Dưới đây là thư trả lời người đạo hữu thân thiết Nguyên Hoàng - Lê Văn Kim trong vấn đề mang tính thời sự đất nước đang đứng trước vấn nạn biển đông do người anh em láng giềng Trung Quốc hăm he. Qua đó có nhiều ý kiến muốn lật lại toàn bộ ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc đối với Phật Giáo Việt Nam (PGVN) chúng ta. Mỗi người mỗi ý và mỗi trình độ khác nhau nhìn nhận vần đề, việc để đánh đuồi một con chuột mà không làm đổ bể những lọ hoa quý lại đang lo ngại hơn cà!
So chuỗi sự kiện, thái độ phàn ứng của chinh phủ VN thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, chúng thường nghe cụm từ “Cương Quyết nhưng mềm mỏng, khéo léo”. Điều đó chứng tỏ đối sách của VN đã có và đã cân nhắc từ nhiều mặt lợi hại có ảnh hưởng lâu dài của dân tộc.
Do khuôn khổ bài viết , tôi chỉ xin trích ra đây phần trả lời đạo hữu quanh khía cạnh nghệ thuật sân khấu. Những phần khác có tính cách phổ quát văn hóa rộng lớn, từ trong PGVN ra ngoài xã hội, xin để lại về sau sẽ sử dụng. Ở đây chỉ cần nói lên một quan điểm, lấy từ ý của nhà nghiên cứu Charlie Nguyễn Bùi Văn Chấn (1937 - 2005) rằng Ngày trước Lý Thường Kiệt ( 1019 - 1105) viết “ Nam Quốc Sơn Hà” bằng chữ Hán để chống giặc Tống và Nguyễn Trãi ( 1380 - 1442)viết “Bình Ngô Đại Cáo”để đánh thắng quân Minh... đó là những ý tưởng thông minh và sáng suốt, lấy “gậy nông đập lưng ông”.Bây giờ mình chống Trung Quốc sao không lấy chữ Nôm ra sẽ thuyết phục hơn là dùng chữ “quốc ngữ” của nhóm giám mục tây dương ? Ngày 27 /8 /2016 vừa qua phát biều trong Hội Thào “vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại” PGS-TS Đoàn Lê Giang (ĐHKHXH&NV-ĐHQGTP.HCM) đã thẳng thắn đề nghị rằng “Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng chữ Hán để giử gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng hiện nay phài nói ngược lại, phài học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Những ai quan tâm xin xem thêm từ google hội thào này với nhiều ý kiến khá bất ngờ và đề nghị nên đưa chữ Hán Nôm vào dạy trong trường học. Vậy là cuộc Hội Thào này không làm hài lòng các nhà chống văn hóa Trung Quốc tích cực hiện nay ?
Thưa đạo hữu .
Nếu nói rằng nghệ thuật Hát Bội (còn gọi là Tuồng) có xuất phát từ Trung Quốc là không chính xác. Dựa vào chi tiết thời tiền Lê ( 1005) có kép hát Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư trính bày lối hát đang thịnh hành bên nhà Tống, được vua Lê long Đỉnh thâu dụng, lập ra phường tuồng để dạy cho cung nữ trong cung ca hát...Hoặc thời Hưng Đạo Đại Vương Trần quốc Tuấn ( 1232 - 1300) bắt được con hát tên là Lý Nguyên Cát, vua tha tội chết và bắt dạy cho quân sĩ hát để giải sầu...Cả hai chi tiết ấy vẫn chỉ là truyền thuyết, không có nối kết để hình thành lập luận chắc chắn đó là nguyên thủy của Hát Bội. Nếu có thì phài nói đến Đào Duy Từ ( 1572 - 1634), chính ông mới là người đặt nền móng chính thức cho nghệ thuật Hát Bội và phát triễn dần lên dựa vào các lối múa hát dân gian từng vùng miền được thu góp lại, chắt lọc mà nên.
Hiên nay co hai trướng phái Hát Bội được phân định rõ rệt. Đó là Hát Bội miền Trung (hoặc Hát Bội Bình Định) được phát triển và lưu truyền ở miền trung từ Thừa Thiên Huế vào Bình Thuận. Kế đó là Hát Bội Miền Nam, từ Đông Nam Bộ đến Cà Mau, Kiên Giang. Cách thức trình diễn và hát cũng có đôi khác biệt. Nếu hát Bội Bình Định dàn nhạc sử dụng thường xuyên bằng đờn nhị, hay đờn gáo, chỉ cuối màn hay cuối trường đoạn mới dùng đến kèn đống và tiết tấu bình bình, chậm rãi khoan thai; thì Hát Bội Miền Nam rộn rả hẳn với tiết tấu nhanh và phong phú về thể loại ca diễn, đẵc biệt Hát Bội Miền Nam chỉ chuyên hát một giọng Nữ (giọng Đào) và hát trên nền nhịp ngoại rất thú vị, điều này rất khác với hát Bợi Bình Định. Rỏ ràng cái tính cách Nam Bộ phóng khoáng, hào sảng đã góp,phần làm phong phú cho Hát Bội nơi này có một sự phân lập rất thú vị.
Ở Hà Nội trước đây có “Nhà hát Tuồng Trung Ương “, Còn được gọi là “Đoàn Tuồng Bắc”, nơi đây sử dụng nền tảng từ Hát Bội Nam Bộ chứ không phàitừ hát Bội Miền Trung mặc dù có đôi chút gia giảm tiết tấu trong ca diễn.
Dù cả hai trường phái Hát Bội khác nhau nhưng vẫn chung một nguồn cội tự hào là một bộ môn nghệ thuật được sản sinh từ chính trong lòng dân lao động, được tầng lới sĩ phu chấp cách bay cao. Có nhiều nhầm lẫn Hát Bội chúng ta xuất phát từ hát Kinh Kịch (Hí kịch) của Trung Quốc dựa vào trống chiến, xiêm ý và hóa trang trên sân khấu, mà không biết rắng Hát Bội của chúng ta lại là “ Kinh Điển Kịch Lệ”. Nếu chú ý chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nhiều khác biệt, từ tiết tấu, y trang lẫn trong ca diễn và hóa trang gương mặt, đặc biệt các gương mặt nữ. Thí dụ nếu Hát Bội chúng ta dựa vào nền tảng “ước lệ” là chính và có đường dây câu chuyện nối kết, thì Kinh Kịch trung Quốc chủ yếu ca hát và phô diễn vũ đạo liên tục. Và có đến hai nhược điểm lớn của Kinh Kịch là tất cả phải hát giọng gió cao, và trên sân khấu không có nữ mà chỉ có nam giả nhân vật nữ để diễn.Y trang của Kinh Kịch cũng thế, rất nặng về tả thực, không có sự biến hóa trong từng nhân vật. Khác với y trang Hát Bội VN chúng ta y giáp, trang phục rất đa dạng. Hát Bội của chúng có những lối hát tầu mã, xốc, bốp, cho đến nhựng bài bản buồn như xuân nữ, thán, thán ai, thán xuân hoặc các điệu thài uyển chuyển.Thậm chí ngay cả chỉ định từ dành cho diễn viên là Đào ( diễn viên Nữ), Kép (diễn viên Nam) cũng do các vua triều Lỳ (thế kỷ XI) đặt cho , lấy tử tên nhân vật Đảo Hoa và Quân Kép. Từ Đào Kép đã có từ đó. Quá khác nhau phài không đạo hữu ?
Về nội dung các vở diễn Hát Bội chúng ta. Như đạo hữu đã biết, đất nước mình hơn ngàn năm bắc thuộc, tiếng nói và bản sắc không mất đã là điểu may mắn, nhưng còn lại, những ảnh hưởng to nhỏ không phải một sớm một chiều mà đánh bật khỏi tâm thức và lối sống dân ta. Những ảnh hưởng đó không có gì xấu nếu nó làm đẹp, phong phú thêm văn hóa, phong cách sống của chúng ta nếu biết sử dụng chính sự ảnh hưởng đó. Tôi và đạo hữu hay nhiều bạn khác cũng vậy, nhìn thấy những hàng chữ nho trên các hàng cột, cổng chùa, hay tượng Tổ Đạt Ma sau hậu Tổ các chùa, mình thấy trước hết có tinh thần Tứ Đại Trọng Ân hiện lên nơi đó, chứ có nào thấy Trung Quốc chi đâu ! Ngay cả càc chùa sau này viết bằng chữ “quốc ngữ” cũng vậy thôi. Có lẽ chúng ta chống Trung Quốc và lên án người ta đã dấy lên chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà quên mình cũng đang cực đoan chăng? Đây là chiêu bài rất dễ được ngoại đạo ủng hộ vì lâu nay họ cũng tìm cách moi móc y chang như vậy để lên án Phật giáo VN chúng ta. Đạo hữu nên cẩn thận điều này.
Trong Hát Bội VN chúng ta , có phân chia tuồng tích theo từng chủ thề rất rỏ ràng. Thí dụ những vở hát lấy từ truyện của Trung Quốc như Tam Quốc, Lưu Kim Đính, Đắc Kỷ Trụ Vương. Tiết Nhơn Quý Chinh Đông, Chinmh Tây v..v.. thỉ được gọi là “Tuồng Pho”, những vở có xuất xứ của chính VN Như San Hậu, Tam Nũ Đồ Vương, Hộ Sinh Đàn,Quan âm Thị Kính, Vạn Bửu trính Tường, Ngọn Lửa Hồng Sơn v...vv thì gọi là “Tuồng Đồ”, các vở hài châm biếm như Trương Ngáo Đòi Nợ Phật, Ông Trượng Tiên Bửu, Ngao Sò Ốc Hến, Hồn Trương ba Da hàng Thịt .v..v...thì gọi là “Tưồng Hài”. Ngoài ra còn có cá “Tuồng Dân Gian”, “Tuồng Truyện” v..v.. rất phong phú và cũng rất chuyên biệt. Tóm lại, chỉ có “Tuồng Pho” là sử dụng cốt truyện của Trung Quốc, còn lại thì hoàn toàn không phải. Vậy mình lấy cớ gì mà nói Hát Bội là của Trung Quốc, cần nên loại bỏ ?
Trở lại nội dung các vở Hát Bội, nếu ở thể loại “Tuồng Pho” tức các điển tích của Trung Quốc, thường đề cao tinh thần chủ đạo của Nho gia “Quân xử thần từ, Thần bất tử bất trung, bất hiếu”hiếu trung tiết nghĩa, thì ở nội dung các vở thuộc “Tuồng Đồ” của VN lại đề cao chân lý “thưởng thiện phạt ác”, lấy ý nghĩa Nhân-Quả làm tinh thần chủ đạo, hoặc tinh thần “Tamgiáo đồng nguyên”. Lấy ví dụ vở San Hậu - một vở diễn kinh điển và tiêu biểu của nghệ thuật Hát Bội VN mà biết bao thế hệ qua, từ già đến trẻ đều tường tận nội dung, thường được gọi là “San Hậu Ba Hồi” Ở đây chúng ta sẽ thấy tinh thần Từ Bi tuyệt vời của nhà Phật thắng thế tư tưởng Nho gia trong đạo quân thần:
Năm anh em nhà họ Tạ đứng đầu là Tạ Thiên Lăng và Tạ Ôn Đình mưu soán ngôi vua Tề (những danh xưng hư cấu của Đào Tấn), Bà chị cả là Tam Cung Nguyệt Hạo (có nơi gọi Nguyệt Kiểu) hết lời can ngăn nhưng 5 anh em họ không chịu nghe dù rất mực thương kính chị mình. Sau khi âm thầm giúp Thứ Phi Phượng Cơ bế ấu chúa và nhờ Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá phò chạy thoát về thành Sơn Hậu, cuối củng Bà từ bỏ tất cả, âm thầm xuất gia đầu Phật ở chùa Tây Sơn. Chuyện tưởng rơi vào lãng quên nhưng khi quả ác chín muồi sáu năm sau đó, thì tại ngôi chủa bà Nguyệt hạo tu hành này, trước Phật đài, Bà xin the mạng cho hai đứa em mình còn sống sót là Tạ Thiên Lăng và Tạ Lôi Vân. Hoàng tử sáu tuổi khi đó đỡ bà Nguyệt Hạo đứng lên và vòng tay thưa :”Thưa Á Mẫu ! Chi hai mạng chẵng dung, Ước còn năm cũng thứ”. Chỉ cái tội phàn nghịch thôi cũng đủ tru di nói chi đết mưu giết hại mẹ con thứ phi Phượng Cơ. Ấy vậy mà cái đức Từ Bi nơi Bà Tam Cung Nguyệt Hạo đã càm hóa tất cả. Như vậy đạo “quân xử thần tử” ở đây chẵng còn giá trị?
Nên nhớ rằng, vở San Hậu được chăm chút và gia cố kỷ lưỡng qua ngòi bút của cụ Đào Tấn (1845 - 1908) dưới triều vua Tự Đức. Ông là người am tường Nho học lẫn Phật học uyên bác. Trong vở San hậu (hồi thứ III) là do ông viết lại hoàn chỉnh, để từ đấy về sau này chúng ta thấy thứ tự , lớp lang trong nhà Phật bằng chuổi động tác: Hộ pháp ra lệnh cho Thành Hoàng bổn cảnh- nơi cuộc đất có chùa Tây Sơn tọa lạc, đang bị nhóm giã sư (nhân vật Giã Ngu), dốt nát, ham ăn lông hành- và Thành Hoàng lại truyền cùng Thổ địa nhanh chóng đến bào vệ kẻ tu hành chân chính. Thử nghe một lời thoại trong kịch bản này như sau:
Hộ Pháp : Phụng mệnh Như Lai khiến /Nào dương cảnh Thành Hoàng. (Nghe ta dặn đây) Nay có bà Nguyệt Hạo nương nương/,Mộ đạo mới xuất gia đầu Phật,/ Thìn lòng nhân đức, có dạ tu trì, /Vả đây gần sơn tự ác tăng,/ Khá bảo vệ người lành kẻo hại.
Thánh Hoàng: Thừa kim thần sắc hạ,/ Quản chúng tới hộ tòng/, Phòng khi chúng nó hành hung,/ Thời đã có ta bảo hộ.
Thói thường, những lúc như thế thường có Phật Tổ ra Tay hay Bồ Tát Quan Âm xuất hiện, cụ Đào Tấn không tầm thường như thế mà chỉ cần một chút vị mặn mòi của gia vị Phật học cũng đủ cho người xem thưởng thức bữa tiệc nghệ thuật đàng hoàng và sạch sẽ. Đó là chưa kể đến các vở khác cũng của Đào Tấn chuyên biệt về nội dung Phật giáo như Trầm Hương Các ( cái haycủa Đào Tấn là dùng chính nhân vật Đắc Kỷ của Trung Quốc soạn thào nêncâu chuyện của chính mình, đó là đoạn Bồ Tát Quán Thế âm hóa độ cho hươnghồn cho cô ta). Hộ Sinh Đàn (Bồ Tát Quán Thế âm hóa độ cho nàng Kim Tú Hà) v...v....
Duy nhất có một vở Hát Bội (miền Trung) mang tên Lộ Địch của tác giả Ưng Bình Thúc Gia Thị ( 1877 - 1961) dựa theo truyện bi kịch cổ điển của Pháp Le Cid (tác giả Pierre Comeille (1606 - 1684). Đó là giai đoạn cụ Ưng Bình muốn tránh sự dòm ngó của mật thám thời mất nước. Và nếu có là yêu thích một tác phẫm hay, có ích cho đời thì cũng có gì sai trái. Yêu thich một tác phẫm hay chứ có yêu thích vá chạy theo Pháp đâu ! Hơn nữa ông soạn ra một vở Hát Bội để mọi tấng lớp cùng thưởng thức và kéo người ta lại gần hơn với nghệ thuật dân tộc, chứ có sáng tac ăn theo hay nhúng nhảy cho giống Tây bao giờ đâu ?
Dưới góc độ những người có tham cứu Nghệ Thuật Phật giáo tôi và đạo hữu sẽ muôn đời tạc dạ ghi khác công ơn này của Hát Bội qua cụ Đào Tấn. Bài xích và nhìn méo mó về Hát Bội sẽ không lương thiện và đắc tội với bao bậc tiền nhân có công khai phóng để văn hóa Phật giáo có phần hưởng nhờ.
Thưa đạo hữu!
Về nghệ thuật Cải lương, một bộ môn kịch hát của Nam Bộ thoát sinh từ đờn ca tái tử và ca ra bộ. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng sớm hòa nhập vào cộng dồng nghệ thuật nhờ vào yếu tố dung nạp đa dạng. bài viết này sẽ lê thê nều kể hết ra đấy ngọn nguồn gốc tích của Cài Lương, chỉ xin nói qua một chút về nội dung, mà nội dung của cải lương thì cũng giống như tự thân của nó, tức là đa dạng, nhiều màu sắc, chứ không chỉ riêng về nội dung có xuất tích từ văn học Trung Quốc. Ngay từ khi ra đời (nữa đầu thế kỷ 20), Cải Lương đã có những vở lấy gốc tích từ phương Tây như “Túy Hoa Vương Nữ” ( Marie Tudor - của Vivtor Hugo), “Back - Street” (Tô Ánh Nguyệt), “Mộng Hoa Vương” ( Nữ Vương Christine-của Thụy Điền) và cũng có “Giá Trị Công Lý” (tức Le Cid).v...v... Vển nội dung yêu nước và đề cao tinh thần dân tộc thì rất nhiều. Trong đó vở “Tiếng trống Mê Linh” của tác giả- đạo diễn Ngô Y Linh là một. Những năm đầu sau giài phóng , do tình hình chung , điện ảnh và sân khấu cuãng không thoát ra ngoài vòng xoáy đó. vì thế những cành xếp hàng mua vé xem sân khấu chưa nói lên cụ thể một lý do nào, thí dụ yêu thích nghệ thuật, khát nghệ thuật, yêu đào kép.v...v...”Vở “tiếng trống mê linh” của đòan Thanh Minh Thanh Nga được ưu tiên đưa lên sóng truyền hình đen trắng khi đó cũng chỉ nhằm giài quyết nhu cầu thưởng thức quá lớn của người dân với bộ môn này. Khi nghệ sĩ Thanh Ngay mất, ai cũng nghỉ là do bị “ám sát” khi thủ vai bà hoàng hai đời chồng ấyđi bên cạnh là vở “Thái hậu Dương Vân Nga”: chuyển thể từ kịch bản chèo của tác giả Trúc Đường, sân khấu thành phố khi ấy nỗi lên rất nhiều “Thái hậu Dương Vân Nga” khác trong khí thế chống Trung Quốc hừng hực bởi biên giới Tây Nam vừa xong lại đến biên giới phía Bắc. Sau này ban “chuyên án Thanh Nga” công bố kết luận và đưa ra tòa xử đó thì ai cũng té ngửa đó chính là những tay hào hớn đất sài thành chưa từ bỏ thói đâm thuê giết mướn!
Riêng chuyện “Cài Lương Hồ Quảng “ hay “Cải Lương pha Hồ Quảng” hẹn khi khác cùng bàn luận, Ở đây chỉ nói sơ qua về cái gọi là “Cải Lương Tuồng Cổ”. Về nghĩa đen thì ai cũng rỏ nhưng thực chất thì ít ai thấy ra cụm từ xuất phát từ khi trước 1975 với các đòan Minh Tơ - Khánh Hồng và Huỳnh Long. chuyên hát tuồng có gốc tích từ Trung Quốc. Sau năm 1975 mới thể nghiệm các vở nói về lịch sử nhân vật của dân tộc hoặc nội dung của VN như ‘Tô Hiến Thành Xử Án”, “Xuân Về Trên Đình Mã Phi”, “ Xử án Phi Giao” Tấm Cám”..v...v. Ở thể lọai này , hai đón chuyên trị “tuồng cổ” sử dụng phấn lớn nhạc ôc3 Đài Loan, Hồ Quàng. Riêng sân khấu Minh Tơ thì còn có nhạc sĩ Minh Tâm rất mát tay với những giai điệu sáng tác mới phù hợp sân khấu này, bổ sung và làm phponmg phú thểm đất diễn cho diễn viên. Hiện nay phần đông các diễn viên đều khoái loại nhạc “tuồng cổ” này để múa vũ đạo thay vì có trống chiến như Hát Bội nâng bước.Tính nghệ thuật dân tộc ở đây còn giữ lại chỉ là vũ đạo từ Hát Bội và những làm điệu của cài lương. Như vậy “tuồng cổ” lẽ ra phài dành riêng cho nghệ thuật thuộc vốn cổ dân tộc, hoặc một bộ môn nghệ thuận chuyên biểu diễn những vở tuồng cổ dân tộc” Xem ra chưa có nơi nào được xứng đáng dùng cụm từ cao quý này ngoài Hát Bội và Chèo Cổ( Bời vì hai bộ môn này khó lòng thề hiện cac vở xã hộihiện đại, nếu có thì rất thô kệch).
Thưa đạo hữu.
Chỗ thâm giao, tôi cũng chỉ trao đỗi với nhau ngần ấy thôi vì tôi tin chắc rằng đạo hữu hay bất kỳ ai có tấm lòng yêu quý vốn cổ dân tộc bằng cả con tim của người Phật tử như chúng mính, nhất định sẽ nhìn ra ngay những con dốc quá đà của kẻ cực đoan nhưng lại nhín người khác cực đoan.
Nhiều khi chúng ta đòi hỏi các vị có trách nhiệm văn hóa PG quá nhiễu mà quên đi năng lực hay sức lực ai cũng đều có giới hạn, quan trọng là có tự lượng biết sức mình và lắng nghe từ nhiều phía hay không. Điều này trong gia đình đạo hữu đà cho tôi thấy qua hai đứa con la giáo viên mẩu giáo, mỗi ngày đều tập cho các cháu hát bài “Niềm Vui của Em “ của tác giả Nguyễn Huy Hùng, cón đạo hữu thì lại thich ngân nga bài “Niềm An Vui” (khôg rõ của tác già nào) mỗi khi chấm dứt tiết học đều cho học sinh hát , theo đạo hữu đó là tập cho các em niềm an vui thực sự. Nhưng khi được hai cháu về nhắc nhở, đạo hữu bỏ ngay thói quen dùng nhạc mà khôg rỏ xuất xứ, lại là nhạc nhái. Điều này nếu là một cán bộ lãnh đạo văn hóa PG có phẫm chất, tư duy sẽ tốt cho PG biết chừng nào. Bây giờ ai cũng có cái nhìn không hay cho âm nhạc PG, rất buồn phài không thưa đạo hữu?
Tôi và đạo hữu đà qua rồi giai đọan ngồi làm thính giả đễ vỗ tay tán thưởng một ý hay, một xác quyết Phật học đúng của các giàng sư mà không có tư duy phán doán theo đúng tinh thần giác ngộ Phật Đà. Trách nhiệm cùa chúng ta hiện nay là hổ trợ phần nào đó chobánh xe pháp lăn đều trên lộ trình hoằng hóa của Phật giáo hãy còn gập gềnh khúc khỉu gian nan. Thế gian điên đảo, mà Phật đạo cũng nào yên! Quá trời ma vương bay lên tử chính những tờ tựa Lăng Nghiêm mỗi sáng sớm tinh mơ mình từng cố gắng học thuộc. Mình phải lám hết sức để con cháu sau này bước đến cổng chủa không ngơ ngác hỏi đây là nơi nào?
Sao, đạo hựu có vừa lòng và có thấy con chuột nào chạy qua chưa?