Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

07/10/201612:32(Xem: 4975)
Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

 ducphatthichca



LẠI THÊM MỘT
TRÍ THỨC NGÀY NAY TRONG XÃ HỘI
VIỆT NAM



Một giảng viên Đại học luật ở Hà nội, đứng lớp dạy cho sinh viên về các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa Giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bà La Môn, Đạo Hòa Hảo, Cao đài...không tôn giáo nào trúng hoàn toàn.

Phật giáo truyên vào Việt Nam vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên theo truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang.  Như vậy  chùa Dâu Bắc Ninh không phải là điểm khởi đầu đạo Phật được truyền nhập như bà giảng viên dạy cho sinh viên, mà là trung tâm Luy Lâu, nơi mà Phật giáo đã phát triển vào đầu công nguyên, tức sau 300 năm khi đạo Phật đã sanh sôi nẩy nở. Thế mà bà cho là ba tông phái của đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời Bắc thuộc.( sử sách xác định Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung hoa).

Riêng về Phật giáo, bà ta sai lầm những điều cơ bản như Bồ Đề Đạt Ma, Di Đà, Quan Âm, các tông phái như Tịnh Độ tông, Mật tông,Duy thức tông, Thiền tông...

Ba ta nói: -Bồ Đề Dạt Ma từ Ấn sang Trung quốc thành lập các tông phái như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Duy thức tông, Pháp tướng tông...

Truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma, rất ít sử liệu chính xác, theo Trung quốc, ngài là con thứ ba của vua Pallava Tamil, từ Kanchipuram đến Trung hoa vào  triều đại Lưu Tống (420-479) hoặc vào đời nhà Lương (502-557).  Nhật thì bảo ngài đến từ nước Ba Tư. Ngài sáng lập Thiền tông, tổ đời thứ 28 kể từ Tổ Ca Diếp, sau khi Phật nhập diệt.

Truyền sử là như thế, nhưng bà giảng viên cho là ngài từ Ấn sang Trung quốc vào thế kỷ thứ 6 để thành lập Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Duy thức tông, Pháp tướng tông...

Về Thiền tông, theo bà, là dành cho tầng lớp trí thức, còn Tịnh độ do một ông cai quản gọi là ông Di Đà, chỉ để giới lao động bình dân, siêng đi chùa và cầu khẩn hy vọng sẽ được sự giúp đỡ của ông ấy đón về cõi Niết Bàn.Điều đáng nói là bà cho rằng :-"ông Di Đà còn gọi là Quán thế Âm" (nói đến đây, có một sinh viên phản đối, bảo rằng hai vị nầy khác nhau).

Lịch sử, ai từng học hỏi giáo lý nhà Phật, cũng phải biết : - đức Di Đà là vị vua tên là Thế Nhiêu sau khi nghe đức Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng, sau đã thành Phật hiệu là A Di Đà trong các chùa được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm đứng bên trái và Đại Thế Chí , đứng bên phải. Cũng có thuyết:

Phật A Di Đà, kiếp trước là con của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di Đà, ở cõi Tây phương Cực lạc.A Di Đà là dịch âm chữ Amita. Hán dịch nghĩa là Vô lượng Thọ và Vô lượngQuang. Vô lượng Thọ nghĩa là tuổi sống lâu không có số lượng; Vô lượng Quang, là Ngài có hào quang sáng suốt không lường.

Kinh Quán Phật Tam - Muội - Hải chép:"Đời quá khứ Ngài làm Tỳ kheo, chăm

lòng kính lễ quán tưởng tướng lông mày trắng của Đức Phật Không Vương, nên được thọ ký là Phật hiệu là A Di Đà".

 Kinh Bi Hoa chép:Đời quá khứ hằng hà sa kiếp trước, Ngài là vua Chuyển Luân tên là Vô Tránh Niệm. Ngài có một quan Đại thần tên là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng. Một hôm vua nghe Đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm Phù ở gần bên thành, Ngài với quan Đại thần Bảo Hải liền đến nghe và rất hài lòng. Vua phát tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phúc báu.Đức Phật khuyên vua nên phát Bồ đề tâm cầu đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Khi đó Đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của như Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Bảo Hải đại thần liền tâu với vua Vô Tránh Niêm: "Nay Bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy Bệ hạ muốn cầu lấy thế giới nào?".

Vua đảnh lễ Phật, quỳ gối chắp tay phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhân duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc.

Phật Thích Ca nói:

"Đời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh ra ba người con: người con trưởng là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Đế Chúng. Khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, thọ Kỳ kheo giới, Phật cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, pháp 48 lời nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh; nếu có một nguyện nào chẳng viên mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rúng động, giữa không trung có tiếng khen rằng:

"Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà".

Như thế, chúng ta biết rằng, Đức Phật A Di Đà tiền thân là Thái tử Kiều Thi Ca, bỏ ngôi sang, xuất gia tu chứng thành quả Phật là A Di Đà.

 

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở phẩm thí dụ, hóa thành có chép:"Đức Phật A Di Đà,kiếp trước là con của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công

đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di

Đà, nơi cõi Tây phương Cực lạc".

Như thế, trãi qua vô số kiếp gieo duyên Phật pháp, ngài đã đạt thành ý nguyện lập cỏi Tịnh độ có đức Quan Âm và Đại Thế chí hầu cận hộ pháp, làm sao mà ngài vừa là Di Đà, vùa là Quán thế Âm như bà giảng viên Luật xác quyết như thế.

Riêng các tông phái, bà bảo Bồ Đề Đạt Ma thành lập nhiều tông như Thiền, Tịnh, Mật, Pháp tướng, Duy thức tông...

Thiền tông đã đành, Tịnh độ tông như đã nói ở trên, còn Mật tông bà cho là  kèm theo bùa chú, người chết gặp giờ chết xấu được  nhà chùa giải hạn, chùa ấy gọi là chùa Mật tông. Bà nói tiếp: - Thiền , Mật hay Tịnh đều có yếu tố mê tín dị đoan, vì người dân vốn ưa chuộng mê tín dị đoan. có yếu tố nầy thì sẽ được đông đảo thí chủ. và bây giờ đi chùa cũng là nghề kinh doanh. Giảng viên trí thức phán một câu chắc nịch như đinh đóng cột thế, có nghĩa toàn bộ Phật giáo là nghề kinh doanh???

Về Duy thức tông: Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do Đại sư Vô Trước và Thế Thân  sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân của Bồ Tát Di-lặc khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 sau Công nguyên.Không có chứng liệu nào cho thấy Bồ Đề Đạt Ma sáng lập hay truyền bá Duy Thức - Pháp tướng tông như bà giảng viên đại học Luật truyền đạt cho sinh viên.

Bà bảo rằng ông Di Đà cai quản cỏi Tịnh Độ. Thật ra, Tịnh độ có nhiều cảnh giới chứ không riêng cỏi Cực lạc của đức Di Đà. Tịnh độ phía Đông là cõi Phật Dược Sư, có Tịnh độ  được gọi là Điều hỉ quốc  của Phật Bất Động . Phía Nam là Tịnh độ của Phật Bảo Sinh, phía Bắc là Tịnh độ của Phật Cổ Âm. Vị Phật tương lai  là vị đang giáo hoá ở cõi Đâu-suất sẽ tạo một Tịnh độ mới.Tự tánh của Tịnh độ là:- "Tịnh kỳ tâm, độ  kỳ thân".

Lão giáo, theo bà, có hai nhánh, một là phù thủy, hai là Tiên đạo. Phù thủy chuyên đồng bóng. Tiên đạo chuyên luyện linh đan cầu trường sanh bất tử, bà dẫn chứng An Kỳ Sinh đã đến núi Yên tử tu luyện tại đó.

Việc truyền nhập Thiên chúa giáo đã hơn 5 thế kỷ, nhưng bà giảng viên  xác định chỉ 4 thế kỷ; có nhiều thuyết khác nhau về sự có mặt của các Linh mục giòng Tên, Phan xi cô, đầu thế kỷ thứ 16, tại Ninh Cường đã có bàn chân các L.M dòng Đa Minh đến.Từ thế kỷ 17 trở lại, việc truyền giáo của của Kito khá ồ ạt.

 Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustine, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Rôma, không riêng Martin Luther, tại Âu châu cũng có nhiều người đồng quan điểm với Luther, tách ra khỏi  tổ chức Roma nên được gọi là Kháng cách giáo hay Tân giáo, Phản thệ giáo. Cơ Đốc giáo là từ gọi chung cho Tin lành, Công giáo Roma, Chính thống giáo Đông , Như thế Cơ đốc không phải là một nhánh trong ba nhánh thuộc Thần giáo như bà giảng viên nói. Bà còn nói Thiên chúa giáo là tôn giáo của giai cấp phong kiến và Tin lành thuộc giai cấp Tư sản.

Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Cơ đốc giáo, Bà La Môn giáo ..đều được bà gọi chung là ngoại lai, riêng Phật giáo Hòa Hảo do đức Thầy khai đạo vào ngày 18/5/1939 chứ không phải 1930 , bà nói: nó kết hợp bởi Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Những tôn giáo được bà liệt kê, ít nhiều đều không tránh khỏi sai sót. Phật giáo mà ngày nay giới trẻ ít nhiều được biết, thế mà bà còn dám nói  "ông Di Đà cũng là Quan thế Âm", bị một học sinh phản bác, bà vẫn tiếp tục truyền đạt kiên thức "ăn xổi ở thì" như thế, thế hệ trí thức tương lai sẽ hiểu Tôn giáo như thế nào?
Chưa hết, để kết thúc phần giảng về Phật giáo cô đã nói "và bây giờ đi chùa đã thành một nghề kinh doanh", câu nói này là một sự quy chụp theo ý nghĩ chủ quan của cô giáo, một điều tối kỵ trong nguyên tắc đứng lớp.

Những trí thức hiện nay được phát hiện cái hiểu về Tôn giáo quá hời hợt như thế, được đào tạo từ đâu? Mong rằng, ngành sư phạm cũng như viện nghiên cứu tôn giáo giúp cho các nhà trí thức hiểu đúng về các Tôn giao về lịch sử cũng như giáo lý trước khi đứng trên bục giảng và đứng trước đài truyền hình khi được phỏng vấn.

MINH MẪN

06/10/2016

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 6337)
Trước vấn đề nầy, liên tưởng đến Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, thiết nghĩ, hai tổ chức khác nhau từ giáo lý đến tổ chức hành chánh, Phật giáo không có một cơ cấu thống nhất mang tính quốc tế, Phật giáo mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng tập quán, thổ nhưỡng khác nhau, vấn đề nội kết cũng khác nhau, sự sai phạm cũng khác nhau; do mang tính cá thể mà phạm luật cũng có tính cách tự phát của cá nhân. Vấn đề ở đây, dù cá nhân sai phạm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng thanh danh tập thể và làm mất ít nhiều niềm tin của tín đồ, Giáo hội Phật giáo cũng phải có trách nhiệm, ngoài việc xử lý thông tin đối ngoại, Giáo hội cũng cần có tiếng nói trung thực “Con dại cái mang”; đó là cách xì hơi để quần chúng nhẹ nhõm, cảm thấy dẫu sao giới lãnh đạo Phật giáo biết nhìn nhận sự thật khi truyền thông xã hội loan tải. Hẳn nhiên không hoàn toàn đúng khi truyền thông loan tải, nhưng ít ra 50% cũng phải có vấn đề; sau khi xác minh sự thật, sự xin lỗi quần chúng hay nhận lỗi với các bậc chân tu,
03/01/2015(Xem: 4880)
Bản báo cáo có độ dầy 8 trang A 4, không quá dài nhưng vừa đủ nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết trong năm vừa qua. Đặc biệt, bàn báo cáo đã nhận định rất sát những vấn đề nổi cộm dư luận trong và ngoải Phật giáo rất quan tâm. Từ trong một góc khuất của khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh đã được bóc trần, nhất là mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần 2 mục “Xử lý Thông Tin”. Qua đó cho thấy lãnh vực này rất còn thiếu những ngòi bút thiện chí, mạnh dạng đứng ra đóng gòp phần sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo Hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT Trung Ương GHPGVN, trong đó có trang nhà Phatgiao.org, đã làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, còn là thề hiện một chổ dựa vững chắc cho các Ủy viên của mình đang dấn thân vào cuộc từng ngày, từng giờ.
02/01/2015(Xem: 6182)
Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về 7 bước phải trải qua trước khi thông tin của website được hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Chúng ta cũng biết rằng, khi bị gián đoạn ở bước 1 đến bước 3, giải pháp khắc phục thuộc về người xem website (visitor). Khi bị gián đoạn từ bước 4 đến bước 6, giải pháp khắc phục thuộc về người quản trị website (webmaster). Trong bài này, chúng ta tìm hiểu các giải pháp khắc phục cho 3 bước đầu tiên, tức là dành cho người xem website (visitor). Các hướng dẫn dành cho người quản trị website (webmaster) sẽ được trình bày trong một bài sau.
22/12/2014(Xem: 7077)
Bên Czech, tại một cửa hiệu trưng bày hàng nội thất, trong đó bồn cầu in hình đức Phật Bổn sư trên nắp, dĩ nhiên đó không phải là một sản phẩm duy nhất, những bồn cầu khác trang trí hoa lá, ngôi sao, cá cảnh...nghĩa là nhà sản xuất xem đây chỉ là một trong những kiểu trang trí cho sản phẩm?
22/11/2014(Xem: 28759)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 8579)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt và trải nghiệm của chính bản thân mình, hoàn toàn không do bất kỳ áp lực nào từ người khác. Thế nhưng, tiến trình xác lập niềm tin vào Kinh điển thật không đơn giản và dễ dàng. Thứ nhất, làm sao để chúng ta có thể tự mình xác định được những bản văn thực sự là Kinh điển mà không sợ mắc phải sai lầm? Thứ hai, khi học hỏi và nghiên cứu Kinh điển để áp dụng vào sự tu tập, chắc chắn sẽ có những điểm mà chúng ta không đủ sức nhận hiểu tức thời hoặc thậm chí qua nhiều năm tu tập. Những điều không hiểu được đó tất yếu sẽ là nguyên nhân làm khởi sinh những mối nghi trong lòng ta. Vậy phải giải quyết những mối nghi này theo cách như thế nào?
14/11/2014(Xem: 6142)
Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để làm tinh thần ban đầu thực hiện các tâm nguyện nghệ thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới cảm tác và cách thể hiện cũng chính là cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.
11/11/2014(Xem: 11910)
Có nên dịch lại Tâm kinh hay không Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
08/11/2014(Xem: 5031)
Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối. Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành. Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
04/11/2014(Xem: 7409)
Tuần trước, Tòa Thượng Thẩm New South Wales ban hành phán quyết ra lệnh phạt bị đơn bồi thường $80,000 cùng với phí tôn pháp lý vì đã viết và phổ biến bài trên trang mạng và qua email có tính mạ lỵ và phỉ báng.hông còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]