Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công bố 2 Điện thư và Công văn của NXB Tổng Hợp và NXB Văn Hóa Văn Nghệ

15/03/201519:06(Xem: 6144)
Công bố 2 Điện thư và Công văn của NXB Tổng Hợp và NXB Văn Hóa Văn Nghệ

Viet Nam Thi Su Hung Ca 2003


CÔNG BỐ
2 Điện thư và Công văn của NXB Tổng Hợp và NXB Văn Hóa Văn Nghệ SỰ VIỆC TÁC PHẨM "VIỆT NAM THI SỬ HÙNG CA" CỦA TNT MẶC GIANG, BỊ ông TRẦN TRÍ TRUNG ĂN CẮP, LẠI ĐƯỢC CHO PHÉP IN ẤN, TÁI BẢN, DỰ THI GIẢI THƯỞNG LỊCH SỬ KHOA HỌC VIỆT NAM.

 

Kính thưa quý vị,

 

Sau khi chúng tôi viết phổ biến bài "Sự việc tác phẩm của chúng tôi bị ông Trần Trí Trung ăn cắp..." thì 2 tuần sau đã nhận được Điện thư của NXB Tổng Hợp, Điện thư và Công văn của NXB Văn Hóa Văn Nghệ. Đây là sự công tâm, trách nhiệm rất thiện chí rất minh bạch của 2 nhà xuất bản liên hệ việc cho phép in ấn, thật đáng khen và xin ghi nhận.

 

Chúng tôi dự tính chờ đợi sự giải quyết cụ thể như thế nào của Tòa Án theo luật định về tác quyền, về đạo văn, về ăn cắp, về bồi thường, và xử trị ra sao về hình thức ngoại phạm với hơn vài chục cái gọi là "Bình luận" mà Trần Trí Trung đã thô bạo bôi nhọ, phỉ báng, miệt thị không những riêng chúng tôi mà còn vô lễ phép, vô giáo dục, vô đạo đức, vô nhân tính xúc phạm vô tâm đến Đức Phật và Phật Giáo.

 

Ông Trần Trí Trung không biết dừng lại với nhiều chục cái gọi là "Bình luận" ấy, mà ngày càng thêm ngang ngược, ngỗ ngáo, hống hách, lột trần bản chất côn đồ, chợ búa, bất lương, viết liên tục, viết thường xuyên, ra rả trên vài Facebook, riêng trên trang nhà voluongcongduc đến nay đã hơn 117 cái gọi là "Bình luận", online:

http://voluongcongduc.com/viet-nam-thi-su-hung-ca---tnt-mac-giang.html

 

Do đó, chúng tôi kính chuyển công bố hai Điện thư của NXB Tổng Hợp và NXB Văn Hóa Văn Nghệ về sự việc tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của chúng tôi (TNT Mặc Giang) để biết trước. Việc lê thê bởi Tòa Án, tính sau.

 

Cần lên tiếng phản ảnh về sự việc đạo thơ đạo tác phẩm này và chận đứng những trường hợp tái diễn khác nếu có trong tương lai, vừa bảo vệ các sản phẩm trí tuệ, vừa nói lên sự nghiêm minh trong bổn phận trách nhiệm quyền hạn theo luật định hay không, thiết nghĩ đó là lương tâm nghề nghiệp và chức năng của quý vị.

 

Đính kèm hai Thư Điện tử nói trên và Công Văn của NXB Văn Hóa Văn Nghệ.

 

Thành thật cảm ơn và trân trọng kính chào.

Ngày 15 tháng 3 năm 2015

TNT Mặc Giang.

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

From: tonghop <[email protected]>
To: 'Mac Giang' <[email protected]
Sent: Thursday, 12 February 2015, 17:26
Subject: Kinh gui tac gia TNT Mac Giang 

 

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM

ĐT: 08.38296764

                                                                                       

Kính gửi: Tác giả TNT Mặc Giang

 

Trước hết, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh rất xin lỗi vì đã làm phiền lòng tác giả về tác phẩm Việt Nam thi sử hùng ca.

Nhà xuất bản cũng xin khẳng định với tác giả rằng, Nhà xuất bản không ủng hộ hành vi trên của ông Trần Trí Trung, do đó, từ năm 2007 đến nay, Nhà xuất bản đã  không cấp bất cứ quyết định tái bản nào cho tác phẩm trên.

Một lần nữa, Nhà xuất bản rất xin lỗi tác giả và kính mong tác giả thông cảm.

Trân trọng kính chào.

 

                          TM. NXB TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

                                                            TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH

                                                                  Doãn Thị Minh Trâm



Viet Nam Thi Su Hung Ca 2003
-----------------

From: Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TPHCM <[email protected]>
To: Mac Giang <[email protected]
Sent: Friday, 13 February 2015, 17:52
Subject: Re: 82 cái gọi là Viết Bình Luận của ông Trần Trí Trung, tác giả cái gọi là: "Việt Nam Thi Sử Hùng Ca - của chúng tôi - TNT Mặc Giang"

 

Kính gửi ông Mặc Giang,

Nhà Xuất bản Văn hóa - Văn nghệ có nhận được thư điện tử của ông ngày 30/01/2015 và ngày 12/02/2015, thông tin về việc ông Trần Trí Trung sử dụng tác phẩm của ông Mặc Giang để xuất bản sách "Việt Nam thi sử hùng ca".

Qua kiểm tra các thông tin lưu tại Nhà xuất bản, chúng tôi kính gửi ông công văn trình bày về vấn đề ông Trần Trí Trung liên kết thực hiện tập sách.

Trong các tập tin gửi kèm thư điện tự này, bao gồm:

1. Công văn số 18-CV/NXBVHVN ngày 12/02/2015

2. Bản cam kết của ông Trần Trí Trung

3. Bìa 1 của tập sách "Việt Nam thi sử hùng ca"

4. Bìa 4 của tập sách "Việt Nam thi sử hùng ca"

Ngày 11/02/2015, ông Mai Nhựt Thu có liên hệ trực tiếp đến Nhà xuất bản để trình bày sự việc về tập sách "Việt Nam thi sử hùng ca". Chúng tôi cũng đã gửi công văn trên đến ông Mai Nhựt Thu.

Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Mặc Giang và ông Mai Nhựt Thu đã thông tin về sự việc đối với tập sách "Việt Nam thi sử hùng ca".

Chúc ông một năm mới sức khỏe.

Trân trọng kính chào.

NXB_Van Hoa Van Nghe-1NXB_Van Hoa Van Nghe-2

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

DẪN CHỨNG CỤ THỂ

 

Ông Trần Trí Trung ăn cắp gần như nguyên vẹn tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của chúng tôi, từ đoạn đầu Lời tác giả + khoảng 800 câu + Chú thích + cấu trúc phân bổ. Nguyên tác tác phẩm này chúng tôi đã cho phổ biến trên nhiều trang mạng khác nhau đã hơn 10 năm trước, thí dụ trang nhà quangduc đã online từ năm 2003:

http://quangduc.com/a4679/viet-nam-thi-su-hung-ca 

 

Ông Trần Trí Trung đã ăn cắp, sơn phết, phá nát tác phẩm của chúng tôi, biến thành cái gọi là của ông ấy ra sao, vào mạng Đại Học Duy Tân online "tác phẩm của ông" sau những 10 năm. In ra 2 tác phẩm, xem đọc lướt qua thì quá dễ để kiểm chứng vì rõ hơn ban ngày:

http://hfs1.duytan.edu.vn/upload/ebooks/2220.pdf 

 

Một phần ăn cắp cụ thể nêu ra đây:

Bài Non Nước Việt Nam mở đầu trong tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, Trung học Mạc Đĩnh Chi tự sưu tầm tự Post ngày 3-11-2004 và hơn 100 trường Đại Trung Tiểu Học khắp nước tự tìm tự Post từ lâu, mời bấm vào Link của họ để kiểm chứng:

http://macdinhchireunion.net/board/index.php/index.php?action=vthread&forum=1&topic=1826

 

Bài thơ Non Nước Việt Nam được Nghệ sĩ lão thành tài danh Đoạn Yên Linh và Nghệ sĩ Thúy Vinh đã diễn ngâm từ năm 2005, qua phần ngâm mở đầu của Nghệ sĩ Hồng Vân, trong CD Non Nước Việt Nam:

http://hoavouu.com/a23062/non-nuoc-viet-nam

  

Non Nước VIỆT NAM
Quê Hương để giữ gìn, để Thương để Nhớ

Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Ngắm từng Tỉnh, từng Vùng
Của nước Việt dấu yêu
Của giang sơn cẩm tú mỹ miều
Cho dòng giống Lạc Hồng gìn giữ nâng niu
Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Bắc Nam Trung một dãi nối liền
Của quê hương gấm vóc Ba Miền
Để thắm tô Sông Núi Hồn Thiêng
Nối tình dài Con-Cháu-Tổ-Tiên
Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Biển rộng sông dài non nước Việt Nam
Đi từ Cà Mau đến Ải Nam Quan
Đi từ rừng cao cho đến đồng sâu
Đi từ bờ đê cho đến ruộng dâu
Đất nước yêu thương con cháu da vàng
Mở đầu Miền Bắc khai nguyên
Thượng du miền ngược, xuôi miền Trung du
LAI CHÂU kê núi gối đầu
LÀO CAI Bảng Giốc sương mù HÀ GIANG
LẠNG SƠN cách khoảng CAO BẰNG
QUẢNG NINH ven biển chờ trăng ánh vàng
Vàng lên tựa cửa BẮC GIANG
THÁI NGUYÊN, BẮC KẠN, TUYÊN QUANG một nhà
Ô kìa YÊN BÁI, SƠN LA
Anh lên Miền Ngược, em về Miền Xuôi
Xuôi về HÀ NỘI mới thôi
Thăng Long hoài cổ, đổi dời thành đô
Năm ngàn năm, dựng cơ đồ
Theo dòng lịch sử điểm tô muôn đời
Em đi, đi nữa em ơi
Băng qua PHÚ THỌ lên đồi BẮC NINH
VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC xoay mình
Chở che Hà Nội, HÒA BÌNH, HÀ TÂY
Hà Tây còn có SƠN TÂY
HÀ ĐÔNG bên đó, bên nầy HẢI DƯƠNG
Đi ra tận cửa HẢI PHÒNG
Trùng dương sóng vỗ HẠ LONG tuyệt vời
HƯNG YÊN một chuyến rong chơi
HÀ NAM bén gót, buông lơi THÁI BÌNH
NINH BÌNH, NAM ĐỊNH xinh xinh
Hồng Hà sông nước, Thái Bình nước sông
Em về THANH HÓA hơn không
NGHỆ AN, HÀ TĨNH mênh mông núi đồi
Sông Đà, sông Mã dặm soi
Bắt ngang Đồng Hới, mù khơi QUẢNG BÌNH
Còn kia, QUẢNG TRỊ điêu linh !
Sông Gianh, Bến Hải vặn mình kêu sương !!!
THỪA THIÊN, Phố Huế, sông Hương
Hội An – Đà Nẵng dặm trường QUẢNG NAM
Thương ra QUẢNG NGÃI mới cam
Thương vô BÌNH ĐỊNH bao hàm PHÚ YÊN
Thương lên đến tận Cao Nguyên
KON TUM, ĐÁC LẮC giữa miền GIA LAI
Tình xưa lối cũ dấu hài
Hoàng Triều Cương Thổ thở dài một phen !
Thu Bồn khói quyện quen quen
Đà Rằng lượn khúc, chưa hoen KHÁNH HÒA
Thùy dương cát trắng phôi pha
PHAN RANG, PHAN RÍ xót xa thuở nào !!!
Em đi lòng dạ nao nao
Thời gian đi mãi vẫy chào tháng năm
CAM RANH mây nước xanh lam
ĐÀ LẠT mơ mộng Suối Vàng, Cam Ly
Đường lên BÌNH PHƯỚC anh đi !
Em về PHAN THIẾT có chi ngại ngùng ?
VŨNG TÀU, BÀ RỊA một vùng
Ra khơi nhớ Bưởi mà rung BIÊN HÒA
BÌNH DƯƠNG cây trái lá hoa
TÂY NINH là tỉnh cuối bờ Trường Sơn
SÀI GÒN nói thiệt nào hơn !
Viễn Đông Hòn Ngọc dễ sờn mấy ai ???
Ai về GIA ĐỊNH, ĐỒNG NAI ?
Đừng quên Bến Nghé, mối mai Nhà Bè !
SÀI GÒN chưa vẹn câu thề !!!
Em đi đi nữa xuôi về Miền Nam
Kề vai xỏa tóc LONG AN
MỸ THO mấy khúc, TIỀN GIANG mấy bờ
Em đừng vội đến CẦN THƠ
Mà quên ĐỒNG THÁP dựng cờ phía Tây
Sông Tiền, sông Hậu là đây
BẾN TRE bên đó, bên này TRÀ VINH
VĨNH LONG in bóng theo hình
SÓC TRĂNG cuối ngọn, đầu ghình AN GIANG
Hà Tiên, Rạch Giá, KIÊN GIANG
BẠC LIÊU rẽ bước đôi hàng CÀ MAU
Muốn ra PHÚ QUỐC lên tàu
CÔN SƠN mờ tỏa một màu xanh xanh
Việt Nam muôn thuở thanh bình
Việt Nam sông núi đầu ghềnh, biển Đông
Việt Nam còn đó non sông
Mẹ Âu, Cha Lạc, con Rồng, cháu Tiên
Việt Nam sông núi Ba Miền
Bắc Nam Trung, quyện an nhiên muôn đời
Hình Cong Chữ “S” nơi nơi
Non non nước nước của Người Việt Nam.
Tháng 9 - 2003, Mặc Giang

Nguyên bài Non Nước Việt Nam của tôi, bị ông ấy phá nát, bẻ vụn, vá víu như dưới đây, từ câu 703 đến câu 772, gọi là tác phẩm của ông ấy, phổ biến trên một số trang mạng Xã hội, mạng Thư viện, mạng Học đường, và điễn hình mạng Đại Học Duy Tân, Link:

http://hfs1.duytan.edu.vn/upload/ebooks/2220.pdf 

 

 

"Lai Châu kê núi gối đầu

704 Lào Cai, Bản Giốc rẽ vào Hà Giang

Lạng Sơn cách khoảng Cao Bằng

Quảng Ninh gió biển có trăng ánh vàng

Ngã rẽ chuyễn hướng Bắc Giang

708 Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang một nhà

Đây Yên Bái, đó Sơn La

Lối quanh uốn lượn hài hòa nơi nơi

Bắc Thành, Hà Nội bao đời

712 Thăng Long hoài cổ, một thời kinh đô

Ngàn năm xây dựng cơ đồ

Danh nhân xuất hiện điểm tô giống nòi

Đèn khuya bên áng thơ ngồi

716 Hướng về Phú Thọ ngấm đồi Bắc Ninh

Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Sương tan hiện rõ ngôi đình Hà Tây

Mặt trời rực rỡ Sơn Tây

720 Hà Đông áo lụa, đôi hài Hải Dương

Hải Phòng sát Thái Bình Dương

Hạ Long thắng cảnh thân thương gọi mời

Hưng Yên một chuyến du chơi

724 Hà Nam, Phủ Lý, niềm vui tượng hình

Vòng quanh Nam Định, Ninh Bình

Hồng Hà nước đỏ, Thái Bình nước trong

Ai về Thanh Hóa nhớ không ?

728 Nghệ An, Hà Tĩnh mênh mông núi đồi

Sông Đà, sông Mã thuyền xuôi

Rẽ ngang Đồng Hới, rong chơi Quảng Bình

Còn kia, Quảng Trị thổ linh !

732 Sông Gianh, Bến Hải vặn mình kêu sương !

Thừa Thiên, phố Huế, sông Hương

Hội An, Đà Nẵng, dặm trường Quảng Nam

Ngước lên Quảng Ngãi xa xăm

736 Nhìn vô Bình Định bao hàm Phú Yên

Mà thương đến tận Cao Nguyên

Kon Tum, Đắc Lắc giữa miền Gia Lai

Cơn mưa tầm tã canh dài

740 Bổng trầm tiếng sáo u hoài cất lên

Thu Bồn hợp xướng giao duyên

Đà Rằng khúc lượn, kề bên Khánh Hòa

Thùy dương cát trắng mượt mà

744 Phan Rang, Phan Rí lời ca ngọt ngào

Trên cao lấp lánh ngàn sao

Thời gian trôi mãi vẫy chào tháng năm

Cam Ranh mây nước thanh lam

748 Đà Lạt thơ mộng Suối Vàng, Cam Ly

Băng lên Bình Phước dốc ỳ

Quay sang Phan Thiết mùi chi lạ lùng ?

Vũng Tàu, Bà Rịa mặn nòng

752 Tân Trào xứ bưởi nằm trong Biên Hòa

Bình Dương cây trái mượt mà

Tây Ninh có tích Núi Bà “thâm” sơn

Sài Gòn hoa lệ nào hơn

756 Viễn Đông hòn ngọc không sờn khó phai

Đường về Gia Định, Đồng Nai

Ghé qua Bến Nghé, thăm ai Nhà Bè ?

Thủy chung giữ vẹn tình quê

760 Chiếc xuồng ba lá xuôi về phương Nam

Long An là vựa thóc vàng

Mỹ Tho cập bến, Tiền Giang xa bờ

Hậu Giang nhạn trắng Cần Thơ

764 Bay qua Đồng Tháp nương nhờ trúc - mai

Sông Tiền, sông Hậu gặp đây

Bến Tre bên đó, bên này Trà Vinh

Vĩnh Long phong cảnh hữu tình

768 Sóc Trăng bến cuối, hành trình An Giang

Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Giang

Bạc Liêu bông lúa thẳng hàng Cà Mau

Muốn ra Phú Quốc lên tàu

772 Côn Sơn hải đảo hiện màu xanh xanh."

 

Tạm kết thúc.

TNT Mặc Giang




SỰ VIỆC TÁC PHẨM "VIỆT NAM THI SỬ HÙNG CA"

CỦA TNT MẶC GIANG ĐÃ BỊ ÔNG TRẦN TRÍ TRUNG

NGANG NHIÊN ĂN CẮP, XUẤT BẢN, TÁI BẢN VÀ DỰ GIẢI THƯỞNG TẠI VIỆT NAM.


Viet Nam Thi Su Hung Ca 2003

Ý kiến bạn đọc
03/11/201700:50
Khách
Thưa bạn Anh Ngọc Nguyễn,
Tôi chưa qui y theo đạo Phật, nhưng rất mến mộ Phập pháp, và cũng chưa quen thân với Hòa Thượng Thích Nhật Tân, nhưng xin có ý kiến về ý kiến của bạn.
Việc HT Thích Nhật Tân là đem ra ánh sáng công lý cho rõ việc, chứ đâu có gì là trừng phạt kẻ tội phạm. Thầy chỉ đòi sự công bằng và làm rõ sự thật về việc hai tác giả cùng đề tên một tác phẩm là hiện tượng vẫn đục môi trường văn hóa, thầy muốn minh bạch thôi.
Có gì không phải xin lượng thứ nhé.
22/03/201521:32
Khách
Gửi ông Trần Trí Trung,
Ông nên xin lỗi TNT Mặc Giang và chấm dứt ngay những hành động kém trí thức!
16/03/201516:43
Khách
Trước con kính thỉnh an Hoà thượng ,chủ thảo, sáng tác Tuyệt Phẩm Việt Nam Thi Sĩ Hùng Ca
Là hàng Phật tử cháu chắc ,đạo giáo mới biết, Sơ Cơ con đường đến với đạo còn nhiều tối tăm, mù mịt. Chưa thông hiểu Phật giáo sâu xa
Nhưng còn vừa được nghe thầy Giảng Pháp Vu Lan Bồn trong khoá tu kỳ 12 tại Tu Viện Quảng Đức, Làm cho con thấm sâu về chữ hiếu kính với cha mẹ.Tôn Sư trọng đạo với thầy tổ
Con cũng được thông qua trang nhà của Tu Viện Quảng Đức và biết được Tuyệt Phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Hoà Thượng có người sao chép lại
Nhưng theo sự suy nghĩ kém cỏi, thiếu hiểu biết của con.Xin Hoà Thượng hãy dùng Tứ Vô Lượng Tâm của Đức Thế Tôn hãy tha thứ cho những kẻ không biết Tôn Sư Trọng Đạo đã xúc phạm đến Ngài
Đức Thế Tôn có dạy.Gieo nhân thì gặt nấy
Mong Hoà Thượng mở lượng hải hà ,vị tha cho họ
Con cầu Hồng Ân Tam Bảo Gia Hộ Cho Hoà Thượng chủ Bút Tuyệt Phẩm Việt Nam Thi Sử
Hùng Ca được Pháp Thể Khinh An,Bồ Đề Quả mãng ,Phật Sự Viên Thành
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát Ma Ha Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 11973)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 9160)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 6613)
Nguyễn Gia Kiểng, tác giả cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” trước đây, không phải là loại tác giả mà tôi phải mất công đọc những gì ông ta viết. Trước đây, trong bài “Về Một Chuyện Thời Sự: Người Việt – Nguyễn Gia Kiểng – Sơn Hào” [http://giaodiemonline.com/2012/08/thoisu.htm], tôi đã chứng minh rằng Nguyễn Gia Kiểng, một là ngu sử, hai là xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho Ca-tô giáo, vì đến ngày nay mà hắn vẫn còn dùng những luận điệu của Ca-tô giáo và thực dân như: 1. Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới. 2. Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.
14/12/2013(Xem: 6219)
Ông già Nô-en là nhân vật đóng vai trò gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông trong ngày lễ này. Hình ảnh tiêu biểu của ông là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều nền văn hoá khác nhau, đặc biệt ở các nước phương Tây.
12/12/2013(Xem: 9160)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
29/11/2013(Xem: 15485)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về một ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, có niên đại khoảng năm 550 trước Công nguyên. Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tì Ni của Nepal, địa điểm huyền thoại nơi Đức Phật đản sinh, phát hiện chỉ ra rằng Ngài đã từng sống hơn một thế kỷ trước đó so với thời gian được chấp nhận bởi nhiều học giả trước đây.
29/11/2013(Xem: 13287)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
24/11/2013(Xem: 7273)
Trường hợp các nhà sư Tây Tạng tự thiêu để đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và giữ gìn bản sắc dân tộc có phải đã phạm giới sát sinh hay không? Hay đây là hành vi cúng dường thân xác để hộ trì chánh pháp? Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Tư 20-11-2013 đã nói chuyện về vấn đề này. Đức Đạt Lai Lạt Ma -- người được Giảỉ Nobel Hòa Bình năm 1989 – nói rằng các sự kiện tự thiêu đó là rất buồn và rằng đó là để đối kháng với những gian nan quá lớn mà họ đối diện: “Những vị này đã sẵn sàng hy sinh thân mạn
17/10/2013(Xem: 7344)
Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói này thoạt nghe qua có vẻ hợp lý và là một ý tưởng hấp dẫn. Nếu hiểu theo một cách đơn giản, trong phạm trù luân lý đạo đức là đạo nào cũng dạy con người làm lành tránh dữ, thì câu này rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy xét và nhận định lại quan niệm đó qua lăng kính tôn giáo.
09/10/2013(Xem: 12286)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]