Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

'Những công dân đặc biệt áo nâu' ở đâu ra, vì sao nên nỗi ?

11/12/201513:02(Xem: 8795)
'Những công dân đặc biệt áo nâu' ở đâu ra, vì sao nên nỗi ?

         “NHỮNG CÔNG DÂN ĐẶC BIỆT ÁO NÂU”

                   Ở ĐÂU RA, VÌ SAO NÊN NỖI?

 

 

                            Những ngày vừa qua với loạt bài  phóng sự điều tra của  báo Lao Động về cách tu hành, ăn tiết canh, uống rượu Tây, phát ngôn “bá đạo” của ông Sư Minh Thịnh chùa Phú Thị, chưa dứt, tạo nên sự bức bối trong dư luận và đương nhiên nhiều nhóm ngoại giáo không từ khước miếng mồi béo bở này để lên giọng thuyết giáo xúc xiểm Phật giáo…; thì báo Thanh Niên lại tung ra một bài báo khác, như để nối tiếp sự kiện không giống ai của mấy ông Sư tự cho mình là “những công dân đặc biệt áo nâu” sống ở chùa! Đó là bài “Dân Chàng Sơn “trả” Sư trụ trì chùa làng” của tác giả T.N.

                             

Nguyên do bởi đâu?

 

                             Chỉ với riêng với câu chuyện của bài báo này, người đọc  khó hình dung được một vị Sư trụ trì chùa Chàng Sơn (xã Chàng Sơn,  Thạch Thất, Hà Nội) để mất lòng người dân đến thế với những việc làm mà chánh quyền địa phương phải mất công soạn ra tới 5 trang giấy, kể tội ông Sư Minh Phượng với 7 lần bị lập biên bản về các hành vi vi phạm pháp luật, bị lập biên bàn 4 lần khác về tội đào bới di tích gần Tam Bảo để xây…nhà vệ sinh! Chưa hết, năm 2012 bị lập biên bản 2 lần tội thay thế tượng Phật trong chùa, đem tượng mới bên ngoài vào v.v…Nói chung đó là những tội xâm hại di tích đối với  ngôi chùa cổ có  tuổi thọ hơn 300 năm này.

 

                             Bài viết này xin không bàn tới chuyện đúng sai của sự việc, chỉ xin nói đến thái độ phản ứng của người dân nơi này và động thái giải quyết sự việc của chính quyền địa phương. Thật vậy, theo bài báo, ngày 8/12/2015 vừa qua, chánh quyền xã Chàng Sơn đã tổ chức cho người dân tới chùa để “đối thoại” với ông Sư Minh Phượng nhưng cuộc đối thoại không thành do ông Sư này “mệt” cần vào nghỉ ngơi sau 10 phút xuất hiện!. Những ai quan tâm đến vụ việc này  xin vào You Tube và hỏi Google sẽ có thêm nhiều điều thú vị. Ở đây, trước tiên, chúng tôi, những người Phật tử phương xa sẽ mừng đến phát khóc với những hình ảnh, biểu ngữ viết bằng đủ loại chất liệu như carton, thùng mì gói…đòi trả tượng lại cho chùa, và đề nghị ông sư Minh Phượng rời khỏi chùa, gây huyên náo một góc nhỏ làng quê yên bình, nếu đúng họ là những người Phật tử thật sự! Vâng, chúng tôi sẽ mừng cho Phật giáo nơi này có những Phật tử tuyệt vời như thế; hoặc  nếu không là phật tử thì cũng là người dân quan tâm đến di tích lịch sử làng thôn của mình? Hai thành phần này chúng tôi hiện vẫn chưa rõ lắm. Như vậy sẽ có một câu hỏi được đặt ra: Người dân bức xúc và hăng hái đến như vậy xuất phát từ ý nghĩa nào trong hai thành phần đó!

 

                             Theo ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn “bản thân Đảng Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc VN  xã cũng đã báo cáo huyện, thành phố về diễn biến ở chùa Chàng Sơn, Địa phương cũng đã có văn bản đề nghị Ban Trị Sự GHPGVN tp Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi để Sư Thích Minh Phượng trụ trì ở một nơi tu hành mới, hợp người, hợp cảnh, hợp nhân duyên cũng như đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đa số nhân dân địa phương, trong tình hình hiện nay”(trích từ  bài báo đã dẫn). Chúng tôi tự nhấn mạnh bằng những dòng có gạch đít. Đây là  lần duy nhất của sự việc chúng ta thấy chánh quyền địa phương có nhắc tới tổ chức GHPGVN địa phương. Vậy trong quá trình từ khi nhậm chức Trụ trì của ông Sư Minh Phượng cho tới những lần vi phạm, và đặc biệt lần này tổ chức cho nhân dân tới tận chùa để “đối thoại”, chánh quyền sao không nhắc tới  GHPGVN thành phố Hà Nội, hay Huyện hoặc xã cũng được? Tất nhiên chúng ta tin tưởng các vị lãnh đạo chánh quyền nơi đây cũng biết hoặc nghe nói đến Hiến Chương GHPGVN, Nội Quy Ban Tăng Sự, Ban Kiểm soát của tổ chức PG này ra sao đối với việc xử lý một vấn đề hay cá nhân tu sĩ PG. Nếu thật sự là như vậy thì chúng ta sẽ hiểu khác những dòng có gạch đít ở trên rằng chánh quyền “ra lệnh” cho GHPGVN Hà Nội thuyên chuyển ông sư Minh Phượng này đến những nơi “xấu”, thường xuyên vi phạm di tích quốc gia như ông ta mới có thể dung chứa ông ta (!) Nếu đó là một văn bản  có ký tên đóng dấu hẳn hoi thì đương nhiên đó là sự nghiêm túc, không phải chuyện đùa.

 

                         Sự có mặt của Ban Đại Diện GHPGVN các cấp trong các  vấn đề giải quyết có liên quan đến Phật giáo, ngôi chùa hay Tăng sĩ trú xứ, song hành với  sự có mặt của đại diện chánh quyền các cấp. Tất cả đều mang tính tế nhị cao để đi đến thống nhất giải quyết sự việc ban đầu. Không có yếu tố huy động quần chúng trong những lần giải quyết như thế. Đó mới chính là biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau, để trước hết giữ gìn được an ninh trật tự xã hội, không gây bất ổn trong quần chúng không cần thiết.

 

                         vi dau nen noi (Ảnh người dân được huy động đến tận chùa để cùng chánh quyền “đối thoại” với ông sư Minh Phượng- Ảnh: Vũ Nguyên báo Thanh Niên) 

 

                            

  Giận người một thì phải trách ta mười

 

                            Chúng tôi tuy không đồng tình lắm với ý kiến cho rằng  quý Tăng Ni Phật giáo phía Bắc tu hành quá dễ dãi nên đã để xảy ra nhiều điều tiếng bất lợi, làm tổn hại đến thanh danh Phật giáo không ít. Nhưng với những sự việc diễn ra lâu nay, nếu đem thống kê lại thì rõ ràng nó xảy ra ở Tăng Ni Phật giáo phía Bắc hơi bị nhiều. Vì sao vậy? Xin được nói thẳng  rằng chư Tăng Ni phần đông xuất gia muộn (Sa di hình đồng), học sơ qua vài lớp căn bản Phật học rồi được cử Trụ trì rất nhanh. Thời gian trau dồi giới đức không nhiều, sống hòa mình trong các chốn tòng lâm chẳng mấy khi để có thể chia sẻ cho nhau từng bước một tinh tấn trong sự tu học. Đó là chưa nói trước đây các vị chưa tích cực lắm thực thi giới luật nghiêm minh và an trú trong các giới hạ trường hằng năm cho nghiêm tịnh. Xét duyệt, tấn phong cũng không ngoài hàng rào cảm tính, dễ dãi nên các Hòa thượng – Thượng Tọa” giờ bị lẫn lộn vàng thau, khó mà lường biết giả chơn.Trong vụ ông sư Minh Thịnh ở chùa Phú Thị (xã Mễ Sở, H. Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) ăn tiết canh, uống rượu ngoại rồi tự phong cho mình là “công dân đặc biệt áo nâu”, mà chỉ nghe vị nữ phục vụ nhà trù nói thôi chúng ta cũng đủ nổi da gà nói chi tới các nhà báo nhìn hình ảnh một ông sư xuống cấp trầm trọng như thế nào: “Sư các nơi đến đây, Thầy nào cũng rượu chè suốt ngày, Thầy Thích Minh Thịnh nhà tôi còn uống ít đấy”(trích báo Lao Động).

 

                              Một điều đáng buồn nữa là với vô số sự việc tác tệ như vậy mà truyền thông PG chúng ta dường như vẫn đứng bên ngoài ngó vô, tác động không nhỏ tới Trung Ương Giáo Hội, chậm tiếp cận sự việc để có thể giải quyết dứt điểm, tránh được sự nhiễu loạn thông tin và hình ảnh Tăng sĩ PG xấu thấm sâu vào từng ngõ ngách đời sống, quần chúng sút giảm niềm tin và sự tu thành nghiêm mật của chư Tăng Ni khác cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy có lẽ chúng ta nên cảm ơn các báo đã thay chúng ta nói lên nhiều góc khuất mà chưa chắc báo chí PG chúng ta làm được, để nhanh chóng cắt bỏ đi từng ung bọc gây nhức nhối cho cơ thể vốn lành mạnh  của GHPGVN chúng ta.

 

                             Với PG phía Bắc, đồng ý “đất của vua, chùa của làng” người dân có quyền bày tỏ lòng quyết tâm để bảo vệ và gìn giữ, nhưng  không phải bằng cách này, tức là qua mặt GHPGVN, Ban Đại Diện PG các cấp, rồi tự cho mình cái quyền muốn đuổi hay cho ông Sư nào đến trụ trì cũng được, tự tiện thành lập cái gọi là “Ban Hộ Tự” trái phép khi ông Sư trụ trì còn đó; không thì kéo đến tụ tập đông người như thế này, dù có đứng về phía lẽ phải cũng sẽ trở nên sai quấy. Bởi vì, nếu tất cả là một Phật tử đúng nghĩa thì sự việc sẽ được giải quyết khác hơn, đẹp hơn mà vẫn tuân thủ pháp luật và giới luật nhà Phật một cách đúng mực. Trên nữa còn có cả một tổ chức mang tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

 

                                                                   

                                                                                         Dương Như Tâm

 

                      

                                            

Ý kiến bạn đọc
20/05/201605:30
Khách
DNT ơi. Tiên trách kỷ vị trách nhân. Đầu tiên đó là trách nhiệm của GHPGVN, nhưng GHPGVN không làm gì cả vẫn để tồn tại. Thì bất cứ ai tôn trọng Phật giáo đều có trách nhiệm Tu cho Phật giáo phát triển theo đúng hướng của Phật giáo là ĐẸP ĐẠO TỐT ĐỜI. qua việc này tôi thấy cần phải ĐẠI TU CẢ BAN ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO CÁC CẤP để chấn hưng đạo Phật theo đúng như vốn có của nó
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 6930)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4059)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 4916)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6225)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 3934)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 3654)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 4868)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 4666)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4272)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567