Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cải Đạo, nguyên nhân và giải pháp

27/04/201609:18(Xem: 9869)
Cải Đạo, nguyên nhân và giải pháp
CẢI ĐẠO
 NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP
 Hồng Ngọc



 

cai dao (1)Tin Lành đi cải đạo

 

Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo.

Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp.

Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ.

Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.

A1. Phật Giáo và nhân bản:

 Phật tử được dạy, phụng sự chúng sanh tức là phụng sự Phật. Kể từ lúc ra đời cho đến nay, hơn 2000 ngàn năm qua, đạo Phật chưa bao giờ gây đổ máu hoặc tán trợ hành động gây đổ máu cho bất cứ ai, ngay cả các sinh vật. Có lẻ đây là một trong những lý do mà Liên Hiệp Quốc bầu chọn Phật Thích Ca là Nhân vật biểu tượng cho Văn hóa và Hòa bình của nhân loại.

A2. Cơ đốc giáo và nhân bản: Cơ đốc là đạo thờ, tin và phụng sự một ông Thần với bất cứ giá nào. Tín đồ được dạy, thờ Chúa trên tất cả mọi sự. Và nếu không tin Chúa lúc chết, Chúa đày xuống địa ngục. Nếu tin Chúa thì được lên thiên đàng!

Lúc nhỏ, theo đạo, tôi thường được nhắc nhỡ như thế và một số lời dạy rùng rợn, do linh mục nhà thờ và dì tôi cũng như các người con của dì truyền đạt.

Muốn biết hành hoạt và triết lý sống của một tôn giáo, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu lời dạy của tôn giáo ấy trong Kinh, cũng như ý kiến của những bậc trí thức chuyên sâu trong ngành. Dưới đây là vài thí dụ:

 - Mục sư Ernie Bringas nhận định, “Cơ đốc giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã ghi trong các trang sử đẫm máu”.

Voltaire (1694-1778), Văn hào, Triết gia... Pháp:

   -  “Cơ đc là tôn giáo l bch nht, vô lý nht và đm máu nht làm nhim đc thế gii” (Christianity is the most ridiculous, the most absurd and bloody religion that has ever infected the world).  

- Ông viết tiếp:Trong 1700 năm, Cơ đc không làm gì khác ngoài vic gây hi cho nhân loi” (For 1700 years, the Christian sect has done nothing but harm.  Nguồn: <http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS1.php >.

 - Bà Dorothy Wolfers Nelkin (Một khoa học gia kiêm xả hội học người Mỹ) trong cuốn “The Creation Controversy”, w.w.w. Norton & Company, New York, London 1982, Tr. 28, ghi lại ý kiến của Religious Tradistionalists với hàm ý cho rằng “Hai ngàn năm qua, tín đồ Cơ đốc giáo bị lừa bịp bởi một lời nói láo vĩ đại” (Christians for nearly 2000 years have been duped by a monstrous lie).

- Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson, là tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc, sau lúc đọc cuốn kinh Khải Huyền, ông phê bình “Đó là nhng li nói dt nát ca mt k điên khùng" (He, Jefferson, referred to the Book of Revelations as "the ravings of a maniac"), theo West Country Times, California, USA, biên tập viên Steven Morris, số ra ngày 14.8.1995."

- Ngày 16 tháng 5 năm 2007  dân Hồng Kông lên án cả hai cuốn Kinh Cựu Ước và Tân Ước của Cơ đốc giáo vì trong đó chứa đựng những chuyện tục tĩu (obscene), những hành vi bạo động (violence), hãm hiếp (rape) và ăn thịt người (cannibalism) [Theo AFP (Agence France Press)].

     Nguồn: <http://www.religionnewsblog.com/18279/bible-obscenity-row >

          <http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1244>

-Giống như Hồng Kông, bản tin đài CNN mới đây, ngày 12. 4. 2016, cho biết, “Hiệp hội Thư viện Mỹ” trong Phúc trình “2016- (2016-The State of America’s Libraries) cũng tố cáo Kinh thánh của Cơ đốc giáo (Công giáo và Tin Lành) thuộc loại DÂM THƯ “ba xu…”

Nguồn Anh ngữ: <http://www.ala.org/news/sites/ala.org.news/files/content/state-of-americas-libraries-2016-final.pdf>.

Việt ngữ: < http://giaodiemonline.com/2016/04/kinhthanh.htm>

-Đặc biệt nhất là ngày 12.3.2000, Giáo hoàng John Paul II thiết bàn thờ để xin nhân loại tha thứ bảy núi tội mà Giáo hội của ngài, các chức sắc và con chiên, đã đổ lên đầu nhân loại.




cai dao (2)
Hồng y Nguyễn Văn Thuận & Giáo hoàng JP II


Vài nhận định như trên có thế đụng đến điều mà một số người gọi là nhạy cảm hoặc tế nhị, nhưng đây là lịch sử, không thể không biết đến? nhất là những lời thú tội của Giáo hoàng JP II, chính ngài cũng không thể chối cãi, mà phải thừa nhận những tội ác kinh hoàng của Giáo hội Cơ đốc và lời dạy trong Kinh thánh. Các chức sắc cũng như con chiên cần phải biết, ít nhất là vài sự kiện lịch sử trong vô số, để góp phần định hướng cho đời sống đạo và cho niềm tin tôn giáo của mình. Là một người nghiên cứu, cho tôi có cái quyền được nói theo Giáo hoàng và trích dẫn từ Kinh thánh. Dưới đây là một số trích đoạn trong vô số lời dạy phi nhân rùng rợn của Kinh Cựu Ước:

- Kinh Phục Truyền luật lệ ký [Chương12, đoạn 2-7] dạy: Phải vằm nát và đốt tất cả những nơi thờ tự của những kẻ ngoại đạo, phá bỏ tất cả những ông Thần mà họ thờ…

- Thi Thiên [Psalm, 137: 9]: Phúc cho những ai bắt con trẻ của người Ba-bi-lon mà đập vào đá cho chết.

- 1 Samuel [15: 2-3]: Hãy đánh dân A-me-léc và phải giết mọi súc vật của chúng, nam nữ giết hết, con trẻ còn bú, bò, chiên, lạc đà phải giết hết.

-Nht là kinh “Dân S”, chương 31, tóm lược: Chúa Tri ch đo cho ông Mai-sen (Moses) m binh chng dân Ma-đi-an. Quân ca Mai-sen cướp vàng bc, kim loi, bt hng trăm ngàn gia súc ca dân Ma-đi-an đem v chia nhau. Đàn ông và tr thơ b giết sch. Nhưng 32 ngàn cô gái còn trinh bt v làm quà cho các lính ra trn. Chúa Tri bo ông Mai-sen np cho Chúa 10% súc vt bt được và 32 cô gái còn trinh” (Dẫn theo “Thư Ngỏ” của Nguyễn Sâm gởi Hội Đồng Giám Mục và hội Thánh Tin Lành Việt Nam, ngày 20.2.2013) [Độc giả có thể tìm thấy các trích đoạn trên trong năm cuốn Cựu ước gọi là “Ngũ Thư”, do nhóm Phiên Dch CÁC GI KINH PHNG V thc hin”, Tòa Tổng Giám Mục Việt Nam chuẩn y. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội cấp giấy phép – 2010 [cho phép in một cuốn SÁCH kêu gọi cướp của giết người, hảm hiếp con gái…]. Bán tại Nhà thờ đường Kỳ Đồng. TP.HCM.

Nguồn: <http://tongiaovadantoc.com/c1043/20130221170430440/thu-ngo-gui-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-hoi-thanh-tin-lanh-viet-nam.htm>

Tân ước cũng không thiếu gì những lời dạy độc ác phi nhân, con không có quyền hiếu thảo với cha me.

-Luke (19:27): Những kẻ không thích ta, hãy kéo họ ra đây và giết chúng trước mặt ta).

-Mathiơ (8:21-22): Một môn đồ chưa muốn đi với Giê-su vì cha ông ta chết. Giê-su bảo ngươi hãy đi cùng ta, để người chết chôn người chết.

Phải chăng những lời dạy tàn ác như thế, nên Giáo hội Cơ đốc đã hổ trợ các cuộc chiến tranh cái gọi là “Thánh chiến” và, thiết lập “Tòa hình án dị giáo”[kéo dài gần 400 năm] để xử tử, thiêu sống những người khác tín ngưỡng, khác quan điểm, khác chính kiến và những người bị buộc là phù thủy?



toa an di giaocai dao (3)
Kèm theo là hai trong vô số dụng cụ và hình ảnh man rợ mà Cơ đốc giáo đã gieo rắc cho nhân loại.
 
Giáo hoàng Gregory IX
   Giáo hoàng Gregory IX


- Nạn nhân (bên trái) bị treo ngược, hai người đứng hai bên dùng cưa xẻ đôi nạn nhân, bên dưới là một người đã chết và chậu hứng máu.

- Hình giữa, nạn nhận bị buộc vào một cột trụ. Hai người dùng cưa xẻ trên đầu nạn nhân.

- Hình bên phải là Giáo hoàng Gregory IX (1227-1241). Năm 1232 ông ký giáo lệnh thành lập Tòa án Dị giáo (Papal Inquisition). Muốn xem thêm vô số dụng cụ tra tấn dã man khác, quý vị gỏ vào Google dòng chữ “dụng cụ tra tấn của Tòa án dị giáo” hoặc bằng Anh ngữ “Images and photos of Inquisitions” là sẽ thấy vô số hình cụ kinh hoàng khó tưởng tượng nỗi! Dưới đây là thêm một đường link khác:

     <http://giadinhgieogiong.blogspot.com/2012/04/cac-loai-cua-tra-tan.html >

B1. Phật Giáo và khoa học: Cho đến nay, giáo lý Phật giáo không những không có điều gì trái ngược với những khám phá của khoa học, mà ngược lại, còn đi trước khoa học nữa. Thí dụ: Kinh Phật cho biết, ngoài thế giới nầy còn có vô số thế giới khác (nhà Phật gọi là tam thiên đại thiên thế giới). Ngày nay khoa học mới chỉ tìm thấy một số ít các hành tinh ngoài vũ trụ.

-Trong bài sám kinh tụng buổi sáng của các chùa có viết, “Nhất thiết trần trung trần số Phật, các xứ bồ tát chúng hội trung”. Nghĩa là trong một lỗ chân lông có vô số Phật và Bồ tát đang hội họp.

-Giáo sư Trịnh Xuân Thuận và thầy Matthieu Ricard viết chung tác phẩm có tên “Cái vô hn trong lòng bàn tay” (T Big Bang đến Giác Ng), dịch từ cuốn L'Infìni dans la paume de la main - du Big Bang à l'éveil .*

-Thiền giả Steve Job do những cảm hứng lúc đọc kinh Hoa Nghiêm mà phát minh được Ipad, Iphone; vũ trụ từ đó được thu gọn vào trong hai sản phẩm rất nhỏ nầy. Một thư viện có hàng triệu triệu cuốn sách cũng có thể chỉ cất chứa vào trong một dĩa CD nhỏ bé.

B2. Cơ đốc giáo và khoa học: Với sự phát triển của khoa học hiện nay, nhưng các nhà thờ vẫn còn dạy con chiên, quả địa cầu do Chúa sinh ra cách đây từ 6-10 ngàn năm (tính theo hệ gia phả từ ông Adam). Và Chúa lấy cục đất sét nắn giống hình người rồi hà hơi vào lỗ mũi mà thành ông Adam, “thủy tổ” loài người! Và đàn chiên cũng tin con người chỉ mới xuất hiện khoảng 10 ngàn năm trước theo như Kinh thánh.

Còn khoa học thì cho biết quả địa cầu đã xuất hiện cách đây khoảng 4.5 tỉ năm. Thủy tổ loài người xuất hiện cách đây 40 triệu năm. Con người (modern man) có trên hành tinh nầy khoảng 50.000 năm. Độc giả nghe theo Khoa học hay Kinh thánh?

Phải chăng vì Kinh thánh phản khoa học đến như thế nên ngày nay người Âu châu chỉ còn chưa đến 10% đi lễ nhà thờ, và tại Mỹ, Linh mục ngày càng giảm dần. Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đô-Mi-Nic xuất bản cuốn “Lời Nguyện Tan Vỡ”: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave). Một trăm ngàn (100000) linh mục Công giáo đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi (100000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours).

Vì mù quáng, tin Kinh thánh là lời Chúa đọc cho ông Mai sen (Moses) ghi chép từng chữ, từng lời nên không bao giờ sai? Có thể do vậy nên, năm 1493 Giáo hoàng Alexander VI ra giáo lệnh chia thế giới cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có quyền đi cải đạo, chiếm đất và tài nguyên cùng khắp cả thế giới. Đây được xem như bước dẫn khởi cho phong trào đi chiếm thuộc địa và chủ nghĩa thực dân gây tang tóc khủng khiếp cho nhân loại! Dân tộc Việt Nam là một trong những nạn nhân đau thương ấy.

Giáo lệnh cho phép hai quốc gia Bồ và Tây Ban Nha có quyền chiếm đất đai bất cứ nơi nào mà họ muốn. Dân tại đó hoặc tự nguyện đổi đạo hoặc bị cưỡng bách mới có quyền sở hữu một mảnh đất để sinh sống, ngược lại, họ sẽ bị bắt làm nô lệ suốt đời.

C1. Áp dụng giáo lý đạo Phật vào cuộc đời: Nếu áp dụng Phật pháp vào cuộc đời, không những vô hại mà còn vô số điều bổ ích. Một trong những phương pháp vi diệu của nhà Phật là Thiền. Ngày nay Thiền được áp dụng vào tất cả các ngành nghề. Thiền không những có khả năng làm cho con người mạnh khỏe hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu dài, an lạc và trường thọ, mà Thiền còn được sữ dụng để chuyển hóa xã hội và thay đổi thế giới, làm cho quả địa cầu nầy trở thành một nơi mà nhân loại sống an lạc và hạnh phúc hơn…

 Ngày 15.5.2013, hai viện Nghiên cứu về Não bộ và Thiền tại Đại học Wisconsine-Madision (Mỹ) với Ngài Đa Lai La Ma và một số tư tưởng gia được kính trong nhất thế giới, tổ chức hội thảo với đề tài “Thay đổi tâm, thay đổi thế giới với Ngài Đa Lai La Ma” Change your Mind, Change the World 2013 with the Dalai Lama!

 Ngày nay, tại Mỹ, có khoảng trên 50% dân số bỏ thuốc theo Thiền và Yoga để trị bệnh. Và ngày càng cho thấy nhiều chứng bệnh được trị bằng Thiền vì y dược hiện đại bất lực. Trường hợp bệnh tim mạch của cựu Tổng Thống Bill Clinton là một trong những bằng chứng.

Tại Mỹ, Thiền đang tràn vào tất cả các Bộ, các ngành các công sở như trường học, bệnh xá, bộ Quốc phòng, nhà tù, cơ xưởng v.v…Hiện tượng nầy chẳng phải vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng, mà chỉ vì sự diệu dụng vô song của Thiền đối với đời sống nhân loại.

C2. Về phía Cơ đốc giáo: Câu hỏi được đặt ra là những điều dạy trong Kinh thánh, có thể áp dụng vào đời sống của nhân loại được chăng? Chúng ta thấy có vài vấn đề:

a.- Nếu áp dụng Phật kinh vào xã hội thì thế giới hòa bình nhân dân an lạc, nhưng áp dụng Kinh thánh vào cuộc đời thì quá gian ác, dã man và nguy hiểm, như tôi đã dẫn một số đoạn trong Kinh thánh ở phần trên. Nhưng trên phương diện sống đạo thì rất quý.

 b.- Từ thiện: Phần lớn, các chùa không có ban từ thiện để bạn đạo có sự tương thân tương ái giúp nhau lúc ốm đau, lâm chung hay hoạn nạn. Có vài chùa còn ra giá cầu siêu hay mai táng! Do đó, một trong những nguyên nhân Phật tử bị cải đạo, có lẽ, vì chùa, vì hội quá thờ ơ với đời sống của tín đồ?

Vế phía Giáo hội Cơ đốc có thể nói là tuyệt vời! Ai bị thất nghiệp? Đến Hội thánh sẽ được giúp đỡ. Nghèo, thiếu cái ăn cái mặc? Hội sẽ lo cho. Thân nhân qua đời, thiếu cổ quan tài? Nhà thờ sẽ lo trọn gói mà không tốn đồng bạc nào…Mặc dù, hầu hết các khoản giúp mang tính từ thiện cũng là một trong những phương cách dùng vật chất để dụ cải đạo. Vì thế, mỗi lần thiên tai đến, Giáo hội Cơ đốc kiếm được một số lượng tân tòng mới. Về sau, lúc đương sự khá giả thì Hội sẽ khuyến cáo đóng 10% lợi tức hàng tháng cho nhà thờ. Và được dạy, nếu không nộp 10%, lúc chết sẽ bị Chúa đày xuống địa ngục. Sợ bị hỏa ngục nên hầu như ai cũng tuân lệnh.

Lùi lại dòng lịch sử một chút, chúng ta thấy có nhiều cách cải đạo khác. Thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, vô số dân quê bị chụp cho cái mũ cọng sản, bị tù và bị tra tấn dã man. Nhưng nếu ai chịu cải đạo theo Công Giáo thì được thả ra. Công chức, tướng tá, công an, cán bộ…muốn lên cấp nhanh thì phải cải đạo.

c.- Nghi lễ và giảng diễn: Hầu hết các nhà thờ đều có ghế cho tín đồ ngồi thoải mái. Nghi lễ của Cơ đốc giáo rất giản dị. Lm hay Ms giảng khoảng 25-30 phút. Kế tiếp là cầu nguyện và hát Thánh ca. Việc hát Tc rất quan trọng, con chiên hầu như dâng cả tâm hồn và lòng tin vào Chúa. Lúc tâm ở trạng thái nầy, người cầu nguyện đang đi vào một lối chữa bệnh bằng niềm tin, gọi là Placebo. Thân tâm cảm thấy an lạc, yêu đời. Họ nghĩ nhầm rằng Chúa đang phò hộ họ.

 Ngày chủ nhật, nhà thờ Việt Nam có nhiều khóa lễ vì, lễ một lần không đủ chỗ. Số lượng tín đồ đông, tuổi trẻ cũng thế và rất đa dạng. Thêm vào đó, nhiều nữ chiên trẻ, trang phục đẹp để dễ tiếp cận với những chàng trai háo sắc. Đây cũng là một cách cải đạo qua những buổi hẹn hò tại nhà thờ.

Còn phía Phật Giáo [ngoại trừ một số chùa như chùa Bằng HN, chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp v. v… tại TP HCM], các buổi lễ dài lê thê và rất ít người, đa phần là quý bà lớn tuổi, trẻ chẳng có bao nhiêu, trừ dịp Tết và các buổi lễ lớn, hoặc chùa nào có Gia Đình Phật tử thì không khí sinh hoạt mới thấy sôi nổi. Nhưng hiện nay, nhiều chùa không có GĐPT. Lý do vì các em “ồn ào” nên chùa không muốn có GĐPT? Hay không được phép có GĐPT?

Những bài kinh tiếng Phạn hay Sanskrit, ngoại trừ Tăng Ni, còn Phật tử chẳng mấy ai hiểu nghĩa nên sinh ra nhàm chán. Thêm vào đó, người dự lễ phải ngồi trên nền gạch bông, đau chân không chịu nỗi. Nhất là các cô các bà bận váy và quần jean bó ống nên khó có sự thoải mái, làm sao đây? Thôi, ở nhà là tiện nhất!

đ.- Tương thân và săn sóc: Tín đồ Cơ đốc giáo được xem như bầy chiên bầy cừu, ngoan ngoãn, vâng lời cha cũng là kính Chúa. Nếu con chiên nào nghỉ rước lễ một hai bửa là vị Lm hay ông trưởng họ đạo sẽ đến nhà thăm, tìm hiểu lý do. Do vậy, con chiên khó mà vắng mặt, nhất là dưới thời Pháp thuộc. Qua con chiên và bằng những hình thức xưng tội kín, các Lm sẽ biết được tình hình của nghĩa quân kháng chiến ra sao. Đây có thể xem là một trong những công tác tình báo và điểm chỉ cho Pháp.

Về phía Phật Giáo: Nhiều bổn đạo đến chùa thường xuyên, đóng góp, cúng dường cho chùa nhiều năm, được nhiều người kính trọng và biết đến. Nhưng lúc bệnh suốt mấy tháng chẳng ai trong các bạn đồng tu biết để an ủi hỏi han. Thậm chí có trường hợp phật tử ấy đã ra người thiên cổ gần cả năm, nhưng vị trú trì cũng chưa biết!

e.Hôn nhân: Giáo hội Cơ đốc thường có thái độ ngã mạn cho mình là hội Thánh, còn “dân ngoại” đều là man di mọi rợ. Nên họ buộc các cô dâu chú rễ khác tôn giáo phải học các lớp giáo lý và phải rửa tội mới được cưới hỏi. Dân ngoại, thường dễ giãi và hiểu nhầm rằng, đạo nào cũng dạy những điều hiền lương. Vì vậy, qua hôn nhân Cơ đốc giáo, cũng kiếm thêm được nhiều tín đồ. Hành động cải đạo nầy vi phạm TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

(10-12-1948) điều 16. Nhưng ít ai biết.

g. Nhiệm vụ tông đồ: Mỗi con chiên, tân hoặc cựu, đều có khả năng làm nhiệm vụ tông đồ. Nghĩa là có khả năng đi dụ người lương cải đạo. Thành phần nầy cũng làm việc thành công nhờ kém học, cuồng tín, kiên nhẫn trong việc kiếm thêm linh hồn cho Chúa.

Ngoài ra, Công giáo Việt Nam có khoảng trên 72 ngàn linh mục Triều, linh mục Dòng, sư huynh và thầy giảng. Đội ngũ nầy rất tích cực đi cải đạo tín đồ các tôn giáo khác.

 Về Phật Giáo: Có các học viện, giáo dục Tăng Ni để duy trì mạng mạch Phật pháp. Nhiều chương trình đào luyện giảng sư. Nhưng thực tế, chưa có nhiều giảng sư giỏi để đi vào quần chúng. Các buổi lễ hay thuyết pháp tại một số ít chùa do vị trú trì hướng dẫn, đôi lúc rất khô khan và trừu tượng. Nhất là các đề tài mang tầm cao mà phật tử khó lòng với đến, cụ thể như “Đạo Phật là đạo giải thoát giác ngộ”. Có lẻ Phật tử chưa muốn giải thát và giác ngộ. Có muốn cũng vượt ra ngoài tầm tay. Điều mà hầu hết ai cũng thích là, làm thế nào để có được một cuộc sống tạm ổn định về vật chất, nhất là ngăn ngừa bệnh tật.

 Khoa học và y giới đã cho thấy, có từ 75-90 % bệnh tật sinh ra là do căng thẳng. Mà Thiền Phật Giáo có năng lực làm giảm căng thẳng (stress) nên Thiền có khả năng trị bệnh. Y giới cũng xác nhận, Thiền mà họ đề nghị dùng để chữa trị bệnh tật và cải tiến nhân sinh là có nguồn gốc từ Phật Giáo, nhưng được lấy ra khỏi màu sắc tôn giáo để người khác tín ngưỡng, có thể thực tập Thiền mà không bị dị ứng.

Nói gọn, Thánh kinh là một sản phẩm tồi tệ và dã man nhất, đường lối truyền đạo của Cơ đốc giáo, nói chung, trong 2000 năm qua đã để lại những “trận địa” kinh hoàng khủng khiếp cho nhân loại, đến nỗi Giáo hoàng Paul II cũng phải khấu đầu xin nhân loại tha thứ cho Giáo hội Cơ đốc BẢY NÚI TỘI dã man kinh khiếp mà Giáo hội của ngài gây ra cho nhân loại trong suốt chiều dài của lịch sử 2000 năm qua.

Một tôn giáo dã man kinh hoàng như thế, tại sao có số lượng tín đồ hơn cả tỉ? Dưới đây là quan điểm của hai nhân vật tiêu biểu:

a.Đại Tá Robert G. Ingersoll, một chính trị gia, một diễn giả, một nhà hùng biện, và nhất là, một nhà tư tưởng tự do (Freethinker) lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ông có tên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong Tự Điển, trong Bách Khoa Tự Điển, trong Tự Điển điện tử (CD-ROM, Grolier Electronic Publishing, 1997) và những tác phẩm của ông có trong mọi thư viện ở Hoa Kỳ. Ông viết:

"Một người nào đó, không dám nói lên sự thực về cuốn Thánh Kinh là vì họ sẽ bị đuổi khỏi các bục giảng. Những giáo sư đại học không dám, vì họ sẽ mất đồng lương. Các chính trị gia không dám, vì họ sẽ bị đánh bại. Các chủ biên không dám, vì họ sẽ mất độc giả. Các thương gia không dám, vì họ có thể bị mất khách hàng. Ngay cả những công chức thường cũng không dám, vì họ có thể bị đuổi. Vậy thì tôi nghĩ chính tôi sẽ phải làm việc này [Dẩn theo Trần Chung Ngọc “Công giáo chính sử”, chương 5].

b. Giáo sư David Voas, đại học New Mexico State University, tác giả cuốn “Thánh kinh tân Ước

mang đến tin xấu”

(The Bad news Bible: The New Testament, tr.1-2 nhận định: “Ai cũng tưởng rằng họ (chức sắc và con chiên, HN) biết Thánh kinh dạy những gì, hoặc ít nhất là chứa loại tài liệu nào. Hầu hết đều nhầm, họ chỉ quen thuộc vài trích đoạn mà Giáo hội chấp nhận, và họ sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Thượng đế trong Thánh kinh Cựu ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của hắn (Giê-su) trong Tân ước cũng còn ở dưới mức hoàn hảo quá xa” (The problem is that people think they know what’s in the bible, or at least what kind of material it contains. Most of them are wrong: they are only familiar with a few church-appoved extracts, and are astonished not just how awful God is in the Old Testament, but also at how much less than perfect his son seems in the New).

 Nghị sỹ, dân biểu, chính khách cũng thế, nhằm kiếm phiếu của các con chiên nhà thờ, nên các mùa bầu cử họ làm như vẻ là những người ngoan đạo, để kiếm phiếu. Mới đây, ngày 16.4.2016, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ, ông Bernie Sanders, vội vàng bỏ công, tốn tiền đến vatiacan, ngày 16.4.2016, để gặp Giáo Hoàng Francis với hy vọng nhờ “hào quang” của vị chủ chiên cho cuộc bỏ phiếu sắp đến tại bang New York vào ngày thứ 3, 19.4.2016. Nhưng ông Sanders bị thua đậm, có lẽ vì uy tín của Vatican bị sút giảm do nhiều nguyên nhân. Ông chỉ chiếm được 39% phiếu, còn bà Clinton được 61%.

 Lý do cuối cùng là cải đạo qua giáo dục. Tại các trường Cơ đốc giáo, các học sinh từ 4-5 tuổi đã được dạy phải tin Chúa, nếu không lúc chết sẽ bị xuống hỏa ngục. Tâm hồn các em như tờ giấy trắng, những gì học được, nghe được từ nhỏ sẽ khó lòng thay đổi lúc tuổi trưởng thành. Do vậy, Cơ đốc giáo rất chú trọng việc giáo dục trẻ em. Đây là con đường trồng người rất hữu hiệu. Để tránh hiểm họa nầy, Hiến pháp Mỹ cấm không cho đem tôn giáo vào học đường.

                           Tóm lược về phía Cơ đốc giáo

a.-Giáo sĩ của Cơ đốc giáo chỉ nhặt ra vài đoạn Kinh trông có vẻ nhân đạo và hợp lý, chứ không giám giảng Kinh thánh, vì ngày nay, họ không thể bảo con chiên đi giết người cướp của và bắt gái trinh về chia nhau như Kinh thánh dạy.

b.-Nhưng phương thức giảng diễn dễ hiểu, nghi lễ nhẹ nhàng, chỗ ngồi thoải mái, công tác từ thiện tốt, giáo dục tuổi trẻ, và ép buộc cải đạo phi pháp qua hôn nhân.

c.-Nhiều linh mục, mục sư còn rảo rảo vào trường học, cư xá để dụ sinh viên cải đạo, vào bệnh viện rình rập xem ai sắp hấp hối để dụ “rửa” tội, mua chuộc tang gia trong tình trạng bối rối, để cải đạo. Đó là một số tình hình cải đạo tại Việt Nam và cũng có thể giống các quốc gia đang phát triển. Có thể nói, hàng tồi, hàng nhái nhưng bán chạy là nhờ ban tiếp thị chịu khó, năng động, kiên trì nhất là cuồng tín.

Còn các nước tân tiến thì Cơ đốc giáo, ngày càng mất dần tín đồ do khủng hoảng tín lý, giáo lý. Thêm vào đó nạn ấu dâm của các linh mục và giám mục lan tràn cùng khắp thế giới. Nhiều nhà thờ bị bán mà chưa đủ trả án phí án phạt hằng tỉ đô.

Qua việc tìm hiểu một phần giáo lý Phật và Chúa. Tôi mạo muội đề nghị 10 điều để ngăn ngừa cải đạo:

1. Tôn giáo tỉ giảo: Phải chăng, tất cả các học viện Phật Giáo, nên dạy môn tôn giáo tỉ giảo. Chương trình Thiền sức khỏe nên là một môn học cần có cho Tăng Ni sinh để góp phần giảm bớt bệnh tật, thông minh hơn và khả thể hướng dẫn các lớp Thiền tại chùa hay tại những cơ sở cần thiết như bệnh xá, trường học.

2. Pháp môn căn bản: Nên chăng, các pháp môn như, Thiền, Tịnh, Mật, Pháp Hoa, cần được hướng dẫn kỹ lưỡng, để Phật tử tùy theo căn cơ mà chọn pháp môn tu.

3. Các lớp Thiền: Mỗi chùa nên có lớp Thiền? cho Phật tử, tuổi trẻ và cho những người khác tôn giáo hoặc không có tôn giáo. Nếu Phật Giáo không có những lớp Thiền thì Cơ đốc sẽ thực hiện. Sau mỗi buổi Thiền họ sẽ bảo “Thiền là sản phẩm của Chúa.” Điều nầy được xem như là dùng thiền Phật Giáo để đổi đạo Phật tử.

4. Sách giáo lý, nghi thức tụng niệm, tài liệu GĐPT: Giáo hội Phật Giáo trong lẫn ngoài nước hình như chưa có cuốn giáo lý căn bản cho Phật tử sơ cơ được Giáo Hội duyệt y và ban hành? Nghi lễ cũng thế, chưa có cuốn Nghi thức tụng niệm chung cho tất cả các chùa. Vì thế, Phật tử chùa nầy đến chùa khác không tụng kinh được? Tài liệu cho GĐPT cũng chưa tu chính?

5. Phật tử nên học Kinh thánh: Ngoài việc dạy Phật pháp cho Phật tử, cũng nên dạy cả Kinh thánh? Vì nhiều người nhận mình là Phật tử nhưng giáo lý sơ cơ chưa hiểu, Kinh thánh lại càng mù mờ hơn, rồi cứ tưởng đạo nào cũng tốt, dạy con người sống có đạo đức, chứ không biết sự dã man rùng rợn như thế nào của Cơ đốc giáo, mà tôi đã dẫn vài thí dụ ở đoạn đầu trong bài viết nầy.

6. Đào luyện hoằng pháp viên cư sĩ?: Để tăng cường việc hoằng pháp, Phật Giáo nên huấn luyện cư sĩ phụ vào việc hoằng pháp, nhất là tại các vùng sâu vùng xa và những chùa còn thiếu Trú trì.

7. Ban tương tế: Các chùa, phải chăng? nên có ban tương tế, mỗi tháng đóng góp bao nhiêu, hay mỗi lần có hội viên qua đời thì các hội viên khác chia ngọt sẽ bùi như thế nào?

8. Phương tiện dễ ngồi: Chùa nên có, ít nhất là ghế nhựa, cho Phật tử ngồi, để việc niệm Phật, tọa thiền, nghe giảng được thoải mái.

9. Phật tử miền quê: Nông thôn dân nghèo, bệnh tật hay hoành hành. Do đó, nên hướng dẫn cách tu nhằm gia tăng sức khỏe, sống đời an lạc.

10. Xây dựng trường mầm non: Nhiều nơi thiếu chùa nhưng lắm chỗ bị lạm phát. Trái lại, Phật giáo có rất ít trường mầm non hoặc không có trường nào. Thống kê  trên báo Giáo Ngộ cho thấy, Tại tỉnh Lâm Đồng có 90 trường, lớp mầm non của cơ sở tôn giáo thì chỉ có 3 cơ sở thuộc các tự viện Phật giáo. Đà Nẵng, có 16 cơ sở do tôn giáo quản lý nhưng Phật giáo không có trường nào” (Nguồn:  http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=1BE251

Trong một công ty, nếu ông giám đốc lơ là, người quản lý lười biếng, nhân viên thiếu trách nhiệm thì công ty sẽ bị phá sản. Cơ cấu và sự vận hành của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng thế. Nhiều Tôn đức Tăng Ni việc làm không hết, nhưng có một số vị nhận chức nhưng không chu toàn nhiệm vụ. Đó cũng là một trong những lý do Phật tử bị cải đạo.

 Hơn 2000 năm Phật Giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, chia ngọt sẻ bùi với vận nước. Các thời Phật Giáo thịnh hành mang theo sự hưng thịnh cho tổ quốc, là nhờ vua quan và đại thần biết tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Mong rằng, bài học ấy vẫn được tồn tục trong một thế giới đang bấn loạn như ngày nay.



                                Hồng Ngọc

                                 25.4.2016


                                                               oOo

*Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ & Tạp chí Tia Sáng, 470 trang.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2024(Xem: 352)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), Huynh trưởng phải trải qua bốn trại huấn luyện để có được bốn cấp: Tập, Tín, Tấn, và Dũng. Các cấp bậc này không chỉ phản ánh sự trưởng thành cá nhân của huynh trưởng mà còn thể hiện sự cống hiến và trách nhiệm đối với tổ chức. Trong đó, Cấp Tấn và Cấp Dũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức, đặc biệt trong việc đối phó với sự thịnh-suy của tổ chức từ cấp đơn vị đến trung ương.
26/10/2024(Xem: 291)
Trong bối cảnh của Gia Đình Phật Tử, khái niệm lãnh đạo và hướng dẫn có thể có sự giao thoa, hay tương tác với nhau nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu tập thể lãnh đạo trong Gia Đình Phật Tử có đi xa khỏi tinh thần hướng dẫn hay không.
26/10/2024(Xem: 381)
Bạn mong muốn xây dựng một kết nối vững chắc hơn với con tuổi teen và giao tiếp với sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn? Hãy đến với Hội thảo Giao Tiếp Chánh Niệm, nơi bạn sẽ học cách giao tiếp một cách bình tĩnh, rõ ràng và trọn vẹn, ngay cả trong những tình huống khó khăn. Hội Thảo sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, October 26, 2024 from 2PM-4PM tại 12072 Knott Street. Unit A. Garden Grove, CA 92841
26/10/2024(Xem: 687)
Trong bất kỳ tổ chức nào, và Gia Đình Phật Tử không ngoại lệ, tính minh bạch và cởi mở là rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào tổ chức và sự tin cậy giữa tất cả các thành viên. Để bồi dưỡng tinh thần minh bạch, khách quan, việc phổ biến biên bản họp một cách rộng rãi và kịp thời là điều cần thiết. Cách làm này không chỉ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nhận được thông tin kịp thời mà còn tạo ra một môi trường cởi mở và có trách nhiệm giải trình.
26/10/2024(Xem: 608)
Trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam, vai trò của Liên Đoàn Trưởng (LĐT) là vô cùng quan trọng đối với sự thành công và sức sống của toàn bộ tổ chức. Tương tự như nền móng của một tòa nhà nguy nga vậy, sức mạnh của một đơn vị tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tiến bộ của các cấp Miền và Trung ương. Một đơn vị vững mạnh sẽ củng cố Ban Hướng Dẫn Miền, từ đó giúp Ban Hướng Dẫn Trung Ương phát triển và lớn mạnh. Vì vậy, sứ mệnh mà Liên Đoàn Trưởng đảm nhận không chỉ có ý nghĩa đối với đơn vị mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả tổ chức.
24/10/2024(Xem: 743)
Bài viết xin kính dành cho những người cùng tần số và đồng cảm được những thao thức về niềm tin, bổn phận và trách nhiệm của một người Phật Tử trước một xã hội đầy thách thức của một thời đại AI đang thống lĩnh khi mà có những người vẫn tự xem mình là một Phật tử, không đọc kinh điển, giáo lý, nhưng có thể ngay lập tức nhận được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về tín ngưỡng của mình bằng lời bình luận đại diện tôn giáo hữu ích này của AI trên điện thoại của họ.
15/10/2024(Xem: 705)
“Cuồng ngôn” là một trong những cụm từ ngày nay xuất hiện khá nhiều ở một số thành phần có thói quen sử dụng ngôn ngữ vượt quá sự thật, mang tính đề cao giá trị bản thân hoặc công kích người khác quá đà với sự trợ giúp từ mạng xã hội. Cuồng ngôn xuất phát từ tâm lý tự tin vào bản thân một cách thái quá hoặc bản chất tham – sân – si còn quá nặng, điều đó sẽ hình thành trong suy nghĩ và bộc phát thành lời nói. Ngày nay, nhiều người lợi dụng mạng xã hội để thể hiện bản chất cuồng ngôn như một thói quen, sở thích mà nhìn chung chỉ mang lại hiệu ứng tiêu cực nhiều hơn tích cực.
19/07/2024(Xem: 773)
Có lẽ một lúc nào đó khi tầng nhận thức của chúng ta được nâng cao theo quá trình tiến hoá của sự tu tập, khiến cho lời khai thị đã chấn động, và tự nhiên khiến chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề đang được đề cập một cách sâu sắc hơn nhiều trong khi tâm linh là một lĩnh vực sâu và cần thời gian rất dài để khai sáng. Và người viết cũng từng được dạy rằng: “Trong vấn đề tu tập hãy dùng trí tuệ mình để tìm Phật chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy, vì thực tế tuy chúng ta cần nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, nhưng chúng ta sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ với vị trí trí của mình ở tầng nhận thức nào.”
03/07/2024(Xem: 1303)
Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển bản thân, tìm hiểu và học hỏi những gì hợp nhất, cần nhất, tốt nhất cho chính mình. Nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu này, năm nay một chương trình rất thú vị được tổ chức ngay trong những ngày tới. Với chủ đề “Ươm Mầm Thiện Nhân”, trại hè Phật Giáo tổ chức tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen mong muốn tạo môi trường sinh hoạt hè bổ ích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là gieo thiện duyên để các em biết đến Đạo Phật và được trải nghiệm tu học Phật Pháp, tiếp thu những giá trị tốt đời đẹp đạo mà Đức Phật đã tìm ra và để lại cho chúng ta để ứng dụng vào đời sống học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
30/06/2024(Xem: 826)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp. Nhưng mấy lúc gần đây nhân lỗi lầm của một hai vị sư khi thuyết pháp đã dấy lên một làn sóng nói rằng Phật Giáo tiêu ma rồi, thời mạt là đây chứ còn đâu nữa khiến hàng Phật tử hết sức dao động và lo lắng. Thế nhưng tại sao giữa thời mạt pháp mà: -Chùa Hoằng Pháp, Chùa Giác Ngộ liên tục tổ chức các khóa tu hoặc thuyết pháp hoặc giao lưu, xuất gia gieo duyên cho vài ngàn người, có khi lên tới cả chục ngàn bao gồm quý vị cao niên, thanh viên sinh viên và trẻ em?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]