Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ miếng giấy gói xôi

14/05/201514:51(Xem: 7482)
Từ miếng giấy gói xôi

Phat_dan_sanh10


Nh
ững vấn đề của ngày lễ Phật Đản ( Bài số 7)

 

                     TỪ MIẾNG GIẤY GÓI XÔI

 

                              Ngày chủ nhật vừa rồi  vào bịnh viện thăm người bạn đạo đang nằm điều trị  căn bịnh suy nhược thần kinh (!), người con trai cả của anh, cháu Nguyên Hà Nguyễn Hoài Dũng, hiện cũng là huynh trưởng cấp Tín của GĐPT, chìa ra cho tôi xem một tờ báo bị xé làm đôi. Khi chưa hết ngạc nhiên thì cháu Dũng nói “Hồi sáng này mấy đứa em mua hai gói xôi bắp  đem vô cho con và ba con ăn, vô tình con thấy  tờ giấy gói xôi có in bản tin này nên ba  biều con xếp giữ lại, chờ đưa cho bác”.

 

                          Sau khi cố gắng ghép đôi, ghép tư lại  và đọc chữ được chữ mất , thì …Chén đét ơi! Đây là bản tin  về ngày lễ Phật Đản tại thành phố  mình đây mà! Dẹp qua một bên thắc mắc tại sao nó lại trở thành giấy gói xôi quá nhanh như vậy  khi nghe anh bạn  mình thều thào,  nắm tay tôi nói   rằng “ Đạo hữu ơi!  Ở ngoải xã hội ông bà ta hay nói “nước đỗ lá  môn”, còn  chuyện này  thì phải gọi là “nước đỗ lá…sen” là hỏng có oan chút nào “, rồi  anh bạn tôi ho sù sụ nằm quay mặt vô tường! Lo ngại sức khỏe người bạn vong niên của mình trước những vấn đề này mà lúc bình sinh anh em thường  đàm luận  không nguôi, tôi ra dấu cho cháu Dũng bước nhẹ ra ban công để cố gắng tiêu hóa hết sự ngỡ ngàng  trong tờ giấy gói xôi này.

 

                            Nói nào ngay, những dòng đầu của  bản tin trong miếng giấy gói xôi đó thông báo là lễ Phật đản năm nay cũng nằm trong sự ưu tư và lo lằng của nhiều ban ngành, lãnh đạo Phật giáo. Chính vì vậy mà người đọc sẽ  nhanh chóng có được  tấm lòng hoan hỷ, đồng cảm, phấn khởi, hồ hỡi và vui vẻ nữa đó. Nhưng mà, ta nói thiệt khổ hết sức, vì ở đời mấy cái chữ “nhưng” này cứ làm  khổ  bà con miết. Bởi vì  đọc đi đọc lại (ví bị nhầu nát trong quá trình  gói xôi) thì sẽ thấy  trách nhiệm cũng như ý nghĩa lễ Phật Đản  của thành phố năm nay quá lớn, quá đặc biệt như vầy –xin chép lợi nguyên văn ngen “ Đại lễ Phật đàn của Phật giáo thành phố năm nay hướng đến chào mừng kỷ niệm 40 năm giài phóng Miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 52 năm cuộc  tranh đấu của Phật giáo chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Do đó, ban tổ chức đại lễ Phật đản kết hợp với Ban Văn Hóa GHPGVN TP.HCM, phân ban Ni Giới TP.HCM sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa chào mừng….”

                      

                          Thiệt là háo hức quá đi. Bản tin còn nói đến  việc bàn giao mặt bằng Việt Nam Quốc Tự để làm lễ đài ( Mô Phật! Hỏng biết năm nay  phông nền lễ đài  có in lại đền Taj Mahal của  ông vua đạo Hồi ở Ấn Độ không nhỉ?), rồi sẽ  có ẩm thực chay, biều diễn văn nghệ, triễn lãm thành tựu 40 năm Phật giáo thành phố…HẾT ! Còn chứ, còn vụ diễu hành xe hoa mừng Phật Đản nữa,  điểu này đã là truyền thống lâu đời của Sài gòn minh mà, không thể thiếu à nghen, nhưng (cũng chữ NHƯNG) “ sẽ tổ chức diễu hành xe hoa NẾU CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ CHO PHÉP”. (Tôi nhấn mạnh). Anh em  Phật tử chúng tôi không  dám lạm bàn  về cụm từ này, xin dành cho tất cả những ai còn ưu tư lo lắng thật sự cho ngày Phật Đản  mang tính truyền thống tại thành phố mình suy gẫm. Nhưng trước hết  xin nhớ cho bây giờ không phải thời bị thực dân Pháp o ép, và sau đó là hời hậu Pháp thuộc với  ông vua Gia tô giáo kềm hảm Phật giáo bằng luật Đạo Dụ số 10, mầng việc gì, tổ chức cúng kiến chi cũng phài xin phép, vì Phật giáo chỉ là một hội đoàn cỏn con  mà thôi.

 

                           Khi người bạn của tôi đang nằm kia còn khỏe, năm nào nhân mùa Phật đản  đều cùng nhau đi  dìa những vúng  khì ho cò gáy, những nơi mà ánh sáng Phật pháp còn lu mờ, những nơi mà mấy ông thầy cúng là vua một cõi và ngoại giáo đang chực chở  hằng ngày  hằng giờ để  thâu tóm , tìm kiếm tín đồ; đi xin xỏ từng lá cờ, từng chiếc lồng đèn Phật đản, bỏ ra thêm  tiền của để vận động  mua trúc, giấy kiến dán thêm lồng đèn  để phát   -thậm chí có nơi phải năn nỉ, cho bà con treo ngày Phật đàn sanh. Nếu ở sài thành có xe hoa  Phật đản thì ở những nơi này anh em chúng tôi  còn  khuyến khích bà con  làm được những chiếc  ghe bông mừng Phật đản, chạy máy đuôi tôm lạch bạch khắc vàm rạch thôn quê đếm trăng rằm, khuấy động một vùng quê xa lắc. Dòm những chiếc ghe bông ấy mà anh em chúng tôi  rơi nước mắt, chạnh lòng nghĩ đến  những chiếc xe hoa  Phật đàn rực rỡ của  thành phố mình, năm có năm không, truyền thống bị đứt đoạn vì có tư tưởng xem nhẹ.  Có ai biết được ở những vùng quê ấy  giữa đám lá tối trời, khi các ghe bông chạy ngang qua, trẻ em thì vui reo còn người lớn thì bày hương ành bên sau mỗi sàn nước  bến ghe nhà mình. Một nhành bông bụp bên hông nhà, một nhánh dừa nước ven bờ rạch, một chùm bông dừa hay  một nhánh bông lài, thậm chí  một đám bông lục bình, tất cả  đều  được hái bởi tấm lòng thơm thảo của bà con chơn chất . Hoa sẽ theo gió  bay  hết hương thơm nhưng tấm lòng ấy của bà con, của những người  giúp làm nên  sự kiện sẽ co` sức tỏ ngát bốn phương trời mà còn mãi với thế nhân(đức Phật mình có nói như vậy mà). Một năm, hai năm và thậm chí hàng chục hàng trăm năm một truyền thống mới được xác lập và định vị. Còn ở  đây Phật giáo thành phố quá nhẹ nhàng trong  suy nghĩ và tùy tiện dựa vào  nhiều lý do khó chấp nhận. Ngay cả viện lý do Việt nam Quốc Tự  đang xây dựng, cần dồn hết nguồn lực vô đó, cũng không  thuyết phục lắm đâu. Chuyện Việt Nam Quốc Tự là chuyện muôn đời, nếu nói theo  bây giờ là nó thuộc phạm trù  văn hóa  vật thể, có niềm tự hào riêng và góc đứng riêng. Cỏn chuyện diểu hành xe hoa mừng Phật đản thuộc về văn hóa phi vật thể, có gia trị tâm hồn  rất lớn, tồn tãi và song hành với  Việt Nam Quốc Tự là  văn hóa vật thể. Vậy nếu  dẹp bỏ cái này để  chú trọng cái kia là điều không thể có và không bao giờ chấp nhận được. Chúng ta sẽ mang tội với thế hệ  mai sau biết là bao nhiêu.

 

                           Những ai sinh ra và lớn lên trong thành phố này, ngay từ nhỏ đã biết đến không khí háo hức xe hoa mừng Phật Đản hằng năm, nhất là các anh chị em lả đoan sinh  Phật tử thì cái  không khí hân hoan ấy càng rạo rực gấp bội phần; đó còn là những giây phút đi vào tâm khảm với biết bao kỷ niệm  vui buồng cùng  Đạo pháp. Chắc chắn những vị này không  hề xem nhẹ  và luôn ủng hộ để những vòng quay của từng chiếc xe hoa mừng Phật đản được yên bình, nhẹ nhàng  đi vào lòng người không bao giờ đứt quản. Xem xong 3 tấm hình dưới đây chúng ta chắc chắn sẽ không khỏi chạnh lòng về một ký ức đẹp, rất đẹp về  hình ảnh chiếc xe hoa mừng Phật Đản trong từng  ký ức mỗi cá nhân. Cho thấy tiền bạc không có nghĩa gì so với tấm lòng con người dâng lên đức Thế Tôn nhân dịp Ngài thị hiện đản sanh.  (chú thích ảnh :1- xe con rùa, tức xe dùng để chở cát đá, gạch xi măng của  thợ xây dựng, 2- Anh huyenh trưởng dù khuyết tật cũng cố sức chạy theo đoàn xe hao với chiếc se đặc biệt của riêng mình, 3- Những chiếc xe đạp cũng trở thành  tầm lòng  thanh cao của họ dâng lên đức Phật).

 

                           Như vậy thì lạm dụng các sự kiện lớn Chào mừng- Kỷ niệm  cái nỗi gì khi chỉ lèo tèo vài ba hoạt động  mà măm nào, chủa nào cũng đều có tổ chức? Nhất là mãng văn nghệ và triễn lãm, đã có sự gồng mình  gánh vác  ở đây nhưng sức lực ấy  không thể và không đủ sứ khỏa lấp hết sư yếu kém trong tư duy tổ chức  thực sự của chính nội lực  Phật giáo thành phố hiện có. Nếu như các niên khóa trước  Ban Văn Hóa PG  đã làm ù lì và  đè bẹp nội  lực phát triễn văn nghệ PG  bao nhiêu thì bây giờ nào có khác chi ngày ấy khi mà làm một buổi văn nghệ chỉ dựa vào một hai cá nhân ( mang hình thức thầy tu) để tranh thủ sự  hưởng ứng nhiểu  nơi? Còn triễn lãm ư? Dù sao cũng chỉ là một hình thức tĩnh  (trong  phòng ốc) so với các hình thức  trực diễn  bên ngoài xã hội, nhưng  triễn lãm vẫn có một góc giá trị riêng của nó và dù vậy đi chăng nữa cũng chưa thể nâng tầm ý nghĩa kỷ niệm-chào mừng đúng nghĩa. Những cố gằng vay mượn (nghĩa đen và nghĩa bóng), chạy vạy và tất nhiên tốn một khoản chi phí vận chuyễn , bào quản tương đối là điều không  tránh khỏi.

 

                         Tờ giấy gói xôi trong tay tôi  bổng nhàu nát tự bao giờ. Nhìn vô  kia người bạn  mình đang nằm đó. Phật đản năm nay rồi anh em chúng tôi có thế vắng đi một nhân lực  để có thể tiếp tục cùng nhau làm những điều lội ích cho Phật Đàn, cho đạo pháp ở những nơi xa lắc tí tè nào đó, nơi mà không có chức vụ, tranh giành, đấu đá nhau, mà chì có mỗi tấm lòng nôn nao hướng về ngày đản sanh của đức Từ Phụ cao cả.

 

                          Cứ miên man thóag buồn như vậy mà không biết cháu Dũng đã đứng bên cạnh bao giờ. Nó nói vầy nè ”Bác ơi! Ba cháu  bịnh nằm đó nhưng có nói  cháu  vận động thêm đoàn sinh trong GĐPT  trợ giúp mấy bác, mấy bác đứng  buồn. Phật đàn năm nay cũng  vậy thôi, vắng Ba cháu nhưng còn có tụi con. Khi nào Ba cháu khỏe thì sẽ  cùng các Bác như xưa”.

                           Phài rồi. Vắng ba cháu nhưng còn có tụi con, nghe sao mà tan chảy cõi lòng! Cội cây tốt lành đã được trỗi mầm  kế thừa. Vì vậy  tôi muốn nói với  cháu Dũng rằng  tuy ba cháu vắng nhưng truyền thống và sức mạnh  tương thân tương ái vẫn sống, nhưng nếu một truyền thống mà mất đi thì giá trị sốn của một thế hệ, một tập thể cũng sẽ mất theo.

                                                                                        
   HAI VÀM TẮC

                                                                                       DƯƠNG NHƯ TÂM

              

            

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3941)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 4131)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 5290)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4970)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 16039)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 5362)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10681)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 4023)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 4445)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4684)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]