Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các nhà mạng PG với những sự lặng thinh không đúng lúc

23/04/201510:16(Xem: 5224)
Các nhà mạng PG với những sự lặng thinh không đúng lúc

Hoa cuc quang duc (4)

 

                      Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thời đại, như đã trao tận tay  Phật giáo Việt nam (PGVN) vô vàn những thuận duyên mà từ thời chấn hưng rực rỡ chư  Tổ đức  không hề mơ tới sẽ có được như vậy. Thế nhưng để  nắm bắt được  những thuận duyên ấy và để  ứng dụng  triệt để vào công cuộc hóa đạo thì dường như vẫn chưa là  đáp àn  đúng nghĩa nhất.

 

                        Ở đây không thể phủ nhận có một vài wedsite Phật giáo  trong và ngoài nước đã làm được điều mà bài viết này rất muốn  được xem đó là tấm gương soi chung, vì đã rất thành công trong việc phổ biến  Phật pháp, kinh điển và thông tin nghị luận, góp phần không nhỏ vào công cuộc hoằng pháp và chấn hưng Phật giáo trong muôn thưở. Nhưng rất tiếc  đó vẫn  là một số ít, còn lại trong số nhiều là chuyện  lo ngại nhiều hơn phấn khởi.

 

                      PGVN với trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin, ngay từ đầu đã có những nhân tố kiệt xuất, nhanh nhẹn  tận dụng nến công nghệ thông tin  tiên tiến này, làm lóe lên  rất nhiều hoài bảo cao đẹp về một viễn cảnh PGVN xán lạn, huy hoàng; trong đó còn có một tâm nguyện  mang  hơi thở mạng mạch truyền thừa hai ngàn năm là làm sao để PGVN thoát khỏi bóng đêm, bước ra đứng giữa  muôn đời dõng dạc với thế nhân về lịch sử, thế đứng của mình trước nhiều thế lực vô minh đen tối.Và cũng…thế nhưng ! kết quả sau nhiều năm tháng dấn thân  học hỏi còn lại vẫn chỉ là “tiếp tục học hỏi”! Những  nguồn sở học quý  giá đó  dần dà lại trôi nghiêng về phiá  những con sông hẹp, cá biệt còn là những con  rạch dật dờ giữa hai nguồn nước ô nhiễm và sơng cái nước lợ.

 

                      Trên mặt bằng thông tin truyền thông (TTTT), sự hiện diện của rất nhiều  wedsite Phật giáo rất dễ làm chóa mắt những  chú nai tơ thẩn thờ đứng  bên bìa rừng và ngắm nhìn thích thú. Chỉ có những ai  biết chọn lọc cách đọc, biết đong vừa sở học của chính mình và nhất là biết đến nội tình của chính  hệ TTTT, mới nhận ra cái nào nên đọc, cái nào  phe nhóm và cái nào trá hình. lợi dụng để công kích PGVN.

 

                      Vì sao vậy? Khi phần lớn  nó được điều hành bởi  một vài  tư duy cục bộ, trước nhất cho tông phái mình, chùa mình, đạo tràng mình, phe nhóm mình . Từ đó  phát sinh  ra hệ quả tất yếu là phài có  một ban bệ riêng,  sẵn sàng phản pháo lại bất kỳ ai có ý kiến ngược về mình. Và điều này  đã và đang xảy ra. Cho nên không khó khăn lắm để thấy ra là tại sao có những vấn đề xảy ra mang tính chất chung của PGVN, đặc biệt những vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến thanh danh PGVN mà phần lớn các trang wedsite này không hề hoặc không dám mạnh dạng lên tiếng. Phải chăng vì không đụng chạm đến tông phái mình, chùa mình, đạo tràng mình, phe nhóm mình? Đây sẽ là một vấn nạn làm suy yếu tiềm lực PGVN trong tương lai bắng chính phương tiện TTTT tiên tiến của thời đại.

 

                         Nếu như các chùa, đạo tràng có một wedsite riêng để phục vụ cho chính nhu cầu tu học hoặc thông ti nội bộ là việc không có gì sai trái, nhưng nếu một wedsite nào đó mang  một danh từ chung quá lớn, thí dụ như “Phật giáo của chúng ta”, “ Phật Giáo Ngàn Năm”..v…v….mà lại chỉ gò bó thông tin nội bộ và những tác tệ như vừa nói trên là điều cần nên xem lại.

 

                         Có quá nhiều wedsite Phật giáo và cũng có quá nhiều mục đích khác nhau thay vì cùng nhau hoạch định, ý thức về một mục đích chung là hóa đạo và bảo vệ PGVN. Điều này đã biến những cây bút  công tác viên trở thành con rối, điều khiển theo ý mình, mặc dù họ viết và gởi bài hoàn toàn không có nhận lãnh một xu nhuận bút nào. Nếu khi cây bút đó  không làm vừa lòng  thì không thèm sử dụng bài viết nữa, hoặc  nếu một ai đó có chân trong  wedsite Phật giáo X, A, N .v..v… nào đó. Với những cây bút sắt bén, luôn đi đầu trong lãnh vực phát hiện và đấu tranh với tiêu cực  trong PGVN, mong muốn được đưa ra ánh sáng để cùng nhau  tìm lới thoát và loại trừ cái xấu, những cây bút này là đối tượng rất dễ lọt vào tầm ngắm  nhất. Chúng ta đều thấy rõ, viết về đề tài tin tức, thông tin thì có rất nhiều, rất  thừa thải là đàng khác, nhưng đề tìm những cây bút viết về  mãng đấu tranh, phát hiện cái xấu thì hiện nay  TTTT của  PGVN đếm chưa hết năm ngón tay! Họ là những người hộ pháp lẽ loi! Lẽ ra họ phải được  trân trọng  hay ưu ái hơn chứ? Họ đâu có mắc bệnh tâm thần  mà  thả ngòi bút quàng xiêng  khi chung quanh đó còn có biết nao nhiêu luật lệ báo chí, nhắc nhở  chuyện truyền thông đại chúng? Biết Viết ắt phài biết Lách, họ thừa tư duy để hiểu hơn ai hết điều đó.Chính những cây bút này giúp chúng ta làm sáng tỏ thêm câu danh ngôn  nước ngoài “Thế giới khổ đau không phải do kẻ tạo ác gây ra mà do những người lương thiện lặng im”. Không phải là vô lý khi trong một phiên họp tất niên năm vừa qua, một vị Đại Đức  đã mạnh dạng phát biểu rằng TTTT PG chưa  làm hết vai trò của mình là  đi tiên phong  trong các vấn đề nhạy cảm, lên tiếng kịp thời trong các vụ việc  đau lòng, gây tổn hại thanh danh PGVN. Và vị Đại đức này  cho rằng những sự lên tiếng thời gian qua là do các cây viết cá nhân bức xúc nêu lên…! Câu nói này, theo thiển ý chủ quan cá nhân, dường như ần chứa hai nghĩa đen và bóng nhưng dù nghĩa nào, thú thật đến giờ vẫn còn khiến  người viết cảm thấy nhói lòng. Có xấu hổ lắm không  khi trước một vụ việc nào đó, người ta e ngại, hoặc vì một lý do nào đấy không dám lên tiếng, đợi đến khi sự việc có kết quả ngã ngũ rõ ràng  từ những  cây bút lẽ loi này thì y như rằng tất cả đều đua nhau đăng tải  và như muốn dành lấy chiến tích về mình! (hoặc ý nói mình có tham gia mà!).

 

                         Đó là chưa  nói đến  tính  cục bộ vùng miền khá lộ  liễu.

 

                         Mới vừa rồi, những vụ lùm xùm  ở chùa Lộc Uyển Lâm Đồng; vụ “Đường Tăng cởi mô tô dạo phố”; Vụ “ Thầy chùa hát đám cưới”..v..v… ai lên tiếng? Nhưng thôi, người viết xin nói đến một vụ cũng  nóng hổi, MỚI  HÔM NAY 22/4/2015, dù là nhẹ hơn nhiều là toàn bộ cầu thủ bóng đá HàNội&TT đồng loạt “xuống tóc” để lấy hên  dành chiến thắng trước cậu em út non choẹt Hoàng Anh Gia Lai ngày 25/4 sắp tới. Chuyện đó là bình thường thôi  nhưng với  một hình ảnh của cầu thủ tiền vệ Duy Mạnh (đính kèm) như thế này có ý gì? Duy Mạnh đang cố ý dè bỉu ai đó trong lúc đùa cợt? Và ai sẽ là ngưới lên tiếng trước tiên?

 

                          Như vậy, với  nền công nghệ thông tin hiện đại đâu phài PGVN không có nhân tố bắt kịp  hay  tận dụng hiệu quả. Chính những  tư duy nhỏ hẹp, xé tan manh mún lý tưởng phụng sự chung, đã biến  tất cả trở về con số không  trong khi PGVN hiện nay đang rất cần hơn bao giờ hết một  mặt trận TTTT hữu ích.

 

                           Nhớ trước đây, khi đất nước còn oằn mình  dưới  làn đạn  của Phú Lang Sa, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiều  đã dõng dạc  tuyên chiến với  cái xấu và tôn vinh những ngòi bút  thật sự là một ngòi bút có giá trị :

 

                             “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

                               Đâm mấy thằng gian bút chẵng tà”

 

 

 

                                                                                DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 6251)
Trước vấn đề nầy, liên tưởng đến Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, thiết nghĩ, hai tổ chức khác nhau từ giáo lý đến tổ chức hành chánh, Phật giáo không có một cơ cấu thống nhất mang tính quốc tế, Phật giáo mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng tập quán, thổ nhưỡng khác nhau, vấn đề nội kết cũng khác nhau, sự sai phạm cũng khác nhau; do mang tính cá thể mà phạm luật cũng có tính cách tự phát của cá nhân. Vấn đề ở đây, dù cá nhân sai phạm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng thanh danh tập thể và làm mất ít nhiều niềm tin của tín đồ, Giáo hội Phật giáo cũng phải có trách nhiệm, ngoài việc xử lý thông tin đối ngoại, Giáo hội cũng cần có tiếng nói trung thực “Con dại cái mang”; đó là cách xì hơi để quần chúng nhẹ nhõm, cảm thấy dẫu sao giới lãnh đạo Phật giáo biết nhìn nhận sự thật khi truyền thông xã hội loan tải. Hẳn nhiên không hoàn toàn đúng khi truyền thông loan tải, nhưng ít ra 50% cũng phải có vấn đề; sau khi xác minh sự thật, sự xin lỗi quần chúng hay nhận lỗi với các bậc chân tu,
03/01/2015(Xem: 4759)
Bản báo cáo có độ dầy 8 trang A 4, không quá dài nhưng vừa đủ nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết trong năm vừa qua. Đặc biệt, bàn báo cáo đã nhận định rất sát những vấn đề nổi cộm dư luận trong và ngoải Phật giáo rất quan tâm. Từ trong một góc khuất của khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh đã được bóc trần, nhất là mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần 2 mục “Xử lý Thông Tin”. Qua đó cho thấy lãnh vực này rất còn thiếu những ngòi bút thiện chí, mạnh dạng đứng ra đóng gòp phần sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo Hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT Trung Ương GHPGVN, trong đó có trang nhà Phatgiao.org, đã làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, còn là thề hiện một chổ dựa vững chắc cho các Ủy viên của mình đang dấn thân vào cuộc từng ngày, từng giờ.
02/01/2015(Xem: 6127)
Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về 7 bước phải trải qua trước khi thông tin của website được hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Chúng ta cũng biết rằng, khi bị gián đoạn ở bước 1 đến bước 3, giải pháp khắc phục thuộc về người xem website (visitor). Khi bị gián đoạn từ bước 4 đến bước 6, giải pháp khắc phục thuộc về người quản trị website (webmaster). Trong bài này, chúng ta tìm hiểu các giải pháp khắc phục cho 3 bước đầu tiên, tức là dành cho người xem website (visitor). Các hướng dẫn dành cho người quản trị website (webmaster) sẽ được trình bày trong một bài sau.
22/12/2014(Xem: 7018)
Bên Czech, tại một cửa hiệu trưng bày hàng nội thất, trong đó bồn cầu in hình đức Phật Bổn sư trên nắp, dĩ nhiên đó không phải là một sản phẩm duy nhất, những bồn cầu khác trang trí hoa lá, ngôi sao, cá cảnh...nghĩa là nhà sản xuất xem đây chỉ là một trong những kiểu trang trí cho sản phẩm?
22/11/2014(Xem: 28108)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 8475)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt và trải nghiệm của chính bản thân mình, hoàn toàn không do bất kỳ áp lực nào từ người khác. Thế nhưng, tiến trình xác lập niềm tin vào Kinh điển thật không đơn giản và dễ dàng. Thứ nhất, làm sao để chúng ta có thể tự mình xác định được những bản văn thực sự là Kinh điển mà không sợ mắc phải sai lầm? Thứ hai, khi học hỏi và nghiên cứu Kinh điển để áp dụng vào sự tu tập, chắc chắn sẽ có những điểm mà chúng ta không đủ sức nhận hiểu tức thời hoặc thậm chí qua nhiều năm tu tập. Những điều không hiểu được đó tất yếu sẽ là nguyên nhân làm khởi sinh những mối nghi trong lòng ta. Vậy phải giải quyết những mối nghi này theo cách như thế nào?
14/11/2014(Xem: 6088)
Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để làm tinh thần ban đầu thực hiện các tâm nguyện nghệ thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới cảm tác và cách thể hiện cũng chính là cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.
11/11/2014(Xem: 11761)
Có nên dịch lại Tâm kinh hay không Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
08/11/2014(Xem: 4975)
Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối. Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành. Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
04/11/2014(Xem: 7355)
Tuần trước, Tòa Thượng Thẩm New South Wales ban hành phán quyết ra lệnh phạt bị đơn bồi thường $80,000 cùng với phí tôn pháp lý vì đã viết và phổ biến bài trên trang mạng và qua email có tính mạ lỵ và phỉ báng.hông còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]