Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy có lòng trân trọng khi kinh doanh lời Phật dạy

04/05/201606:19(Xem: 5057)
Hãy có lòng trân trọng khi kinh doanh lời Phật dạy



Từ khi phương thức bán hàng trực tuyến (online) ra đời đã giúp ích và hỗ trợ rất nhiều thời gian cho những ai muốn mua sắm mà không có điều kiện đến tận siêu thị hay cửa hàng chuyên dụng. Đây là cách bán hàng hiệu quả nhất trong thời đại công nghệ tiên tiến, do đó đã có rất nhiều trang mạng kinh doanh theo phương thức này thi nhau ra đời, đáp ứng như cầu mua sắm của nhiều tầng lớp người tiêu dùng.

Về phần mình, văn hóa phẩm hay những vật dụng thiết yếu khác của Phật giáo đã không nhanh nhạy nắm bắt đúng lúc và kịp thời phương thức hữu hiệu này, nhường chỗ trống cho các nơi khác khai thác triệt để. Không phải là không có, có nhưng như muối bỏ biển, nhỏ giọt. Còn lại thì có vẻ chủ quan, cũng có một chút tâm lý ỷ lại, đó là các cửa hàng gọi là “Văn hóa phẩm Phật giáo” nằm khép mình trong một góc sân chùa, phục vụ hạn hẹp những vị khách đi chùa của mình với vài ba món hàng cũng “ăn theo” căn bệnh chủ quan. Chuỗi hạt, áo tràng, hình Phật, có nơi bày bán luôn “Phật địa mẫu”, Ông Địa và các “Bà mẹ sanh”! Đó là những món hàng đủ nói lên tư duy, giá trị và khả năng kinh doanh của một nơi nào đó chăng?

Khi Phật giáo đã bỏ ngõ, nhường hết thị phần cho người khác, kinh doanh luôn những mặt hàng mà lẽ ra là của mình và chỉ có mình mới xứng đáng làm công việc đó, thì những sai sót và méo mó, nhất là các sản phẩm văn hóa, thì không thể kiểm soát được, đành chịu thua! Ở đây cần nên nhắc lại rằng trong kinh doanh, việc chúng ta (Phật giáo) liên kết với cơ sở khác để làm nên sản phẩm, cung ứng cho thị trường những thành quả chất lượng là điều đương nhiên. Nhưng những sai sót đã xảy ra trong thời gian vừa qua chứng tỏ Phật giáo chưa xem trọng các yếu tố kinh doanh này, tỏ ra lép vế trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nhớ lại vào nửa cuối thập niên 80 thế kỷ trước, các nhà sách- trước các phòng phát hành các chùa rất nhiều- đã thấy có xuất hiện “Mười bốn điều răn của Phật” được in trên vải lụa vàng rất đẹp, phía dưới có chữ ký và con dấu của cố Hòa Thượng Kim Cương Tử (ảnh 1). Ngày đó, tuy chúng tôi rất không mấy vừa lòng với từ “răn”in trên tựa đề nhưng vì là sản phẩm mang tính thuần túy Phật giáo tiên phong có mặt ngoài thị trường, đi đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, nên rất cảm ơn đơn vị nào đấy đã in và phát hành.

hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 4

Giờ đây, trên thị trường đã đầy dẫy những sản phẩm Phật giáo mà không cần sự tư vấn hay vào cuộc của Phật giáo, không hiểu đó là tín hiệu vui hay buồn, nhưng nếu có buồn thì trước hết chúng ta nên nén buồn mà vui vì chính các đơn vị ngoài xã hội biết kinh doanh, biết nắm bắt thị trường, thị hiếu công chúng giúp đưa hình ảnh Phật giáo đi vào cuộc đời một cách ngoạn mục. Vì vậy sẽ khó lòng mà trách cứ người ta nếu có sai sót về nội dung chuyển tải trên sản phẩm. Thí dụ bức tranh “Mười bốn điều răn dạy của đức Phật” (chất liệu gỗ MDF Malaysia-35x50x0,9cm do thegioitranh sản xuất) chúng tôi mua theo đơn hàng số 344689362 ngày 7/4/2016 của Lazada. Từ tựa đề cho tới câu chữ so với bản in lụa những năm 80 nói trên bị sửa rất nhiều, ngay cả tên tác giả, Hòa Thượng Kim Cương Tử- người có công dịch thuật cũng bị bỏ mất.


Khi các đơn vị kinh doanh nhận thấy nhu cầu đã được mở rộng từ sản phẩm “Những điều răn “ đó liền tìm tòi và nắm bắt được nội dung khác cũng thu hút không kém, đó là MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM. Tưởng cũng nên nói thêm rằng đây là bản kinh được mang tên nguyên thủy Tâm Ảnh Lục (Luận Bảo Vương Tam Muội) trích ra từ trang 222-224 do Hòa Thượng Thích Trí Quang diễn dịch rất hay (ảnh đen trắng).

hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 3
Sau nhiều lần dò tìm các trang có in sản phẩm này, dù đã bị cắt ra hai phần, phần mười điều tâm niệm và phần diễn giải phía sau. Tuy nhiên ở nơi bán là Lazada lại có sản phẩm bị lỗi. Cụ thể ở vế hai của câu thứ ba lẽ ra phải là “Vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo” lại in nhầm vế hai của câu thứ tư (ảnh 3 bản cắt). Các đơn vị khác thì lại có bản in đúng cũng cùng một sản phẩm (ảnh 4 bản hoàn chỉnh), cùng một nơi sản xuất nhưng chúng tôi đăng ký mua mà không có phản hồi đành quyết định mua của Lazada với hy vọng mỏng manh hàng giao sẽ chính xác hơn sau khi có email góp ý truớc với nơi bán hàng trực tuyến này. Đây là đơn hàng số 3454548892 ngày 27/4/2016. Và khi chúng tôi nhận hàng là chính bản in sai đó. Quá thất vọng và vẫn tiếp tục email góp ý, nhưng không lần nào được bộ phận kinh doanh của Lazada có hồi âm.


hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 1
hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 2
Xem lại bản gốc “Mười Điều Tâm Niệm” đen trắng trên, chúng ta thấy từ chữ, từ những dấu chấm phẩy rất ý tứ mang hàm xúc nhiều ý đẹp, khi in bán hàng kinh doanh không rõ có sự tư vấn của các cán bộ văn hóa PG (rất nhiều) hay không mà sửa đổi tùy tiện quá nhiều. Vì vậy đây có thể quy trách nhiệm cho ai để hạn chế bớt những sai sót không kém phần nguy hiểm này? Vì là lời Phật dạy việc diễn dịch và giảng giải phải chính xác và nghiêm túc. Mong rằng các đơn vị kinh doanh ngoài Phật giáo, nếu vì sự nghiệp hoằng hóa, có lòng hỗ trợ Phật giáo bước xa vào lòng công chúng, thì cũng nên trân trọng và hết lòng vì sự nghiệp chung, đó cũng là bước thang củng cố giá trị cũng như sự thành công của một nhãn hiệu biết kinh doanh và biết trân trọng khách hàng.

DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2013(Xem: 6416)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 18236)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18196)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20867)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 30559)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6468)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5895)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5745)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 6583)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
10/04/2013(Xem: 8513)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]