Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn nạn Chùa Thanh Lương từ nhiều phía

05/08/201416:51(Xem: 6823)
Vấn nạn Chùa Thanh Lương từ nhiều phía
chua thanh luong (3)
VẤN NẠN CHÙA THANH LƯƠNG
(Phú Yên)
NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA


Không phải ngẫu nhiên mà cố Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1904 – 1984)(1) cho ghi câu cổ ngôn người xưa vào ngay trang đầu của quyển Kinh Hiền Nhân do Ngài dịch thuật rằng:

“Trường đồ tri mã lực

Cửu xử thức Hiền Nhân”

(Đường dài mới biết ngựa hay

Ở lâu mới biết ai người Hiền Nhân)

Bởi vì đây là bộ kinh gói gọn trong phương pháp xử thế mà xưa kia đức Thế Tôn đã ân cần khuyến hóa cho các vị quốc vương, hàng đệ tử và đặc biệt cư sĩ Tu Đạt. Giá trị và ý nghĩa của bộ kinh này luôn là bài học ngàn vàng cho nhân thế, đặc biệt với con nhà Phật đang sống, tu học cùng nhau trên mảnh đất đời người chật hẹp nhưng có vô vàn hiểm họa rình rập từng ngày. Vì thế, trong nhiều giới luật Phật chế, có rất nhiều những định thể chặt chẽ, ràng buộc như thể là thức ăn nuôi sống cho thân mạng này, để chư hành giả biết nương tựa vào nhau mà sống, mà tu học tinh tấn.

Đức Phật nói rằng kết bạn có bốn thứ: Một là kết bạn như hoa; hai là kết bạn như cân; ba là kết bạn như núi và bốn là kết bạn như đất. Với hai tiêu chí đầu, đó là bản chất thường trực của thế gian đầy ô hợp và mưu toan, tính lợi hại thiệt hơn và dựa dẫm với nhau khi có lợi, quay lưng phản mặt lúc lâm nguy. Hoa: khi héo tàn vứt bỏ, khinh rẻ nhau. Cân: nghiêng về bên nặng. Khác với hai tiêu chí tiếp theo: Núi: Ngọn núi vàng chỉ để dành cho muôn thú tề tựu tiếp thêm sắc vàng rực rỡ, khi sang thì cùng sang với nhau, khi vui thì vui với nhau. Đất: tất cả mọi vật đều từ đất mà ra, làm bạn để nuôi dưỡng, ủng hộ nhau ân hậu không bội bạc.

Nhìn từ những điểm chính yếu đó của Kinh Hiền Nhân, chúng ta dễ dàng nhận ra các diễn biến chung quanh mình trong cuộc sống và trong tu học. Bước lên cao nữa là mục đích hóa đạo và phát triển mạng mạch Phật pháp. Trong một tổ chức, tất phải có chức vị, có chức vị phải có quyền hạn nhất định. Nếu chức vị và quyền hạn ấy rơi vào những tư tưởng cực đoan, kém đức thiếu tài thì chỉ làm tổn hại hình ảnh Phật giáo, làm méo mó hình ảnh, công hạnh cao đẹp của chư Tăng Ni vốn luôn được kính trọng.

Tất nhiên về lâu dài sẽ trở thành thảm trạng, gây khổ lụy tràn lan. Một ngôi chùa, một vị Tăng Ni bị bách hại, nếu không là thành phần thuộc tiêu chí kết bạn như NÚI, kết bạn như ĐẤT thì cũng sẽ là loại bạn như HOA, như CÂN. Chính những thành phần này vô tình hay hữu ý tiếp tay cho cái xấu được tồn tại và phát triển ngay trên mảnh đất nó được sinh ra. Vì thế sẽ chẳng có chi ngạc nhiên khi có ai đó nói rằng cái vụ chùa A chùa Z đó những tưởng đã im rồi mà sao bây giờ lại dậy sóng, rất bực mình? Mình đứng phía ngoài mà còn biết bực mình như thế thì Phật tử và vị trụ trì nơi đó, tức những người là nạn nhân đang phải hứng chịu trực tiếp thảm họa ấy, thì người ta còn khổ sở và bực mình biết bao nhiêu.

chua thanh luong (2)

Thật ra, với những mưu đồ xấu, trong tâm tư người chủ mưu sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, lúc nhặt lúc khoan và có lúc tưởng như …im lặng! Đây là cách nhìn từ phía ngoài không sai. Kỳ thật, cái mưu đồ ấy luôn gây khổ sở cầm canh, thường trực cho nạn nhân. Thử nghĩ đi, những tác động ấy làm ngưng trệ công việc tu học ở một ngôi chùa, Tăng Ni nơi ấy và nhất là làm lực cản bằng quyền uy, gây hoang mang cho cộng đồng Phật tử, làm bước phát triển mạng mạch Phật đạo nơi ầy bị khúc khuỷu gập gềnh, sẽ là tội gì trong Luật Tứ Phần Giới Bổn? Như thế có còn xứng đáng là một trưởng tử Như Lai hay người thể hiện quyền uy lãnh đạo cao nhất của Phật giáo sở tại.

Với cách nhìn hai bên, là bạn bè với nhau (như ĐẤT và như NÚI), cùng chia ngọt xẻ bùi, cùng chia hưởng niềm vui, thấy sai phải biết nhìn nhận, nghe sai phải biết lên tiếng và biết sai phải tới nơi để tường tận sự việc. Từ đó bảo vệ nhau muôn đời vẫn là gương tốt cho hậu tấn. Ông Bà ta ngày xưa viết ra vở chèo Quan Âm Thị Kính quả thật chí lý khi bày ra cảnh quan viên làng nước xử vụ Thị Kính “chửa hoang”. Khán giả sẽ cười mà cười ra nước mắt khi nhận ra sự thâm thúy khi mà các vị quan làng xử án toàn là Hương Câm, Đồ Điếc, Quan Què! Ở đây không có chuyện miệt thị người khuyết tật, bởi lẽ khi chúng ta đặt câu hỏi và tự trả lời rằng Quan làng gì toàn là như vậy, hết sức vô lý. Sẽ không vô lý chút nào đâu, bởi vì mấy anh quan này biết nỗi oan vô lý của Thị Kính mà không đến nơi tìm hiểu cặn kẽ, nên QUÈ. Thấy nỗi oan sờ sờ ra đó mà làm ngơ nên ĐUI. Nghe tiếng kêu than oan ức mà không chịu lắng nghe lẽ phải nên ĐIẾC. Biết việc sai trái mà không lên tiếng bảo vệ nên CÂM. Tất cả cộng lại nên mới có nỗi oan Thị Kính là vậy.


Nhìn từ phía sau lưng, là một trưởng tử Như Lai, hay đang có trách nhiệm lo sóc phần tâm linh hoặc phát triển mạng mạch Phật đạo tại nơi trú xứ, thấy vị Tăng Ni hay một ngôi chùa nào đó phát triển, hóa đạo thành công sẽ là niềm vui cộng hưởng to lớn nhất cho đời sống đạo hạnh của một bậc xuất gia; nếu không trực tiếp góp phần ủng hộ cho nơi ấy thêm sức mạnh thì một tiếng nói, một hành động vừa phải cũng giúp nâng cái giá trị thật của mình. Chưa nói đến khi gặp hữu sự, việc cùng nhau san sẻ, gánh vác không nằm trong tính đố kỵ cũng sẽ là thước đo giá trị của chính mình.

Đọc lại tiểu thuyết Phật giáo bất hủ Thoát Vòng Tục Lụy của Ngài Tinh Vân, đoạn Ngọc Lâm chỉ vào mặt Tiểu Mã mà thẳng thừng rằng “Ngươi luôn tự hào về đức Khổng Phu Tử, mà lại quên ở Khổng tử có ba điều khó học để đến nỗi thầy Tăng Tử phải thầm khen. Đó là: Thấy người ta có một điều phải mà mình phải bỏ đi trăm điều trái của họ, đó là mình dễ hòa nhập. Thứ hai, thấy người ta có điều gì phải thì mình vui vẻ xem như là của mình, đó là không ghen tỵ. Thứ ba, nghe người ta làm điều gì phải thì mình nhất quyết làm theo, đó là mình chịu khó thực hành”.

Câu chuyện về con chim Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gần đây vẫn luôn khiến lòng chúng ta nhức nhối khi kết cục của nó là một cái chết đáng buồn nhất trong làng giải trí công nghệ. Chính cái “Thói Tiểu Nông Đã Giết Chết Flappy Bird” như tác giả Quan Thế Dân viết trên Vnexprebs.Trong đó có những đoạn làm nhức nhối tâm tư “Họ sợ không dám rời xa cái ao làng của mình, cho dù cơ hội làm ăn ở ngoài kia rất lớn…Chúng ta sợ một thương hiệu Flappy Bird cả thế giới biết đến…mà chúng ta lại vứt đi, rồi tự khen là nhân văn, nhân bản. Thật “sến” hết chỗ nói…Nhưng thôi, tất cả đã qua đi rồi. Con chim Flappy Bird là một sản phẩm công nghệ cao, không thể bay trên một đất nước công nghiệp lạc hậu được…”

Chuyện ganh tị, trâu cột ghét trâu ăn hay thói dựa dẫm, nhu nhược và ỷ lại tưởng đâu chỉ có ở ngoài tường rào của các ngôi tự viện, đã khiến không ít người nhầm lẫn thốt lên không biết nó xuất phát từ đâu trước. Nhưng sẽ cay đắng hơn và thấm thía nhiều hơn của một du học sinh Nhật Bổn, trong 4 năm ở nước Việt Nam với câu chuyện Việt Nam nhà giàu- và những đứa con chưa ngoan”, trong đó sau khi nhận định và so sánh hai nền văn hóa hai nước Nhật-Việt, cô viết mấy câu “Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã nói sai điều tôi nói. Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học…người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không con chim Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn…”

Đúng như vậy, ngoài hệ lụy của luật nhân quả, chính những tính xấu của hai loại bạn trên sẽ chỉ sống được trên vũng ao nhà do chính mình tung hoành mà có, vượt ra khỏi đó là chuyện không thể có. Cho nên người hàng xóm có lâm nạn thì cũng là chuyện của hàng xóm, dù cùng mang một màu sắc vàng như nhau. Một tiếng nói để bảo vệ nhau, một hành động dù nhỏ nhất cũng sẽ rất khó vì vũng ao nhà chỉ có bấy nhiêu độ sâu đó mà thôi. Tù đọng hay có ô nhiễm ra sao vẫn sống và sống muôn đời là vậy.

Và nhìn phía trước mặt: Một đoạn đường dài sương mù che khuất lối.

DƯƠNG KINH THÀNH

1) Hòa Thượng Thích Hành Trụ cũng là người làng Phương Lưu, Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2015(Xem: 5230)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
05/01/2015(Xem: 6251)
Trước vấn đề nầy, liên tưởng đến Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, thiết nghĩ, hai tổ chức khác nhau từ giáo lý đến tổ chức hành chánh, Phật giáo không có một cơ cấu thống nhất mang tính quốc tế, Phật giáo mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng tập quán, thổ nhưỡng khác nhau, vấn đề nội kết cũng khác nhau, sự sai phạm cũng khác nhau; do mang tính cá thể mà phạm luật cũng có tính cách tự phát của cá nhân. Vấn đề ở đây, dù cá nhân sai phạm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng thanh danh tập thể và làm mất ít nhiều niềm tin của tín đồ, Giáo hội Phật giáo cũng phải có trách nhiệm, ngoài việc xử lý thông tin đối ngoại, Giáo hội cũng cần có tiếng nói trung thực “Con dại cái mang”; đó là cách xì hơi để quần chúng nhẹ nhõm, cảm thấy dẫu sao giới lãnh đạo Phật giáo biết nhìn nhận sự thật khi truyền thông xã hội loan tải. Hẳn nhiên không hoàn toàn đúng khi truyền thông loan tải, nhưng ít ra 50% cũng phải có vấn đề; sau khi xác minh sự thật, sự xin lỗi quần chúng hay nhận lỗi với các bậc chân tu,
03/01/2015(Xem: 4759)
Bản báo cáo có độ dầy 8 trang A 4, không quá dài nhưng vừa đủ nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết trong năm vừa qua. Đặc biệt, bàn báo cáo đã nhận định rất sát những vấn đề nổi cộm dư luận trong và ngoải Phật giáo rất quan tâm. Từ trong một góc khuất của khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh đã được bóc trần, nhất là mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần 2 mục “Xử lý Thông Tin”. Qua đó cho thấy lãnh vực này rất còn thiếu những ngòi bút thiện chí, mạnh dạng đứng ra đóng gòp phần sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo Hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT Trung Ương GHPGVN, trong đó có trang nhà Phatgiao.org, đã làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, còn là thề hiện một chổ dựa vững chắc cho các Ủy viên của mình đang dấn thân vào cuộc từng ngày, từng giờ.
02/01/2015(Xem: 6127)
Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về 7 bước phải trải qua trước khi thông tin của website được hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Chúng ta cũng biết rằng, khi bị gián đoạn ở bước 1 đến bước 3, giải pháp khắc phục thuộc về người xem website (visitor). Khi bị gián đoạn từ bước 4 đến bước 6, giải pháp khắc phục thuộc về người quản trị website (webmaster). Trong bài này, chúng ta tìm hiểu các giải pháp khắc phục cho 3 bước đầu tiên, tức là dành cho người xem website (visitor). Các hướng dẫn dành cho người quản trị website (webmaster) sẽ được trình bày trong một bài sau.
22/12/2014(Xem: 7019)
Bên Czech, tại một cửa hiệu trưng bày hàng nội thất, trong đó bồn cầu in hình đức Phật Bổn sư trên nắp, dĩ nhiên đó không phải là một sản phẩm duy nhất, những bồn cầu khác trang trí hoa lá, ngôi sao, cá cảnh...nghĩa là nhà sản xuất xem đây chỉ là một trong những kiểu trang trí cho sản phẩm?
22/11/2014(Xem: 28110)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 8475)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt và trải nghiệm của chính bản thân mình, hoàn toàn không do bất kỳ áp lực nào từ người khác. Thế nhưng, tiến trình xác lập niềm tin vào Kinh điển thật không đơn giản và dễ dàng. Thứ nhất, làm sao để chúng ta có thể tự mình xác định được những bản văn thực sự là Kinh điển mà không sợ mắc phải sai lầm? Thứ hai, khi học hỏi và nghiên cứu Kinh điển để áp dụng vào sự tu tập, chắc chắn sẽ có những điểm mà chúng ta không đủ sức nhận hiểu tức thời hoặc thậm chí qua nhiều năm tu tập. Những điều không hiểu được đó tất yếu sẽ là nguyên nhân làm khởi sinh những mối nghi trong lòng ta. Vậy phải giải quyết những mối nghi này theo cách như thế nào?
14/11/2014(Xem: 6088)
Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để làm tinh thần ban đầu thực hiện các tâm nguyện nghệ thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới cảm tác và cách thể hiện cũng chính là cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.
11/11/2014(Xem: 11761)
Có nên dịch lại Tâm kinh hay không Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
08/11/2014(Xem: 4975)
Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối. Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành. Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]