Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dư Luận Ngày Khai Mạc

24/11/201708:28(Xem: 4821)
Dư Luận Ngày Khai Mạc

dai hoi ky 8-a


DƯ LUẬN NGÀY KHAI MẠC


Như vậy, sau bao ngày chuẩn bị và trông đợi nét mới có thể có trong ngày Đại hội, cũng đã đến. Chả hiểu BTC Đại hội  lần đầu tiên, cách đây trên 35 năm, chọn Đại hội vào mùa Thu-Đông là tình cờ hay có ý, để không khí tươi mát, không làm Đại biểu mệt mõi, làm việc tỉnh táo hơn và mọi sinh hoạt thoải mái hơn, tuy nhiên, các cụ trưởng lão từ vùng nhiệt đới không quen cái lạnh của miền Bắc, cũng cảm thấy “khổ đế” co mình trong chiếc áo ấm dày cộm cứ như dân miền Bắc cực.

Trống, cờ, kèn, khánh, lộng phướng… inh ỏi, xen lẫn nhiều sắc màu khá vui mắt, một góc phố Quán Sứ, đoàn rước lễ kéo dài cả trăm thước, chiếm phân nữa con lộ hẹp, từng chiếc xe con, xe hai bánh phải từ tốn bò chậm chạp cứ như thành kính tiển đưa ai đó đi ngược chiều với đoàn rước lễ.

                                                     ***

Ban cung nghinh thỉnh HT Pháp chủ vào lễ đường giữa tiếng trống nhạc, tiếng vỗ tay ngập tràn hội trường. Hình thái cung đón như thế thật trang trọng đối với thế tục, nhưng, nếu toàn thể hàng ngàn Đại biểu im lặng, chấp tay thì, có lẽ sẽ trang trọng và linh thiêng hơn đối với một bậc trưởng thượng trong một tổ chức Tôn giáo như Đạo Phật.Đối với Phật giáo, càng đơn giản, càng thanh tịnh lại càng trang nghiêm và tôn kính.

Tăng ni và đại chúng Làng Mai một khi  tán thưởng, đồng tình, hoan hỷ bằng cách rung 2 tay như rung chuông, tuy động mà lại tịnh, phong thái rất Thiền vị, chúng ta nên học cách thể hiện tâm cảm như thế để có sự khác biệt với thế tục.

Sau khi Đức Pháp chủ nhận hoa tặng từ Đại biểu các quốc gia khác, ngài trở về hương thất thì chiếc ngai của ngài cũng thu dẹp luôn. Đáng ra, nên lưu lại chiếc ngai đó xem như ngài vẫn hiện diện cùng Đại hội, đồng thời tỏ ra tôn kính bậc Pháp chủ của chúng ta.

Những bài tham luận của các đơn vị đã được đưa vào tập Kỷ yếu, văn kiện Đại hội, Các Đại biểu nên trình bày nội dung tổng quát, hoặc thảo luận một chủ đề thích hợp với hiện trạng của Phật giáo, có thế mới khỏi tạo sự nhàm chán và mất thời giờ một cách vô ích, vì thế, ta không ngạc nhiên khi một vài hình ảnh Đại biểu ngồi nhắm mắt đã bị đưa lên cộng đồng mạng.

Thời gian một ngày rưỡi,tức là 2 buổi dành cho lễ khai mạc và đọc tham luận, trong đó, từ  10.30g  sáng 21/11, tham luận của các Ban Viện Trung ương, BTS các tỉnh thành phố kéo dài đến sáng hôm sau, thời gian cho tham luận quá nhiều, có cần chăng một thời gian như thế, nghĩa là 2 ngày Đại hội thì hết một ngày, tức chiếm phân nửa thời gian quan trọng của Đại hội.

Nói về tham luận, hàng năm, các tỉnh, thành phố  đều tổ chức những cuộc Hội thảo khoa học theo chủ đề, theo Ban ngành, nhưng đâu lại vào đó, các tham luận được xếp vào kho lưu trữ sau khi nghe Đại biểu trình bày nghe sướng tai rồi vỗ tay tán thưởng.

                                                 ****

Về trật tự và an ninh trong Hội trường, khá chặt chẽ và nghiêm túc, nhờ thế tránh được sự lộn xộn mà các hội nghị, hội thảo đã gặp phải; nhân sự phục vụ cũng nhã nhặn lịch sự, quý Phật tử tỏ ra tôn kính chư Tôn đức, các Đại biểu.Và các Đại biểu hoan hỷ chấp hành theo quy định khi bước qua cửa Hội trường và vị trí trong Hội trường

Cách làm việc và điều hành Đại hội là do kết tinh những kinh nghiệm suốt 7 nhiệm kỳ qua, chủ tọa đoàn tỏ ra chuyên nghiệp. Tuy nhiên, xướng ngôn viên trong ngày khai mạc chưa được êm dịu và trôi chảy, có lẽ khả năng tự phát hơn là qua trường lớp đào tạo, nhưng dẫu sao vẫn tạo được nét đa dạng trong một tổ chức mang tính toàn quốc,to lớn như thế.

Những khen ngợi và phê phán không thể trình bày hết, nhất là những ý kiến vụn vặt không cần thiết. Dẫu sao, không tránh khỏi những khiếm khuyết trong bất cứ tổ chức nào, nhưng một tổ chức rộng rãi như thế tạo một điểm sáng trong ngày khai mạc cũng không phải dễ, nhất là một tổ chức không có tính tổ chức như Phật giáo trãi qua hàng ngàn năm chỉ chú tâm hướng nội.

 

MINH MẪN

22/11/2017

dai hoi ky 8-b

* PHIÊN HỌP CUỐI CÙNG

 

Như những ngày qua, các Đại biểu có mặt đúng giờ, tuy có vẻ mệt mỏi lộ trên khuôn mặt của một số  vị cao niên, nhưng vẫn cố gắng tham dự đầy đủ chương trình sinh hoạt của Đại hội.

Đại hội Phật giáo kỳ VIII được kết thúc sau hai ngày làm việc.

Buổi sáng ngày 22/11:

-       Nghi thức khen thưởng của nhà nước cho tập thể, cá nhân Tăng Ni, cư sĩ GHPGVN.

-       Đại hội biểu quyết thông qua bản Hiến chương đã được góp ý tu chỉnh lần thứ 6

-       Đại hội biểu quyết và cử hành nghi thức tân phong Giáo phẩm, Hòa Thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư

-       Thông qua các văn kiện Thư gửi Chủ tịch nước, Thư gửi Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước của Đại hội VIII GHPGVN.

-        

Buổi chiều:

 

-       Báo cáo danh sách bổ sung HĐCM và Đại hội suy tôn

-       Báo cáo danh sách nhân sự HĐTS nhiệm kỳ VIII và Đại hội suy cử.

-       Hội đồng Chứng minh, HĐTS khóa VIII họp phiên đầu tiên suy cử Ban thường trực của 2 Hội đồng.

-       Sau đó, 16g làm lễ Bế mạc gồm các tiết mục:

-       Giới thiệu thành phần Đại biểu tham dự lễ Bế mạc Đại hội

-       Thông báo kết quả suy tôn Ban Thường trực HĐCM, suy tôn Đức Pháp chủ

     Và suy cử Chủ tịch HĐTS, các chức danh Ban thường trực HĐTS.

-        Đại hội cử hành lễ tụng bài kinh Chuyển Pháp luân bày tỏ ý chí nguyện vọng của Đị hội kính dâng lên Đức Pháp chủ.

-       Đạo từ của Đức Pháp chủ khuyến giáo Đại biểu Đại hội, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.

-       Tăng Ni Phật tử Thủ đô, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây nguyên, Tây Bắc chúc mừng Đại hội thành công tốt đẹp.

-       Các đoàn Phật giáo Quốc tế tặng hoa chúc mừng HT Chủ tich HĐTS.

-       Lời tri ân của BTC Đại hội đối với Tăng Ni, Phật tử và các nhà hảo tâm hỷ cúng cho Đại hội.

-       Thông qua dự thảo nghị quyết của Đại hội.

-       Diễn văn bế mạc Đại hội.

-       Đại hội hồi hướng công đức

-       Sau cùng là tiệc liên hoan chúc mừng Đại hội.

 

***

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ VIII (2017-2022)

“Trong bối cảnh chung của xã hội, đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển vào thập niên đầu thế kỷ 21, Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo sự vận hành hòa nhập cùng trào lưu phát triển của xã hội và thế giới, nhất là tinh thần đoàn kết, hòa hợp, ổn định, quyết tâm của toàn Giáo hội kế thừa những thành quả đã đạt được trong 36 năm qua, và trong Nhiệm kỳ VII, chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017-2022) được hoạch định như sau:

1. Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng “ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC”.

2. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.

3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

4. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới. Kết nối chặt chẽ với các hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.

6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.

7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp luật Nhà nước.

8. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

9. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện. Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho cộng đồng xã hội.”

 

***

Như thế, qua ba ngày làm việc kể cả phiên họp trù bị, đã được kết thúc trong tinh thần hoan hỷ của hầu hết Đại biểu. Tuy nhiên, vẫn có một vài nhân sự hy vọng chen chân vào các chức vụ Trung ương, nhưng do vài lý do nào đó đã không đạt yêu cầu, vì vậy, danh sách đã trống tên.

Đại hội chỉ là thủ tục hành chánh, điều quan trọng của người con Phật trong mọi giới là tâm phục vụ Đạo và Đời một cách vô ngã. Địa vị, chức danh chỉ là giai đoạn ảo, nghĩ như thế thì tâm sẽ an, thân sẽ nhàn. Mục đích đời người con Phật là gieo chủng tử giải thoát khỏi 6 cõi luân hồi.

Đại hội hiểu theo nghĩa rộng là sự quy tập cho những tâm hồn cao thượng để phục vụ mà không nghĩ đến lợi danh, Đại hội như thế sẽ là kết quả tốt đẹp nhất.

Đại hội kỳ VIII khác hơn những Đại hội trước có 2 vấn đề nổi bậc:

1/ thẻ đại biểu có dán hình và có mã vạch rất kỷ, nhưng không kỷ khi để sai đơn vị của Đại biểu.

2/ Bản kinh Chuyển Pháp Luân” được chư tôn đức xướng tụng nghe thật thành tâm tạo không khí linh thiêng trong buổi kết thúc, nhưng rất tiếc, đáng ra trước hoặc sau khi kết thúc bài tụng cần có  ba hồi chuông trống bát nhã để cao dấu ấn tôn giáo hơn là kèn trống chào cờ mang tính nghi lễ hành chánh.

 

MINH MẪN  

22/11/2017

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2017(Xem: 5946)
Phật giáo bao đời nay tồn tại và phát triển , vẫn luôn đúng theo chánh pháp Từ Bi-Hòa Bình và Bình đẳng với tất cả. Một cá nhân tiêu cực hay một sự kiện sai trái dù xảy ra ở nơi đâu, quốc độ nào , sai và trái ra sao nếu có có liên quan đến hai từ " Phật Giáo" đều làm chạnh lòng những người con Phật chân chính. Điều quan trọng nhất ở mỗi người con Phật chúng ta là vẫn mong muốn một sự việc dẫu đúng hay sai xảy ra, phải được gọi đúng tên, đúng chỗ vì thanh danh Phật giáo còn rất lớn, rất rộng và tất nhiên rất đẹp giữa cuộc sống này. Nhìn lại lịch sử hơn ngàn năm , Phật giáo luôn là nạn nhân của chiến tranh, thù hận và đố kỵ do chính bản chất Từ Bi và Hòa Bình của nền tảng chân lý Phật đà muôn thưở. Vậy không có lý do gì Phật giáo là chủ nhân gây chiến, gây bất ổn xã hội ? Chúng ta muốn mọi sự việc phải được gọi đúng tên của nó.
11/09/2017(Xem: 7625)
Theo nội dung vụ án, tháng 12/2005, ông Bửu và ông Xua mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” đến nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM để xin phép xuất bản. Nhưng sau đó ông Bửu và Xua nhờ ông Trần Trí Trung mang bản thảo tập thơ này đến xin giấy phép tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM. Một thời gian sau, nguyên đơn phát hiện tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” đã được xuất bản và phát hành. Tuy nhiên, tác phẩm này lại ghi tên tác giả là Trần Trí Trung.
24/08/2017(Xem: 5520)
Cách đây 3 tuần, Tòa án Nhân dân huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã tuyên phạt 9 tháng tù giam đối với bị cáo Cấn Ngọc Giang, người đã dùng chiếc cốc thủy tinh đập vào đầu bác sĩ L.Q.D. của Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, khiến anh ngất tại chỗ, đầu có 2 vết thương, phải khâu 7 mũi và phải theo dõi chấn thương sọ não.
13/08/2017(Xem: 6298)
Chúng ta đang sống trong thời đại internet, thông tin được trao đổi vô cùng nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Trong những công cụ đáp ứng nhu cầu của nhân loại hiện nay có các mạng xã hội, mà Facebook là một mạng xã hội chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê năm 2015, hơn 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook. Vậy Facebook có công năng gì mà tạo sức mạnh lôi cuốn nhiều người như vậy và riêng đối với Tăng Nitrẻ, Facebook mang đến những lợi ích gì đến mức độ phải nghiện Facebook hay không.
13/08/2017(Xem: 5094)
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, một thế giới ngày càng “phẳng hơn” và mọi sự trao đổi thông tin trở nên nhanh hơn với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, khoa học và công nghệ thông tin. Trong số những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại, các mạng xã hội là những công cụ vô cùngtiện ích. Facebook, một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số ứng dụng khác như: Myspace, Yahoo!Blog,… nhưng nó đã lấn át các đối thủ, nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, chiếm vị trí số một thế giới, thu hút hàng tỷ người tham gia (cán mốc 1 tỷ người vào năm 2012). Nếu Facebook được chấp nhận sử dụng tại Trung Quốc, hẳn số người sử dụng Facebook sẽ không chỉ dừng lại ở con số này!
02/08/2017(Xem: 8449)
Từ một cô gái Việt Nam vô danh, chị đã trở thành nhân vật chính của các buổi tọa đàm ở Hà Nội, các chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” trên Đài Truyền hình Việt Nam; là đối tượng nghiên cứu khoa học được các tổ chức quốc tế và Đài Truyền hình Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… mời ra nước ngoài khảo nghiệm, được truyền hình trực tiếp về khả năng đặc biệt của “Người ba mắt”… Trở thành hiện tượng “không muốn tin cũng phải tin”
01/08/2017(Xem: 4711)
Nước ta từ khi theo chính sách đổi mới (1986) đến nay đã đạt rất nhiều thành tích đáng kể về cả kinh tế lẫn vị thế chính trị trong khu vực Đông Nam Á và trên trương quốc tế. Trong xu thế làm ăn mới nầy, chúng ta đã say sưa theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế hầu như duy nhất nhắm làm tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) (Gross Domestic Product) hay còn gọi là Tổng Thu Nhập Nội Địa (GDI) (Gross Domestic Income). Điều nầy hẵn là không sai vì hầu như mọi nhà kinh tế, nhà chiến lược phát triển quốc gia đều cỗ vũ và lấy GDP làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của một đất nước. Nhưng thật ra là chưa đủ, chưa hoàn toàn đúng hay chưa tối ưu với những nước từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá vì chiến tranh như nước ta tìm cách vươn lên trong thế giới mà đã có sẵn những nước đã bắt đầu phát triển từ khoảng 300 năm trước với những ưu thế như : chiếm tài nguyên của những xứ thuộc địa hay mua rẽ của những nước lạc hậu làm nguyên liệu sản xuất, và những nước thuộc địa hay lạc hậ
17/06/2017(Xem: 5522)
Đại Thiên là nhân vật xuất hiện sau Phật nhập Niết Bàn 100 năm, hay sau Phật 200 năm? một nhân vật gây sóng gió không những trong Tăng đoàn thời bấy giờ, còn để lại hậu quả lâu dài mà các học giả, các nhà nghiên cứu không ngớt tranh luận. Có những nhà nghiên cứu sử xem ông ta là thủy tổ của Đại chúng bộ, thậm chì là Đại thừa. Điều này không đúng, vì theo quan điểm của Kimura Taiken thì dựa vào văn hóa của Ấn Độ và những tác phẩm trước và sau công nguyên, tư tưởng Đại thừa chưa được hình thành. Trong khi đó lịch sử phiên dịch kinh tạng của Trung Quốc ghi nhận đến thế kỷ thứ II sau Tây Lịch kinh điển Đại thừa mới bắt đầu được phiên dịch. Cho nên học giả Kimura Taiken cho rằng nếu nhận định Phật giáo Đại thừa hình thành từ trước kỷ nguyên Tây lịch thì không phù hợp. Trong khi đó nhà nghiên cứu Lữ Trừng lại cho rằng Đại thừa Phật giáo hình thành vào giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV Công nguyên. Ta thấy hai nhà nghiên cứu này, đều
01/06/2017(Xem: 17837)
Trong cuộc sống, việc bất bình thường không phải ít; có khi bị thần kinh, có khi bị ảo giác, hay hoang tưởng, có khi bị chấn thương đưa đến bất thường, có lúc tu tập không có Minh sư hướng dẫn, hành giả không đọc kỹ kinh Lăng Nghiêm… Cũng có khi sở đắc một khía cạnh nào đó rồi cứ ngỡ là toàn giác.
31/05/2017(Xem: 6428)
Nếu những ai yêu thích thể loại nghệ thuật dân tộc Hát Bội thì hẳn biết có bốn thể loại được chia ra theo các cụm chủ đề; đó là Tuồng Đồ, Tuồng Pho, Tuồng Truyện và Tuồng hài dân gian. Ngoài Tuồng Hài Dân Gian còn lại ba thể lọai trên ai cũng đều biết tích truyện lẫn kết cuộc vở diễn, thậm chí biết luôn từng tính cách nhân vật khi họ vửa xuất hiện bên phải cánh gà sân khấu qua gương mặt hóa trang và bộ y phục đang mặc trên người. Ấy vậy mà vẫn làm say đắm biết bao nhiêu khán giả nhiều thế hệ qua chưa hề biết nhàm chán. Bộ môn nghệ thuật Hát Bội là viên ngọc quý của dân tộc bởi nó đã đi trước mọi thời đại do tính chất đặc thù mà phương Tây gọi là "Sân Khấu Ước Lệ", một sân khấu chọn cái tiêu biểu để nói cái bao quát, vượt ra xa mấy chục mét vuông của sàn diễn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]