Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền trong Đạo Thiên Chúa ?

24/02/201519:06(Xem: 17992)
Thiền trong Đạo Thiên Chúa ?

 duc bon su

                    

        

Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.

       May thay, trong sự băn khoăn để tìm phương thức trị liệu, khoa học gia và y giới đã tìm thấy, Thiền là một tặng phẩm vĩ đại cho nhân loại có từ một tôn giáo Á đông.

       Thiền không những có khả năng chữa trị bệnh tật mà còn có thể giúp cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu và sống an lạc hạnh phúc hơn. Thiền cũng sẽ góp phần vào việc canh tân đất nước và an bình xã hội.

      Ngày nay Thiền ồ ạt đi vào tất cả các bộ các ngành, các cơ sở giáo dục, y tế, thể thao, xí nghiệp…của các quốc gia, nhất là các nước tân tiến.

Làn sóng Thiền cũng làm cho một số không ít chức sắc các tôn giáo đứng ngồi không yên, mà Lm Nguyễn Văn Thư trong cuốn “Tìm Thiền Trong Đạo Chúa” cũng cho thấy phần nào tâm trạng ấy.

      Tôi có được cuốn sách nói trên, là do một người quen ở Bắc California, Mỹ, gởi cho. Sách dày gần 100 trang, không có ngày tháng, năm và nơi xuất bản, tác giả là Linh mục Joseph Văn Thư. Lúc tìm trên mạng thì được biết tác giả là Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thư (có thêm chữ Nguyễn) do

 

                       GIÁO-PHẬN SAN JOSE

                            California, USA

                 Tháng 7 năm 2005*

      Sách có 8 chương. Bốn chương đầu, Lm Nguyễn Văn Thư (Lm Thư) trình bày sơ lược một số giáo lý căn bản của Phật Giáo.

      Các chương còn lại, Lm Thư trình bày “mờ ảo” để đưa đến hai kết luận ngây thơ rằng, Thiền có trong đạo Chúa từ lâu, và Chúa được mô tả ởm ờ có vẻ như là tác giả của Thiền.

      Việc đánh lận con đen nầy, khó có thể thuyết phục được ai, nhất là những người có chút học thức ngay cả rất sơ đẳng.

Lời mở đầu Lm Thư mô tả: Có lẽ chưa bao giờ người ta nói về THIỀN nhiều như bây giờ. 

      Sách Thiền bày bán khắp nơi. Các tổ-chức tu-tập Thiền mọc lên như nấm. Danh-tính các Thiền-sư được giới-thiệu và quảng-cáo rầm-rộ. 

      Người ta tìm đi học Thiền như chạy theo cái ‘mốt’ thời-thượng. Không có không được. Thiếu nó là không xong với nếp sống hiện-tại”. Ông tiếp: “Thậm-chí có những người đang theo đạo Chúa, lâu nay thấy mình không đủ hào-hứng mỗi lần đặt chân tới nhà thờ (nghĩ rằng cứ vào nhà thờ hay đọc vài câu kinh là sẽ tự-động có được cuộc sống bình-yên thanh-thản), cũng theo bạn-bè rủ lên chùa ghi danh lớp học Thiền…” [LỜI MỞ ĐẦU, sđd].

      Vì làn sóng Thiền sôi nỗi như thế, nên có người tìm cách thay tên đổi họ, rồi khoác cho Thiền một nhãn hiệu mới và đồng hóa các ý niệm tĩnh tâm, tu kín trong sa mạc của vài chức sắc trong đạo Chúa cũng là một loại Thiền giống như bên Phật. Nếu đạo Chúa thực sự có Thiền, quả là một diễm phúc cho nhân loại.

     Từ việc đứng ngồi không yên trước làn sóng Thiền, đã tạo cho Lm Thư có những lý luận cưởng ép. Dẫu vậy, ai cũng biết Thiền chưa bao giờ được nói đến trong Cựu và Tân ước. Và tuyệt nhiên, chúng ta chưa hề thấy hình ảnh Chúa hoặc môn đệ nào của ngài ngồi Thiền như bên Phật. Từ thực tế ấy, nên cách lập luận của Lm có nhiều gượng ép và sai. Tôi sẽ trích một số đoạn trong cuốn sách mỏng viết về Thiền, như đã nói trên, để độc giả thấy rõ hơn.

  1. 1.  Lm Nguyễn Văn Thư viết: Trong khi đó văn-minh kỹ thuật

phương Tây, một thời tung-hoành năm châu bốn bể, bắt đầu nhận ra một số những hệ-quả tâm-linh khá bi-quan. 

     Người ta khởi sự đi tìm thuốc chữa tinh-thần và đưa mắt nhìn về Đông-phương, với hy-vọng gặp được vài toa thuốc của những ‘thày lang’ đang tuyên-bố có bửu-bối làm con người hạnh-phúc. 

     Trong số các kẻ đốt đuốc đi tìm thuốc ‘tiên’ này, người ta thấy có cả các nhà tu-đức học Ky-tô giáo, Tin-lành cũng như Công-giáo…

    Một trong những nhân-vật có tên-tuổi và thế-giá đã từng để tâm nghiên-cứu về Thiền Đông-phương là Linh-mục Thomas Merton, nhà tu-học thuộc dòng khổ-tu Trappist, gốc người Anh, từ chỗ mê Cộng-sản đến chỗ mê Chúa, rồi qua Hoa-Kỳ nhập tu-viện cho tới ngày tạ-thế” [Trích chương 4 “Phong trào tìm về Đông phương”, sđd].

      Lần theo đoạn văn, tôi tìm thấy trên mạng: Năm 1959, Linh mục Thomas Merton có đàm luận với đại thiền sư D.T. Suzuki. Cuộc đàm luận này sau đó được in trong cuốn “Zen and the Birds of Appetite.”…Trong lời bạt Lm Merton viết, “…bất cứ cố gắng nhằm xử lý Thiền bằng ngôn ngữ thần học nào đều sẽ chẳng đi đến đâu”… khó có thể hòa giải giữa khuynh hướng Tây Phương và Kitô Giáo lúc nào cũng muốn lên danh mục và phát biểu ra lời mọi cảm nghiệm bằng các ý niệm của nền thần học phủ định và bản chất không thể diễn tả bằng lời của kinh nghiệm Thiền(1)
     Qua đoản văn, chúng ta thấy Linh mục Merton là một trí thức rất quý, nhưng ông cũng chỉ là người đang nghiên cứu Thiền như bao nhiêu người khác, chứ chưa có gì đặc biệt như Lm Thư đề cập.

      2. Lm Thư viết: “Cha Merton còn dùng tư-tưởng của thánh Phao-lô diễn-tả Đức Ky-tô đã ‘tự hủy mình đi’ để xuống trần cứu chuộc loài người. Nó có thể là mẫu-mực để trưng-dẫn hình-ảnh người tu Thiền lúc làm mình tan-biến vào vũ-trụ…“ [Chương 4, sđd].

     Thiền Phật Giáo không nhằm mục đích và người tu thiền cũng không phải để, được tan biến vào vũ trụ. 

 

      3. Lm Thư tiếp, “Cùng với nhiều chuyên-gia khác, ngài công-nhận gốc-gác học Thiền khởi-thủy từ xứ Ấn đã có rất lâu”.

     Để làm rõ ý kiến Thiền phát xuất từ Ấn Độ, chúng ta cần biết thêm, Thiền có trước Phật Giáo và chính thái tử Tất Đạt Đa (Phật lúc chưa thành) tu khổ hạnh theo phương pháp thiền của Bà La Môn và Ấn giáo trong 6 năm, nhưng Ngài thấy lối tu nầy sai và không có kết quả. Kế tiếp, Ngài thiền định liên tục 49 ngày (có thuyết nói, 35 ngày) và giác ngộ. Do vậy, ngày nay thiền mà các khoa học gia và y giới áp dụng để chữa trị vô số bệnh tật và đem lại hạnh phúc cho con người, là thiền của Phật.

      4. Lm Thư: “Nhiều tác-giả khác cũng đồng ý với cha Merton khi ngài nêu lên trường-hợp Mai-sen và bụi gai cháy (mà không tàn lụi) trong Cựu-ứơc: Bụi gai và ngọn lửa là một. Thiền bảo người nghĩ và tư-tưởng suy-nghĩ sẽ đến lúc nhập thành một. Rồi sau đó là lời Chúa phán “Ta là cái Ta là” (dịch nguyên-văn ‘I am what I am’ của Anh-ngữ.) Chả còn chỗ nào để phân-biệt chủ-thể và khách-thể nữa !”[Chương 4, sđd].

      Tôi xin lỗi để thưa với Lm Thư rằng, Thiền không phải chỉ có ngồi hít vào và thở ra mà còn phải sống với tâmhành. Một trong nhiều loại Thiền là, người tu luôn có các đức hạnh như: Từ là thương người. Bi là giúp người nếu có thể. Hỉ:vui vẻ. Xả: thông cảm, đừng cố chấp. Bốn hạnh nầy, Phật Giáo gọi là “Tứ vô lượng tâm”.

       Bất cứ ai và bất cứ dân tộc nào sống trong nền văn hóa từ bi hỷ xả thì cá nhân ấy, cọng đồng ấy có thể được gọi là có tu Thiền, chứ không phải chỉ ngồi tĩnh lặng hay hít vào thở ra vài chục phút mỗi ngày hoặc, vào ẩn tu trong sa mạc mà gọi là Thiền.

      Do đó, lúc Lm Thư nhắc đến kinh Cựu Ước tôi thấy rất bất ổn để chúng ta thảo luận về Thiền. Vì truyền thống Phật Giáo là Từ Bi Hỷ Xả là Giới Định Tuệ, là Bát chánh đạo… mỗi chúng sanh đều có Phật tính và có khả năng ngang hàng với Phật: “Ta là sản phẩm sáng tạo của chính mình ta” chứ không phải xin xỏ, năn nĩ, quỵ lụy, hối lộ bất cứ một ông Thần nào; kể cả ông Phật. Lúc Lm Thư nhắc đến Cựu Ước và ông Mai sen tôi thấy tâm có phần lao xao vì, “thuyết tạo dựng” trong Cựu ước không còn giá trị với các khám phá của khoa học ngày nay. Một thí dụ, theo Cựu ước, Chúa nặn cục đất sét thành hình giáng con người, rồi ngài hà hơi vào lỗ mũi mà thành ông Adam, (cọng với bà Eva), cả hai là thủy tổ loài người. Điều nầy, đối với khoa học là chuyện khôi hài. Ngay cả học sinh lớp 6 cũng khó mà thuyết phục các em tin điều ấy.

        Tiếp, Kinh Cựu ước cho biết Chúa tạo dựng quả địa cầu nầy khoảng 10 ngàn năm trước. Khoa học chứng minh, quả đất có khoảng 4 tỉ rưởi năm. Như vậy, phải chăng, có đến hai quả đất. Một, rất non mới chỉ 10 ngàn năm do Chúa tạo. Quả đất thứ hai là 4.5 tỉ năm do khoa học chứng minh.

       Vì nhận sai quả đất và lầm Chúa là chủ tể của muôn loài nên chiến tranh [“Thánh” chiến], Tòa án Dị giáo (Inquisition), Phong trào chiếm thuộc địa…đã gây biết bao đau thương khủng khiếp cho nhân loại kéo dài suốt 17 thế kỷ. Giáo hoàng Phao Lồ II, ngày 12.3.2000, cũng phải thiết bàn thờ xin nhân loại tha 7 núi tội mà Giáo hội đã gây ra.

      Tôi ôn lại vài điểm như thế không phải là đi xa vấn đề, nhưng để cho thấy, nền văn hóa Kito thiếu “hiền hòa”, thiếu khoa học thì khó mà có Thiền của Chúa.

      Trong nhiều thế kỷ, những ai có tư tưởng khác với Thánh kinh hay bị nghi ngờ là ngoại giáo, Vatican chụp cho họ cái mũ Phù thủy, Dị giáo rồi họ bị giết hoặc bị đưa lên giàn hỏa để thiêu sống, rất man rợ.

 

xeo thit

 

      Nếu trong Cựu và Tân uớc có Thiền, thì những hành động kinh khiếp nầy, có thể, không bao giờ xẩy ra. Và chiến tranh, cũng có thể, không bao giờ xẩy đến cho nhân loại. Đó cũng là một trong những lý do chính để thấy Thiền chưa bao giờ có trong đạo Chúa!

      Lm Thư còn nhắc tên ông Mai sen. Nếu đọc Cựu ước cuốn Dân số ký” (Numbers) chương 31, Lm sẽ thấy sự dã man tàn bạo khó diễn tả nên lời. Theo lệnh Chúa, “Thánh” Mai sen (Moses) chỉ thị binh lính đi cướp của giết người, đem thực vật, súc vật hằng trăm ngàn con và 32 ngàn cô gái trinh về chia nhau...Chúa còn bảo nộp cho Chúa 32 cô!

      Còn vô số những lời dạy độc ác kinh khiếp khác có hầu hết trong các cuốn Cựu ước. Do vậy rất mong Lm Thư không nên đem chuyện Cựu ước mà luận về Thiền trong một môi trường văn hóa “nhiễm độc” như thế. Vì Thiền là một Triết thuyết mang tính Khoa học và Văn hóa Nhân bản, còn trong Cựu ước cho thấy Chúa ít có những đức tính hiền lương (đức tính Thiền).

       Do vậy, trên mặt lý thuyết, khó “Tìm thiền trong đạo Chúa”. Cũng có lẽ vì thế, mà Linh mục Merton viết: “bất cứ cố gắng nhằm xử lý Thiền bằng ngôn ngữ thần học nào đều sẽ chẳng đi đến đâu”… và khó có thể hòa giải giữa khuynh hướng Tây Phương và Kitô Giáo lúc nào cũng muốn lên danh mục và phát biểu ra lời mọi cảm nghiệm bằng các ý niệm của nền thần học phủ định và bản chất không thể diễn tả bằng lời của kinh nghiệm Thiền (Xin xem lại mục số 1 bên trên).

       5. Lm Thư: “Nhiều người cũng thích nêu lên trường-hợp phải tái-sanh-trong-Thánh-thần khi Chúa Giê-su đề cập tới phép Rửa-tội: Phải hóa ra tạo-vật mới, hết còn là mình, thành hư-vô, hòan-tòan tự-do để được chuyển-hoá, đổi-thay. Nó khác chi tình-trạng Giác-ngộ của Thiền?” [Chương 4, sđd].

       Rửa Tội là “bí tích Chúa Giêsu lập để sinh ta lại làm con Đức Chúa Trời và con Hội Thánh”. Với định nghĩa như thế thì, rửa tội làm gì có chuyện biến thành hư-vô, hòan-tòan tự-do để được chuyển-hoá, đổi-thay? Lm Thư lại gò ép uốn nắn và đồng hóa sai lầm rằng, tình trạng Giác ngộ của thiền cũng “hóa ra tạo-vật mới, hết còn là mình, thành hư-vô, hòan-tòan tự-do để được chuyển-hoá, đổi-thay?” (Nó khác chi tình-trạng Giác-ngộ của Thiền?”). Lm Thư nên cho độc giả biết, cuốn kinh nào trong Phật Giáo viết Thiền là “để tái sinh trong Thánh thần và hóa ra tạo vật mới…?”

 

     Tôi thấy Lm Thư bàn về Thiền Phật Giáo, ông hiểu thì ít mà vỏ đoán quá nhiều. Còn việc “rữa   tội, Lm Thư cố “vo tròn” cả hai giáo lý (Phật và Chúa) nhằm kết luận sai lạc rằng Công Giáo cũng có thiền giống như Phật Giáo, chí ít là hao hao giống.

       6. Về Thánh Paul (Phao lô), Lm Thư viết:

     “Phao lô đã hướng-dẫn dân Chúa qua một khung-khổ Thần-học vững-vàng, và ở đây chúng ta biết ơn ngài về một nền-tảng Tu-đức tuyệt-hảo, chẳng những qua lời giảng-dạy, mà còn bằng chính gương sáng ngài thực-hành trong suốt quãng đời anh-hùng, với hình-ảnh một chiến-sĩ can-trường luôn sẵn-sàng với thanh kiếm thiêng-liêng chiến-đấu mở rộng nước Chúa”[Chương  6, “Thánh Phao Lô nhập cuộc, sđd”].

     Phải chăng chính hành động của một chiến sĩ can trường và thanh kiếm thiêng liêng, để mở rộng nước Chúa, mà những cuộc Thập tự chinh (cái gọi là “Thánh chiến”), tòa Hình án dị giáophong trào chiếm thuộc địa, vác Thánh giá đi trước khí giới theo sau…?  

      7. Lm Thư: “Nền-tảng Tu-đức nói trên cho chúng ta những mẫu-mực cụ-thể để bàn về câu chuyện suy Thiền trên đường tìm và gặp Chúa trong những trang giấy này.

Theo ngôn-ngữ Thiền thì Phao-lô đã thành Phật vì ngài đã đồng-hoá mình hòan-toàn với cái mẫu-mực tối-thượng mình đang tìm về” [Chương 6, sđd].

      Lm Thư viết về ngài Phao Lô như thế, nhưng không trưng dẫn tài liệu. Đã thế Lm lại còn cho Phép Phao lô “thành Phật”!

      Vì muốn biết ngài Phao Lô có tu thiền hay không, tôi vào một số trang mạng của chính Giáo hội Chúa, đọc tiểu sử của Phao Lô và lối tu của người, tôi hoàn toàn không tìm thấy cách tu của Phao Lô ít nhiều mang tính Thiền mà Lm Thư mô tả. Phần chú thích cuối bài tôi kê tên một số trang mạng để độc giả tiện kiểm chứng (2).

      Còn Linh mục Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S cho biếtNgài (Phao lô) chết tại Rôma khoảng năm 62-64, và theo truyền thuyết là bị chém đầu (dựa vào thư 1 Clementê viết khoảng năm 96, và dựa vào sách gọi là Công Vụ Phaolô viết khoảng năm 185-195” (3).

        Trong bài “Các cuộc hành trình truyền giáo của Phaolô” cũng không cho thấy Phao lô có lối tu giống người tu thiền bên Phật (4).

 

         8. Lm. Thư: Ơn cứu-độ đã trải rộng ra nhờ việc Đức Ky-tô chết cho mọi người…sự khôn-ngoan thật trong Lời của Chúa, qua sự rao-giảng về một Đấng Ky-tô chịu đóng đinh” [Chương 6, sđd].

      Thiền là tự mình thắp đuốc lên mà đi, chứ không phải xin ai cứu độ. Nhiều thức giả, nhất là các chức sắc cao cấp của chính Giáo hội Ki tô cũng không đánh giá ngài Giê-su cao như Lm Thư viết. Thực vậy:

a.-  Tng Thng Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là “mt nhân vt có tính tình khng khiếp – đc ác, ưa tr thù, đng bóng, và bt công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust] (5.1).

c.- Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong, trong cuốn “Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết” (Why Christianity Must Change or Die),

Chương 6 có tựa đề:Giê-su như là đng cu thế. Linh mục Spong khuyên:  
“Một hình ảnh cần phải loại bỏ”
(Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go) (5.2).   
         

John Shelby Spong                       

                     
                                                                                    Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong




d.-  Về “Huyền Thoại Cứu Rỗi,” trong cuốn “Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa” (The Birth of God) . Linh mục James Kavanaugh viết:

        “Nhưng đối với con người hiện đại, chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có bao nhiêu ý nghĩa, trừ khi ông đã bị gieo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời” (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Lm James Kavanaugh), đó là một huyền thoại cứu rỗi của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ (Chúa), chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai [It is a primitive tale of unbelievable cruelty] (5.3).

       Sơ lược vài dẫn chứng trong vô số tác giả viết về “Cứu rỗi” để Lm Thư và độc giả suy nghĩ. Đây không phải là bài luận về tôn giáo. Nhưng vì Lm Thư viết về Thiền mà bàn rất nhiều về giáo lý thiếu cơ sở khoa học và những hành động thiếu nhân tính của Chúa trong Cựu ước thì không thể gọi là Thiền.

     Giáo sư David Voas, trong cun The Bad News Bible: The New Testament   chứng minh :         Tân Ước mang tin xu đến cho nhân loi ch không phi là tin mng.

      9. Lm Thư viết tiếp:Sang tới đầu thế-kỷ 16 người ta mới được chứng-kiến những sinh-hoạt và lời giảng-dạy của một ‘tổ-sư’ về khoa cầu-nguyện và chiêm-niệm Ky-tô giáo, và Giáo-hội đã không ngần-ngại tôn-phong ngài là bổn-mạng cho các cuộc tĩnh-tâm cấm-phòng. Đó là thánh I-nha-xio, vị sáng lập dòng Chúa Giê-su (dòng Tên). Qua các chương-trình ‘Linh Thao’ nay đã nổi tiếng trên toàn thế-giới, dòng Tên liên-tục giới-thiệu cho chúng ta con đường ‘khai Ngộ’ tuyệt-vời để gặp tinh-thần Chúa. Cái khẩu-hiệu ‘Ad majorem Dei gloriam’ (mong làm sáng danh Chúa hơn) thúc-đẩy chúng ta làm mọi việc vì Chúa và cho Chúa: ý-thức mình kết-hợp với Ngài thường-trực, không kể ngày đêm” [Chương 7 Cuộc hành trình 2000 năm, sđd].

      Đọc đoạn Lm Thư viết tôi khiếp vía. Và thấy lạ, một người có chức Linh mục mà không biết hành tung tàn bạo của ông I-nha-xio. Tên ông, được phong cho cái nhãn hiệu “chí Thánh” nầy, viết cho đầy đủ là Ignatius de Loyola Recaldo, một tên dã man rùng rợn, ông sáng lập dòng tu mới gọi là Dòng Tên, các tu sĩ được gọi là Jesuits.

      Theo nhận định của Thẩm phán Charlie Nguyễn, một con chiên đạo dòng: I-nha-xio là một tên cực kỳ hiếu chiến trong công tác phá hoại các tôn giáo khác và chống các chính quyền không tuân phục Vatican. Do đó, dòng Tên được La Mã gọi là Đạo Binh Của Giáo Hội (The Church Militant), Đoàn Quân của Jesus (The Company of Jesus), là "thiên tài ca qu Satan" (a Satamic genius). Các tu sĩ Dòng tên tuyệt đối trung thành với Giáo Hoàng, và một lực lượng tôn giáo có sức đánh phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân lọai.

      I-nha-xio đề nghị đào luyện tu sĩ dòng Tên thành những nhà trí thức thật giỏi về đủ ngành để dễ xâm nhập và phá hoại các đối tượng. Kế sách của Loyola được Giáo hoàng Paul III nhiệt liệt tán thưởng.

      Dòng Tên được thành lập ngày 15.8.1534, dưới danh hiệu là "Hiệp Hội Jesus" (The Society of Jesus), làm lễ ra mắt tại nhà thờ trên đồi Montmartre (Pháp). Tâm linh của dòng Tên được xây dựng trên nguyên tắc Trầm Tư Siêu nhiên [Transcendental meditation] (6). Có lẽ Lm Thư thấy chữ meditation nên vội kết luận đó là thiền và ca tụng ông ta là “Chí Thánh”.

     Các hành động dã man kinh khiếp của Dòng Tên có thể được tìm thấy trong một đoạn “Lời thề của các tu sĩ” như sau:

     “Con xin tuyên hứa thêm rằng con sẽ, nếu có cơ hội, con sẽ gây ra và tham gia chiến tranh tàn nhẫn, bí mật hoặc công khai, chống mọi kẻ dị giáo, Tin Lành và Tự Do, như con được lệnh thi hành, tận diệt chúng khỏi mặt địa cầu; và con sẽ không chừa một ai, bất kể tuổi tác, nam hay nữ hay tình trạng xã hội; và con sẽ treo cổ, thiêu sống, luộc sống, mổ bụng, siết cổ và chôn sống những kẻ dị giáo ô nhục đó, phanh bụng moi bào thai của vợ chúng, và quật đầu con sơ sinh của chúng vào tường để tận diệt vĩnh viễn cái giống dân đáng ghét của chúng”… (7).

     Những điều độc ác như vậy cũng được Giáo hội Công Giáo Việt Nam dạy cho con chiên. Trong Kinh "Nhựt Khóa" của Tổng giáo phận Sài Gòn, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình duyệt ngày 19.3.71, đoạn kinh Cầu Ông “Thánh” Phan xi cô Xa-vie có các câu:

- Ông Thánh Phan xi cô là môn đệ rất xứng đáng của ông thánh I-nha-xi-ô (Ignatius de Loyola)

- là quan thầy các nước Đông phương

- là kẻ nghịch đạo dị đoan

- phá tan đạo bụt (Phật) thần ma quỉ.

- là lính rao tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ (dân Việt đều là mọi rợ)

- là đèn soi cho những dân ngoại đạo (tối tăm).

       Sách "Toàn Niên Kinh Nguyện" của địa phận Bùi Chu và Hà nội, Lm Việt Châu, chủ quản Cơ Sở Dân Chúa, P.O Box 1419-Gretna - LA. 70053, in lại cũng có đoạn tương tự như cuốn in tại Việt Nam năm 1971.

      Có lẽ vì tự cao tự đại, nghĩ mình là con Chúa “chắc oai lắm” ! Con chiên xem người khác tín ngưỡng là man di mọi rợ. Vì thế, Giáo hội Cơ đốc (Công giáo và Tin lành) buộc những người khác tín ngưỡng phải cải đạo mới được kết hôn với con chiên. Nhiều trường hợp, cả cặp nam nữ không lấy nhau được, họ đành phải tự tử. Một số tín đồ Phật Giáo cũng bị cải đạo qua phương tiện vật chất vì nghèo. Cả hai trường hợp cải đạo như thế đều vi phạm “Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc, 10.12.1948” điều 16. Ấy thế, mà Cơ đốc giáo thường hô hoán là họ không có quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam!

      Vạn bất đắc dĩ tôi phải dẫn chứng một vài trong vô số những nhận định và phê bình “Thánh Kinh” của các nhân vật có thẩm quyền và lỗi lạc như trên, để quý độc giả có thêm tư liệu.

      Nếu trong một quốc gia hay tôn giáo có nhiều người tu Thiền thì hòa bình có chiều hướng nở rộ vì Thiền là Từ Bi Hỉ Xả là Tứ vô lượng tâm… Và do đó, các chức sắc không nên dạy con chiên những điều thiếu nhân tính như trong nhiều cuốn Cựu Ước, để Giáo hội và con chiên có thể đóng góp nhiều hơn cho nền văn minh và hòa bình của nhân loại.

      Chương 8 “Kết luận thực hành”. Tôi tưởng có thể hy vọng Lm Thư sẽ đề nghị những ý kiến tốt, của một người tìm hiểu hay luận về Thiền cần có. Nhưng bất hạnh thay, Lm lại có những động thái rất PHI THIỀN. Ông khen Tác Giả Thiền (Phật) vài dòng. Tiếp theo là nói ngược, quy tất cả mọi sự, mọi việc về cho một ông Thần, để con chiên khỏi nao núng?, và có thể dùng Thiền Phật Giáo để cải đạo Phật tử.

     10. Lm Thư viết, trông có vẻ như là, nhưng tiềm ẩn với dụng tâm khác: “Muốn đặt chân vào lãnh-vực Thiền cho đúng nghĩa,… ta phải lãnh-hội cho thấu-đáo tâm-tư của Phật-tổ khi ngài tham-thiền dưới gốc cây Bồ-đề hơn 2 ngàn năm trước.

 …

Thành ra, ta phải kết-luận dứt-khoát: Thiền đến từ nhà Phật”.

…“Nó quấn-quýt lấy giáo-lý không đề-cập chi tới một đấng Tạo-hóa tối-cao có sức chi-phối mọi sinh-hoạt và biến-chuyển của vũ-trụ cũng như nhân-loại…” [Đây là chỗ dụng tâm của Lm Thư].

    Phần lớn, những người kém học vấn mới tin có một đấng Tạo-hóa tối-cao có sức chi-phối mọi sinh-hoạt và biến-chuyển của vũ-trụ cũng như nhân-loại…” Thực tế như thế nào? Phần trên chúng ta đã lướt qua và biết được một vài trong vô số tư cách của Chúa và lời dạy quá dã man và thiếu khoa học trong Cựu ước.

    Tân Ước thì có đến 80 % ngụy tạo. Vì vậy, ngày nay Tân ước được in bằng hai loại mực. ĐỎ là lời Chúa, ĐEN là ngụy tạo. Một tôn giáo được thiết lập trên một học thuyết vô cùng dã man và ngụy tạo đến mức độ như thế thì giá trị của tôn giáo ấy như thế nào?

     Lm Thư hào hứng khuyên: “…chúng ta cùng nhau ‘mạo-muội’ (hay táo-bạo)  đi tìm  một lối đi  ‘đại-kết tân-thời’ : Mượn cái ‘bao’ (vỏ) của Thiền, với những kinh-nghiệm về phương-pháp và kỹ-thuật dồi-dào, rồi thay vào bên trong (cái ruột) bằng những nội-dung, những giáo-lý, những tâm-tình đạo Chúa. 

Nói khác đi, ta dùng toàn chất-liệu căn-bản Ky-tô giáo được lồng trong cái hình-thức Thiển theo nhà Phật”.

      Có thể Lm Thư không hiểu Thiền là gì, nên ông có những táo bạo lạ thường như trên.    

      Linh mục nên biết, một trong những vấn đề quan trọng của Thiền sức khỏe là, nếu ta tự ý pha chế Thiền cho hợp “khẩu vị” nhưng sai phương pháp hoặc lạc dẫn, thiền sinh có thể bị tẩu hỏa nhập hay “mát” dây thần kinh, họ cũng có thể kiện ra tòa bắt bồi thường. Vài đường link về “Tẩu hỏa nhập ma” để Linh mục biết (8), (9) & (10).

      Lm Thư sống ở Mỹ được bao nhiêu năm, mà không học được vài điều cơ bản cần thiết trong cách tiếp vật xử thế?

      Thật vậy, Mỹ là một quốc gia, phần lớn chịu ảnh hưởng Ki tô giáo (Công giáo và Tin lành). Nhưng hiện nay có trên 50% bỏ thuốc theo Thiền và Yoga để trị bệnh, nhất là để giảm căng thẳng (stress) và sống đời hạnh phúc hơn. Khoa học gia và y giới phát biểu, Thiền mà chúng tôi sử dụng để chữa trị bệnh tật là Thiền của Phật Giáo. Nhưng chúng tôi tách Thiền ra khỏi màu sắc tôn giáo để người các tín ngưỡng khác có thể thực hành mà không cảm thấy thiếu thoải mái.

      Còn đa phần dân chúng rất cởi mở (open mind). Họ thấy Thiền vô cùng diệu dụng mà không cần xin phép, chẳng nhọc công tranh giành và hoàn toàn miễn phí, nên họ xem Thiền như là một dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống. Cựu Tổng Thống Clinton thiền để chữa bệnh tim. Tổng Thống Obama cũng Thiền. Còn chúng ta thì quá cố chấp và dị ứng, nên có những động thái khó nhìn và có thể bị phản tác dụng.

 
ngoi thien_2

 Tổng Thống Obama


Dalai-Lama-Bill-Clinton

 Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 & Cựu Tổng Thống Clinton 




     Thêm một tin quan trọng: Ngày 15.5.2013, hai viện Nghiên cứu về Não bộ và Thiền tại Đại học Wisconsine-Madision với Ngài Đa Lai La Ma và 8 tư tưởng gia được kính trọng nhất thế giới, tổ chức hội thảo với đề tài: “Thay đổi tâm, thay đổi thế giới với Ngài Đa Lai La Ma. Làm cho quả đất nầy trở thành một nơi mà cuộc sống được an lạc và hạnh phúc hơn.”

 

                                                

Đức Thánh Thiện Đa Lai La Ma và 8 tư tưởng gia được kính trọng nhất thế giới” (His Holiness, the 14th Dalai Lama and some of the world’s most respected thought leaders ). CHANGE YOUR MIND, CHANGE THE WORLD (11).

                                                              KẾT LUẬN

       Tôi chưa bao giờ nghe thấy, một khoa học gia hay một bác sĩ có tầm cỡ nói, Thiền có trong đạo Chúa. Cũng thế, trong Cựu và Tân ước có chỗ nào viết hoặc dạy Thiền?

       Tuy vậy, Quá Khứ đã về chơi với dĩ vãng. Ích gì để luận chuyện Có Không? Lợi chi để đổi thay Nhãn Hiệu?

        Mà chỉ nên biết, không phải xin phép ai, không cần chen lấn với người nào và không phải tốn tiền. Mỗi ngày chỉ cần vài chục phút, bạn sẽ thấy, Thiền sẽ đem đến cho ta một sức mạnh tiềm ẩn vô biên, ngoại hình thì gia tăng sắc đẹp, nội tạng được khỏe mạnh hơn, trí tuệ phát triển, hạnh phúc miên trường,...

        Do vậy, phải chăng tất cả các tôn giáo tại Việt Nam; nên tách Thiền ra khỏi màu sắc tín ngưỡng, để ai ai cũng có thể thực hành mà không cảm nhận một dị ứng nào.

       Cầu chúc tất cả vui với Thiền, để cuộc sống được mạnh khỏe và hạnh phúc hơn. Đó phải chăng là một trong những đóng góp rất lớn, không những cho cá nhân mà cho cả Dân Tộc.

                                                          Bùi Kha

                                       Những ngày đầu năm Ất Mùi (2015)

 

    

                              TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

*http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/DaoChua/TimThienTrongDaoChua/00MucLuc.htm

**Trên google đánh vào cụm từ: Images for Inquisition thì sẽ thấy vô số hình.

(1) http://www.vietcatholic.net/News/Html/68549.htm.

(2)http://tinmung.net/CACTHANH/_CacThanh/_Thang01/PhaoloTongDoTroLai/TimHieu/TieuSuThanhPhaolo.htm

(3) LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S.  http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=6].

(4)http://ngonsu.quetroi.net/KHANG/NDKHanhTrinhTruyenGiaoPhaolo01.html.      

 (5-1,5-2,5-3 ) http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt053.php.

-http://www.atheistempire.com/greatminds/quotes.php?author=2]. - -- -sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGHT/dongten.php

- http://www.atheistempire.com/greatminds/quotes.php?author=2.

(7) I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will spare neither age, sex or condition; and that I will hang, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants' heads against the walls, in order to annihilate forever their execrable race…[ Vô số tài liệu về Dòng Tên, có thể tìm qua mạng bằng cách đánh mấy chữ: “Lời thề của Dòng Tên”. Tiếng Anh “Extreme Oath of the Jesuits”].

(8) http://jojojotran.blogspot.com/2013/04/tau-hoa-nhap-ma-khi-mo-luan-xa-6.html.

(9)  http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/N...ng/420370.antd

 (10) http://bee.net.vn/channel/2981/20120...ay-ba-1833708/

(11) Change your mind, change the world

 

 

 

 

Nhận định cuốn sách: Tìm Thiền trong đạo Chúa
Tịnh Liên
 
imageNgày cuối năm 2014, qua e-mail một nhân sĩ Phật Giáo gửi cho tôi cuốn sách khoảng 100 trang có tên “Tìm Thiền Trong Đạo Chúa” *của Lm. Nguyễn Văn Thư. Sách cho thấy, linh mục Thư có chương trình bành trướng Thiên chúa giáo, và có thể cải đạo Phật tử, qua con đường Thiền của Phật Giáo.

 Thông qua việc vay mượn những thành tựu to lớn của Thiền Phật Giáo, vị linh mục này đã cố ý gán ghép những ý tưởng sai lạc của chính cá nhân ông với phương pháp tĩnh tâm, cấm phòng của đạo Chúa hòng làm mới những giá trị luân lý vốn khô cằn, thiếu sức thuyết phục của một tôn giáo mà ông đang theo. Ông đi tìm dấu vết về một số cách tĩnh tâm nào đó trong các linh mục rồi gượng ép cho rằng đây là Thiền của Thiên chúa giáo không khác gì thiền Phật Giáo.

Tuy nhiên, những hiểu biết cạn cợt về thiền học và hành động lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, đã không có một mảy may cho thấy thiền là tạo phẩm của Chúa mà ông gán ép.

Sách cũng cho thấy nỗi trăn trở lo âu cao độ của vị Lm này trước tình trạng, người người bàn đến thiền - nhà nhà thực hành thiền như hiện nay, nhất là tại phương trời Âu Mỹ. Chính vì lo ngại tín đồ của nhà thờ bỏ qua chùa để ghi danh các lớp thiền, ông đã có một động thái hết sức ấu trĩ là đi chứng minh cho một điều (Thiền) chưa bao giờ có trong đạo Chúa hoặc "Tìm Thiền Trong Ân Sủng Của Chúa".

Dưới đây, Tịnh Liên sẽ trình bày sơ lược việc hiểu và hành thiền trong Phật Giáo.

 Phần I: Những ý niệm sai lạc về thiền của Lm. Nguyễn Văn Thư

Trong sách của mình, Lm NVT tỏ ý tán thành những khái niệm lãng mạn về thiền như sau: "là cái trống-rỗng êm-đềm, cho ta cái tự-do thỏai-mái để tìm chân-lý. Nó giống như luồng sáng chiếu vào hồn ta, không mang hình-thể hay khung-khổ nào. Nó cũng tựa như pha-lê trong suốt, không sắc màu, không tỳ ố”  [Trích Phần 4 – “Phong Trào Thiền Lên Ngôi”].

Thậm chí ông còn cho rằng, thông qua kỹ thuật  "ngồi nhắm mắt, tập trung đầu óc để hết còn dính mắc vào bất cứ chuỵên gì, thiền  sẽ giúp chúng-sinh tìm thấy cõi Hư-Vô, tạo nên thế-giới Cực-lạc, đi vào cõi Bồng Lai" . Theo Lm này, "sự khác biệt giữa thiền trong Thiên Chúa Giáo và thiền của Phật Giáo chính là sự có nhận ân sủng của các đấng thiêng liêng hay không." [Trích Phần 2 – [ “Từ Miền Đất Phật” và Phần 7 – “Cuộc Hành Trình 2000 năm” ].

Những ý niệm về thiền như thế không phải là của Phật Giáo. Nó chỉ là những suy tưởng mù mờ gán ép của những người biết lơ mơ về Thiền. Bởi trong Phật Giáo, thiền không phải là phương pháp duy nhất đưa hành giả đi vào "cảnh giới Niết Bàn". Đọc qua những dòng chữ của LM  như "... sẽ tìm thấy cõi hư vô, thế giới cực lạc khi ngồi nhắm mắt, tập trung tư tưởng ..."  Tôi có cảm nghĩ tác giả  đang lầm tưởng  "Niết Bàn" là một cõi nước nào đó.  Vì vậy mà Lm cố gắng gán ghép  và chứng minh phương pháp tĩnh tâm, suy niệm của Thiên Chúa Giáo cũng là một hình thức thiền tập đã có từ thời chúa Giê Su và thánh Phao Lô. Việc làm này dễ gây ngộ nhận giữa việc các con dân Thiên Chúa đang ngày đêm tĩnh tâm cầu nguyện cũng đi vào nước trời, mà ông cho rằng, không khác gì việc các hành giả Phật Giáo thiền tập để đi vào Niết Bàn. 

Tôi được biết, cầu nguyện trong Thiên Chúa Giáo là một hình thức dâng tâm tình lên và nói chuyện với Thượng Đế. Trầm tư suy niệm chính là dành thời gian để suy nghĩ về một đoạn thánh kinh nào đó. Những hoạt động này có thể tạm thời giúp cho người thực tập có được sự tĩnh lặng, an vui nếu họ có thể nhiếp tâm vào đề tài đã chọn. Nhưng mục đích của hoạt động tĩnh tâm - suy niệm và thiền tập trong Phật Giáo rất khác nhau.

Thiền trong Phật Giáo cũng có thể tạm được chia làm 2 dạng là thiền sức khỏe và thiền giác ngộ. Nhờ tâm an trú ở một điểm mà năng lượng của chánh niệm sẽ được phát sinh, bảo vệ tâm khỏi sự chi phối của phiền não, thanh lọc thân tâm. Khoa học ngày nay  có nhiều công trình chứng minh được là  thiền tập thường xuyên sẽ có rất nhiều lợi ích như khỏe mạnh hơn, thông minh hơn và giảm thiểu bệnh tật… Còn dòng thiền Giác Ngộ thì có rất nhiều tông phái khác nhau của Phật Giáo như Vipassana, Tào Động, Tào Khê, Lâm Tế, Trúc Lâm... Nhưng tựu chung, thiền tập chính là để phát huy niệm, định, tuệ tiến đến mục tiêu giải thoát khổ đau bệnh tật ở hiện tại rồi giải thoát giác ngộ con đường sanh tử, chứ không phải là đi vào một cõi nước thần tiên nào đó.

 Việc thực tập phải được tiến hành hết sức thong thả tự nhiên, tránh việc thúc ép thân tâm trở nên căng thẳng do tập trung quá mức. 

Việc Giác Ngộ qua quá trình thiền tập có thể được hiểu một cách giản dị chính là trạng thái tỉnh thức, không dính mắc vào hai biên độ đúng - sai, được - mất, có - không, thấy được tự tính vô thường, vô ngã và bất toại nguyện luôn có mặt trong mọi sự vật hiện tượng, từ đó vượt thoát được ưu bi khổ não, luôn an vui tự tại giữa 2 dòng thuận nghịch cuộc đời.

Ngược lại, "Giác Ngộ" theo  Lm Nguyễn Văn Thư lại chính là hiện tượng hòa tan vào trong Thiên Chúa. Điều này thật giống như ý niệm Tiểu Ngã hòa tan vào Đại Ngã tối cao của các tôn giáo độc thần khác. Ông viết:"Chính thánh Phao-lô đã là người duy-nhất trong lịch-sử Ky-tô giáo dám lên tiếng với giáo-dân: Anh chị em hãy bắt chước tôi như tôi đã bắt chước Đức Ky-tô. Phao-lô nói điều này với cả cõi lòng chân-thành và khiêm-tốn nhất, bởi ngài đã thực-hiện được điều này: Tôi sống, nhưng thật ra không phải là tôi, mà là chính Chúa Giê-su sống trong tôi.

Theo ngôn-ngữ Thiền thì Phao-lô đã thành Phật vì ngài đã đồng-hoá mình hòan-toàn với cái mẫu-mực tối-thượng mình đang tìm về " [Trích Phần 6 – “Thánh Phao Lô Nhập Cuộc” ].

Quan điểm thành Phật này hoàn toàn ấu trĩ và sai lầm! Bởi phần lớn giáo lý của nhà Phật đều chỉ nêu lên  tinh thần vô ngã, người hành giả cần phải phản quang tự kỷ, gột rửa ý niệm nhị nguyên,  nhận chân Phật tính ở bên trong mình.  Mỗi người đều đã là Phật từ trong bản thể, chỉ vì vọng tưởng dấy khởi, thị phi phân biệt mà chấp lầm thân tâm này là một Ngã riêng biệt rồi hơn thua tranh đấu với nhau. Trong Phật Giáo không hề có chuyện phải hòa tan Ngã này vào một Ngã khác thì mới đạt tới trình độ "Giác Ngộ", như LM lầm tưởng và vội mừng thầm rằng thánh Phao Lô cũng đạt tới sự " Giác Ngộ" khi trở thành bản sao của Chúa!

Do hiểu lầm về "Giác Ngộ"  mà Lm Nguyễn Văn Thư tự ý sáng tạo ra một loại "Ơn Giác Ngộ" có từ Thiên Chúa trong câu:"Thiên-Chúa đã chọn những điều trần-gian cho là yếu-kém để đánh bại và hạ nhục những gì họ coi như hùng-mạnh, cũng như Ngài thích dùng cái không có, cái không đáng kể, để hủy-diệt những cái đang có nơi họ !" [Trích Phần 6 - Thánh Phao Lô Nhập Cuộc ].

Lm tự cho rằng câu nói trên mang một không khí rất thiền!  Thậm chí ông còn tự tin đến mức ẩn ý phong danh "Thiền Sư" cho thánh Phao Lô khi Phao Lô tự cho rằng mình "là một kẻ tự do nhưng cam tâm làm nô lệ cho Chúa, tự hào về những yếu hèn của mình vì khi đó sức mạnh của Thiên Chúa trong Phao Lô sẽ được biểu hiện đầy đủ. 

Lm Nguyễn Văn Thư  có vẻ hết sức vui mừng khi đọc được những dòng tuyên ngôn mờ ảo này và ông cho rằng thánh Phao Lô đã vượt thoát được cái tôi giống hệt như bên Phật Giáo! Cho nên ông viết rất hào hứng như sau: “Phao-lô đã thoát ra được cái ‘tôi’ nặng-nề để đồng hóa cùng tất cả, biến mình thành con số không, để mong được đầy tràn, viên-mãn. Thiền-sư nào dám coi nhẹ Phao-lô ?”  [Trích Phần 6 - Thánh Phao Lô Nhập Cuộc ] Kỳ thực, Phật Giáo chẳng có thiền sư nào ngây thơ hiểu sai lạc về Thiền như Phao Lô - từ bỏ cái tôi này để mang vác một cái tôi khác vào mình với tham vọng trở thành kẻ mạnh nhất khi có được ân sủng từ Chúa. Vì vậy,  Lm Thư cho rằng việc biến đổi "đồng nhất với chúa"  chính là "tu  thiền cho mau thành Phật" [Trích Phần 6 - Thánh Phao Lô]. Nhưng ông  không thấy sự  sai khác giữa Thiền Phật Giáo và Thiền do Lm cố gượng ép nặn ra!.

Thêm vào đó, để vượt thoát khái niệm tôi - ta, nhân - ngã trong truyền thống Phật Giáo là cả một quá trình thực tập đi sâu vào chính bản thân mình để hiểu được bản chất chân thật của nó.  Đức Phật đã nói: "Muốn thấy Như Lai, phải thấy từ thân tâm này" . Đức Phật đã từng thực tập quán sát thân tâm như thế để đạt đến trạng thái tỉnh thức, giác ngộ. Tuy nhiên, Ngài lại nói là chớ có vội tin vào lời Ngài bằng đức tin hay lý luận suông, mà phải tự thực hành để xem điều đó có đúng không, có lợi ích thiết thực không. Còn trạng thái cái gọi là “Giác Ngộ" của Thánh Phao Lô, mà Lm gán ép, có vẻ như mang tính thuần phục của một viên tướng trước một ông vua mình trung thành mà thôi. Hành vi so sánh đó, chẳng khác nào vị Lm này đang tự chứng minh Thiên Chúa Giáo "không thể cầm nổi", dù chỉ một ít tài sản, vốn thuộc về một truyền thống tâm linh khác!

Phần II: Sự lỏng lẻo trong phương pháp Thiền Với Chúa hay sự thổi phồng "Tĩnh Tâm - Cấm Phòng Suy Niệm Chính Là Thiền”?

1.- Phải làm chúa hài lòng và sáng danh thì mới là "Ngộ"?

Lm Nguyễn Văn Thư nhận định: 

"Trong khi bên nhà Phật đòi ta, khi tham thiền, phải lọai bỏ ngay cả cái mong-ước được giải-thóat (dù trước đó mình luôn mơ về chuyện này), người Định- an (mượn chữ của cha Hòang-sỹ-Qúy) bên Ky-tô giáo được khuyến-khích thường-xuyên ôm-ấp cái ước-mơ được ơn cứu-rỗi vĩnh-cửu.

Khi thực-hành, kẻ ‘Ngộ’ bên đạo Chúa phải lấy việc yêu-mến và kết-hợp với Chúa là chính hạnh-phúc đời mình. Việc này trong cùng một lúc sẽ làm sáng danh Ngài cũng như làm Ngài hài lòng về ta."Và" Điều khác-biệt lớn nhất so với giáo-thuyết nhà Phật là ở đây các nhà tu-đức Ky-tô giáo dựa càng nhiều càng tốt vào ân-sủng từ trên cao, để tiến-hành việc tu-thân-tích-đức"  [Trích Phần 7 – “Hành Trình 2000 Năm”].

 

Đọc đến đây, tôi nẩy ra một câu hỏi: Lý tưởng và mục đích tu thiền của con dân  Chúa là chỉ để làm sáng danh chúa, vì chúa thiếu danh! Và càng có nhiều ân sủng thì mới có thể dễ dàng tiến tu?

Điều này rất khác với tinh thần tự lực giác ngộ của nhà thiền. Cho dù các thiền giả có khát khao chứng ngộ đến đâu, họ cũng phải tạm gác một bên những ý niệm và định kiến của mình. Các hành giả luôn được khuyến khích phải bỏ qua hết mọi ghét thương, mong cầu và phê phán trong khi thực tập, chỉ nhận diện đơn thuần những gì đang sanh khởi để đối trị với việc tâm bị lôi kéo, xao lãng. Việc mong cầu có được ân sủng của Chúa trong lúc thiền tập như thế; thì giống như một mgười khuyết tật, không đủ sức sống, nên tĩnh lặng cầu xin ơn phước  của một ông thần hơn là thiền tập để rèn luyện định lực, không bị chìm trôi trong dòng sông ý tưởng để thấy rõ bản chất của sự việc đúng như nó đang là. Đây cũng thêm một điểm khác biệt rõ ràng để phân định đâu mới là thiền tập chân chính, đâu chỉ là sự vay mượn biến chế vì hốt hoảng trước làn sóng thiền.

 

2.- Xuất hiện thần thông, cũng là "Ngộ"?

Lm Thư viết: “Khi lên tới bậc kết hợp tuyệt-đỉnh, các linh-hồn thánh-thiện nhiều khi nhận-được những điều ‘mặc-khải’ nhiệm-mầu, đi theo sau những lần ‘xuất-thần’ và ‘thị-kiến’ siêu-nhiên.

Nhiều thánh-nhân từng nhận các ơn ‘đặc-sủng’ lạ-lùng, tỉ như ơn nói tiên-tri, ơn chữa lành, ơn nói tiếng lạ v.v….Rồi cũng có những vị thánh bỗng thấy thân xác mình bay bổng lên cao. Có vị xuất-hiện tại hai ba địa-điểm cùng một lúc. Có đấng có ánh sáng toả ra quanh đầu hay cả thân mình. Có vị xông mùi thơm ngào-ngạt. Có vị không cần ăn-uống lâu ngày mà vẫn khỏe-mạnh. Đặc biệt là có một số được ơn ghi dấu thánh của Chúa Giê-su nơi chân tay”  [Trích Phần 7 - Cuộc Hành Trình 200 năm].

Hiện tượng đắc thần thông, không chỉ có trong thiền Phật Giáo mà các hình thức thiền ngoại đạo khác đều có nhắc tới. Song, nó không phải là mục đích cao cả của người tu Thiền bên Phật nếu, Lm muốn con chiên thực hành thiền đúng cách để có được sự lợi ích từ việc hành thiền thì Lm nên biết, mục đích của thiền trong Phật Giáo chính là để phát triển sự tỉnh giác và giải thoát (bệnh tật và sinh diệt). Có một sự liên hệ giữa những hiện tượng phi thường với thiền tập, nhưng với các hành giả tu thiền Phật Giáo, họ không coi đó là một sự chứng nhận cho trình độ tu tập của mình, càng không dành cho chúng một sự quan tâm quá đáng. Ngược lại, những hiện tượng ấy được xem là nguy hiểm với những thiền sinh mới vì chúng có tính cám dỗ, là cái bẫy có thể dẫn dụ người tu thiền đi lạc hướng và có thể bị tẩu hỏa nhập ma! 

3.- Phải mang Tâm lý tự ti - cho mình thân phận thấp hèn hơn Chúa!

Lm viết: "Ta đón nhận tâm-trạng siêu-nhiên này trong một cái thế chênh-lệch lớn-lao: Chúa quá vĩ-đại mà tâm-tư ta quá bé-nhỏ hạn-hẹp. Thế là vừa yêu mến Ngài mà lại vừa thấy bước vào một bóng tối dày-đặc bao trùm....ta như thấy mình chết lặng trước nét cao-cả của Thần-linh Chúa: thôi đành nép mình lại để mặc cho Ngài lay-động, kéo-lôi, hướng-dẫn và dạy-bảo...."  [ Trích Phần 7 - Cuộc Hành Trình 2000 năm].

Tâm lý thấp kém, nhỏ bé này đạo Phật gọi là mặc cảm tự ti. Trong khi đó, thiền tập của Phật Giáo nhằm tháo tung những vướng mắc, kỳ thị và phiền não do tâm phân biệt tự tị, tự tôn, hơn - kém - bằng gây ra. Lm nên biết rằng thiền tập theo tinh thần Phật Giáo càng không bao giờ là một pháp môn dành cho các bậc thiêng liêng, còn người phàm thì không thực tập được nếu như không có ân sủng của Thượng Đế. Thiền Phật Giáo là một phương pháp thực tập có liên quan mật thiết đến đời sống hằng ngày, có thể áp dụng ngay vào cuộc sống chứ không phải dành riêng cho một ông cao cả nào, nếu ông ta có được sự cao cả, hay một thế giới nào có khả năng làm cho người thiền tập phải "chết lặng" như Lm nhận định.

4.- Phong trào tìm Chúa trong hoang vắng do Thánh Phao Lô khởi xướng -  dấu ấn của Thiền trong Đạo Chúa?

Trong phần 6 – đoạn “Thánh Phao Lô Nhập cuộc”, LM Nguyễn Văn Thư đưa ra những dẫn chứng nhằm chứng minh thiền vốn có trong đạo chúa từ lâu:

- "Quay trở lại với lịch-sử sơ-khai Ky-tô giáo, thánh Phao-lô có lẽ là nhân-vật thực-hành tuyệt-hảo lối sống chiêm-niệm kiểu ‘Thiền trong đạo Chúa’ đầu tiên, trong thời-gian ngài vào sa-mạc để ‘tĩnh-tâm’ 3 năm liền. Có thể nối gót ngài có nhiều thánh-nhân cũng đã đi vào con đường đó, nhưng lịch-sử không hề ghi lại dấu-vết hoặc văn-bản nào, cho đến ngày thánh An-tôn tu-rừng xứ Ai-cập, vào đầu thế-kỷ thứ 3, khai-trương phong-trào ‘tìm Chúa trong hoang-địa’, kèm theo sự suy-niệm trong hoang-vắng triền-miên của cõi lòng."

- "Nhưng rồi phải đợi tới cuối thế-kỷ thứ 5 ta mới được chứng-kiến một nhân-vật tìm cách hệ-thống-hoá đường tu chiêm niệm Ky-tô giáo, làm nền tảng và hướng-đi cho các tu-viện sau này trong giáo-hội phương Tây...."

- "Cái hướng đi Tỉnh-thức và Giác-ngộ Ky-tô giáo này lại được canh-cải cho thêm phần chặt-chẽ hơn khi, vào đầu thế kỷ 11, phong-trào ‘Xi-tô’ được khởi-xướng...ta thấy có các dòng-tu Trappist với dáng-dấp của những nhà tu Thiền truyền-thống từ bên Đông-phương.Cái ‘hình ảnh’ này lôi-kéo ta hướng-thượng và kết-hợp: Ta sẽ hết là ta. Sẽ thấy việc ‘Ngộ’ ở chính nơi đây."

Muốn thưa với Lm rằng, trong kinh Tân Ước lẫn Cựu Ước, khái niệm thiền hoàn toàn không có. Nhưng trước sức ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ của thiền mà các Lm Thiên Chúa Giáo đã đứng ngồi không yên nên thao tác tùm lum ra như thế chăng?

Thậm chí trong bài viết "Thiền Với Người Công Giáo", Lm Hoàng Sỹ Quý** Dòng Tên còn cho rằng : " Thiền không phải là sở hữu của bất kỳ một tôn giáo nào. Thiền ở góc độ nhất định cũng giống như khoa học – kỹ thuật, nó mang tầm nhân loại tính và đồng thời mang đến phúc lợi cho cả nhân loại chứ không riêng một chủng người nào. Y học hiện đại phương Tây không phải chỉ sinh ra cho người phương Tây sử dụng, công nghệ không gian không chỉ dành cho phương Tây thám hiểm… Cái gì thuộc tầm giá trị của nhân loại thì nó thuộc về nhân loại. Huống hồ, trong Cựu ước sáng thế Thiên chúa đã làm nên tất cả thì không lẽ nào lại bỏ quên Thiền. Chẳng qua chúng ta không tự nghiệm xét điều thẳm sâu vi diệu trong từng “hạt cải” trong từng “mảnh gỗ” trong từng “lời” mà ngài đã chỉ dẫn chúng ta. Xin thưa với quý bạn, Đức Ki-tô là một bậc thầy của Thiền..."

Phát xuất từ tâm cảnh ít nhiều thấy rõ những sai lầm và lỗi thời của cái tôn giáo mà mình đang theo, nên Lm đã đưa ra cái “tuyên ngôn” kỳ quặc như trên. Nên không chỉ những ai hiểu về thiền và người Phật tử, mà có lẽ đa số tín đồ các tôn giáo khác, kể cả Cơ đốc giáo, cũng chỉ biết bưng miệng cười khúc khích mỉa mai mà thôi. Còn Lm Nguyễn Văn Thư thì sau khi chứng minh dài dòng việc tồn tại dấu ấn sơ khai của Thiền qua hình ảnh của Thánh Phao Lô thì đến phần 8 – “Kết Luận Thực Hành”, Lm Thư lại viết những dòng nhận định rất mâu thuẫn với Lm Hoàng Sỹ Quý như sau :

 "Ta phải kết-luận dứt-khoát :Thiền đến từ nhà Phật [đúng, TL]. Nó quấn-quýt lấy giáo-lý không đề-cập chi tới một đấng Tạo-hóa tối-cao có sức chi-phối mọi sinh-hoạt và biến-chuyển của vũ-trụ cũng như nhân-loại  [những nhận định về đấng tối cao…, hoàn toàn không có chứng cứ khoa học. Do đó chỉ nên nói trong nhà thờ mà thôiTL]. Có thể Đức Thích-Ca chưa muốn nhắc tới Thiên-Chúa [Đức Thích Ca xem Chúa chỉ là một vị thần đang hụp lặn trong vòng sanh tử, TLvì chỉ tạm nhằm giúp con người mau thoát ‘bể khổ’ trần gian. Tuy nhiên, giáo-lý đạo Chúa nêu lên cái điều khác biệt từ căn-bản gốc-rễ, lớn lao và nghiêm-trọng khi phải nói về một Tôn-giáo. Người ta không thoải-mái khi dùng từ-ngữ ‘Vô Thần’, nhưng thực-sự đạo Phật không ( hoặc chưa ) công-nhận sự hiện-diện của một đấng Tối-cao như bên đạo Chúa" [vì nhân loại ngày càng không thừa nhận một đấng “tối cao” nên Âu Châu chỉ còn 9% đi lễ nhà thờ, và Mỹ trên 50% dân số bỏ thuốc theo thiền, làm cho một số linh mục như Lm. Thư và Lm Quý quýnh lên, nên viết sai lạc toàn bộ, rồi xúi con chiên đi “ăn cắp” Thiền để chế biến, TL].

Hành vi này được chính Lm Thư thừa nhận như sau:

"Thế là, trong cái khung-cảnh của xã-hội ồn-ào náo-nhiệt ngày nay, chúng ta cùng nhau ‘mạo-muội’ (hay táo-bạo ) đi tìm một lối đi ‘đại-kết tân-thời’: Mượn cái ‘bao’ (vỏ) của Thiền, với những kinh-nghiệm về phương-pháp và kỹ-thuật dồi-dào, rồi thay vào bên trong (cái ruột) bằng những nội-dung, những giáo-lý, những tâm-tình đạo Chúa.

Nói khác đi, ta dùng toàn chất-liệu căn-bản Ky-tô giáo được lồng trong cái hình-thức Thiền theo nhà Phật...."  [ Trích phần 8 – “Kết Luận Thực hành” ].

Phật thường nói “Ta sinh ra đời là vì lợi ích của tất cả chúng sanh, chứ không riêng ai. Do vậy, Phật Giáo không bao giờ nói Đạo Phật giữ bản quyền lời dạy của Ngài (Thiền là một trong nhiều pháp tu Phật Giáo). Nhưng không phải vì thế mà Lm Quý và Lm Thư lại hình như công khai khuyên tín đồ nên ăn cắp “hàng” người khác rồi xào nấu, đổi nhãn hiệu… Thật ra, hai Lm nên nghe những phát biểu của các chuyên gia y học và khoa học: ‘Thiền mà chúng tôi áp dụng để chữa trị bệnh tật là Thiền của Phật Giáo, nhưng chúng tôi lấy nó ra khỏi màu sắc tôn giáo để người khác tín ngưỡng cũng có thể thực hành Thiền mà không ngại ngùng gì ’ .

5.- Tĩnh tâm, suy niệm lại trở thành Thiền?

Theo như Tịnh Liên được biết thì tĩnh tâm thường kết hợp một đoạn cầu nguyện ngắn với những phút im lặng suy tưởng về nội dung của đoạn thánh kinh ấy, sau đó tự trả lời các câu hỏi đại khái

như sau:

 - Liệu cá nhân, gia đình, hội đoàn của tôi đã bao giờ thực hành việc phản tỉnh, hay hồi tâm xét mình theo cách thức của thánh Inhaxio hay chưa?

- Hồi tâm xét mình trước nhan thánh Chúa, cá nhân tôi cần phải sám hối và thay đổi điều gì để bản thân, gia đình, hội đoàn, khu giáo, và giáo xứ của tôi được hiệp nhất, bình an, và hạnh phúc hơn?

- Đã bao giờ tôi cảm nghiệm được sự hiện diện và hoạt động của Chúa cách tràn đầy nơi đời sống của tôi không? Nếu có, đó là lúc nào? Tôi đã và đang làm gì để sự hiện diện và hoạt động của Chúa ngày càng rõ nét nơi cuộc đời tôi? …

Và gần đây nhất là tại tu viện Dòng Sức Sống Chúa Ki Tô ở Bành Văn Trân, Quận Tân Bình có mở một lớp "Học Thiền Với Chúa KiTo" do Tu Sĩ Phaolô Nguyễn Mặc Châu, XV giảng dạy. Phương pháp thiền của tu sĩ này còn được gọi dưới một tên khác là "Nguyện Ngắm" hay "Chiêm Nghiệm", nó được cho là trình độ cao nhất của tĩnh tâm cầu nguyện.

Tiến trình của nó như sau:

- Nguyện cầu: cầu xin Thần Khí (Chúa Thánh Thần) nhân danh Chúa Kitô, và xin Mẹ Maria Vô Nhiễm dạy dỗ bạn.
- Khoảng không: Tĩnh lặng tâm hồn và làm sạch tâm trí.
- Ngắm nhìn: tâm trí nhìn Chúa Giêsu Kitô nơi chính mình.
- Kết thúc: tạ ơn và giãn xả cơ thể.

Trong tiến trình 2 và 3 là khoảng không và ngắm nhìn, tu sĩ này có vay mượn chút ít kỹ thuật thiền nhưng lấy nội dung thực tập là hình ảnh Thiên Chúa như sau:

Tạo khoảng không trong tâm trí

Tĩnh lặng tâm hồn và làm sạch tâm trí bằng cách nhắm mắt và tập trung ý nghĩ một cách nhẹ nhàng vào một điểm, tốt nhất là điểm ở giữa hai chân mày (ấn đường), rồi từ từ quên điểm ấy luôn…

Còn đây là phương pháp của LM Nguyễn Văn Thư trong quyển "Tìm Thiền Trong Đạo Chúa":

a) Mượn kỹ thuật ngồi thiền và nhiếp tâm vào hơi thở. "Nhớ lại rằng Chúa đã tạo-dựng linh-hồn chúng ta qua việc thở hơi vào xác-phàm con người: Sự sống đến nhờ hơi thở của Thiên Chúa. Thế là ta cứ ngồi im-lặng mà hít thở chính Thần khí của Ngài..." [Bằng những chứng minh của khoa học, không còn ai tin Chúa hà hơi vào lỗ mũi của cục đất sét mà thành con người, TL].

b) Lấy đề mục là thần khí Thiên Chúa để hít vào thở ra. Cho thần khí tràn ngập cơ thể, tâm hồn ... ( Sử dụng trí tưởng tượng để thiền!)

c) "Tiến-trình tĩnh-tâm, suy-gẫm và chiêm-niệm cứ thế mà trôi đi, nó đem đến cái mục ý-thức và chứng-nghiệm cá-nhân rõ-ràng: Đó chính là trạng-thái Tỉnh-thức và Giác-ngộ chân-lý của Thiền..."  [LM tưởng nhầm đây là tỉnh thức mà trên thực tế đó chỉ là quá trình tư duy đúng hay sai để ra quyết định hành động, TL]…

     Ở một góc độ nhỏ, việc thực tập theo phương pháp này cũng có thể đem lại cho tín đồ Ki Tô một sự tĩnh tâm, nhẹ nhõm. Nhưng nói Thiền là do đức Ki Tô sáng tạo và rao giảng thì quá khiên cưởng, vì nó không có chứng cứ khoa học, lại còn không có trong Thánh kinh mà chỉ có do trí tưởng tượng cuồng loạn, tự biên tự diễn thấp kém của Lm Thư mà thôi

6.- Thiền giỏi đến đâu cũng không nằm ngoài thánh ý Chúa?

Thêm một điểm sai biệt giữa tinh thần thiền tập trong Phật Giáo và của Ki Tô giáo (nếu có) nằm ở chỗ "Tự mình thắp đuốc lên mà đi, như Phật dạy".

LM Nguyễn Văn Thư khẳng định trong phần kết luận rằng:

"Dù cố-gắng đến đâu chăng nữa trong việc Thiền, việc gặp gỡ để yêu mến và kết hợp với Thiên Chúa cao vời trong tâm tư của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào tác động của Thần khí Chúa.

Thành ra, trong khi cố gắng áp dụng phương pháp, ta phải nhìn nhận sự yếu đuối của chính mình, để tín thác toàn-vẹn nơi Chúa."

Việc thiền tập như thế, rõ ràng là ăn cắp và sao chép cái võ thiền Phật Giáo, nhưng thực chất cũng chỉ là một hình thức cầu nguyện xin ơn ân sủng của Thần (God), như tự thuở nào.

Phần III : Một tia sáng cuối đường hầm:

Có lẽ vì quá thao thức trước chuyện tín đồ thiên chúa đang ồ ạt chạy qua Phật Giáo để học thiền nên vị LM này phải cất công đi tìm hiểu giáo lý nhà Phật và các phương pháp hành thiền. Tuy vẫn còn ở mức độ rất sơ khai nhưng ít nhiều tuệ giác trong quá trình thiền tập không phải là không có. LM  viết:

"Ta sẽ mượn những kinh-nghiệm qúy-giá nhất từ nơi các Thiền-sư, đã thừa-hưởng gia-tài kiến-thức về việc tập-trung tư-tưởng và vận-dụng tâm-trí để tạo niềm thanh-thóat và an-bình cho hồn mình."

"Với cái kỹ-thuật của Thiền, ta tập nhìn và tìm gặp Thiên-Chúa ở ‘trong’ ta thay vì ở ‘trên’ ta như trước đây ( Nước Trời ở trong tâm-hồn chúng con ). Chúng ta cũng sẽ đi theo lối đào sâu vào nội tâm để ‘đạt ngộ’ nhiều ít tùy theo khả năng chúng ta được biến-đổi và kết-hợp với Chúa. Và dĩ-nhiên một khi các mầu-nhiệm về Chúa cũng như các lời Ngài giảng-dạy, nhờ được suy gẫm và ăn sâu vào tâm-tư ta, chúng sẽ tuần-tự được ta đem ra ứng-dụng trong đời sống thường ngày."

" ...Lại một nẻo Thiền nữa ở chỗ này. Con người ưa làm đời mình ra phức-tạp rắc-rối, bày ra lắm thứ nhu-cầu không cần-thiết, để rồi trói-buộc mình vào tối ngày sáng đêm. Không nên ham-hố của đời mà thôi vẫn chưa đủ, nhưng còn phải bớt lo lắng ăn gì mặc gì, rồi lại phải học ‘làm tóan trừ’ nữa : phải thường xuyên giảm thiểu cái danh sách về những điều-kiện thế này thế nọ mới có thể ‘sống’ được."

[Trích Phần 5 – “Thiền Với Đức Kitô”].  

Đó là một tin vui cho chính vị LM này, khi ông đã nhen nhóm và thấy có một Thiên Chúa ở bên trong thay vì Ngài luôn ở trên như trước đây. Việc đi tìm kiếm và thờ phụng một đấng siêu nhiên ở bên ngoài kỳ thực không có tác dụng bằng việc sống sao cho tốt đẹp và an hòa; lối sống thiểu dục tri túc ở Phật Giáo đã được ông tiếp thu phần nào và lồng vào đó là nội dung phải "sống nghèo" như đức Ki Tô đòi hỏi... Nhờ những bước thực tập cơ bản đó, tôi nghĩ rằng việc thiền tập cũng đã mang đến một niềm an lạc nào đó cho LM.

Cho dù hành vi của LM này chính là xảo thuật thấy người sang bắt quàng làm bạn, xào nầu món hàng quý giá của Phật Giáo rồi gián nhản hiệu mới. Đã thế, ông còn khập khiểng gán ép điều không bao giờ có là “thánh ý của chúa”! Nhưng suy cho cùng thiền, với những lợi ích thiết thực của nó đã và sẽ dần đưa ánh sáng vào tâm hồn của vị LM này. Con đường giác ngộ chân thật có lẽ còn xa khi bị vướng quá nhiều tà kiến và chấp Ngã, nhưng nên chăng tôi vẫn hi vọng có một lúc nào đó, Lm Thư bỗng nhiên hoát ngộ một phần nào lẽ huyền vi,  diệu dụng của Thiền. Từ đó, sẽ dấn thân sâu hơn và có nhiều tiến bộ hơn trên con đường tâm linh bắt  nguồn từ Thiền Phật Giáo.

 

Tịnh Liên,

10.2.2015

 

 

GHI CHÚ

        *http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/DaoChua/TimThienTrongDaoChua/00MucLuc.htm

** http://truongsinhhocds.com/site/vi/news/Trao-doi-kien-thuc/Thien-voi-nguoi-Cong-giao-1411

Source : http://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/diem-sach/16897-nhan-dinh-cuon-sach-tim-thien-trong-dao-chua.html

Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=9341


Đường Thiền vào lối Chúa

 
image

Thiền-trong-Chúa, đó là ý hướng của một số L.M đang cố tìm hiểu về Thiền của Phật Giáo để áp dụng vào đời sống tín ngưỡng tâm linh cho các tu sĩ và tín hữu Kito giáo hiện nay.

Người ta tự hỏi – tại sao Phật giáo thâm nhập vào mọi xã hội một cách dễ dàng mà không cần dùng bạo lực, cưỡng bức như Giáo hội La Mã vào thời Trung cổ và một số Hồi giáo cực đoan hiện nay. Khi mà Lão và Khổng đã có một căn bản vững chắc xây dựng xã hội Trung Hoa trước kia, thế mà Phật giáo đã hữu hảo một cách tinh tế để xã hội Trung Hoa có đỉnh ba chân phục vụ đạo đức tâm linh xã hội.

Khổng - ổn định trật tự xã hội bằng Tam cang ngũ thường.

Lão - tìm chốn bình an cho những ai có khuynh hướng siêu thực, vô vi.

Phật – dung hợp cả nhập thế và xuất thế: -Thế gian pháp tức Phật Pháp. Tam giáo đồng hành không hề có ở bất cứ quốc gia nào như thế. Phật giáo cũng dung hợp với Thần Đạo ở Nhật, tại Việt Nam cũng dung hóa các tín ngưỡng nhân gian, thoạt nhìn như là mê tín, nhưng chẳng vì thế mà đánh mất giá trị thật của nhà Phật.

I- Quá trình truyền nhập:

Kito giáo đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 16 do các tu sĩ dòng Phanxico khai lập, nhưng có công phát triển là các linh mục dòng Tên. Nếu không có điều kiện giúp đỡ của những thể chế quyền lực trước kia thì Kito giáo Việt Nam cũng khó phát triển nhanh. Điều ràng buộc trong hôn nhân; các mặt khác như Từ thiện, giáo dục... cũng giúp Công giáo La Mã có thêm tín đồ. Tuy nhiên, thời gian gần 6 thế kỷ, với số tín đồ 7% dân số tại Việt Nam như thế cũng chưa thể gọi là phát triển nhanh, do một số rào cản bởi giáo điều từ hội Thánh. Rút kinh nghiệm sự khó khăn từ các quốc gia Châu Á, do không cùng văn hóa, tập quán khu vực, cộng đồng Vano II đã cải sửa một số điều để thích nghi và giảm bớt khó khăn cho số tín hữu bản địa. Hệ thống chặt chẻ, nhất quán đôi khi cũng thiếu linh hoạt và bất tiện. Trong khi đó, Tin Lành, các hệ phái đã sanh sôi nẩy nở khá nhanh, tuy chính thức có mặt tại Việt Nam vào thế kỷ 19, mặc dù cuối thế kỷ thứ 10 – hệ phái Cảnh giáo cũng đã đến nhưng chưa có hoạt động rõ ràng. Sau 1975, nhất là từ năm 1990, các vùng cao nguyên và Tây Bắc, số tín hữu Tin Lành phát triển như trăm hoa đua nở, lan truyền phổ biến trong cộng đồng sắc tộc thiểu số, kể cả  đồng bằng Nam bộ. Sở dĩ được như thế do tính tự lập, không thuộc một tổ chức thống nhất như Công giáo La Mã, họ tự trị và linh động truyền bá. Hệ phái Tin Lành có trên hai trăm tổ chức, 10 hệ phái chính thức được công nhận hiện nay tại Việt Nam. Trong số các hội Thánh, có hội Thánh tại gia, đi sâu vào quần chúng mà không cần nhà nguyện hay hình thức tổ chức của một tôn giáo. Mỗi hệ phái có một đường lối sinh hoạt riêng, mạnh nhất hiện nay là hệ phái phát xuất từ Nam Hàn, thông qua các công nhân hợp tác lao động và một số sinh viên hồi hương, thâm nhập vào các tầng lớp lao động nghèo và cư dân vùng quê; bước đầu họ được sự giúp đỡ tài chánh.

Về phương diện truyền đạo, các Linh Mục rao giảng trích đoạn từ kinh Thánh, có lúc dùng hiện trạng xã hội làm chủ đề để nói chuyện, nặng về đức tin và tín lý, tùy mỗi mùa lễ như lễ “lá”, mùa chay, mùa “phục sinh”, mùa Giáng Sinh... lối truyền giảng như thế trở thành lối mòn quen thuộc. Tuổi trẻ không còn hứng thú tiếp thu. Vì thế, Trung Tâm Mục Vụ tại Sài Gòn đã mời Sư Cô Hương Nhũ và những giảng sư trẻ có tiếng, thường xuyên đến nói chuyện với các tu sĩ và giáo dân để tiếp thu kinh nghiệm truyền bá. Các giảng sư Phật giáo ít khi nào dùng từ chuyên môn hoặc đi sát chuyên đề một cách khô khan; phần lớn chuyển chủ đề qua lãnh vực tâm lý đạo đức xã hội, gần với thực tế đời thường, đã cuốn hút thính giả vào đạo đức nhà Phật một cách nhẹ nhàng.

II - Hành trì:

Về phương diện tu tập, tu sĩ và giáo dân chiêm niệm - tĩnh tâm là phương cách đến gần với Chúa. Chúa là đối tượng, là khách thể, tín hữu và tu sĩ là chủ thể, chủ thể hướng đến khách thể mong hiệp cùng Chúa, theo nhà Phật, làm như thế vẫn còn ranh giới giữa “khách” và “chủ” thể. Chiêm niệm và tĩnh tâm với cường độ miên mật, đôi khi cũng giúp cho chủ thể đạt đến trình độ tâm linh mà danh từ chuyên môn Phật giáo gọi là: Niệm- Định đưa đến Tuệ. Tức là chủ thể hòa nhập cùng khách thể. Đó là trạng thái thường có đối với một số vị tự tu trong Phật giáo, không thông qua pháp do thầy truyền đạt; do thành tâm nhiệt huyết và an định đưa đến phát sanh Huệ (nhưng chưa đạt đến Tuệ giác).

Thời xa xưa, Kito giáo La Mã cũng có một số ít L.M ẩn tu để tĩnh tâm, chiêm niệm Thượng đế, đến một lúc tâm an định, trí phát sanh (minh sư tự tánh hay còn gọi là hội nhập với Thượng đế) tự biết được con đường tâm linh phải chọn. Giai đoạn nầy không còn thuộc về tín ngưỡng tôn giáo mà chỉ còn trạng thái tâm linh, bất cứ ai, dù không tôn giáo ở vào trạng thái nhập định đều phát sanh ánh sáng trí huệ, hoặc đôi khi xuất thần, (chưa phải giác ngộ toàn triệt); nếu tà pháp cũng phát sanh trí của tà pháp. “thánh Phao-lô có lẽ là nhân-vật thực-hành tuyệt-hào lối sống chiêm-niệm kiểu ‘Thiền trong đạo Chúa’ đầu tiên, trong thời-gian ngài vào sa-mạc để ‘tĩnh-tâm’ 3 năm liền.”

Tuy nhiên, vì chưa có một pháp hành đúng đắn và chưa có minh sư (vị thầy có kinh nghiệm và khả năng tâm linh cao) hướng dẫn, nên số thành tựu quá ít, những vị thành tựu bước đầu như thế hoặc do túc duyên tiền kiếp đã tích lũy công đức tu tập hoặc may mắn do phúc báu mà tâm an định nhập luồng huệ trí do tuyến Tùng hé mở. Hầu hết, tu sĩ và tín hữu tĩnh tâm chiêm niệm như một thành tâm hướng đến một đối tượng (Thượng đế) theo nghi thức của Tôn giáo.

Trước năm 1970, một số Linh mục Pháp được một L.M Việt Nam hướng dẫn đến tham bái và nghe Hòa Thượng Thanh Từ giảng tại thiền viện Chân Không – Vũng Tàu. Riêng L.M người Việt vẫn thường xuyên nhập chúng để học Thiền với Hòa Thượng. Trên thế giới, rất nhiều tu sĩ Thiên Chúa Giáo tìm hiểu, nghiên cứu về Thiền, nhưng ít ai thâm nhập vào cốt tủy của Thiền, vì còn vướng vào định kiến tôn giáo. Rất nhiều L.M người Việt trong đó có cha Hoàng Sĩ Quý cũng uyên áo về Phật giáo, nhưng vẫn chưa là một Thiền sư đúng nghĩa. Một L.M người Anh – Thomas Merton cũng ái mộ và hành Thiền, từng viết sách về Thiền, nhưng vẫn chưa vượt qua rào cản tín ngưỡng, vẫn phân biệt sự sai khác giữa Kito giáo và Phật giáo về đấng sáng tạo, đấng hằng hữu và ơn Thần Thánh. Hiện nay có một số Mục sư tin Lành cũng đang say mê về Thiền. Tu sĩ các tôn giáo, các học giả trí thức, khoa học... đều đang hướng vào Thiền như một trào lưu thời trang, chỉ có những ai can đảm bỏ tất cả kiến thức, tín ngưỡng để nhập vào một dòng tu chuyên biệt của Phật giáo mới hy vọng thâm đạt được một phần của Huệ giác hầu tiến đến Tuệ giác trọn vẹn.

Sau khi nghiên cứu Thiền của Phật giáo, một số  nhà tu đức của Kito đã thành lập dòng khổ tu chuyên Thiền theo Đông phương – đó là dòng Trappist, vì các ngài học được tính đơn giản của một hành giả, đơn giản từ cuộc sống vật chất đến tâm tưởng và đức khiêm cung, đó là đức nghèo khó, nhưng hầu hết hiện nay các L.M Triều có cuộc sống khó mà nghèo. Cũng từng có những tu sĩ lập đoàn khổ tu chuyên đi khất thực như giáo phái Khất sĩ của Việt Nam. Kito giáo vẫn có những mẫu người thánh thiện, nhưng thánh thiện đó chưa hẳn đã chứng Thánh như L.M Thư nói: Theo ngôn-ngữ Thiền thì Phao-lô đã thành Phật vì ngài đã đồng-hoá mình hòan-toàn với cái mẫu-mực tối-thượng mình đang tìm về.

III – Nghiên cứu:

Hiện nay, các tu sĩ Kito giáo nói chung nghiên cứu Phật giáo và Thiền khá công phu, nhưng cũng chỉ là học giả chứ chưa là hành giả đúng nghĩa. Vẫn có hành trì thực tập, nhưng mang theo trong tâm tưởng những tín lý mà theo nhà Phật gọi là sở tri chướng. Còn sở tri chướng là còn trong vòng nhị đế, cho dù nhị đế thánh thiện vẫn là sở tri chướng. Thánh Phanxico sáng tác nhạc phẩm nổi tiếng mà từ giáo dân đến hàng giáo phẩm đều xem là tuyệt thánh: “Lạy Chúa từ tôn, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem chân lý vào chốn lỗi lầm....”

Vâng, xét về đạo đức thế gian thì đó là lời chí Thánh của tôn giáo, nhưng để đạt đến đẳng cấp tâm linh thì không thể dính dấp đến tôn giáo, phải vượt thoát mọi tín lý, thần tượng, ngôn ngữ. Chính vì thế, mặc dù cha Thomas Merton đã sử dụng Thiền cho việc tĩnh tâm chiêm niệm, ngài vẫn biết Thiền không nằm trong bất cứ khuôn khổ nào, nên ngài xem Thiền là chất dầu và giáo lý Kito là nước – không thể hòa chung, nếu thế, cho dù việc khổ tu của ngài để tĩnh tâm chiêm niệm cũng chỉ thăng hoa tín ngưỡng mà khó thoát khỏi nhị đế để đạt đến đỉnh Tuệ giác. Lời ca của Thánh Phanxico còn nằm trong đối đãi của hai mặt một cuộc sống. Đã là đối đãi luôn là đối đãi, không thể nhị đế dung thông làm sao vượt thoát theo tinh thần Thiền? Thế mà, có người bênh vực trong Kito giáo vẫn có Thiền. Thực ra sự tĩnh tâm chiêm niệm do Thánh An Tôn khai sáng sau nguồn Thiền Phật giáo khá lâu, mà tĩnh tâm theo Phật giáo là chỉ, nếu chỉ mà thiếu quán thì chưa đủ tầm của Thiền. Một số nhà Tu Đức của Kito sau khi nghiên cứu Thiền, đem cặp kính Thiền soi rọi vào giáo lý Thần học thì mới thấy được khía cạnh triết lý mang tính Thiền vị mà họ gọi là Thiền đã có trong Kito giáo từ lâu. Cha Merton còn dùng tư-tưởng của thánh Phao-lô diễn-tả Đức Ky-tô đã “tự hủy mình đi’ để xuống trần cứu chuộc loài người. Nó có thể là mẫu-mực để trưng-dẫn hình-ảnh người tu Thiền lúc làm mình tan-biến vào vũ-trụ”; so dẫn như thế có vẻ miễn cưỡng, đúng về biểu tượng nhưng khác xa về thực chất. Nếu “hủy mình để xuống trần cứu chuộc loài người” tạm xem là xả kỷ (bản ngã) nhập thế, thì hình ảnh “người tu Thiền tan biến vào vũ trụ” tạm gọi là thoát ly ngã chấp (vô ngã). Hủy mình chưa hẳn là vô ngã, đức hy sinh tạm thời quên cái ngã vì tha nhân khác với chuyển hóa phàm ngã để hiển lộ Phật tánh (tánh giác).

 

TÌM THIỀN TRONG ĐẠO CHÚA -Lm. Giuse Nguyễn văn Thư trong sách đã có cái hiểu chưa đúng với tinh túy Phật giáo, tuy đúng trên văn nghĩa. Ví dụ, L.m viết:

“Giáo-lý Phật dạy đường tìm đến hạnh-phúc và giải-thóat - bởi vì tất cả đời người chỉ tòan là khổ-đau. Qua Tứ Diệu Đế (4 chân-lý nhiệm-màu), ta được yêu-cầu phải triền-miên đi tìm tiêu-diệt lòng Dục để mong hết khổ.”

Dục làm sao mà tiêu diệt được, mong cầu tiêu diệt cũng là một loại dục, dù dục thiện hay bất thiện đều là dục thì làm sao thoát khổ??? Chưa nói tới “triền miên” đi tìm tiêu diệt lòng dục, cứ như hăng say truy lùng diệt địch, còn hăng say là còn vọng động, còn vọng động thì sao Thiền được? Theo tinh thần nhà Phật thì chuyển hóa chứ không tiêu diệt thì làm gì có chuyện triền miên đi tìm để tiêu diệt lòng dục!

L.m Giuse Nguyễn văn Thư lại viết: “Bình thường, người ta hiểu Tọa-thiền là ngồi nhắm mắt, tập-trung đầu óc để hết còn dính mắc vào bất cứ chuỵên gì. Từ bậc Sơ Thìền giúp ta hết lo lắng, đưa tới bậc Nhị Thiền khiến tâm-trí không còn bóng-dáng khổ-não, rồi vào bậc Tam Thiền để khơi được lên niềm sướng vui nội tại, và cuối cùng là bậc Tứ Thiền cho phép mình từ từ thoát ra khỏi cái vòng Luân-hồi giăng lưới tứ bề.

Bốn nấc thang đó lần lượt giúp chúng-sinh tìm thấy cõi Hư-Vô, tạo nên thế-giới Cực-lạc. Sẽ chẳng còn cảnh Đầu-thai phiền-phức và cũng chẳng còn câu-chuyện u-mê gây khổ-lụy nữa.”

Cách Thiền và Tứ Thiền mà Giuse Thư dẫn giải có vẻ xa lạ với Phật giáo. Quả vị tứ Thánh quả không đơn giản như L.m nghĩ, dễ như thế thì đã thành Phật hết trơn. Lên khỏi 4 nấc thang để tìm thấy cõi Hư vô như L.m nói thì bỏ công một đời tìm đến chốn hư vô để làm gì?

L.m Thư lại quan niệm Thiền là: “Sau đó đi vào thói quen tham thiền thường-xuyên, tạo tâm-tư trống-rỗng, đem tới tình-trạng hòa mình cùng chân-Phật, hưởng phút giây an-nhiên tự-tại.”

Cái Hư vô và trống rỗng của L.m Thư chỉ là Thiền của L.m Thư chứ không là Thiền của nhà Phật; hoặc là: “Đầu óc ta, tuy-nhiên, không mãi chỉ trống-rỗng và tiêu-cực như khi Thiền Phật, nhưng dần dà được đổ đầy bằng tình yêu-thuơng vô bờ của Chúa”.

Về nhân quả, L.m cũng hiểu không đúng: “mọi người đều có thể vươn lên để xóa sổ đen từ nhiều kiếp trước, qua phương-thức Thiền”.

Kinh sách không nơi nào cho thấy Thiền có thể xóa nghiệp. Hành giả thành tựu chỉ có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ, Đức Bổn sư vẫn có thân bệnh, đau đầu, thì Thiền làm sao xóa sổ đen của chính mình?

L.m cũng hiểu sai về lịch sử truyền thừa Phật giáo: “Nói tổng-quát, vì Phật-giáo được truyền qua Việt-nam nhờ ngả Trung-hoa, nên chúng ta theo dõi và hiểu Thiền theo cái nhìn Đại-thừa gọi là Bắc tông hay Đại-chúng”.

Theo giáo sử của lê Mạnh Thát và một số sử gia thì Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung Hoa, ngay cả Luy Lâu, trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng xuất hiện sớm hơn Bành Thành – Lạc Dương Trung Quốc. Sở dĩ Đại thừa ảnh hưởng sâu đậm tại Việt Nam, vì Phật giáo được truyền từ Phương Bắc, giao lưu văn hóa giữa hai khu vực lân cận ảnh hưởng nhau là chuyện bình thường. Campuchea, Lào, Myanmar, Srilanka, Thái... là những quốc gia chịu ảnh hưởng Phật giáo truyền từ phương Nam, tuy Campuchea cận kề Việt Nam, nhưng thuở xa xưa, biên giới hai nước vẫn còn xa tít.

L.M Nguyễn văn Thư cũng có nhiều so sánh giữa trạng thái Thiền Phật giáo và tín lý công giáo không được chính xác:  “Được thành một phần-tử của gia-đình Chúa Ba Ngôi, sau khi được ban quyền làm nghĩa-tử, được nên giống như Ngài. Bên Thiền-học gọi là thành Phật.

Trở về nguồn gốc của câu truyện sáng-thế và việc ông bà nguyên-tổ phạm tội, ta có thể hình-dung trường-hợp A-dong và E-và chưa mất ân-sủng với Chúa, lúc đó họ chính là một thứ thần thánh, hòan-tòan tỉnh-thức và giác-ngộ. Việc này cho phép ta đôi chút về cái mục ‘thành Phật’ của câu chuyện Thiền”. Hoặc là: “Chính sự chênh-lệch này đòi ta có thái-độ hoàn-tòan cởi-mở, buông-lỏng và mang tính-cách thụ-động gần như bên nhà Thiền”.

Việc nghiên cứu so sánh Thiền với điển tích trong Thánh kinh là việc làm khiêng cưỡng của các học giả, mục đích chứng minh triết Thần học cũng mang hình ảnh Thiền - là người đã được trang bị triết học Phật giáo chiếu rọi vào giáo lý Cơ đốc giáo để thăng hoa tính triết lý. Tuy nhiên, các ngài Thần học cũng phải xắn tay nhập cuộc vào không gian Thiền mới rút tỉa được tính uyên áo và kỷ thuật siêu tuyệt từ Phật giáo.

L.m Hoàng Sĩ Quý cũng như các nhà tu đức của Kito giáo từng bảo: “Nhờ học hỏi nơi Thiền, tôi đã thấy việc cầu-nguyện cũng như suy-niệm của tôi mỗi ngày mỗi đơn-giản, dễ dàng và kết-quả hơn. Dĩ nhiên tôi chỉ muốn đề cập tới phần phương-pháp và hình-thức. Người theo Phật khi thiền sẽ tìm thấy những điều linh-thiêng khác hẳn với tôi.”

Như vậy, từ kỹ thuật Thiền của nhà Phật, các tu sĩ Thiên Chúa giáo áp dụng để thăng hoa cùng Chúa trong việc chiêm niệm chứ không có mục đích giải thoát, vì dưới nhãn quan Thần học – giải thoát đồng nghĩa chối bỏ Chúa.

Tóm lại, L.m Thư chỉ hiểu đạo Phật trên sách vở, hiểu Phật giáo qua lăng kính Thần học, nên còn quá nhiều sai sót về Thiền nói riêng và về Phật giáo nói chung.

KẾT: Các nhà nghiên cứu Kito giáo đã từng học Thiền, đem áp dụng vào đức tin Thần học mà hai ngàn năm qua, với tín điều và tín lý không giúp cho tập thể tu sĩ, tín hữu có một đời sống tâm linh thâm diệu, vì thế sinh khí nghèo nàn trong đời sống tâm linh đã không giúp cho xã hội phương Tây và thế giới trí thức ngày nay giải quyết những vấn nạn của cuộc sống nhị nguyên. Họ đã rời xa nhà thờ khá nhiều, để tạo lại sức sống tâm linh và mảnh đất Thần học được màu mỡ, buộc lòng các nhà truyền giáo, các dòng chuyên tu phải quay về phương Đông để tìm ra bí quyết thành tựu đã tồn tại hàng ngàn năm qua và đang phát triển trên mảnh đất một thời từng là cái nôi của Kito giáo – đó là Thiền học. Đường Thiền vào lối Chúa là cách nói của các Linh mục áp dụng kỹ thuật Thiền để tín hữu và tu sĩ có sinh khí mới hữu hiệu hơn trong đức tin và thăng hoa tâm linh mà không đánh mất Chúa hay chối bỏ Chúa như Thiền chính thống.

Có điều mâu thuẫn chăng với 10 điều răn khi cha Hoàng Sĩ Quý đề nghị:

“Cha Sỹ-Qúy có nêu lên một cách Thiền bắt chước các anh chị em Phật tử khi liên-tục niệm lời ‘Nam mô A di đà Phật’: Sau khi ngồi thanh-thản và thở cho đều-đặn nhẹ-nhàng, ta bắt đầu đọc nhẹ tên Giê-su, hoặc chỉ nhẩm thầm trong trí, bằng tất cả lòng thành-kính và phó-thác.” Một trong 10 điều răn là “không kêu tên đức Chúa Trời vô cớ”

Kito giáo áp dụng Thiền của nhà Phật cũng tốt, giúp cho các hành giả của Thần học hoàn thiện hơn về Tam độc và lòng từ ái, sống đúng nghĩa của một hành giả tâm linh, cho dù nhờ Thiền mà đến với Chúa một cách trọn vẹn. Lấy cái hay của người bù đắp cái thiếu của mình cũng là một việc làm hữu ích. Phật giáo đã giúp cho tôn giáo bạn một lối sống mới, một sinh khí mới cả về hành trì lẫn thuyết giảng mới thích nghi với mảnh đất phương Đông mà không cần thêm một công đồng Vatican III.

Linh mục Hoàng sĩ Quý đã chân thật xác nhận: 

Thế là, trong cái khung-cảnh của xã-hội ồn-ào náo-nhiệt ngày nay, chúng ta cùng nhau ‘mạo-muội’ (hay táo-bạo)  đi tìm  một lối đi ‘đại-kết tân-thời’: Mượn cái ‘bao’ (vỏ) của Thiền, với những kinh-nghiệm về phương-pháp và kỹ-thuật dồi-dào, rồi thay vào bên trong (cái ruột) bằng những nội-dung, những giáo-lý, những tâm-tình đạo Chúa.

 

Nói khác đi, ta dùng toàn chất-liệu căn-bản Ky-tô giáo được lồng trong cái hình-thức Thiển theo nhà Phật. Tất cả chỉ là mượn cách tập-trung hơi thở, định-hướng nội-tâm, học thế đứng ngồi… để tiến tới trạng-thái ‘tâm an thần định’. Nó còn kèm theo cách-thức làm chủ trí tưởng-tượng và mọi cảm-quan, trước khi tìm về bậc thuần-nhất và đơn-giản-hoá cái đối-tượng ta suy-niệm, và cuối cùng siêu-thoát, không còn thấy cái ta lẻ-loi nữa: Sẽ biến tan làm một với Chúa và trở thành hư không trước thánh nhan Chúa (bên Phật gọi là tới chỗ ‘định hư’).

Nói một cách hình tượng: bình mới, rượu cũ; hay dí dõm hơn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt! Rất may, các Linh mục học và áp dụng Thiền trong lòng Chúa vào thời đại khoa học tiến bộ, nếu trước đây, thời Trung cổ sẽ bị buộc tội các cha theo phù thủy, tà pháp, tức khắc  giàn hỏa  sẵn sàng đón các cha.

Tuy nhiên, Linh mục Giuse Nguyễn văn Thư cũng xác nhận giá trị của Thiền: “Cái tin vui là truyền-thống Thiền đã gây ấn-tượng và ảnh-hưởng tích-cực không nhỏ qua bao thế-hệ. Nó đã từng là động-cơ phát-triển cho bao tổ-chức và cơ-sở Phật-giáo, nhất là tại Việt-Nam

(tìm lên nương-náu cửa Thiền!). Phương-thức và kỹ-thuật của Thiền quả thật cao siêu, không mấy ai tranh-biện hay chối cãi.”

Chính vì chỉ cần mượn kỹ thuật Thiền để làm vỏ bọc, nên L.m Giuse Nguyễn văn Thư phạm phải nhiều sai sót về cốt tủy giáo lý, tinh túy Thiền hay học lý nhà Phật.


MINH MẪN

11/02/2015

Ý kiến bạn đọc
12/04/201913:33
Khách
Các thầy giấu lời bình, ý kiến của con rồi à? Không có Chân Lý, không Chân Chính sẽ luôn phải sợ... sợ, né tránh, nói gian cho người,... tự hại mình!
11/04/201914:54
Khách
THIỀN, không phải của riêng anh, không ai có thể định nghĩa và khái niệm nó, vì mọi người luôn là đi tìm THIỀN; vì khi đã đạt THIỀN, người ta không còn tranh không còn chấp, nên cũng sẽ không cần khái niệm hay định nghĩa nó. Do đó không ai có quyền nói tôi biết THIỀN là gì để bảo anh sai tôi đúng: Anh cứ nói A, dù tôi nói B, chẳng ai đúng ai sai. Cớ chi người ta lôi nhau ra xỉ vả, tranh biện, rồi dụng đến các bậc mà bản thân các thánh nhân thiên cổ cũng phải e dè, tôn kính khi nhắc đến. Tội nghiệt. TỪ đã MẤT, BI đã VONG, HỶ đã TIÊU, XÃ đã TIỆT.
11/04/201900:15
Khách
Thầy Ngô Thận ơi, con thấy người ta nói thầy "Viết một cách phiến diện và chủ quan như thế làm người nào đó không hiểu về đạo sẽ nghĩ Moses là một bọn cướp của giết người..." là góp ý với thầy mà thầy lại trả lời qua ý khác bằng cách phản công tiếp: "giáo lý không dạy giết kẻ ngoại đạo mà lại có cuộc thập tự chinh giết hàng triệu người =))" là không hợp lẽ thiền rồi thầy. Vì các sư nhà Phật mình ở Manila thống trị và tàn sát các dân tộc thiểu số khác, thời sự thế giới gần đây đưa tin, thì làm sao trả lời được với công chúng, chắc mình phải phân biệt đạo, đạo lý và con người hành đạo đấy thầy.
Thầy cũng nên sửa lại chỗ đối đáp với người nào đó khi họ công kích mình là thiền có trước Phật. Vì thầy nói là: "là người thừa hưởng" là hớ rồi.
03/08/201707:37
Khách
Gửi tác giả bài viết. Tron đó có đoạn TG (tác giả) trích đoạn chương 31 trong sách Cựu Ước, trong thời kỳ này, dân Israel tới vùng đất Canaan trù phú mà Thiên Chúa đã chỉ cho, nhưng xung quanh có rất nhiều thế lực dòm ngó mà nổi trội là quân Madian ! Trong cuộc giao chiến với quân Madian, dân Israel đã chiến thắng, và luật bất thành văn khi giao chiến thì bên thắng sẽ tước đoạt mọi thứ của cải của bên thua, đàn ông thì bị giết, phụ nữ và trẻ em bắt làm nô lệ. Nhưng TG lại viết "Theo lệnh Chúa, “Thánh” Mai sen (Moses) chỉ thị binh lính đi cướp của giết người, đem thực vật, súc vật hằng trăm ngàn con và 32 ngàn cô gái trinh về chia nhau...Chúa còn bảo nộp cho Chúa 32 cô!". Viết một cách phiến diện và chủ quan như thế làm người nào đó không hiểu về đạo sẽ nghĩ Moses là một bọn cướp của giết người ! Tôi không dám luận bàn về Thiền trong Công Giáo, vì theo hiểu biết của tôi thì Công Giáo không có khái niệm Thiền, Công Giáo chỉ đề cập tới cầu nguyên và tĩnh tâm. Vậy nên xin TG cẩn trọng lời văn để tránh gây hiểu lầm về tôn giáo khác.
Gửi lời chúc bình an đến tác giả.
21/05/201706:04
Khách
giáo lý không dạy giết kẻ ngoại đạo mà lại có cuộc thập tự chinh giết hàng triệu người =))
21/05/201706:02
Khách
bạn Nguyễn Văn Sơn chứng minh cho tôi thấy thiền có trước phật thử xem nào? thiền xuất hiện tại Ấn Độ, và phật giáo là người thừa hưởng đức thiền, thiền được phổ biến một cách rộng rã trong phạt giáo nhưng tuyệt nhiên thiên chúa giáo từ lúc hình thành đến nay đều không đả động gì đến thiền. hơn thế, Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm xuất hiện trước chúa jesu của quý vị hơn những 700 năm, và thiền đã tồn tại trước đó, giờ quý vị lại phủ nhận thiền, đúng là "những con chiên ngoan đạo" =)))
03/04/201709:14
Khách
Thiền không phải của Phật. Có trước rồi sư ơi; mà tôi là người công giáo, tôi chưa thấy giáo lý công giáo dạy phải giết kẻ ngoại đạo cả. Xin ông đi 1 khoá học giáo lý bên công giáo cho biết người ta dạy gì rồi hãy nói nha. Đừng có ngồi một chỗ mà phán bừu nha.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2011(Xem: 3529)
Phật Giáo Hoà Hảo được khai sáng từ năm 1939 trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc - một nền đạo quy nguyên Phật pháp, với phương thức hành đạo đơn giản, không chuộng hình tướng lễ mễ, rườm rà mà cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực vào mọi phương diện của xã hội, đã nhanh chóng phù hợp với phong hoá nhân sinh vốn mộc mạc, thuần phác ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
23/02/2011(Xem: 3797)
Chính thức ra đời từ tháng 11-1926 với một lễ rất long trọng (gọi là Khai minh Đại đạo) tại chùa Gò Kén, làng Long Thành,[1] đạo Cao Đài dần dần hình thành những cộng đồng Cao Đài khác nhau trong lịch sử phát triển của nền tôn giáo bản địa mới mẻ. Mỗi cộng đồng bao gồm nhiều tín đồ với những sinh hoạt tu hành lâu đời kết tập. Sự thấm nhuần giáo lý và hàm dưỡng trong việc thực hành pháp môn trải qua thời gian mấy mươi năm đã hình thành những sắc thái riêng trong nếp nghĩ, trong hành vi, trong tình cảm của các tín đồ Cao Đài. Như vậy là có tâm lý của người tín đồ Cao Đài, nếu hiểu thật đơn giản rằng: Tâm lý là những đặc điểm về tình cảm và hành vi của một cá nhân, một nhóm người, hay một hoạt động.[2]
19/02/2011(Xem: 3444)
(VOV) - Hình ảnh những tảng thịt xâu, móc trên giá, máu còn nhỏ đỏ tươi, có miếng trơ xương, có miếng còn nguyên da lủng liếng ở một góc “chợ” trên đường vào Chùa Hương thật gây phản cảm cho người hành hương. Mới đây Đài Truyền hình Trung ương đã chiếu một phóng sự ngắn, lên tiếng về việc thịt thú rừng được treo, bày bán vô tội vạ gần thắng cảnh Hương Sơn. Hãy khoan nói về việc đó có thể là thịt thú rừng thuộc danh mục cấm săn bắn, việc có thể thú nhà giả thú rừng.v.v… Ở đây tôi chỉ muốn nói đến những hình ảnh gây phản cảm đối với khách hành hương.
19/02/2011(Xem: 4436)
Tôi chỉ là một Tu Sĩ tầm thường nhất, cho nên khi đọc những bài viết mang tính công kích, bài trừ mê tín về Hoa Trời. Tôi không chắc là Hoa Mạn đà la hay Mạn thù sa, cho nên tôi tạm gọi là Hoa Trời. Khi tôi nhận được các E-mail của Quý Ngài, cũng như vào các Websites thấy hình ảnh Hoa Trời, và nhất là lúc hành lễ Phật Ngọc có vòng hào quang xuất hiện trên trời. Lúc đó tôi rất mừng và vô cùng hoan hỷ để được chút Công Đức Tùy Hỷ. Vì mình không có góp công, góp của trong việc thỉnh Phật Ngọc Hòa Bình, nhưng có tâm tuỳ hỷ cũng được Tùy Hỷ Công Đức. Do đó, tôi thấy niềm tin của tôi phát khởi mạnh thêm, làm cho tôi tinh tấn thêm. Những Phật tử cũng điện thoại và E-mail cho tôi, thấy những hiện tượng này, làm cho gia đình họ vô cùng hoan hỷ và phát lòng tin mạnh mẽ để tinh tấn hơn. Những hình ảnh đó, đã có tác dụng làm cho bao nhiêu triệu người Phật tử trên thế giới vui tươi. Giúp họ rơi rụng đi biết bao nhiêu nhiệt não, bao nhiêu đau khổ bởi cuộc đời. Những hình ảnh ấy, đã làm cho tâm hồn h
19/02/2011(Xem: 3761)
Trong Ca Khúc Đông và Tây (The Ballad of East and West), văn hào người Anh Rudyard Kipling (1865–1936) đã viết “Ôi, Đông là Đông và Tây là Tây, cả hai chẳng nên hề gặp gở” (Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet) đã trở nên câu nói thời thượng diễn tã sự dị biệt khó hòa giải giữa hai nền văn hóa.
19/02/2011(Xem: 4243)
Ai đó dựng ra câu chuyện “sư cô trụ trì” cải đạo theo Chúa là người có tâm lý cạnh tranh tôn giáo kém lành mạnh, nếu không muốn nói là hành vi thiếu lương thiện, và những người lợi dụng tình cảnh đau đớn, lúc mê lúc tỉnh của bệnh nhân để đạt mục đích cưỡng đoạt niềm tin tôn giáo là phi đạo đức.
12/02/2011(Xem: 7190)
Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa).
23/01/2011(Xem: 4156)
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác chính là tôn trọng mình. Ai đem sự tôn trọng đi thì nhận lại sự tôn trọng. Đó là định luật nhân quả. Người viết xin được mở đầu câu chuyện trong tuần kỳ này bằng câu thành ngữ “Cáo mượn oai hùm” thường ngụ ý để chỉ cho những người ưa lòe bịp, hù dọa mọi người bằng quyền uy của người khác để tự tung tự tác. Chuyện kể, có một con hùm đói bụng đang tìm cách săn mồi thì gặp ngay một con cáo. Cáo thấy nguy bèn nói: “Này anh hùm, anh đừng có ý định ăn thịt tôi. Trời đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Anh mà ăn tôi là làm trái ý của trời! Không tin, tôi đi đằng trước, anh đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Quả nhiên, khi cả hai cùng bước đi, mọi vật nhìn thấy đều chạy tán loạn. Con cáo lấy uy của trời để lừa hùm, rồi lại mượn hình ảnh của hùm để dương dương tự đắc với những loài vật khác.
08/01/2011(Xem: 4528)
Chẳng bao lâu nữa, đám lửa bùng lên từ Mỹ Đình kia, hay từ bất cứ tư gia nào, sẽ lan hết khắp mọi miền đất nước, và lan cả đến xung quanh chùa Quán Sứ, hay mỗi ngôi chùa khác. Mùa Noel năm nay, bên cạnh các hoạt động tưng bừng không khí ăn chơi, hội hè, mua bán thường thấy ngoài xã hội, chúng ta còn chứng kiến sự trỗi dậy của Tin lành, qua một loạt các sự kiện lễ hội mừng giáng sinh được tổ chức vào giờ chót khắp nơi trên đất nước, đặc biệt tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
06/01/2011(Xem: 4815)
Những người mưu toan cải đạo tín đồ Phật giáo sang các tôn giáo phương Tây luôn săn tìm những không gian thuận lợi để tổ chức thực hiện việc cải đạo. Tất cả mọi địa điểm đều được chú ý đến, đặc biệt là những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, kể cả những không gian di động, nhưng có nhiều thời gian để hành sự, như xe đò đường dài, xe lửa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]