Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về Hallowen hay lễ hội trá hình

01/11/201416:07(Xem: 5796)
Nghĩ về Hallowen hay lễ hội trá hình

halloween3

Mấy hôm nay thấy các bạn trẻ đưa tin liên tục về lễ hội trá hình mà tiếng anh gọi là Hallowen. Thời gian gần đây  lễ hội Hallowen du nhập vào Việt Nam và được các bạn trẻ rất thích. Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về nguyên nhân và ý nghĩa sâu xa của Hallowen.

Như chúng ta đã biết, Halloween viết đầy đủ là All Hallows' Eve", nghĩa là 'Buổi tối vọng lễ chư Thánh”. Lễ hội truyền thống được này được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước lễ các Thánh trong Ki Tô Giáo. Bản chất lễ hội là để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời.

Chúng ta cũng biết rất rõ rằng trọng tâm của lễ hội Halloween là sử dụng sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết.

Thế rồi, ngày này các bạn trẻ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Rồi ở Việt Nam ta, nhiều người mua mặt nạ để đội vào, hóa trang để mình khác ngày thường, khác chính mình, để không ai nhận ra. Nhiều học trò rủ tôi tham gia lễ hội hóa trang.

Chuyện các bạn trẻ đua nhau tham gia lễ hội trá hình Hallowen làm tôi giật mình. Chơt nghĩ, có bao nhiêu người sống thật mỗi ngày. Hay mỗi chúng ta hàng ngày đều đeo mặt nạ.

Này nhé, chúng ta nói dối lẫn nhau. Nhân viên nói dối sếp. Vợ dối chồng. Chồng dối vợ. Con nói dối cha mẹ. Bạn bè nói dối nhau. Nói dối vô tình và cố ý.

halloween2

Này nhé, chúng ta sống không là chính mình. Có bao nhiêu người sống thật, không bắt chước người khác. Có bao nhiêu người có bản lĩnh để nhìn vào bên trong, vào sâu thẳm tâm can của mình.

Này nhé, có bao nhiêu phần trăm phụ nữ không tô son, quét phấn khi ra đường. Hơn thế nữa, rất nhiều trong chúng ta luôn bịt kín mặt bằng khẩu trang đủ loại. Thậm chí hai ba chiếc. Lại còn  áo chống nắng. Trên đầu là mũ xe máy. Ra đường có ai nhận ra mình.

Đã thế, về nhà, nhiều chị em còn bôi đủ thứ lên mặt để dưỡng da. Nào là dưa chuột, cà chua, đu đủ, chuối, cà rốt. Nào là chanh, bơ, dâu, dừa tươi, dứa. Rồi cả rong biển, nha đam,… không thiếu thứ gì.

Mấy người quen của tôi còn có thêm các biện pháp dưỡng da khác nữa như cám gạo, nước vo gạo, khoai tây, khoai lang, rồi bột yến mạch, bột ngũ cốc. Nếu có thời gian và cầu kỳ họ còn dùng cả trứng gà, trứng ngỗng, da lợn xay nhuyễn. Rồi mật ong, dầu dừa, dầu ô liu, sữa chua, sữa tươi, sữa dê, sữa non,…

Tôi nhớ hè năm ngoái cả công ty sách Thái Hà chúng tôi đi du lịch Đà Lạt, Nha Trang. Thế là tất cả có cơ hội được tắm bùn. Cả nam lẫn nữ thi nhau trét bùn lên người, đắp khắp cả thân, múc lên cả đầu. Chẳng ai nhận ra ai cả.

Đúng ngày 31 tháng 10 năm nay tôi nhận được câu chuyện từ một anh bạn. Chuyện rằng, để chuẩn bị dự lễ hội Hallowen, bà vợ nói với chồng:

- Anh bảo nên chọn loại mặt nạ nào để đi dự hội mà không ai nhận ra em?

- Dễ thôi. Em đừng đội tóc giả, không son phấn, không vẽ mắt, không đeo lông mi giả, như vậy thì đến anh cũng chẳng biết vợ mình là ai nữa là.

halloween

Tôi cứ nghĩ, có mấy người sống cả đời và thật sự không đeo mặt nạ, không hề trá hình. Mà nếu có những người như vậy liệu có sống yên ổn hay không.

Chuyện rằng, ngày xưa Khuất Nguyên ôm đá trầm mình dưới sông Nịch La chết, cũng vì quan niệm “Người đời đục cả chỉ một mình ta trong, người đời mê cả chỉ một mình ta tỉnh”. Khuất Nguyên chết vì thấy mình hơn thiên hạ, thiên hạ không ai bằng mình nên đâm ra chán đời, không muốn sống nữa.

Nhưng chuyện cũng kể rằng ông chài nghe Khuất Nguyên than,bèn nói :“Nếu nước đục thì ta rửa chân, nước trong thì ta giặt dải mũ”. Ông chài thấy nước đục nước trong gì cũng có ích cho ông hết, vì vậy mà ông vui sống.

Tôi chợt giật mình, đâu cần đến dịp lễ hội trá hình Hallowen mới đeo mặt nạ. Biết bao người đeo mặt nạ hàng ngày đấy thôi. Trong đó có cả tôi. Và biết đâu cả bạn, người đang đọc những dòng viết này nữa đấy.


TS Nguyễn Mạnh Hùng – CEO Thái Hà Books

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3954)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 4141)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 5318)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4979)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 16068)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 5381)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10700)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 4033)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 4495)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4701)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]