Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề sử dụng Facebook của Tăng Ni hiện nay

13/08/201708:48(Xem: 4474)
Vấn đề sử dụng Facebook của Tăng Ni hiện nay


khoa-boi-duong-tru-tri-he-phai-khat-si

VẤN ĐỀ
 SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA 

TĂNG NI HIỆN NAY
Thích Nữ Liên Trí

(Bài trình bày tại khóa "Bồi dưỡng trụ trì 2017[Hệ phái Khất sĩ]" 
được tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang ngày 13-19.5.2017)



Facebook- mạng xã hội thu hút đông đảo người sử dụng
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, một thế giới ngày càng “phẳng hơn” và mọi sự trao đổi thông tin trở nên nhanh hơn với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, khoa học và công nghệ thông tin. Trong số những công cụ phục vụđáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại, các mạng xã hội là những công cụ vô cùngtiện ích. Facebook, một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số ứng dụng khác như: Myspace, Yahoo!Blog,… nhưng nó đã lấn át các đối thủ, nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, chiếm vị trí số một thế giới, thu hút hàng tỷ người tham gia (cán mốc 1 tỷ người vào năm 2012). Nếu Facebook được chấp nhận sử dụng tại Trung Quốc, hẳn số người sử dụng Facebook sẽ không chỉ dừng lại ở con số này!

Ngành phát thanh mất 38 năm để có 50 triệu người nghe. Để đạt đến con số này, truyền hình mất 13 năm; internet mất 4 năm; còn Facebook thì chưa đầy 9 tháng đã có 100 triệu người dùng. Các ứng dụngtrên iPhone dành cho Facebook được tải về đạt 1 tỷ trong vòng 9 tháng. Mỗi ngày có 700,000 người mới tham gia vào Facebook (Theo DBA Worldwide). Vậy đủ biết sức mạnh của Facebook đến đâu!

Gần đây, mạng xã hội Facebook đang tăng đột biến về số người dùng tại Việt Nam. Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ lan truyền mạnh mẽ, đặc biệt là trong giới trẻ. Facebook đưa ra con số thống kê cuối năm 2015 rằng, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người dùng Facebook hoạt động hàng tháng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số tại Việt Nam (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook. Trong số đó, 21 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập hàng ngày vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di độngViệt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (82 triệu người) và Thái Lan (37 triệu người).

Đây là con số của hơn 1 năm trước, đến hiện tại, chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng chắc hẳn số người sử dụng Facebook đã tăng lên nhiều. Một điều cần lưu ý là Facebook không thống kê những người dưới 18 tuổi vì đối tượng này sử dụng Facebook với mục đích không phải để mua sản phẩm/dịch vụ (tức là ít có hành vi mua sắm trên Facebook hơn các đối tượng còn lại), mà Facebook thống kê số người dùng chỉ áp dụng đối tượng từ 18 đến 65 tuổi để phục vụ mục đích thương mại mà thôi. Điều này có nghĩa là, số người dùng Facebook trên thực tế còn cao hơn rất nhiều vì nhóm người dưới 18 tuổi và trên 65 tuổi đang sử dụng Facebook không phải là ít!
Tại sao Facebook có sức cuốn hút đến như vậy? Câu trả lời nằm ở chỗ công năng tuyệt vời mà Facebook đem lại cho mọi người.

Facebook: nơi gặp gỡ, chia sẻ và thể hiện mình

Sự kết nối của Facebook ban đầu từ nhóm những người bạn, hoặc cùng trường lớp, cơ quansở thích,…và từ đó có thể mở rộng không cùng tận. Không có biên giới nào dành cho Facebook! Mọi người cũng có thể kết bạn, gởi tin nhắn cho nhau cũng như người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè ở bất cứ nơi nào có mạng internet. Chính vì vậy, Facebook là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh bằng con đường nhanh nhất. Facebook còn cung cấp cho người dùngnhững ứng dụng giải trí tuyệt vời (đăng tải video trực tuyến, chơi game, nghe nhạc, xem phim…). Một đặc tính nổi bật nữa của Facebook chính là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình để thỏa mãnnhu cầu “chia sẻ”. Nó gần giống như một cuốn nhật ký sinh động ghi lại những cảm xúcấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời đời thường. Chính những đặc điểm trên, Facebook trở thành mạng xã hộinăng động liên tục mang đến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Chỉ cần có một tài khoản trong Facebook, người dùng có thể đưa lên đó những nội dung, hình ảnh, video clip,… chia sẻ cùng mọi ngườitham gia bình luậnan ủi, động viên, “gỡ rối”thể hiện thái độcủa mình với những gì được chia sẻ qua việc bấm nút “like” động viên tác giả. Qua Facebook, người dùng có thể hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi. Nó có thể giúp người ta tìm thấy nhau trong đời, tìm lại nhau sau bao thất lạc, xa cáchNó giúp tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đó là một kênh quảng cáo toàn cầu hiệu quả. Nó còn giúp người ta cách thức làm ăn, giúp các hội, đoàn, các đội tình nguyện hoạt động từ thiệnnhân đạo, vì môi trường. Nó có thể cứu những phận đời, giúp đỡ, an ủi người bất hạnh. Facebook còn là là nơi trao đổi bài vở, kiến thức,… Và còn vô vàn tiện ích khác nữa nảy sinh và đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trên khắp hành tinh.

Facebook là nơi lưu trữ và giao lưu của rất nhiều nguồn tin phong phú và đa dạng. Mỗi ngày, biết bao thông tin mới mẻ từ Facebook. Thực tế cho thấy, nhiều tin tức trên Facebook được cập nhật rất nhanh chóng, nên tin ở Facebook mới hơn tất cả những trang tin các báo điện tử chính thống. Có nhiều thông tin rất chính xác và hữu ích chỉ có trên Facebook mà không thể tìm thấy ở những nguồn khác. Rất nhiều những sự kiện quan trọng trong xã hội đều được phản ánh trung thực và nhanh chóng trên facebook, hơn cả những tờ báo mạng uy tín  lâu nay. Trên Facebook, nhiều tiêu cực xã hội kịp thời được phản ánh một cách đầy thuyết phục khi có cả hình ảnh, video clip làm chứng cứ. Nhờ đó, dư luậnxã hội lên tiếng và sự phản ứng nhanh chóng của số đông có tác dụng vô cùng to lớn, góp tiếng nói cộng đồng vào việc ổn định và phát triển xã hội.

Từ khi xuất hiện máy tính bảng như  ipad và các loại điện thoại thông minh hỗ trợ, người ta vào Facebook ở mọi nơi, mọi lúc. Chính vì vậy mà Facebook có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám pháhiểu biết, trải nghiệm,… ở họ vô cùng lớn. Nhu cầu nhiều, sử dụng nhiều nên rất nhiều người đã không cưỡng nổi sự lôi cuốn như mê hoặc của mạng xã hội này và hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi: hội chứng “nghiện” Facebook!


facebook-gay-nghien

Facebook: dễ nghiện khó bỏ, tác hại vô cùng

Một cách bản năng, một trong những nhu cầu quan trọng của con người là kết nối và giao tiếp. Ai cũng muốn được bày tỏ suy nghĩquan điểm của mình về một vấn đề, và muốn người khác hiểu mình và hơn thế nữa, là muốn ý kiến của mình tạo ảnh hưởngtác động đến người khác càng nhiều càng tốt. Với những nhu cầu này, Facebook có thể đáp ứng tất cả. Do đó, Facebook có một ma lực đối với tất cả mọi người, nhất là giới trẻ. Thế nhưng, người đã “ghiền” Facebook thì vô tư chia sẻ những thông tin cuộc sống như một phần việc hằng ngày. Chuyện gì phát sinh trong một ngày sinh hoạt họ đều mang lên Facebook, mỗi ngày đăng lên gần chục trạng thái khác nhau, bình luậntrả lời, nhấn nút “like” và lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống. Họ có thể thức thâu đêm để cập nhật trạng thái (status), bình luận (comment), đọc tin, “like” ảnh hay chia sẻ các đường dẫn, trang mạng đến một thông tin nào đó, thử các ứng dụnggia nhậpcác hội nhóm. Một số “nghiện” đến mức họ dùng mạng chỉ vì một mục đích duy nhất là để vào… Facebook!!!



facebook


Một khi lạm dụng Facebook quá đà, người dùng ắt phải dành rất nhiều thời gian cho nó! Nghiện cái gì cũng không tốt và khó bỏ, Facebook không là ngoại lệ. Những người nghiện dành cho Facebook một vị thế ưu tiên hơn mọi thứ khác, thậm chí ăn, ngủ cùng Facebook. Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay đưa hình ảnh, video clip lên là họ ngồi đợi mọi người bấm nút “like”, bình luận (comment) thế nào, rồi bình luận trả lời (reply), “like” lại. Họ có thể dành cả nửa thời gianmỗi ngày để tán gẫu, khoác lác, tung hứng, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt Facebook một cách vô thức. Họ mua điện thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được lên Facebook ở khắp mọi nơi. Có những con nghiện, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó; thậm chí, mua cái áo mới cũng chụp hình lên để mọi ngườicùng bàn tán khen chê; ăn uống ngủ nghỉ, vui chơi giải trí…, làm gì họ cũng có thể cập nhật trạng thái(status) trên Facebook. Hầu hết những người dùng Facebook, cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những gì mình chia sẻ trên đó được nhiều người “like”. Thế là nhiều người dùng đủ cách để “câu like”, nghĩa là nói một cách giật gân, gây tò mò, chú ý và bấm nút “like” thể hiện sự đồng tình, khuyến khích, khen ngợi, hô hào để được nhiều người “đáp lễ” mà “like” lại cho mình!




anh-huong-face-book-tai-my


Có nhiều người sau khi dùng Facebook một thời gian thì kịp nhận ra những nguy hiểm do nghiện Facebook và trăn trở tìm cách “cai” bằng nhiều biện pháp khác nhau: xóa phần mềm Facebook trong điện thoại; cài phần mềm khác thay thế hoặc có bạn còn dán khẩu hiệu “một ngày lên Facebook chỉ một lần” khắp phòng để tự kỷ ám thị mình. Đã có người cai được, nhưng phần lớn thì đâu vẫn vào đó. Những con nghiện Facebook cũng thừa nhận là khó cai, cai mãi không thành, đến mức có cả “Hội những người cai Facebook nhưng không thành” lên tới cả gần 1600 thành viên! Facebook quả thực là thói quen dễ nghiện nhưng khó bỏ!

Chính vì sức hút mãnh liệt của Facebook mà một khi lạm dụng và trở thành “con nghiện” thì mạng xã hội này trở thành con dao hai lưỡi gây tác hại không nhỏ. Đơn cử vài tác hại:

Ảnh hưởng sức khỏe và công việc: Có nhiều bạn mải mê Facebook có thể dành nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày để dán mắt lên màn hình máy tính hoặc điện thoại chỉ để sử dụng các ứng dụng của Facebook. Nhiều người đã tiêu phí thời gian, sức khoẻ của mình vào Facebook để rồi xao lãng học hành và công việc. Đó là chưa kể đến việc đau vai gáy, giảm thị lực khi chúng ta dành quá nhiều thời gian để “sống” cùng Facebook. 
Facebook – nơi dễ dàng bị nhiễu loạn thông tin: Facebook tái hiện cuộc sống xã hội trên không gianảo nên cuộc sống “ngoài kia” thế nào, Facebook cũng như thế ấy. Đây là nơi hội tụ của vô số thông tin đủ loại, có tính chất khác nhau, được viết bởi các quan điểm, góc nhìn, tầm nhận thức và độ thẩm thấukhác nhau, nên ở đó không chỉ có kim cương ngọc quý mà là kho tạp khổng lồ chứa không ít rác thông tin, rác văn hóa độc hại. Những thông tin trên Facebook thường thể hiện quan điểm cá nhân, không có ai kiểm chứng cả nên đúng-sai, tốt-xấu, hay-dở… mỗi người đọc phải tự thẩm định và sàng lọc. Chính vì vậy, ai biết sử dụng Facebook một cách khôn ngoan thì nhận được nhiều lợi ích từ mạng xã hội này, còn không sẽ dễ dàng bị lạc dẫn bởi các luồng tin không chính xác, có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thứcthái độ sống của người dùng. Bản chất hai mặt của vấn đề là điều hiển nhiên và Facebook là con dao hai lưỡi mà không phải ai cũng thấy mặt trái của việc lạm dụng nó.

Facebook: công cụ hỗ trợ cho việc hoằng pháp

Những công năng rất tuyệt vời đối với người cư sĩ tại gia như tạo liên kết bạn bè, chia sẻ thông tin cá nhân, bày tỏ cảm xúctrạng thái, cùng các ứng dụng của kênh giải trí năng động, hầu như không quá cần thiết đối với người xuất gia chúng taTuy nhiên, Facebook giúp chúng ta chia sẻ kiến thức Phật pháptài liệu học tập, cập nhật thông tin Phật sự một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn khi mạng xã hội này có công năng phá vỡ mọi rào cản không gianỨng dụng “live stream video” giúp cho các sự kiện Phật giáo, các bài giảng được gởi lên Facebook trực tuyến càng làm cho Phật pháp tiếp cận dễ dàng, sâu rộng và kịp thời trong quần chúng. Những pháp thoại và bài viết của những nhà hoằng pháplớn như Ngài Dalai Lama, Thiền sư Nhất Hạnh đều nhờ đến Facebook mà tiếp cận đến đông đảo quần chúng trong xã hội. Đây là cách để những bài viết Phật pháp, video bài giảng, hình ảnh và thông tin Phật sự nhanh chóng đến nhiều người ở mọi nơi trên thế giới không hề có sự ngăn ngại nào.

cai-nghien-facebook


Người tu học Phật có thể dùng Facebook như một kênh để chia sẻ Phật pháp đến những Phật tử và giới trí thức hữu duyênnhằm nâng cao trình độ nhận thức Phật pháp. Nhờ đó, sẽ có nhiều người chọn cách tiếp cập Phật pháp linh hoạt hơn, không nhất thiết họ phải đến chùa để trực tiếp nghe giảng Pháp mới tu được. Mạng xã hộiđặc biệt Facebook hỗ trợ để nhân rộng ảnh hưởng tích cực của đạo phápđến với nhiều người trong xã hội ở mọi lúc, mọi nơi, góp phần chuyển tải một “Đạo Phật ứng dụng” đến với con ngườivà xã hội. Những người này lại tiếp tụcmang những thông điệp an vui và hạnh phúc của giáo pháp đến nhiều người khác nữa bằng chức năng “chia sẻ” (share) của Facebook. Họ là những bông sen mới nở, mang hương thơm chánh pháp đến những người xung quanh nhờ vào tuệ giác của đạo Phật khi biết cách nương vào làn gió “Facebook”.

Tuy nhiênứng dụng  này của Facebook cũng có phần bất tiện khi chức năng sắp xếp bài cũ một cách có hệ thống theo từng nhóm không thể tìm thấy ở đây (vì Facebook không ưu tiên cho ứng dụng này). Do đó, khi đưa tài liệu, thông tin lên Facebook, chúng sẽ trôi đi trong mớ hỗn độn giữa những bình luậnvà một khi cần tìm lại nội dung cũ của chính mình, thật không dễ dàng chút nào! Với người đọc thì lại càng khó hơn!
Hơn nữa, qua tìm hiểu, người viết nhận ra rằng, người dùng Facebook quan tâm nhiều hơn ở những tin mới, tin gây shock và những dòng bình luận, nên chỉ thích đọc những đoạn viết ngắn, chứ ít khi kiên nhẫn đọc chậm rãi để có thể thẩm thấu những bài viết dài hoàn chỉnh. Như vậy, Facebook chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ đưa đường dẫn (link), hoặc vài lời giới thiệu ngắn gọn, còn những tài liệu, bài nghiên cứu và thông tin Phật pháp vẫn phải cần những trang mạng Phật giáo chuyên biệt để đăng tải và lưu trữ. Có như vậy, những người làm công tác truyền bá văn hóa Phật giáo mới có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên và lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn đọc lại, nghe lại những tài liệu đã đưa lên trang nhà trước đó. Trên thực tế, quý hòa thượngthượng tọa sử dụngFacebook theo cách hỗ trợ cho trang Phật giáo cố định để những Phật pháp được công chúng đón nhận theo con đường nhanh nhất khi giới thiệu trên Facebook và sau đó tiếp cận đầy đủ nhất khi theo đường dẫn về với trang chuyên Phật giáo. Các “Fanpage” giới thiệu những pháp thoại và bài viết của Ngài Dalai Lama, Thiền sư Nhất Hạnh, TT. Nhật Từ và rất nhiều vị khác nữa là sự vận dụng rất thành côngchức năng hỗ trợ này của Facebook.

Ngoài ra, những Tăng Ni trẻ sử dụng Facebook phục vụ cho vấn đề trao đổi tài liệu học tập, giao lưu chia sẻ, cập nhật thông tin để kịp thời thông báo những thông tin cần thiết của trường lớp đến với nhautrong nhóm. Như vậy, ở một mức độ nhất định, Facebook góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho người xuất gia nếu chúng ta sử dụng đúng cách và hợp lýTuy nhiên, thực trạng cho chúng ta thấy một bức tranh khác đáng lo ngại hơn về việc sử dụng Facebook của người xuất gia, nhất là ở Tăng Ni trẻ.

Thực trạng sử dụng Facebook trong Tăng Ni trẻ

Như trên đã trình bày, Facebook đã mê hoặc người dùng đến mức báo động, và người xuất gia cũng không là ngoại lệ. Trào lưu sử dụng mạng xã hội Facebook đã xâm thực vào đời sống nhà chùa. Nó mời gọi, dụ dỗ và có sức hút mãnh liệt đối với khá nhiều Tăng Ni, nhất là Tăng Ni trẻ – những vị đã, đang và sẽ bước chân vào các ngôi trường Phật học và thế học. Chẳng khác nào tuổi trẻ “ngoài kia”, họ sử dụngcông cụ này một cách cuồng nhiệt hơn bất cứ thứ gì khác nếu không có sự hướng dẫn, khuyên răn thậm chí dùng đến cả các hình thức kỷ luật của những bậc Thầy Tổ. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, người viết xin nêu lên một số vấn đề trăn trở về việc sử dụng Facebook của Tăng Ni trẻ như sau:

Dành quá nhiều thời gian cho Facebook: Từ khi tác ý viết bài về đề tài này, người viết dành thời gianvào Facebook mỗi ngày để khảo sát thực tế việc sử dụng Facebook của một số Tăng Ni trẻ mà người viết biết được để định hướng cho bài viết có tính ứng dụng cao nhất trong khả năng có thể. (Dù rằng có một số Tăng Ni trẻ không lấy chính danh tên hay pháp danh, thay vào đó lấy những tên như “vô thường”, “từ bi”, “cõi ta bà”, “cõi vô thường”, “hoan hỷ”, “đời là cõi tạm”…). Hơn 20 ngày vào Facebook thường xuyên để tìm hiểu, người viết nhận thấy một số Tăng Ni trẻ chăm đưa hình, siêng cập nhật trạng thái, nhiệt tình “like”, hoan hỷ bình luận và trả lời bình luận hầu như mỗi ngày. Một nghịch lý là người xuất gia nào sử dụng nghiêm túc Facebook cho mục đích hoằng pháp thì sau khi viết tin, đưa hình với mục đích chia sẻ thông tin Phật sự, người ấy hầu như không tham gia trả lời bình luận, hoặc nếu có thì rất ít. Trong khi đó, những tu sĩ trẻ khi đưa những thông tin về cuộc sống đời thường thì thường xuyêncập nhật thông tin, hình ảnh, nhắn tin và bình luận nhiều lần trong ngày như một đam mê khó bỏ. Điều này mất rất nhiều thời gianảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thời khóa tu tập.

Ảnh hưởng tiêu cực đến sự tu tập của Tăng Ni trẻ: Những năm đầu bước vào con đường tu tập, người xuất gia cần dành thời giannăng lượng, sự chú tâm thường xuyên cho việc học giới luật, oai nghikinh điển và hành trì cũng như các hoạt động hữu ích khác của người xuất gia để dần thuần thụcmình trong nếp sống của đạo là điều vô cùng cần thiết. Một khi phát tâm xuất gia nguyện sống đời phạm hạnh, mỗi một Tăng Ni đều hiểu rằng, càng bớt đi duyên trần thì càng dễ chuyên tâm cho việc học pháp và tu đạoNếu không làm như vậy mà tiếp tục những việc liên hệ quá nhiều đến đời sống xã hội, như lạm dụng Facebook chẳng hạn, sẽ là một chướng ngại lớn trên con đường tu học vậy. Đáng nói hơn, khi dùng facebook, tâm còn non nớt của người mới vào đạo dễ dao độnggiải đãisuy nghĩ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực vì chịu sự tác động đa chiều từ việc dùng Facebook mà tự mình không đủ khả năngđịnh hướng.

Đăng tải những hình ảnh mất oai nghi, phản cảm trên Facebook. Qua tìm hiểu thực tế, người viết thấy phần lớn những vị tu sĩ sử dụng Facebook một cách nghiêm túc để chia sẻ Phật pháp thường dùngchính tên mình hoặc tên chùa, tịnh xá đặt tên tài khoản Facebook. Điều này rất đáng trân trọng và Tăng Ni trẻ nên học hỏi. Trong khi đó, một số Tăng Ni trẻ cứ nghĩ rằng Facebook là ảo và ẩn mình dưới những tên khác để không ai biết mình. Thế rồi các vị này thường xuyên đưa lên Facebook những hình ảnh mất oai nghi, phản cảm. Với một số tu sĩ trẻ, một khi tham gia Facebook mà không tự đặt ra cho mình một nguyên tắc nhất định, không ý thức hậu quả mình làm thì hậu quả tai hại khôn lường. Nhu cầu kết nối, chia sẻ và tâm lăng xăng muốn thể hiện mình, hiếu thắng “câu like” là mục đích để những Tăng Ni trẻ nông nổi sử dụng các ứng dụng của Facebook một cách tùy tiện, không cân nhắc. Họ đưa lên Facebook nhiều hình ảnh sinh hoạt đời thường rất khó coi như tụ tập ăn uốngcụng ly nâng chén, ôm nhau đùa giỡn, tạo dáng không phù hợp với oai nghi người xuất gia, đưa hình nơi sinh hoạt, phòng ngủ… Là người xuất gia mà cuộc sống thường nhật của mình, từ việc ăn gì, uống gì, đi đâu, làm gì… ta đều muốn cả thế giới đều biết, liệu có hay ho gì? Làm vậy liệu ta có khác với người tại gia cư sĩ? Khi người xuất gia làm điều này, vị ấy tự tạo chướng ngại cho bản thân mình trên con đường tu tậpđồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh người xuất gia trong mắt quần chúng Phật tử và cộng đồng.

Một số giải pháp

Đây là một số cảm nhận của bản thân người viết muốn chia sẻ về những điều thu hoạch được trong thời gian tìm hiểu và bám sát đề tài này. Để có thể an toàn và tự tại hơn khi sống chung với “thời đại” internet, thiết nghĩ ai sử dụng Facebook cũng cần nhìn lại bản thân mình để kịp thời định hướng trong việc tiếp cận với mạng xã hội hấp dẫn này:

Cần hâm nóng chí nguyện xuất gia của mình để kịp thời định hướng trong cuộc sống tu tập, không phung phí thời gian. Ai cũng hiểu rằng, mọi giá trị của cuộc sống được làm bằng thời gian; do đó, cân đối việc sử dụng thời gian sao cho chính đáng để thực hiện tâm nguyện của mình là điều quan trọng của mỗi cá nhân. Lời đức Phật nhắc nhở chúng ta rằng, người xuất gia “nên giữ hạnh như tâm người vợ trẻ mới về nhà chồng” (Tăng chi bộ kinh, Chương IV, phẩm VIII, kinh số 74: Người vợ trẻ) để luôn siêng năng nhiếp phục tâm vào các pháp thiện, tránh xa các pháp bất thiện. Facebook không phải là tội đồ mà là công cụ hỗ trợ rất tốt cho việc tu học và hoằng pháp của chúng ta trong thời đại công nghệ. Cần khách quan và nghiêm túc đúng mức với bản thân, luôn soi chiếu mỗi hành động của mình với tâm nguyện ban đầu để không lạc lối và uổng phí thời gian, lại chuốc lấy rắc rối cho mình. Một khi tự ý thức thời gian của người xuất gia chủ yếu dành cho việc học đạotu đạo và làm sáng đạo đẹp đời, Tăng Ni trẻ tự khép mình trong giới luậttôn trọng lời chỉ dạy của các bậc Thầy Tổ và các thế hệ đi trước nhiều kinh nghiệm trong tu học để luôn tự nhắc không “phản bội” tâm nguyện ban đầu của mình.

Luôn ý thức rõ mục đích của mình khi quyết định chia sẻ gì trên Facebook. Là người xuất gia, hơn ai hết, chúng ta cần ý thức rất rõ việc mình làm là gì, làm với mục đích gì, đâu là hậu quả có thể từ việc làm của mình, ảnh hưởng tích cựctiêu cực ra sao; khi sử dụng các ứng dụng của Facebook, cũng cần có đáp án của tất cả các câu hỏi trên. Bình tâm và khách quan nhìn lại, chúng ta thấy người tu sĩ không nên chia sẻ quá nhiều những vấn đề nằm ngoài sự tu học, không liên hệ đến mục đích chia sẻ giáo pháp với người có duyên. Cần làm chủ tâm mình, không đưa lên Facebook những nội dung chia sẻ không đem đến sự an vui, lợi lạc cho mình, cho người, cho đời, cho đạo. Cần nhiều hơn ở sự chánh niệm tỉnh giáccủa mỗi cá nhânKinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-ba-la (Trung bộ kinh số 61), đức Phật dạy, trước khi hành động, đang khi hành động và ngay cả sau khi hành động, chúng ta cần quán xét việc mình làm, điều ấy có đem lại an lạc hạnh phúc cho mình và cho người trong hiện tại và tương lai thì hãy làm. Ý thực rõ việc làm thiếu suy nghĩ của mình có thể làm tổn thương đến đạo phápTăng Nitrẻ khi đang ngao du trong “rừng” Facebook, sẽ biết giữhình ảnh người tu sĩ chân chánh, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, đừng làm một trong vài “con sâu” gây tác hại cho cả “nồi canh” Tăng đoànthanh tịnh của Phật.

Nên cẩn trọng khi đăng ảnh, viết dòng trạng thái trên Facebook. Việc đăng ảnh cá nhân lên mạng xã hội là vấn đề khá tế nhị. Do đó, nếu Tăng Ni trẻ không thể tự quyết định được vấn đề này thì cần tham khảo ý kiến người lớn. Phải biết lựa chọn những bức ảnh đứng đắn để khi chia sẻ, sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho người xem, khiến họ phát khởi tín tâmtăng trưởng tâm lành, có lợi lạc như hình ảnhtu họcviệc làm đẹp của chư Tăng Ni và Phật tửtừ thiệntượng Phật, cảnh chùa…Tránh đăng những hình ảnh phản cảm và mang tính chất cá nhân như ăn uống, đi chơi, đùa giỡn… Viết các dòng trạng thái cũng vậy, cần phải cân nhắc cả ý lẫn lời để chuyển tải nội dung nghiêm túc và bổ ích đến người học Phật. Tránh đưa lên Facebook những dòng tin mang đầy tâm trạng phiền nãou sầu, làm cho tâm mình trở nên yếu đuối, lại gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh người xuất gia trong mắt mọi người. Cần ý thức rằng, một nội dung nào đó khi đưa lên mạng xã hội thì số lượng người tiếp nhận sẽ nhiều gấp hàng trăm lần so với lượng thính chúng mà mình chia sẻ trực tiếp trong một hội chúng. Do đó, chỉ nên viết và chia sẻ khi chúng ta đang ở trong trạng thái bình thản nhất: khi vui quá, đừng viết gì trên Facebook, lúc buồn quá, cũng không đăng gì lên trên đó. Các nhà tâm lý học cho rằng, một thông tin tiêu cực, có nội dung không tốt và nhất là những tin giật gân, gây shock có tốc độ lan truyền nhanh gấp bốn lần một mẩu thông tin tích cực, có nội dung tốt. Ta không thể nào thu hồi nội dung đã đưa lên mạng xã hội Facebook, vì ta có gỡ xuống ngay sau đó, thì đã có quá nhiều người nhanh tay chia sẻ đến nhiều người và lan truyền theo cấp số nhân mất rồi! Vì vậy, những hình ảnh riêng tư hoặc vui chơi thì tốt nhất là nên để ở trong máy tính cá nhân, coi như một góc không gian riêng cho mình vậy.

Những bậc Thầy cần giám sát và quản lý chặt chẽ đệ tử hơn. Những người có trách nhiệm giáo dưỡng hàng Tăng Ni trẻ cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với các thế hệ đệ tử để kịp thời định hướng, khuyên nhắc, quản lý và giám sát việc sử dụng các trang mạng xã hội nói chung, Facebook là một điển hình cụ thể. Muốn vậy, những bậc thầy cũng nên biết về Facebook và nếu có khả năng sử dụng các ứng dụng này để phục vụ cho việc hoằng pháp thì càng tốt. Có như vậy, người Thầy ấy mới tạo niềm tin và nêu gương sống động cho hàng đệ tử rằng: Facebook là công cụ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho việc hoằng pháp, chứ không phải là cái gì ghê gớm làm hư hỏng con người. Hư hay nên là do nơi người sử dụng. Nhiều chùa/tịnh xá đến nay vẫn không có một địa chỉ email để có thể trao đổi thông tin Phật sự cần thiết là một cực đoanTrái lại, nhiều nơi lại cho phép Tăng Ni chúng dùng mạng tùy tiện, không kiểm soát cũng là một cực đoan khác. Cần giới hạn thời gian sử dụng mạng internet vừa phải, nhất là Facebook ở Tăng Ni trẻ, ngay cả sử dụng tài khoản Facebook chung của chùa/ tịnh xá là mực trung cần thiết vậy.

Với Tăng Ni mới vào đạo, các bậc Thầy nên hạn chế tối đa hoặc tuyệt đối không cho dùng tài khoản Facebook cá nhânĐức Phật dạy rằng đối với người trẻ tuổi vì lòng tin chân chánh mà xuất giasống trong chánh pháp, nhưng tâm còn sự chi phối của dục này hay dục khác, chưa có niềm tin đối với thiện pháp, chưa thấy rõ thiện pháp để tinh tấn, nên còn phóng dật thì những bậc thầy cần phải bảo hộngười ấy như chăm một em bé nhỏ chưa đủ khả năng tự vệ, cho đến khi người ấy có thể tự bảo vệmình, tự đặt mình vào trong đời sống có niềm tintinh tấn trong thiện pháp (Tăng chi bộ kinh, chương V, phẩm I, kinh số 7: Dục vọng). Trên tinh thần này, các bậc Thầy cần mở rộng lòng thương thật sự với Tăng Ni trẻ, mới có thể giúp hàng hậu học có đủ bản lĩnh và sáng suốt để miễn nhiễm với sức hấp dẫn khó cưỡng của Facebook. Sự cảm thông và chia sẻ của Thầy Tổ về những khó khăn đặc trưng của thời đại sẽ có sức cảm hóa Tăng Ni trẻ để mỗi người tự đưa mình vào quỹ đạo sống đời xuất gia phạm hạnh.

Với những Tăng Ni trẻ có thiện chí tu tập nhưng đạo chưa thấm và đời chưa phai, việc sử dụng mạng nói chung và Facebook nói riêng, cần phải có sự giám sát và can thiệp hướng dẫn của các bậc Thầy. Với lòng thương tưởng thế hệ hậu học, rất mong các bậc Thầy có những quy định nghiêm túc và đúng mực. Cần kiểm soát đệ tử khít khao hơn, giờ nào việc nấy đúng theo thời khóa tu tập, đừng để chư Tăng Ni trẻ tuổi quá dư thời gian để rồi lâm vào cảnh “rảnh rỗi sanh nông nổi”. Sự hỗ trợ này giúp cho thế hệ Tăng Ni trẻ kế thừa mạng mạch Phật pháp am hiểu chức năng, kỹ năng và công năng cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn của các mạng xã hộicụ thể là Facebook, để sử dụng các ứng dụng và những tiện ích của nó cho sự nghiệp hoằng pháp mà không bị vướng mắc.

Trong 114 điều Luật của đức Tổ sư, điều thứ 77 “Cấm không đặng xem kinh sách ngoài khác của Giáo hội, giống như cư sĩ tại gia, nếu chưa phải Tỳ-kheo già kinh nghiệm, lâu năm tu học.” Trên cơ sở ý pháp này, một gợi ý nhỏ của người viết trong bài viết này là những vị còn non trẻ chỉ nên sử dụng Facebook của chùa/ tịnh xáthực hiện các ứng dụng cần thiết cho việc chia sẻ giáo pháp dưới sự chỉ dạy và giám sát của những bậc Thầy. Tuyệt đối không mở tài khoản Facebook cá nhân khi tâm ta chưa vững chãithời gian cần tập trung nhiều cho việc học giớitu tập định và công quả để bồi phước trên đường tu họcĐức Phật dạy, có những phiền não do tránh né mà được đoạn trừ (Kinh tất cả lậu hoặcTrung bộ kinh số 2). Trên tinh thần đó, việc giữ mình không để bị cuốn vào vòng xoáy của Facebook để đời sốngtu học có giá trị và ý nghĩa hơn là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay, vẫn còn nhiều tịnh xá không cho người mới xuất gia sử dụng điện thoại, hoặc chỉ cho phép sử dụng hạn chế trong khoảng thời gian nhất định trong ngày, nhất là không cho sử dụng điện thoại cá nhân vào ban đêm. Nếu làm được điều này, việc hạn chế Tăng Ni trẻ dùng Facebook và không sử dụng tài khoản Facebook cá nhân không phải là điều quá xa vời không thể thực hiện được.

Thay lời kết

Đạo Phật đi vào cuộc đời để giúp người sống an vui, hạnh phúc với nguồn tuệ giác từ lời Phật dạy. Do đó, trong thời đại ngày nay, ở thời đại mà nhà nhà đều dùng internet, người người đều sử dụng các ứng dụng mạng thì người xuất gia cũng cần phải hiểu biết  trong lãnh vực này để việc hoằng pháp trở nên hiệu quả và thực tế hơn. Nếu chúng ta sử dụng một cách có ý thức, ở mức độ vừa phảiphục vụ cho mục đích chia sẻ giáo pháp thì Facebook là một ứng dụng tuyệt vời. Thế nhưng, cái gì “nhiều quá” sẽ đi xa mức trung đạo và dễ dàng lạc lối. Một khi chúng ta lạm dụng việc sử dụng Facebook và không làm chủ được mình, thì phần công dụng của Facebook hầu như ta không nhận được nhiều, mà tác hại của mạng xã hội này thì không phải nhỏ!

Cuộc sống của một đời người vốn có nhiều giới hạn, trong đó quỹ thời gian được sống và sức khỏe là các yếu tố vô cùng quan trọng cần phải chắt chiu! Đức Phật từng tuyên bố, những gì đức Phật biết là lá trong rừng, những gì Ngài dạy cho chúng đệ tử là lá trong tay. Ngài cũng nói rõ những gì Ngài nói là những điều liên hệ đến mục đích, là căn bản cho phạm hạnh, đưa đến yếm lyly thamđoạn diệtan tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn (Tương ưng bộ kinh, chương XII, phẩm IV, kinh số 31.1: Simsapa). Chúng ta cũng có thể xem những gì trên Facebook là lá trong rừng, chúng ta cần phải tỉnh táo và khôn ngoan để nắm trong tay những chiếc lá thật sự cần thiết cho việc tu học và chia sẻ giáo pháp mà thôi. Đừng sa đà vào Facebook mà để thời gian trôi qua luống uổng.

Facebook thật tuyệt vời! Tuy nhiên, Facebook cũng thật nguy hiểm!

Chúng ta nên sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ cuộc sống,đừng để nó trở thành một phần cuộc sống của mình! Hãy sử dụng mạng xã hội Facebook thật mà ảo, ảo mà thật này một cách hợp lý và đúng mục đích để phát huy các ứng dụng ưu việt của mạng xã hội này góp phần làm cho đạo Phật trong thời đại ngày nay trở thành một tôn giáo tươi trẻ, năng động và đầy sức sống!


----------
Bài liên quan:

* Tăng Ni Trẻ và mạng Xã Hội Facebook ( HT Thích Trí Quảng)

* Vấn đề sử dụng Facebook của Tăng Ni Hiện nay ( Thích Nữ Liên Trí)

* Tương lai của PG trên Internet. (Venerable Pannyararo, Thích Nguyên Tạng dịch)









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 4578)
Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.
13/10/2010(Xem: 5088)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
02/10/2010(Xem: 4658)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS Éditions Brepols, Paris. 1996 Người dịch : VĨNH AN nhà XUẤT BẢN: THIỆN TRI THỨC, 2003 Một Viễn Cảnh Phật Giáo Về Những Lời Dạy của Đức Giêsu
02/10/2010(Xem: 5083)
Trong bài tham luận ngắn này, người viết giới thiệu khái quát về truyền thống khất thực như một pháp tu trong Phật giáo, thông qua đó phân tích hiện tượng khất thực phi pháp của những kẻ ăn xin giả dạng người tu, làm hoen ố truyền thống tâm linh của Phật giáo. Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận tệ nạn này. Đồng thời, đề nghị giải pháp ngăn chận tình trạng “khách không mời mà đến” làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của các ngày kỷ niệm tổ sư khai sáng các chùa và các lễ cúng dường trai tăng nói chung.
30/09/2010(Xem: 5960)
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm.
08/09/2010(Xem: 4357)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc...
06/09/2010(Xem: 3863)
Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan. 1) Xã hội phát triển theo xu hướng nam nữ bình quyền. Đài Loan đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á và đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phát triển từ phương tây, do đó trong xã hội ngày nay quyền bình đẳng luôn được phụ nữ Đài Loan vận động và tranh đấu. Phong trào nữ quyền ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu nhất định. Nữ giới dần có địa vị cao trong mọi lĩnh vực của xã hội. Quan điểm "nam nữ bình quyền" đã được tuyệt đại đa số quần chúng ủng hộ và nó cũng tác động vào sau cánh cổng chùa đến tầng lớp ni giới của Đài Loan.
04/09/2010(Xem: 9771)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 3797)
Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với Ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh pháp trong hệ thống kinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa Tăng Ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô Ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạng xóa bỏ điều này.
30/08/2010(Xem: 3307)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567