Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôi Tăng Bảo có hai cách nhìn đang chi phối

11/10/201611:14(Xem: 4135)
Ngôi Tăng Bảo có hai cách nhìn đang chi phối

    Trong cách nhìn



  NGÔI BÁU TĂNG BẢO

   CÓ HAI CÁCH NHÌN ĐANG CHI PHỐI        

 

       Trong cách nhìn của một bộ phận xã hội, có một thực tế ai cũng phải công nhận rằng giới tăng sĩ là những thành phần "đi tu" có lý do, buộc phải khổ hạnh, ép xác, vừa đáng kính vừa chừng mực chỉ để gật đầu chào qua đường; khác với cách nhìn và hiểu của những Phật tửng có cầu học là kính trọng vì là một trong ba ngôi báu do chính đức Phật truyền để lại. Như vậy có hai cách nhìn bài viết này xin được tạm gọi là cách nhìn thứ nhấtcách nhìn thứ hai.

 

       Với cách nhìn thứ nhất, dường như họ muốn đặt để giời tăng sĩ phật giáo chúng ta vào một khuôn mẩu do chính kiến thức và trình độ của họ tạo ra., Tu hành la phải thế này thế nọ, không được sung sướng hơn người thế tục, chả thế mà cách nhìn ấy đã đi sâu vào văn học thơ ca, ca ngợi (theo cách nhìn của họ) cũng có mà châm biếm cũng có, tạo nên sức mạnh vô hình ,cung cấp thêm năng lượng cho thành phần này sinh trưởng, tồn tại lâu dài đấn mức tưởng như đó là chân lý hiển nhiên. Từ đó có cái nhìn méo mó về tăng sĩ, về chân lý Phật giáo ngày càng trầm trọng. Những ai có nghiên cứu văn học và lịch sử dễ dàng nhận ra điều này nhiều nhất. Khi muốn lên án ý nghĩa và mục đích tu hành của giới xuất gia thường nghe họ rêu rao "Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu", mà không biết rằng do đâu chữ Hiếu được đề cao và sánh ngang hàng với quả vị Phật, bất hiếu sẽ là tội trọng nhất trong đời người ! Thậm chí xúc xiểm giới xuất gia là thành phần thất học, chán đờilười lao động. trốn thuế vua.v..v...

 

       Cách nhìn đó hiện vẫn còn đang là mối thách thức rất lớn của Phật giáo mà trách nhiệm tiên phong, đè nặng lên vai là của Hoằng Pháp và Văn Hóa Phật giào. Hơn 30 năm qua đã làm được những gì? Tức nhiên nếu cho rằng cách nhìn thứ nhất đã là một thành tố lịch sử thì không một sớm một chiếu đánh tan được thì lịch sử Hoằng Pháp và Văn Hóa Phật giáo trước đây lại càng phải chịu trách nhiệm lớn hơn. Thế mà đáng buồn thay, đã có không ít nơi lại vẫn còn dùng những tư tưởng lệch lạc ấy một cách vô thức trong  việc giảng giài cho quần chúng Phật tử, không thấy đó là mối nguy hại lớn nhất trong mọi lúc, mọi thời của Phật giáo Việt Nam .

 

       Với cách nhìn thứ hai, Việc hiểu tường tận và kính trọng ngôi tăng bảo luôn là trách nhiệm đương nhiên, nhưng không hẳn đã đồng bộ và nhất quán. Còn lại, trong cách nhìn này vẫn có những phát sinh kỳ quái, lệch lạc mà nếu phân tích kỷ ra sẽ thấy không kém phần nguy hại. Họ đặt vị trí tăng ni vào chỗ nhất định và phải cố định, bất chấp tinh cách ái lụy đã luồn lách vào đấy tự bao giờ. Từ đó phát sinh ra hàng lọat quan niệm thầy tôi, thầy anh, chùa tôi, chùa anh.v...v...có khi tạo nên làn sóng ngấm ngầm chống đối nhau chỉ vỉ quan niệm ấu trĩ đó, đạo tràng tan rả, huynh đệ ly tán, cá biệt còn co` vụ việc phải đưa nhau ra pháp luật giài quyết. Không đẹp chút nào !

 

             Dư luận đã một thời lên tiếng cảnh báo về sự gọi là tôn kính quá mức này bằng câu đúc kết hết sức nhức nhối: Phật tử nào Tăng Ni đó . Tăng Ni nào Giáo hội đó ! Quả thật không sai. Như vậy với hai thành phần cách nhìn , Phật giáo trước mắt nên chấn chỉnh ngay cách nhìn thứ hai vì đó là căn bản giữ vững giềng mối giữa Tăng Ni chân chính và Phật tử chân chính. Tức là bảo vệ một trong ba ngôi báu mà thoáng nhìn ai cũng tưởng đã lắm ấm êm với nhiều vỏ bọc và tiếng kêu lãnh lót nhất. Với cách nhìn thứ nhất, vì là một thành tố lịch sử không vui của Phật giáo Việt nam nên sẽ là cuộc đấu tranh lâu dài trước hết phải đòi hỏi từng cá nhân Hoằng Pháp và Văn Hòa Phật giáo phải có đầy đủ bản lỉnh cũng như kiến thức nhất định.

 

             Trong các vụ việc xảy ra thời gian qua, đặc biệt vụ "truy sát trong chùa" mà báo chí đã đặ tên nữa mỉa mai nửa cay cú, do hung thủ Ngô Văn Huy gây ra khiến một người chết ba người bị thương, tất cả đều là tu sĩ trong chùa Bửu Quang. Lần này Giáo Hội đã lên tiếng có hơi nuộn nhưng vẫn còn kịp trong quá trình điều tra giữa cơn bão dư luận còn ồn ào khắp chốn. Trong cách nhìn nhận và giài quyết vụ việc, phần lớn chúng ta đều thực hiện phương pháp loại trừ hầu giảm nhẹ tai tiếng chung cho chùa , cho Phật giáo chừng nào hay chừng đó. Thí dụ từ chi tiết  hung thủ ngoài Bắc mới vào , xuất gia chỉ có 5 tháng và đi về giữa hai chùa trực thuộc tông môn thì nói rằng hắn ta chỉ xuất gia gieo duyên theo truyền thống tông phái, để từ đó khẳng định "không phài là tu sĩ ! Chưa kể chi tiết có bệnh tâm thần nhẹ cũng đã được chú ý tới.

 

               Như vậy hình ảnh của một tập thể ngôi báu đã có phần lung lay do chính kiến thức thực hành giới luật, pháp luật và hoằng hóa cho quần chúng Phật tử của chúng ta còn quá lõng lẽo, có phần tự mãn và ỷ lại. Qua từng vụ việc, thói thường người ta hay nhắc đến ngôi chùa của nhân vật đó, Thầy Tổ, huynh đệ và phật tử của họ ra sao để...soi ! Đây cũng sẽ là những dịp để cách nhìn thứ nhất thêm năng lượng để tồn tại, tiếp tục gây  giông bão cho chúng ta. Trong tuyệt tác "THoát Vòng Tục Lụy" của tác giả Tinh Vân, nhân vật hòa thượng bổn sư của Ngọc Lam có dạy người đệ tử xuất chúng của mình mình rằng " Các con chớ nên tự hào về ta mà hãy để ta tự hào về các con, những nguời đệ tử xuất chúng". Có ai chắc rằng ngày nay trong bản kê khai lý lịch, văn bằng danh tánh thầy bổn sư và chức vị sẽ chẵng làm lung linh độ sáng, bổ sung sức mạnh không nhỏ ! Các Phật tử của mình cũng dựa vào đấy mà khơi dậy niềm tự hào lóng lánh về thầy mình, chùa mình . Từ đó thường rêu rao mình chọn chùa và quy y đúng ông thầy có đức có tài toàn vẹn !

 

                Trước đây khi còn nằm trong Ban Biên Tập "Danh Tăng Việt Nam", mỗi lần họp trao đổi, tất cả đều nhận ra chân lý vô thường -  thịnh suy rất rõ nét trong các sử liệu của các danh tăng mà chúng tôi từng đọc và biên tập qua Một vị tôn đức tài giỏi nào đây khi viên tịch rồi thì dường như hành trạng và công ơn các Ngài đều dứt mạch nối tiếp, có chăng chỉ là sự "kế thế trụ trì" trong vỏ ngoài của sân chùa - Tổ Đình êm thắm. Nếu trong sử liệu, hành trạng và công lao các Ngài to lớn, tích cực dấn thấn bao nhiêu thì sau khi viên tịch tất cả chỉ được trang trọng nằm trong những bộ sách được tài trợ và in ấn rất trang nhã, đồ sộ, đẹp mắt mà thôi. Rất đau lòng !

 

                 Với hai cách nhìn, một bên ngoài và một bên trong,  giá trị Tăng bảo vẫn chỉ là giá trị của sự tôn vinh yếu ớt từ bên trong và hình ảnh méo mó vẫn cứ tiếp diễn từ bên ngoài. Nay lại cộng thêm vô số sự tai tiếng , dù chủ quan hay khách quan, thì đó có phài đức độ của chư Tăng Ni hành giã đã quá kém với sự gìn giữ giới luật lõng lẻo. buông lung? Phải chăng cuộc hành trình tiến tu để hóa đạo và giài thoát trong thời hiện đại đã phải nép sang bên vệ đường nhường phần lớn mặt lộ ấy cho những bước chân thực dụng, danh vọng , chức vụ chi phối, không còn thời gian thực hiện  chí nguyện cao cả ?

 

                 Đức độ , giới hạnh bị bào mòn thì đương nhiên nghịch duyên có cơ hội ập đến. Trước khi lên án những ai thoái chí và những phật tử trời hởi thì trước hết nên tự nhìn lại mình, sự hướng dẫn, làm gương chỉ là ra lệnh và ỷ lại ý thức theo kiểu thế gian 'sống lâu lên lão làng".

 

                 "Chánh pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết chừng nào" (trích Tâm Ảnh Lục- Tập II, trang 212-214Trí Quang dịch).

 

 

                                          DƯƠNG NHƯ TÂM







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2012(Xem: 13623)
Ông Duy Tuệ tự xưng là “đạo sư” trái với tinh thần của đạo Phật, dùng tà thuyết để phỉ báng giáo lý đạo Phật. Nhưng với hình thức của ông ta, khiến không ít người nhầm lẫn với Phật giáo...
08/11/2012(Xem: 15810)
Giáo phái Thanh Hải cũng có những hình thức có vẻ tương tự, mà mới nghe nói qua, ai cũng tưởng giống đạo Phật hay một đạo nào khác...
07/11/2012(Xem: 4059)
Cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng...
07/11/2012(Xem: 6355)
Người viết xin được mở đầu câu chuyện trong tuần kỳ này bằng câu thành ngữ “Cáo mượn oai hùm” thường ngụ ý để chỉ cho những người ưa lòe bịp, hù dọa mọi người bằng quyền uy của người khác để tự tung tự tác. Chuyện kể, có một con hùm đói bụng đang tìm cách săn mồi thì gặp ngay một con cáo.
06/11/2012(Xem: 10067)
Hallyu là từ Hàn dùng gọi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới. Tạm dịch sát âm là Hàn lưu. Việt Nam là quốc gia Hallyu có tác động hết sức mạnh mẽ đến giới trẻ.
06/11/2012(Xem: 5473)
Thời Đức Phật còn tại thế, trong Tăng đoàn đã xảy ra nhiều hiện tượng lệch lạc về tư tưởng và hành động. Điển hình nhất trong nhiều trường hợp đó là sự phản bội lúc thì âm thầm lúc thì mãnh liệt của Đề Bà Đạt Đa.
06/11/2012(Xem: 4498)
Gần đây, có khá nhiều thông tin miệng và mạng internet râm rang về chuyện một số Phật tử cải đạo. Vì lý do đó có một số tu sĩ và Phật tử thảo luận với nhau “làm sao để gìn giữ phật tử”, như là tìm cách ngăn bờ sông không cho nước xoáy mòn lở sụp đất!
06/11/2012(Xem: 4502)
Bài điểm sách “Kế hoạch về ngày tàn của Phật giáo” (Planning the demise of Buddhism) của tác giả Allen Carr được phổ biến trên LankaWeb.com, và sau đó được Việt dịch lại trên một số trang Web Phật giáo trong tháng Bảy vừa qua, đã làm cho một số Phật tử … giật mình ngạc nhiên.
06/11/2012(Xem: 5803)
Khái niệm ‘cải đạo’ được hiểu một cách phổ quát là bỏ đạo mình đang theo để chấp nhận một đạo mới. Hiện tượng ‘cải đạo’ chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất hai đạo cùng tồn tại trên cùng một lãnh thổ nào đó.
06/11/2012(Xem: 5163)
Gần đây, trên một số bài viết đăng trên các trang mạng Phật giáo, có nhiều con số thống kê được đưa ra. Đáng chú ý là trong một bài viết về đề tài hoằng pháp, có ý kiến phản hồi nghi ngờ về sự chính xác của số lượng Phật tử tại Việt Nam dẫn lại theo Wikipedia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567