Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiệp và Số Mệnh Đồng Hay Khác ?

16/04/201706:32(Xem: 4778)
Nghiệp và Số Mệnh Đồng Hay Khác ?


hy ma lap son

Nghiệp và Số Mệnh Đồng Hay Khác ?

 Thích Đạt Ma Phổ Giác


Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có. Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh.

Sự sống trên thế gian này với thiên hình vạn trạng, phức tạp, đa năng, đa dạng, muôn hình muôn vẻ, khi thế này lúc thế khác và vô cùng mầu nhiệm.

Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai. Ta thử đặt câu hỏi:

Tại sao ta lại sinh ra trong nhà nghèo để chịu cảnh thiếu thốn, khó khăn mà không sinh vào nhà giàu để hưởng cảnh an nhàn phú quý?

Tại sao mình đen xấu, bệnh tật mà không được đẹp đẽ như mọi người? Tại sao ta dốt nát quê mùa mà người kia lại thông minh, khôi ngô, tuấn tú? Chẳng lẽ thần linh thượng đế đã sắp đặt, an bài như thế sao?

Tại sao sự đời lại trớ trêu như vậy? Đạo Phật có cách nhìn chính chắn hơn nhờ biết suy tư và nghiệm xét, cho nên thấy rõ mọi sự thành bại, nên hư đều do mình tạo lấy không đổ thừa cho ai hết. Đức Phật là bậc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn nên thấy chúng sinh luân hồi trong ba cõi sáu đường giống như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường.

Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có.
Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh.

Thần ý luận cho rằng, có một đấng thượng đế quyền năng, có thể ban phước giáng họa, sắp đặt cuộc sống của con người, mọi sự khổ vui, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do đấng tối cao này sắp đặt.

Túc mệnh luận cho rằng, mỗi người sinh ra trong cõi đời này đều có số mệnh do quá khứ đã an bài và sắp đặt, mỗi cử chỉ, mỗi hành động đều do quyết định trước của quá khứ. Mọi cố gắng của con người đều vô ích.

Song, đạo Phật không chấp nhận như thế, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh đã định sẵn của đời trước mà không chịu làm mới lại chính mình, để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Thiên mệnh luận cho rằng, có một ông trời qui định cho mỗi cá nhân một số mệnh. Trời kêu ai nấy dạ, con người không thể cải lại lệnh trời, cho nên Khổng Tử khi làm việc gì thành công hay thất bại đều nói do trời là như vậy. Con người không có quyền tự chủ, phải sống lệ thuộc ông trời, mọi cố gắng của con người không ngoài ý trời, trời ban cho tất cả, trời kêu ai nấy dạ.

Do đó, số mệnh hay số phận đều dựa theo quan niệm từ xưa, nó chỉ phù hợp khi con người chưa văn minh, chưa tiến bộ. Ngày nay khoa học đã chứng minh cho ta thấy rõ nguyên nhân, không có cái gì chỉ một nhân mà có thể hình thành.

Tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên, chúng liên hệ chằng chịt với nhau bằng nhiều móc xích, theo nguyên lý cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Ai nói trên đời này do một nhân mà hình thành thì ta biết rằng người này chưa hiểu thấu lý nhân quả.

Quan niệm trời sinh ra vạn vật cho đến ngày hôm nay không còn phù hợp nữa. Đạo Phật nói rằng tất cả chúng sinh có mặt trên thế gian này đều do nghiệp tạo ra, nên phải chịu quả báo trong đời hiện tại, chứ không có sự sắp đặt của đấng nào cả.

Vậy nghiệp là gì? Nghiệp là năng lực được tạo ra từ thân, miệng, ý được lặp đi, lặp lại nhiều lần rồi lâu ngày trở thành thói quen, chính thói quen đó có sức mạnh lôi cuốn lại chúng ta. Như khi ta mới tập hút thuốc, khi ấy ta làm chủ muốn hút thì hút, không hút thì thôi. Cho đến khi ta đã hút được vài tháng rồi khi nó đã ăn sâu vào tâm thức của ta, thấm nhuần vào cơ thể, lúc đó ta làm theo sự sai sử của nó cho nên gọi là nghiệp hay còn gọi là tập khí.

Có nhiều nghiệp đã được tạo ra trong quá khứ, cho nên ngày nay chúng ta sanh ra trong đời này có nét mặt, hoàn cảnh, sự sống không ai giống ai, rồi tùy theo sở thích của mỗi người trong hiện tại mà tạo ra nghiệp nhân mới.

Nếu ai quan niệm rằng con người do trời định sẵn phải chịu số phận đã an bài, dù con người có cố gắng thay đổi cách mấy đi nữa cũng không thể thay đổi được. Nói như vậy là chúng ta phủ nhận quyền làm chủ bản thân của con người, trong khi đó chúng ta có đủ khả năng suy xét, quán chiếu nhận thức đúng sai và dùng trí tuệ để mà soi sáng muôn loài vật.

Như chúng ta đã biết, nếu ai cũng chấp nhận số phận đã được định sẵn thì làm sao con người có thể thay đổi hoàn cảnh cuộc sống, mà càng ngày càng được thăng tiến tốt đẹp. Ngược lại, đạo Phật nói rằng nghiệp do chúng ta tạo ra từ thân, miệng, ý thì chính mình có quyền thay đổi, chuyển hóa tuỳ theo khả năng sở thích của mỗi người.

Như khi chưa biết tu tập, ta có thể trộm cướp lường gạt người khác bằng mọi mánh khóe thủ đoạn, nay ta biết tu tập rồi, thấy đó là hành động không tốt có hại cho mình và người nên dứt khoát không làm nữa. Trước do ta không hiểu nên ta làm ăn gian lận, lừa đảo, nay ta hiểu rõ về nhân quả nghiệp báo, thì ta làm ăn chân chánh trở lại để tạo nên nghiệp thiện lành v.v… Như vậy nghiệp là do sở thích của mình huân tập mà thành, vì thế mình có quyền thay đổi, chớ không cam chịu đầu hang cho số phận đã an bài.

Chính vì thế, trong hiện tại ta cảm thọ khổ hay vui, lành hay dữ, ta có thể đoán biết nghiệp trước kia của ta đã tạo nên. Người có ý chí, nghị lực thì sẽ thay đổi, chuyển hoá nghiệp xấu một cách dễ dàng, còn người chấp nhận theo số phận đã an bài thì vô tình làm mất đi khả năng làm chủ chính mình để rồi ta mãi sống trong đau khổ lầm mê không có ngày thôi dứt.

Nghiệp khác với số mệnh ở chỗ nghiệp có thể thay đổi được, còn số mệnh thì không thể. Nghiệp nói cho đầy đủ là nhân quả nghiệp báo. Nói đến nghiệp báo là nói đến nhân duyên, là nói đến sự chuyển biến linh động của nhân quả, còn nếu cho rằng số trời đã định, gieo nhân nào phải trả quả đó, thì không ai có thể tu hành mà chuyển hoá si mê, tối tăm mờ mịt, thành trí tuệ từ bi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2013(Xem: 5939)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 16272)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 16395)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 19031)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 29271)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 5979)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5270)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5150)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 5805)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
10/04/2013(Xem: 6717)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567