Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguy Cơ Khác Biệt Tôn Giáo

05/03/201814:35(Xem: 5885)
Nguy Cơ Khác Biệt Tôn Giáo

ton giao
Nguy Cơ Khác Biệt Tôn Giáo



Báo Washington Post ngày 9/9/2017 đưa tin, Liên Hiệp Quốc nói rằng trong hai tuần qua, số người trốn chạy bạo động, vượt biên vào Bangladesh đã lên tới con số báo động là 270,000 người. (Ngày nay đã lên tới 700,000 người)  

Theo hãng thông tấn AP ngày 11/9/2017, chính phủ Bangladesh đã bằng lòng cung cấp đất để làm trại tạm trú cho 313,000 người tỵ nạn Rohingya đã tới đây từ 25/8/2017. Bà San Suu Kyi- lãnh đạo Miến Điện trên thực tế - sẽ không tham dự Đại Hội Đồng LHQ kéo dài từ 13/9/2017 tới 25/9/2017 nại lý do an ninh của đất nước. Bà đang bị chỉ trích về cuộc trốn chạy của người Hồi Giáo Rohingya.

Khác biệt tôn giáo, cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái, khác biệt chủng tộc… khó lòng  sống chung với nhau đang là vấn nạn toàn cầu. Đông Timor năm 2002 tách ra thành lập một quốc gia riêng vì đa số theo Thiên Chúa Giáo do di sản của Thực Dân Bồ Đào Nha để lại. Nam Sudan tách ra thành lập một quốc gia riêng năm 2011 cũng chỉ vì Nam Sudan đa số theo Thiên Chúa Giáo. Kosovo tách ra khỏi Serbia năm 2008 vì vùng đất này 90% là Hồi Giáo.
            Ngay khi cùng thờ chung một Thượng Đế cũng không thể chung sống, chẳng hạn như Bắc Ái Nhĩ Lan mà đa số là Ca Tô Giáo La Mã đã tách ra khỏi Ái Nhĩ Lan mà đa số là Tin Lành. Nếu vấn đề Rohhingya không được giải quyết bằng phương thức hòa bình, dưới áp lực của các siêu cường, Bang Rakhine có thể sẽ ly khai và trở thành một quốc gia riêng trong lòng Miến Điện. Kịch bản để tiến đến mục tiêu này là nhân danh Liên Hiệp Quốc hoặc đơn phương, hoặc NATO+Mỹ sẽ thiết lập một Vùng Cấm Bay, tiêu diệt tất cả mọi tiềm lực của Miến Điện, sau đó đem lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây mà quân Mỹ là chủ lực để thành lập một quốc gia riêng cho người Rohingya.

Nếu người Hồi Giáo Rohingya sống rải rác trên Miến Điện thì nó không tạo một áp lực chính trị lên chính quyền trung ương. Chính vì họ sống tập trung tại Rakhine cho nên sớm muộn gì họ cũng đòi tự trị và sau đó thành lập quốc gia riêng. Nói mà không sợ sai lầm, chỉ cần nước Mỹ này 30% dân số là người Hồi Giáo sống tập trung, nước Mỹ sẽ bị chia cắt theo lằn ranh tôn giáo. Chính vì thế mà Ô. Trump đã có những biện pháp hạn chế hoặc ngăn cấm người Hồi Giáo nhập cư để tránh một thảm họa không xa. Cho nên đứng ngoài phê phán Miến Điện thì dễ nhưng chính mình “ở trong chăn” mới thấy muôn vàn khó khăn. Tự do đi lại, dang tay chào đón người di dân, nhất là người Hồi Giáo tới nước Mỹ đã trở thành một nguy cơ tiềm ẩn chứ không còn là một nhu cầu bức thiết của một quốc gia “đất rộng người thưa” cách đây 200 năm.

Đài truyền hình lớn nhất Hoa Kỳ Fox News ngày 19/2/2018 cho biết, Thủ Tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã dùng thông điệp quốc dân hằng năm để mạnh mẽ chống lại di dân, cảnh cáo những chính quyền Âu Châu đã mở đường cho sự suy thoái của nền văn hóa Thiên Chúa Giáo và gia tăng ảnh hưởng/văn hóa Hồi Giáo. Ô. Orban- người tin rằng sẽ đắc cử nhiệm kỳ thủ tướng thứ ba trong cuộc bầu cử vào Tháng Tư này, đã gợi lên hình ảnh của Tây Âu bị chiếm lĩnh bởi người Hồi Giáo khi nói rằng người Đức đang bị đẩy khỏi những thành phố lớn khi di dân Hồi Giáo trước hết là chiếm ngụ các thành phố lớn. Chúng tôi (Ô. Orban) là những người tin rằng hy vọng cuối cùng chính là Thiên Chúa Giáo. Nếu nhiều triệu người trẻ được phép di chuyển về phía bắc, áp lực lớn sẽ đè nặng lên Âu Châu. Nếu cứ như vậy tiếp tục, tại những thành phố lớn người Hồi Giáo sẽ chiếm đa số và Hung Gia Lợi sẽ là mặt trận là nước cuối cùng để chống lại việc “Hồi Giáo Hóa”Âu Châu.

 Ông Orban lo ngại là phải. Lịch sử chứng tỏ rằng một nước bị nô lệ hay có ngoại bang đóng quân và ngày nay là di dân ồ ạt - sẽ làm thay đổi bản sắc dân tộc. Mà muốn thay đổi bản sắc dân tộc thì không gì nhanh chóng cho bằng cải đạo. Khác tôn giáo là khác tất cả. Vì Âu Châu là các quốc gia tôn trọng dân chủ. Họ lên án, cấm vận, lật đổ các quốc gia không dân chủ. Cho nên, dù  thế nào đi nữa, dù mất cả tôn giáo hay bản sắc dân tộc…họ vẫn phải tôn trọng dân chủ. Khi mà tại các thành phố ở Âu Châu người Hồi Giáo chiếm đa số, qua tiến trình dân chủ bầu cử, lãnh đạo chính quyền sẽ về tay người Hồi Giáo. Khi người Hồi Giáo nắm được chính quyền thì chúng ta có thể tưởng tượng ra những luật lệ gì được ban hành, những gì phải tuân theo, những gì bị cấm đoán. Người Hồi Giáo không cần đổ một giọt máu mà có thể “chiếm lĩnh” Âu Châu…để trả thù cho sự tủi nhục đã bị Âu Châu đô hộ, chia cắt, đem Tin Lành hay Thiên Chúa Giáo vào nước họ từ những thế kỷ trước.

Nghĩ cho cùng âu cũng là “Nhân-Quả”. Anh tôn thờ dân chủ, sẽ có ngày chết vì dân chủ, như một vị thiền sư đã nói, “Thuốc nào cũng là thuốc độc”. Cứ thử chiêm nghiệm mà xem. Cho nên có thể chỉ là “lý sự cùn” khi nói rằng sách lược tối hảo vẫn là : Khi nào dân chủ thì dân chủ. Khi nào độc tài thì cần độc tài và độc tài tới nơi tới chốn. Đông Phương có thể làm điều này nhưng Tây Phương thì không thể làm được vì họ theo chính sách “đường một chiều” tức thấy đúng thì “cứ thế mà làm”. Nhưng đạo Trời rất huyền vi. Lý thuyết đúng ở thế kỷ này nhưng có thể sai ở thế kỷ sau cho nên cần phải uyển chuyển cho hợp với thời thế vì Đạo Trời không đứng yên một chỗ mà chuyển dịch không ngừng. Chỉ có Thời Gian là vĩnh viễn, ngoài ra tất cả đều biến chuyển rồi diệt mất. Đó luật Thành-Trụ-Hoại- Diệt.

Ngày nay, làm thế nào để duy trì “tự do tôn giáo” nhưng vẫn có một tôn giáo dòng chính (khoảng 75%) để ổn định chính trị, duy trì bản sắc dân tộc - đang là một bài toán nhức đầu của nhân loại. Nước Mỹ và Âu Châu dường như đang lúng túng và mâu thuẫn vì vừa muốn bảo vệ “tự do tôn giáo” cho cả loài người nhưng lại muốn giữ sao cho tôn giáo của mình không trở thành thiểu số chỉ vì lý tưởng “tự do tôn giáo” mà họ tôn thờ.

Tôn giáo gắn liền với lịch sử, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc. Nay tôn giáo đổi thì tất cả những thứ đó phải đổi theo. Thí dụ: Một tôn giáo không chấp nhận thờ cúng ông bà tổ tiên thì một người cải đạo theo tôn giáo ấy, chắc chắn sẽ quăng bàn thờ, hình ảnh của tổ tiên mình ra ngoài đường. Rồi các lăng mộ, đền đài, miếu mạo thờ phượng các vị anh hùng hay Thánh của dân tộc đó cũng có thể trở thành hoang phế hay đập bỏ. Rồi lịch sử của dân tộc cũng có thể phải viết lại. Nói tóm lại, toàn là những thứ linh thiêng, thần thánh nhất của một dân tộc sẽ bị hủy diệt. Khác biệt tôn giáo đang từ từ trở thành thảm họa cho nhân loại. Do đó đã có người nghĩ rằng, nếu như nhân loại này không có tôn giáo và sống bằng các nguyên tắc của luân lý và đạo đức, có lẽ con người hiểu nhau hơn và không giết nhau. Bởi vì các nguyên tắc về luân lý và đạo đức đặt trên nền tảng trí tuệ và từ cuộc sống này đi lên. Còn tôn giáo phần lớn phát xuất từ thần linh và đặt trên nền tảng niềm tin.Trí tuệ thì có thể hiểu được còn niềm tin thì có thể đúng có thể sai và đôi khi phải chấp nhận chứ không thể chứng minh. Làm sao chúng ta có thể chứng minh được là sau khi chết sẽ có một thế giới khác mà chúng ta sẽ sống đời đời, vô cùng hạnh phúc? Vì không thể chứng minh cho nên buộc lòng phải “tin”. Và niềm tin cực mạnh gọi là “đức tin”.

Khác biệt tôn giáo chứ không phải bom nguyên tử có thể sẽ hủy diệt loài người. Song, nếu như loài người may mắn còn tồn tại… là nhờ:
-Một tôn giáo nào đó do một siêu cường áp đặt lên toàn thể loài người, các “dị giáo” đều bị tiêu diệt cho nên không còn sự khác biệt tôn giáo nữa. Và loài người sẽ sống dưới mái nhà hạnh phúc hay địa ngục của một “tôn giáo toàn cầu”.

-Do sự giác ngộ, con người nhận ra rằng chỉ có luân lý và đạo đức là cần thiết, tôn giáo là một thảm họa cho nên mọi tôn giáo đều từ từ suy tàn. Từ đó con người vẫn giết nhau vì gốc Tham-Sân-Si vẫn còn nguyên, nhưng sẽ không giết nhau vì khác biệt tôn giáo.
-Một nhận định có thể không hề sai lầm. Bất cứ tôn giáo nào nếu mê tín, dị đoan sẽ nhận chìm xã hội. Nếu tôn giáo đó lại có tham vọng nắm lấy chính quyền thống trị loài người sẽ là thảm họa cho nhân loại.

-Một tôn giáo tốt lành là tôn giáo không kích động tín đồ tranh đoạt chính quyền, không tìm cách khống chế chính quyền để đoạt danh lợi cho giáo sĩ và cho tôn giáo của mình và không chủ trương tiêu diệt các tôn giáo khác để độc quyền khống chế tư tưởng loài người. Chính vì thế mà Âu Châu, Hoa Kỳ và các nước tiến bộ đều tách biệt tôn giáo và nhà nước (Separation of State and Church) để không cho tôn giáo khuynh loát, khống chế chính quyền.
 
Đào Văn Bình
(California ngày 4/3//2018)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2010(Xem: 4813)
Phải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người". Darwin viết thầm trong Nhật Ký: "Để tránh khỏi phải nói rằng tôi đã trở thành duy vật đến thế, tôi phải nhẹ nhàng trong cách nói, chỉ nói rằng những cảm xúc, những bản năng, những mức độ tài năng, tất cả đều di truyền, bởi vì bộ não của đứa bé giống như bộ não của cha mẹ nó" (18). Ông viết trong thư gửi Karl Marx: Đừng tấn công trực tiếp Thiên chúa giáo làm gì, vô ích đối với quần chúng; "hãy làm giàu trí óc con người bằng tiến bộ của khoa học, chỉ nhờ thế tự do tư tưởng mới phát triển thêm. Và bởi vậy, tôi tránh nói đến tôn giáo, chỉ hạn chế vào khoa học" (19).
16/07/2010(Xem: 8613)
Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.
04/07/2010(Xem: 5840)
1. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và nguyện sống như thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy.
03/07/2010(Xem: 5818)
“Kính thưa các bạn, tôi đã từng có dịp đọc Phúc Âm với con mắt của một thiền sư. Chúng tôi đã từng có giao lưu với các linh mục và các vị mục sư. Chúng tôi đã từng sinh hoạt chung, những sinh hoạt này không phải chỉ là trao đổi ý kiến và kinh nghiệm mà còn là sống chung và tu tập chung. Chúng tôi xin phát biểu trên cơ bản đó. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều buổi họp, nhiều hội nghị đối thoại giữa đạo Phật, đạo Ki Tô và những đạo khác. Tôi nhớ ngày xưa có một thiền sư Việt Nam đã đọc kinh Dịch và đã trình bày kinh Dịch theo cái nhìn của một thiền sư.
03/06/2010(Xem: 4766)
"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa"
21/05/2010(Xem: 5096)
Tôi mới đây được xem bộ phim 'Kẻ trộm sách' của đạo diễn Brian Percival và trong đầu luôn ghi nhớ hình ảnh cô bé xinh xắn, đáng yêu Liesel Meminger nghiêng mình bên trang sách.
20/05/2010(Xem: 5481)
30 tháng 7, 2009 Vấn đề Alexandre de Rhodes chưa thể quên đối với người dân Việt nhất là với giới nghiên cứu vì vài lý do: a- Sau năm 1993 “bia 1941” của A. de Rhodes, được dựng lại tại khuôn viên thư viện Hà Nội và tên đường A. de Rhodes cũng được tái lập tại TP. Hồ Chí Minh/
10/03/2010(Xem: 4548)
Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là giáo sư của trường Trung học Bồ Đề Nha Trang. Khoảng năm 1962-1963, Ông xuất hiện trong phong trào tranh đấu Phật Giáo Nha Trang và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc . Sau đó không ai biết tông tích ông. Sau năm 1975 ông xuất hiện và giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn Giáo chính phủ. Năm 1990 ông đã được ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến. ‘Niềm Riêng’ ở cuối bài Thống nhất Phật giáo nói lên rất nhiều điều.
26/09/2009(Xem: 7104)
Thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Thông bạch thành lập cơ cấu mới của Giáo hội tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu và Tân Tây Lan gồm những thành viên trung kiên theo đường lối dân tộc và Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
15/09/2009(Xem: 7201)
Để đối phó với tình hình khó khăn, bị vu cáo trắng trợn và đe dọa thường trực, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo mới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]