Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người dân Đắc Lắc vượt sông đối diên tử thần

21/08/201407:07(Xem: 4497)
Người dân Đắc Lắc vượt sông đối diên tử thần

Sau phát hiện chấn động về việc dân Tây Bắc qua suối bằng túi nilon, giờ đến lượt dân Tây Nguyên trổ tài qua suối bằng sợi cáp mỏng manh như làm xiếc. Làm xiếc cho ai xem, ai dám đem tính mạng mình ra làm xiếc? Nhưng không làm xiếc thì dân biết làm gì?

Nếu tính hai vụ “làm xiếc” ấn tượng gần đây nhất của dân Việt Nam, tôi xin kể ra hai vụ này. Một vụ may mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn một vụ đã khiến 26 người bị thương, đọc tin tức mà thấy vừa buồn, vừa đau, vừa chua chát.

Vụ thứ nhất là của những người dân nghèo ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), báo Thanh niên cho biết con suối Ea Rếch chảy qua thôn 7 và thôn 8, xã Ea Huar, H.Buôn Đôn đổ ra sông Sêrêpốk vào mùa này nước chảy xiết, lòng suối rộng hơn 15 m, sâu từ 3 - 4 m nước.

Phần lớn nương rẫy canh tác của hai thôn đều bên kia suối, muốn qua rẫy đi đường vòng tránh suối thì mất 15 km, người dân không còn cách nào khác là phải đu mình trên dây cáp thép nối hai bên bờ suối. Ở thôn 7 có một dây cáp, còn thôn 8 có hai dây kéo qua suối. Mỗi dây một đầu buộc vào một gốc cây rừng, đầu kia buộc vào cọc gỗ, chiếc giỏ sắt tạm bợ treo vào dây cáp bằng hai ròng rọc để di chuyển qua lại.


blank
blank


Các em học sinh này có một tâm Bát Nhã cao cường....
"Tâm không ái ngại, viễn ly điên đaỏ...."


blank

blank

blank

"Các vì Bồ Tát nương tùng huệ năngTâm không còn chút ngại ngănNên không còn chút băn khoăn sợ gìĐảo điên mộng tưởng xa lìaNiết Bàn mới đến bên kia bến bờ".


blank

blank

blank

blank

blank

Sau khi du day sang song con phai di bo ca cay so moi toi truong lang....

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank
blank

blank


blank

blank


blank

blank


blank


blank


blank


blank

blank



blank

Bài báo “Vượt sông như làm xiếc” viết, trước đây ở suối Ea Rếch cũng có cầu, nhưng cầu đã bị lũ cuốn trôi, chưa có kinh phí làm cầu, trên huyện thì bảo phải chờ. Hỏi Sở thì ông Phó Giám đốc Sở GTVT bảo qua thống kê thì cả tỉnh có đến 300 cây cầu phải làm lại, kinh phí chưa đủ, cũng phải chờ.

Và trên cái nhạc nền bài ca “dài cổ chờ kinh phí”, dân chả còn cách nào khác là làm xiếc mỗi ngày, mỗi ngày trình độ làm xiếc của dân lại càng thành thục hơn, dù thỉnh thoảng cũng có vài ca té xuống suối, ai biết bơi thì không sao, ai không biết bơi thì đành chép miệng, âu cũng là cái số.

Chuyện thứ hai, một lái xe khách đã có một tiết mục làm xiếc bất đắc dĩ ở xã Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) khi lái xe đi chui xuống dưới cầu vượt giáp ranh hai xã Vĩnh Hưng A và Vĩnh Hưng. Toàn bộ 42 hành khách bị hất văng xuống đất, 26 người bị thương, trần xe bay hoàn toàn.

Chiếc cầu vượt kỳ lạ này chỉ có độ cao giao thông tĩnh là 2,1m thôi, may mà ông Robert Pershing Wadlow - người đàn ông cao nhất trong lịch sử khi đạt tới chiều cao 2,72 m đã qua đời, chứ ông sang Việt Nam mà gặp phải cái cầu vượt này, chắc ông cũng có phen vỡ đầu mẻ trán.

Ông Ngô Hữu Dũng- Giám đốc Sở GTVT Bạc Liêu nói trên báo Tuổi trẻ: “Đã phê bình tổ đi kiểm tra vì trước đó có biển báo cho xe rẽ theo đường vòng, không đi thẳng qua gầm cầu vượt nhưng khi xảy ra tai nạn thì... mất biển báo này”.

Cũng theo ông Dũng, đối với tỉnh lộ đã có quy định về độ tĩnh không (trên 4,5m) nhưng với đặc điểm của địa phương mà làm cầu cao quá thì suất đầu tư cao, vì vậy đã hạ thấp tĩnh không cầu vượt, làm đường vòng cho các phương tiện lưu thông tránh cầu.

Nghe cứ như chuyện đùa, cầu đáng lẽ phải có độ tĩnh trên không 4,5m, nhưng vì để tiết kiệm chi phí đầu tư, chủ đầu tư bèn hạ béng độ cao xuống còn 2,1m, lựa chọn giải pháp “gọn nhẹ” bằng cách lắp biển báo cho xe đi vòng. Nhưng biển báo mất, thế là xe lao vào “làm xiếc” dưới cầu, hành khách văng ra tứ tung, bị thương la liệt, phải đưa vào bệnh viện.

Thật là khốn khổ khốn nạn, không có cầu cũng phải làm xiếc, mà có cầu cũng phải làm xiếc, đương nhiên những chuyện này chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam.

Đọc những tin tức thế này, tôi lại nhớ ra chuyện cách đây vài năm, lãnh đạo Trường Xiếc Việt Nam- ngôi trường mới đây có vụ thầy giáo ném cốc vào đầu thầy hiệu trưởng trong cuộc họp khoa ấy, đã kêu ca rằng trường rất khó tuyển sinh, học sinh giờ đây không còn mặn mà với xiếc.

Quý bạn đọc nghĩ mà xem, vì sao dân không còn mặn mà với nghệ thuật xiếc nữa? Là bởi vì dân ta hàng ngày vừa sống vừa phải làm xiếc thường xuyên đó rồi. Chui vào túi nilon qua suối, trượt cả người cả xe máy trên một sợi cáp mong manh qua suối, chui gầm cầu vượt “hạ độ cao vì tiết kiệm chi phí” người bay tứ tung… Còn cái gì mạo hiểm hơn được nữa mà họ không phải trải qua, cơn cớ gì họ phải vào trường xiếc mà khổ công học thêm vài năm nữa mới được đi diễn xiếc?

Cả xã hội nháo nhào làm xiếc, những cái phi lý nhất lại thành hợp lý nhất cũng nhờ do tài “làm xiếc”. Các chú “cò mồi” không những biết làm xiếc mà còn kiêm thêm cả tài của ảo thuật gia, dắt cả đoàn xe voi to lù lù qua trước mũi CSGT, CSGT vẫn bảo khăng khăng bảo chúng tôi không trông thấy gì hết đâu nhé. Đấy chả phải do thành quả của “làm xiếc” thì còn cái gì nữa?

Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ những người dân nghèo là khốn khổ nhất. Họ sung sướng cái nỗi gì khi phải mang tính mạng mình ra mà làm xiếc với dòng nước lũ? Họ chẳng bao giờ biết được những công trình chục tỷ, trăm tỷ bị bỏ hoang phơi mưa phơi nắng. Họ chỉ được biết mình không có cầu đi vì trên đang phải chờ kinh phí, đơn giản thế thôi.

Dân cứ yên tâm mà trổ tài làm xiếc nữa đi, làm xiếc cho giỏi vào. Tương lai dù có ra sao thì vẫn còn có cánh cửa trường xiếc giang tay đón nhận. Chả đi đâu mà thiệt.

  • Mi An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2013(Xem: 5962)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 16323)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 16448)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 19111)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 29307)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6007)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5302)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5173)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 5833)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
10/04/2013(Xem: 6761)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567