Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân & Quả nhìn từ góc độ hoằng pháp

25/03/201706:36(Xem: 6716)
Nhân & Quả nhìn từ góc độ hoằng pháp

 
nhan qua

Nhân & Quả nhìn từ góc độ hoằng pháp



 

               1- TỪ CÁI NHÂN MÉO MÓ

 

Còn nhớ nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, mỗi khi có tác phẩm nào nội dung liên quan đến Phật giáo thì phía bộ phận quản lý đều yêu cầu tác giả hoặc nhà xuất bản phải trình qua phía văn hóa, hoằng pháp Phật giáo để có phê duyệt rõ ràng, thì mới được cấp giấy phép thực hiện và phát hành rộng rãi. Quy định chặt chẽ ấy đã giúp và hỗ trợ Phật giáo rất nhiều trong việc hạn chế được những sai phạm vô tình hay hữu ý hiểu sai về Phật giáo. Việc làm tích cực này hiện nay đã không còn thấy nữa. Vì vậy từ khi thấy có xuất hiện quyển sách "Tranh Nhân Quả" do Sư Thầy Thích Chân Quang biên soạn ( từ đây xin đọc: Tác giả Chân Quang), nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành và nộp lưu chiếu quý II /2016 đến nay, không thấy có ý kiến phê duyệt của Phật giáo, cụ thể Ban Hoằng Pháp, Ban Văn Hóa GHPGVN thì nhiều người không lấy gì làm lạ nhưng kèm theo đó có nhiều ý kiến lo ngại về nội dung diễn đạt trong quyển tranh này. Tổng hợp các ý kiến đó là: Trước hết tác giả là một vị Sư Thầy lâu nay vốn có nhiều lời ra tiếng vào từ nhiều phía; thứ hai sự diễn đạt nhân quả quá hời hợt và dựa theo cảm tính chủ quan, rất xa rời với giáo lý nhà Phật, từ đây dễ gây hiểu lầm, thậm chí làm làm xấu đi hình ảnh Phật giáo trên bước đường hoằng hóa; thứ ba, xúc phạm, xem thường và làm tổn thương những người hành nghề lương thiện mà xã hội ngày trước hay khinh thường, nghiêm trọng nhất là khinh miệt thành phần người khuyết tật, những người vướng vào các tệ nạn, v.v... vốn luôn được xã hội tạo mọi điều kiện để họ có cơ duyên hòa nhập cũng như sinh sống bình đẳng như mọi người.


tranh Nhan Qua_thich chan quang

 *

tranh nhan qua-thich chan quang (1)
*
tranh nhan qua-thich chan quang (2)
*

tranh nhan qua-thich chan quang (3)


 Chúng ta đừng quên rằng theo thống kê gần đây nhất của Bộ LĐ - TBXH cả nước hiện có bảy triệu người khuyết tật, chiếm 7,8 % dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nam chiếm 28,9 % , Người khuyết tật nữ 28.3 %, người khuyết tật là trẻ em 10,2 % và người cao tuổi chiếm 10 % ( diện hộ nghèo). Những con số tỷ lệ này luôn là mối quan tâm đặc biệt của nhà nước và cộng đồng, luôn tìm mọi phương cách nhằm hỗ trợ và giúp đỡ họ hòa nhập trong cuộc sống một cách bình đẳng, được tôn trọng lẫn nhau. Cũng vậy, những con người đang đổ mồ hôi, lao động một cách chân chính để nuôi sống gia đình và làm đẹp xã hội, từng bị khinh miệt như lao công quét rác v.v.. Tranh Nhân Quả cũng không ngần ngại mượn chiêu bài Nhân Quả để chỉ thẳng vào mặt họ đó là do quả báo. Đây chẳng khác nào hành động chỉ mặt đặt tên, liệu rằng đó có phải là việc làm mà cái "sở tri kiến" chưa được đong đầy, đang thiếu đạo đức trầm trọng lắm không ?

 

Ngày trước, chư Tổ Sư đặt ra những câu chuyện về "Nhân Quả Ba đời" phần lớn nội dung nhắm vào lối sống, cách sống méo mó của một bộ phận xã hội, nhằm hạn chế bớt các tệ nạn do chính cố tật họ tạo ra, giúp gia đình họ, bản thân họ và xã hội chung quanh được tốt đẹp. Đó không phải là cái Nhân & Quả thuộc mô típ lâu dài, rất vi tế, vi trần và biến chuyển theo từng duyên nghiệp, cần có tư duy rộng lớn mới thấu đạt; mà chỉ là chuyện Nhân và Quả của nhất thời. Ở đó có luật pháp thế gian, có lẽ phải công bình và đạo lý con người phân xử và ngăn chặn hữu hiệu. Điều này không phải là vô lý khi trong dân gian từng bức xúc:

"Ngày xưa nhân quả thì chầy,

Ngày nay nhân quả hiện ngay trước liền". 

Cái Nhân & Quả nào của thế gian tạo tác thì thế gian phải có trách nhiệm giải quyết với cái Nhân & Quả đó. Đó là những thủ pháp mang tính răn đe hoặc dùng đao to búa lớn là giáo dục xã hội âu cũng là một việc làm tốt. Thế mà ở đây lại gom lùa tất cả vào cái túi tri thức của mình rồi dán nhãn cho đó là "Chuyện Nhân Quả" thì đó không phải là việc làm của một Phật tử được Thầy Tổ dạy dỗ nghiêm mật, đàng hoàng.

Chợt nhớ, nếu trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật đã chỉ rõ:

 "Tâm như công họa sư

Họa chủng chủng ngũ ấm

Nhất thiết thế giới trung

Vô pháp như bất tạo

Như tâm Phật diệc nhĩ

Như Phật chúng sanh nhiên

Tâm Phật cập chúng sanh

Thị Tam vô sai biệt" .

Tâm là anh họa sĩ vẽ ngũ ấm thế gian -Vạn pháp duy tâm tạo- Giữa Phật và chúng sanh chẳng sai biệt, tuy có ba mà là một; thì với một trái tim thịt trần tục được mạo danh trái "Tâm" thì chỉ có vẽ lên bức tranh rối rắm cũng trần tục như bảng hiệu quảng cáo, chỉ lường gạt được những khách hàng ngu ngơ vì bị chóa mắt. Do vậy mà trong "Tranh Nhân Quả" không có so với "Nhân Quả Ba đời", là một vị sa môn tu hành sai lầm sẽ "bị " quả báo như thế nào để các người nhẹ dạ tin theo mà nghiền ngẫm lại lời Phật dạy trong kinh Viên Giác "Tà sư quá mậu/ Phi chúng sanh cữu/ Thị danh chúng sanh/ Ngũ tánh sai biệt". Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng giải trong Thanh Từ Toàn Tập "Có duyên với tà mới dễ gặp tà. Người có duyên với chư Phật thì đến với đạo bằng trí tuệ chứ không phải bằng niềm tin. Đó là năm chủng tánh sai biệt của chúng sanh". Tất cả những hệ lụy từ đấy Phật giáo phải nai lưng ra hứng chịu một cách oan uổng.

   

                    

               2 - ĐỌC LẠI TRONG GHI CHÉP CŨ

 

Trong Kinh điển Phật giáo, rất nhiều lần Đức Thế Tôn đưa ra nhiều điều khó ở thế gian để qua đó tùy căn cơ bản nghiệp của mỗi chúng sanh mà thuyết hóa. Ở đây người viết xin mạo muội tóm gọn lại và rút ra thành bốn điều khó theo cảm nhận Phật pháp của mình: Thứ nhất - Được sanh vào thời có Phật là khó; thứ hai - Được làm thân người là khó; thứ ba - Được nghe pháp Phật là khó và thứ tư - Được gặp bạn đồng tu là khó. Với sở học của mình, người viết rất hạnh phúc khi nhận ra đã được đạt ba điều khó ấy, chỉ vô phước sanh không vào thời có Phật tại thế. Như vậy còn hơn người khác chỉ có một làm thân người, nhưng thân người thì kiếp thọ nghiệp đương nhiên không chắc bền trong mai sau.

 

Là một người có học Phật, ai không thuộc câu kinh "Dục tri tiền thế nhân. Kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả. Kim sanh tác giả thị". Cái nhân con người hôm nay là câu trả lời cho ngày hôm qua và ngày hôm sau. Tuy nhiên, hãy bình tâm, đừng mơ tưởng mình sẽ lại được làm người một cách dễ dãi ở mai sau nếu không tiếp tục tinh tấn, vun trồng, bồi đắp phước duyên (nhưng nếu phước báu tràn đầy, nghiệp duyên đã mãn thì mai sau mình sẽ thọ sanh vào cõi khác rồi!) Ngày trước, trong các buổi giảng Chư Tôn Đức giảng sư hỏi một câu mà chẳng ai dám giơ tay lên để trả lời, đó là "Ai tin mình sau sẽ lại làm người?" Mang một thân thọ nghiệp, chưa kể cộng dồn phước báu hay tạo ác, kiếp sau sự luân chuyển không còn là hình thái một thân người mà là ở muôn vàn hình trạng khác. Ví như đòng điện chạy vào tủ lạnh thì nó trở lạnh, chạy vào lò vi sóng thì nó nóng hay vào bóng đèn thì nó tạo ra ánh sáng. Tương tự, dòng nước cũng vậy, chảy vào sông, vào lạch vào hồ ao và vào ống nước, vòi nước phải biến thể. Tất cả phải khác cho vừa thân nghiệp mình tạo tác. Đó 1à con đường tất yếu không chỉ riêng cho cõi này mà là của sáu cõi luân hồi, bắt đầu từ "ông Trời" trở xuống cho đến hàng súc sanh ( Thiên-Nhơn-A Tu La- Địa Ngục- Ngạ Quỷ- Súc Sanh). Địa ngục cũng vậy, đó là một nơi "Bất Như Ý Xứ", là một nơi u tối "Khả yểm", " Khả Cụ", "Bất lạc" v.v... Nhà mình cũng sẽ là địa ngục nếu liên tục xào xáo, lục đục không yên ( nhà gì mà như địa ngục) và người trong địa ngục ấy cũng chính là những người không đem lại niền hoan hỷ cho mình (Cái bản mặt như chúa ngục). Những cái cõi hay cảnh giới địa ngục ấy không phải của Đức Phật "có sáng kiến" lập ra để bắt nhốt những ai không theo mình mà đó chính là sự hiển nhiên trong cõi này vốn đã hiện hữu từ khi có sự sống. Nói một cách căn cơ hơn là nó chỉ có ở trong tư tưởng chấp hữu và chấp vô. Vì vậy nói tạo nhân và đến khi trả quả bằng một hình thức trừng phạt tương ứng nào đấy ở thế gian này là một lối nói không được lương thiện cho lắm, nhất là cái nhân ấy có từ...kiếp trước! Ngay như câu nói "Ngày xưa quả báo thì chầy/ ngày nay quả báo hiện ngay nhãn tiền" thật ra đó chỉ là diễn đạt của tâm cảnh bức xúc và bất lực trước nghịch cảnh, “muốn” kẻ ác phải bị như thế này như thế nọ theo ý muốn của mình mới ứng với tội gây ra mà thôi. Chớ quên rằng cuộc hành trình xoay vòng trong sáu nẻo luân hồi này, cái nghiệp, cái nhân vẫn theo miệt mài nan trải .  (Giả sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong. Nhân duyên hội ngộ thời,quả báo hoàn tự thọ).

 

Như chúng ta biết, theo quan điểm Phật giáo, giữa Nhân và Quả hằng bao nhiêu kiếp không mất mà vẫn thường còn và để giải quyết xong món nợ truyền kiếp này thì nó cần có một khoảng cách đáng kể do sự biến chuyển ( sám hối, làm điều thiện...) qua từng giai đoạn ( Dị thời nhi thục. 2. Dị biến nhi thục 3. Dị loại nhi thục.). Trong từng giai đoạn "quá độ" ấy chớ nóng vội, hay thắc mắc tại sao kẻ xấu vẫn ung dung sung sướng, người ngay lại vẫn chịu kham khổ, thiệt thòi. Học Phật luôn đòi hỏi hành giả sự tĩnh tâm và tri thức nhất định và luôn sẵn tinh thần từ bi, nỗ lực hết mình, tinh tấn bản thân và hoằng hóa tha nhân. Không nên đem tri thức hạn hẹp của mình nhìn Nhân Quả bằng sự thù ghét trần tục, diễn giải bằng chính nghiệp lực, "kiếp nạn" của mình rồi lại gán cho đó là giáo pháp Phật dạy thì tội lỗi biết bao nhiêu.

 

                3- ĐẾN VAI TRÒ HOẰNG PHÁP

 

Ngày xưa Đức Thế Tôn thuyết pháp dùng đến 12 thể tài ( phương pháp) rất đa dạng. Đứng đầu là Trường Hàm, Trường Tụng. Cô Khởi, Thí Dụ, Nhân Duyên, Tự Thuyết, Bổn Sanh, Bổn Sự v...v..cuối cùng là Vị Tằng Hữu. Chính phương pháp Thí Dụ và đặc biệt Vị Tằng Hữu sau cùng giúp cho nhiều đối tượng tiếp cận với Phật pháp nhiều hơn. Đó là một viễn cảnh mang đầy chất thần thoại, biến hóa cũng rất đa dạng, dễ dàng cho hành giả lồng vào các nội dung thuyết hóa của mình. Nhưng cho dù có thần thoại biến hóa ra sao, tựu trung những hình ảnh và nội dung đều không mang tính chất áp đặt hay hù dọa người nghe để thu phục, bởi vì chính chân lý và ánh sáng đạo giải thoát mà Phật tìm ra đã dư thừa biểu lộ tính ưu việt rồi, hé mở cho chúng ta nhiều cánh cửa thiết yếu. Từ đây qua nhiều giai đoạn hay từng quốc độ khác nhau, các nhà hoằng pháp tùy nghi lồng ghép vào thời pháp của mình bằng nhiều câu chuyện huyễn hoặc, vô thưởng vô phạt. Nhiều vị giảng sư còn cho đó là phương pháp tùy thuận (?) để rồi cái hệ quả "tùy thuận" này có dịp sống dai, sống lâu dài song song với giáo pháp chính thống của Đức Phật. Những thế hệ hoằng pháp kế thừa mai sau sẽ rất còn khổ cực để tách ra, minh bạch rõ ràng, một công việc chẳng đáng mất sức này, uổng phí biết bao thời gian tu học khác nữa!

 

Một thí dụ. Câu chuyện nửa dân gian nửa nhà Phật "Mục Liên - Thanh Đề". Lỗi lầm lớn nhất của các giảng sư trước đây là vì quá chạy theo phương pháp "Vị Tằng Hữu" của mình, vô tình tạo ra một câu chuyện Nhân- Quả Mục Liên Thanh Đề hết sức ly kỳ, khiến ai cũng thắc mắc và nguyền rủa các ông Tăng phát ngôn vô ý, tạo ra nghiệp khởi bà Thanh Đề. Ít có vị giảng sư nào bây giờ nói rõ cho phật tử biết rằng đó là tổng hợp của biết bao nhiêu tiền kiếp giữa bà Thanh Đề và Tôn giả Mục Kiền Liên, chứ không phải xuyên suốt đến "ly kỳ" như vậy. Và nhất là Giữa chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên trong chánh sử và câu chuyện trong "Mục Liên Sám Pháp" ( thuộc mô típ Sám Hối, Báo Ân ) của Trung Hoa khác nhau ra sao. Đó là một sai lầm lớn của chư vị hoằng pháp PGVN trước đây.

  

Ngày nay căn cơ và trình độ tri thức con người đã tiến bộ rất xa, chúng ta không còn cần phải dùng đến Thập Điện Diêm Vương để làm gì, vì song song đó đã có Thập Thiện Nghiệp Đạo với 10 giới thọ cao đẹp cho cả hàng xuất gia và cư sĩ tại gia. Hay cao hơn nữa là Thập Mục Ngưu Đồ Tụng và còn nhiều con số 10 trong giáo pháp Phật nữa. Nếu sợ đọa Tam Đồ thì mình còn có Tam Bảo để thực thi tâm nguyện ươm mầm chủng giống Từ Bi. Nếu sợ Ác Nghiệp thì mình còn có những cơ duyên tái tạo Thiện Nghiệp trong quá trình tu học, giải thoát bản thân v.v... Riêng con số 3 Thân-Khẩu-Ý trong kinh "Thập Thiện Nghiệp Đạo" hàm chứa những lý tánh và cũng là quả báo không cần nói ra. Thí dụ như Thân (tam) có 3 nghiệp ác: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm - Khẩu (tứ) có bốn nghiệp ác: Nói dối, nói lời thêu dệt, lưỡi nói hai chiều, nói lời hung ác; - Ý (tam) có 3 nghiệp chính: Tham, Sân, Si .

Đó là thí dụ những điều cần lắm cho công tác hoằng pháp thời đại hôm nay, lý giải những điều cần thiết và có ích cho Phật pháp, hạn chế nói điều mình thích. Hoằng pháp thời đại hôm nay còn phải đứng trước thách thức lớn mang tính sống còn là phải dũng cảm đứng lên, góp tiếng nói, loại bỏ những hoằng pháp viên trá hình, bè nhóm, vì lợi ích cục bộ và bản thân, trả lại sự thanh cao của hạnh nguyện Phú Lâu Na, vì lợi ích Phật pháp, vì lợi ích của tha nhân. Mong rằng Ban Hoằng Pháp, Ban Tăng Sự, Ban Văn Hóa và Ban TTTT GHPGVN quan tâm sâu sát hơn và có tiếng nói kịp thời việc này.

 

Trần Dương - Như Tâm
(xem bài khác cùng chủ đề)

 

            

                 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2020(Xem: 6750)
“Tinh thần Dân chủ Nhân dân đã trở thành một phần, không thể tách rời trong phạm vi cuộc sống của nhân loại trên hành tinh này. Điều đó có thể nói là đã ngấm vào tận xương tủy của con người. Nhìn từ sự phát triển của một quốc gia, hay một đất nước phát triển, trên nền tảng chính trị do đa số người dân sống ở một vùng, miền nào đó thực hiện”. Sự phát triển chính trị năng động, cho phép một quốc gia phát triển với tốc độ nhanh. Nói đến Dân chủ, chúng ta cần phải hiểu rằng, Dân chủ thực sự mang lại cho con người quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến, quan điểm, ý tưởng, chính quyền do nhân dân lựa chọn, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục đích của Dân chủ là đạt được công lý bình đẳng cho tất cả công dân thông qua sự trung thực, bình đẳng và bình đẳng chính trị.
12/09/2020(Xem: 5057)
Trên thế giới, những người theo Thần giáo - tức là tin vào quyền năng tuyệt đối của Chúa Trời hay thần linh - thường cho là những thiên tai, dịch bịnh hay đại chiến trên thế giới đều là do ý muốn của Thượng Đế hay thần linh nhằm trừng phạt tội ác của nhân loại. Đạo Phật trái lại chỉ tin vào luật nhân quả báo ứng là chánh, còn vai trò của Ngọc HoàngThượng Đế (vua cõi trời Tam Thập Tam của Dục giới, cũng gọi là Đế-thích) và các vị thần linh chỉ là quản lý, điều hòa và giúp đỡ thế giới và chúng sanh. Cho nên khi thế gian được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và chúng sanh sống trong hoà bình và no ấm - thì chúng sanh có thể tỏ lòng biết ơn đối với Thượng Đế và các vị thần linh. Nhưng nếu trái lại, thì ta không nên oán Trời trách đất - bởi vì thật ra những tai biến xảy ra là do nhân loại tự chuốc lấy các quả báo xấu xa, chớ không có vị thiện thần nào cố ý tác hại chúng sanh!
08/09/2020(Xem: 7118)
Vào hôm thứ Tư, ngày 2 tháng 9 vừa qua, Nhân dân Tây Tạng lưu vong khắp nơi trên thế giới đã kỷ niệm 60 năm, kể từ khi đã thực hiện bước quan trọng đầu tiên, hướng tới nền dân chủ với việc thành lập cơ quan đại diện dân cử đầu tiên của nhân dân Tây Tạng (sau đó được gọi là Ủy ban Đại biểu Nhân dân Tây Tạng) do người tiên phong dẫn dắt chính là Đức Đạt Lai Lạt Ma, mãi mãi thay đổi tiến trình lịch sử Tây Tạng. Lãnh đạo cấp cao của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã cử hành một buổi lễ tại trụ sở chính nơi đây để đánh dấu ngày lịch sử trọng đại, và để tỏ lòng tri ân đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma về món quà vô giá bởi nền Dân chủ.
01/09/2020(Xem: 17480)
Kỷ Yếu 31 năm (1990-2021) Chu Niên Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
04/07/2020(Xem: 14024)
Chính quyền Trung Quốc đã cho “thổi bay đầu” một tượng Phật Quan Âm cao gần 60 mét, công trình trị giá gần 59 tỷ đồng được tạo tác trên vách núi. Sau đó lo ngại người dân phục dựng, chính quyền đã cho nổ tung toàn bộ bức tượng, theo Bitter Winter. Bức tượng vị Phật có tên Tích Thủy Quan Âm, cao 57,9 m, tượng được tạc dựng trên vách núi, hậu điện chùa Hoàng An, thuộc huyện Bình San, thành phố Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Ngoài việc là một địa điểm cho du khách tới tham quan, cầu nguyện, người dân khu vực này cũng thường xuyên tới đây bái Phật. Chùa Hoàng An cũng là một trong những danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, và là địa điểm bảo vệ văn vật trọng điểm của tỉnh Hà Bắc. Theo tạp chí Tự do Tôn giáo Bitter Winter, vào ngày 2/2 năm nay, các quan chức chính quyền địa phương đã dùng mìn cho nổ tung phần đầu của tượng, hành vi này được các cư dân mạng Trung Quốc đại lục ví như là hành vi của “Nhà nước Hồi giáo ISIS”. Cho đến nay, đây là tượng Phật Quan Âm bằng đá cao nhất
04/07/2020(Xem: 7433)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
04/07/2020(Xem: 3913)
Vì nguy cơ số lượng người nhiễm bị coronavirus (COVID-19) tăng lên, từ thứ Ba ngày 2 tháng 7 năm 2020, các khu vực dân cư thuộc địa phận thành phố Moreland dưới đây phải tuân thủ lệnh hạn chế Giai đoạn 3 Ở Nhà: · Glenroy, Hadfield, Oak Park (mã bưu điện: 3046) · Brunswick West (mã bưu điện: 3055) · Fawkner (mã bưu điện: 3060) Quý vị nên đi xét nghiệm coronavirus nếu cư ngụ tại những khu vực dân cư này, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh. Hiện giờ tại Gillon Oval ở Brunswick có địa điểm xét nghiệm mới và tại Thư viện Glenroy có một địa điểm xét nghiệm mới nữa.
03/07/2020(Xem: 3986)
Tài Tử John Wayne Và Quan Niệm Da Trắng Là Thượng Đẳng Theo các hãng thông tấn và truyền hình lớn của Hoa Kỳ, vào ngày 27/6/2020, Đảng Dân Chủ Quận Hạt Orange đã thông qua nghị quyết khẩn cấp yêu cầu Ban Giám Sát Quận Hạt đổi tên Phi Trường John Wayne (tài tử đóng phi cao-bồi Miền Tây) vì ông này theo chủ nghĩa Da Trắng Là Thượng Đẳng và những tuyên bố mù quáng (bigot). Sự kiện gây ngạc nhiên cho không ít người. Bởi vì đối với các kịch sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, văn-thi-sĩ, họa sĩ, nhất là các tài tử điện ảnh…họ đều có cuộc sống cởi mở, đôi khi phóng túng, buông thả và ít liên hệ tới chính trị. Và nếu có bộc lộ khuynh hướng chính trị thì thường là cấp tiến (Liberal). Vậy tại sao John Wayne lại “dính” vào một vụ tai tiếng như thế này?
03/06/2020(Xem: 5154)
Ngày 26 tháng 1 là ngày Quốc Khánh Úc. Vào ngày này, lễ nhập quốc tịch truyền thống được tổ chức khắp nước Úc như là một phần của chương trình các sự kiện nơi những công dân mới vào quốc tịch Úc vui sướng và tự hào khi trở thành công dân Úc. Kể từ ngày tôi đặt chân lên đất Úc và trở thành công dân Úc, tôi đã phát hiện ra rằng “Vùng đất của chúng ta có rất nhiều quà tặng của thiên nhiên, vẻ đẹp, sự giàu có và quý hiếm, và rất, rất tự hào khi xác định với khái niệm: “Tất cả chúng ta kết hợp với sự can đảm, Để thúc đẩy một nước Úc bình đẳng, đặc biệt là các giá trị của nước Úc đã được nêu trong “Lời Tuyên Thệ”:
22/05/2020(Xem: 6637)
Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra. Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại. So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản Dự Thảo có đôi chỗ thay đổi. Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách giải quyết đại dịch của chính cơ quan WHO. Mặc dù Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567