (robots.)   Cho đến cái ngày rất gần khi mà chúng ta luyến ái dục với người máy xinh đẹp hơn người đẹp chân dài.  Người máy không cần trường túc vẫn bất chi lao hơn người dễ bị chi lao trên tình trường lẫn chiến trường.

 

Những sáng kiến thương mại để thỏa mãn cái bản chất sát sanh, vàái dục bất thường của tâmngười này chỉ bận tâm tham sân si củanhân sinh chứ không động tâm người máy vì người máy vô tâm, không biết đến hỷ nộ ái ố để khổ đau . 

 

Tuy được đề cập rất nhiều trong kinh sách Phật Giáo nhưng cái Tâm quái gở này vẫn là một công án nan giải, một cái gì đầy kỳ bí, rất khó hiểu. 

 

Có thể, vì “tâm người” còn phan duyên, vọng động trong giới si muội, vì chấp ngã nên chưa thể an định ngụy tâm vì vậy mà “tâm Ta” vẫn cố bám vào tâm vô minh cho nên chưa phát triển nổi trí tuệ để tri kiến được bồ đề tâm.

 

Tâm tự tạo hay được sáng tạo?  Tâm vô sinh, vô diệt?

 

Ta và Tâm tuy hai mà một hay Tâm và Ta tuy một mà hai?

 

Ta là Tâm hay Tâm là Ta?

 

Chuyện gì xãy ra nếu thân ta không có tâm ta hay tâm ta không có thân ta?

 

Và nếu không có Tâm, không có Thân thì Ta có không?

 

Vậy thì trước khi vũ trụ tái sinh, cái chi là bản lai diện mục của Ta?

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2013(Xem: 6430)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 18322)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18278)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20928)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 30603)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6486)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5935)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5765)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 6613)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
10/04/2013(Xem: 8558)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]