Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người thế tục mặc đồ tu

05/08/201316:12(Xem: 7788)
Người thế tục mặc đồ tu

Phat tu vn

Tiếp tục câu chuyện

người thế tục mặc đồ tu



VẤN ĐỀ

Trước đây khá lâu, nhận được thông tin từ Phật tử, rằng một số chùa buộc người lễ Phật phải có áo tràng hoặc hình thức tương tự mới cho vào chánh điện; một số chùa cũng ràng buộc tương tự cho Phật tử ghi danh tham dự khóa tu, tôi đã định viết bài về việc này, đề cương đã sẵn sàng.

Tuy nhiên, sau khi nghe tôi trình bày ý tưởng, một vị tu sĩ đã can ngăn quyết liệt. Thầy cho rằng có nhiều lý do để không nên đề cập đến việc này. Có thể kể đến những lý do chính như:

- Đây là một hiện tượng “văn hóa”. Mà văn hóa là một vấn đề tế nhị.

- Đây là một vấn đề đã được sự nhất trí cao, từ liệt vị tôn đức, đến tăng ni Phật tử, trải qua nhiều thập kỷ. Đặt lại vấn đề quả là chuyện không hay!

- Tác dụng tích cực của việc người thế tục mặc đồ tu, hướng đến giá trị của đời sống tu tập, là một điều đã hiển nhiên. Ý kiến đặt lại vấn đề sẽ hết sức lạc lỏng!

Ngoài ra, một người bạn Phật tử cũng can ngăn, rằng tôi là Phật tử Nam tông (Phật tử Nam tông không mặc áo tràng), không nên bàn chuyện áo tràng xiên, áo vạt khách, nhật bình… của Bắc tông.

Những ý kiến như vậy đều có lý. Tôi vứt bỏ đề cương bài viết đã soạn.

Cho đến nay, khi báo Giác Ngộ đăng bài nêu vấn đề người thế tục mặc đồ tu, với nhiều dẫn chứng thí dụ về những trường hợp cười ra nước mắt, tôi thấy cũng đã đến lúc đặt lại vấn đề. Bài viết của tác giả Quảng Kiến nhìn vấn đề từ giáo lý Phật giáo, thì bài của tôi tìm một điểm nhìn khác, có tính chất xã hội hơn, nhưng đều tìm hiểu cùng một sự việc.

Y phục người tu mà tác giả Quảng Kiến xác định là các loại áo tràng xiên, vạt hò, nhật bình… và các mẫu trang phục khác màu lam, màu nâu mà người tu sĩ Phật giáo Bắc tông thường hay mặc. Tôi xin bổ sung cả y phục màu vàng nhiều sắc độ và các kiểu y phục chế tác từ mẫu áo tràng xiên, nhật bình, vạt hò, tạo phong cách áo tu sĩ, mà khi nhìn vào, nếu, nếu không chú ý, sẽ lẫm lẫn là y phục tu sĩ.

TIẾP NHỮNG VÍ DỤ BI HÀI

Hiểu lầm là một dạng hài kịch. Dạng lầm người thế tục thành tu sĩ do y phục gây ra chắc là không kể xiết.

Người đã là Phật tử thì chắc là khó bị lầm hơn, song người chưa am hiểu Phật giáo thì dường như việc lầm lẫn chiếm một tỷ lệ lớn, cũng có khi không lầm mà có ý trêu chọc việc người thế tục mặc y phục tu sĩ.

Tôi phải bổ sung những dạng y phục tương tự, chế tác từ y phục tu sĩ, vì những trường hợp tôi gặp phải đã không hẳn là mặc đồ tu sĩ Phật giáo thuần túy. Những tính chất của việc lầm lẫn thì hoàn toàn giống nhau, đều lầm ra… “thầy chùa”!

Mùa Phật đản vừa qua, người xe ôm chở tôi vứt một bịt nước vào những người nam nữ mặc áo lam ngồi trên xe nhìn xuống kênh nhiêu lộc. Anh này giải thích “Tôi ghét thầy chùa dẫn ni cô ra bờ sông tình tự”. Nhìn từ sau lưng, hai người nam nữ đội mũ bảo hiểm, mặc áo lam hơi dài một chút, thì cũng dễ lầm thành tu sĩ. Kiểu lầm như thế bất lợi cho người tu sĩ Phật giáo ở đủ mọi trường hợp: chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ, ngồi ăn thịt nướng, mua gà quay, cút quay, đỏ mắt tía tai, gây lộn, chửi thề… (phần lớn là nam thanh niên).

Ngày nay, việc hớt tóc đầu đinh không còn là chuyện lạ, thậm chí việc cạo trọc bóng cũng là phổ biến, rồi mặc áo dạng nhật bình, tràng xiên, thì dù có cách điệu, cũng khó mà phân biệt tăng tục.

Đáng nói nhất là những trường hợp cố ý trêu chọc. Lần đi hội sách, một người bạn tôi đầu hớt cao, mặc áo nâu dạng chế tác từ áo nhật bình, nhưng cũng ngắn thôi, bị một bà già la lên là “Thầy chùa này ôm tôi!”, dù là có đến mấy người rơi vào tình trạng phải chen lấn xô đẩy quanh một bàn bày sách giảm giá.

Lập tức có người la lên “Coi chừng móc túi!”. Rồi ai đó chêm vào độc ác “Thầy chùa bây giờ ghê lắm!”. Từ đó, tôi cũng ngại mặc một áo thun nâu cổ tròn có hàng khuy ngắn vì tui cũng hớt tóc cao.

Nhưng có lẽ đáng nói hơn cả là việc một quán chay cho nhân viên từ đầu bếp, phục vụ bàn, đến giữ xe, bảo vệ, tiếp tân mặc áo nhật bình, tràng xiên màu nâu, lam. Trong số những thanh niên chạy bàn áo nhật bình có người hớt đầu đinh, đeo chuỗi ở tay, nhìn y hệt tăng sĩ Phật giáo, không cách gì phân biệt được. Một vài người phục vụ khác, cũng áo nhật bình nâu, người xăn tay áo tận vai, kẻ mở banh nút cổ, trông rất bặm trợn. Thậm chí, tôi thoáng thấy một hình xăm nhỏ ở cổ kiểu trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”. Thấy tôi để ý, người bạn mời tôi ăn chay nhà ở gần quán nói rằng có lần đám thanh niên chạy bàn phục vụ trong quán đánh lộn, đem cả dao phay, mã tấu, ghê rợn hơn giang hồ chùa Thiếu lâm. Tôi ngoắc cậu chạy bàn hớt đầu đinh mặc áo nhật bình gọi món mà trong lòng lúng túng, bối rối. Một người hình tướng y hệt tu sĩ Phật giáo bước tới lễ phép cúi chào, thưa dạ ngoan ngoãn: “Thưa quý khách gọi món gì ạ!” (!) Xa hơn, vài cậu thanh niên cũng trong màu áo nhật bình bàn chuyện hết giờ đi nhậu, cua gái!

Biết sao được, họ chỉ là lao động phổ thông được thuê mướn.

Bước ra về, lại thấy anh giữ xe mặc áo nhật bình tóc cao ngồi ăn bánh mì thịt!

TÁC ĐỘNG XÃ HỘI

Ở đây, chúng tôi không nói đến những tác động tích cực của việc người thế tục mặc đồ tu, vì ai cũng biết. Không có những tác động tích cực, thì làm gì có hiện trạng phổ biến như hôm nay.

Nhưng hôm nay, những tác động phụ ngoài ý muốn cũng đã được bộ lộ rõ ràng. Những tác dụng phụ ngoài ý muốn đó có thể nói là rất độc hại, đem đến những bất lợi không thể kể xiết cho Phật giáo Việt Nam.

Quá trình người thế tục mặc đồ tu có thể đã diễn ra trong dễ có đến nửa thế kỷ. So sánh những bức ảnh chụp hàng ngũ Phật tử trong lễ Phật đản 1964 và lễ Phật đản 2013 tại Sài Gòn-TPHCM, chúng ta sẽ thấy điều này:

- Trong lễ Phật đản năm 1964, số đông nam Phật tử mặc áo trắng, bỏ áo vào quần gọn gàng, một số người đeo cà vạt. Nữ Phật tử mặc áo dài.

- Trong lễ Phật đản năm 2013, số đông nam nữ Phật tử đều mặc áo tràng xiên màu lam. Trong cuộc lễ, người “thế tục” đã hầu như hoàn toàn mặc đồ tu.

Quần áo màu nâu, màu lam của tu sĩ Phật giáo cũng được Phật tử sử dụng 100% ở các khóa tu. Từ đó, có chùa bắt buộc phải mặc áo tràng xiên, áo nhật bình mới được vào chánh điện.

Thực chất của vấn đề là việc TRIỂN KHAI NHỮNG DẠNG ĐỒNG PHỤC CHO TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THEO MẪU Y PHỤC TU SĨ PHẬT GIÁO. Dạng đồng phục tín đồ theo hình thức y phục tu sĩ này đã có tại Việt Nam ở một vài tôn giáo bản địa nội sinh như Cao Đài, Hòa Hảo (thí dụ, ở đạo Cao Đài gọi là đạo phục, cụ thể là tôi không có đạo nhưng mặc áo dài trắng khăn đóng thì được vào bên trong Tòa thánh Tây Ninh khi có lễ, những người khác không mặc đạo phục thì không được, như tình trạng một số chùa Phật giáo hiện nay).

Dưới đây có thể kể đến những tác dụng phụ không mong muốn của dạng đồng phục tín đồ Phật giáo theo kiểu y phục tu sĩ:

- Lẫn lộn tăng tục. Đây là điều tệ hại nhất. Thời Đức Phật hiện tiền, ngài đã phân biệt rạch ròi chúng xuất gia và chúng tại gia. Nay cái ranh giới rõ ràng đó bị xóa bỏ.

Việc lẫn lộn tăng tục đó ắt đưa đến những hệ quả bi hài như trên dẫn chứng hay trong bài viết của tác giả Quảng Kiến. Điều đó sẽ tiếp tục, ngày càng phổ biến hơn, ngày càng gây tổn hại cho uy tín, danh dự, thể diện của người tu sĩ Phật giáo. Người thế tục mặc áo người xuất gia, sinh hoạt trong đời sống thế gian với hình tướng người xuất gia SẼ TẠO NÊN MỘT VẤN ĐỀ LỚN VÀ HẾT SỨC PHỨC TẠP ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

Đây là vấn đề sẽ ngày càng trầm trọng, với nhiều hình thức phức tạp hơn, thậm chí có thể có việc người thế tục trong y phục tu sĩ làm những việc xấu xa, cả đến mức vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nặng nề cho tăng đoàn, cho giáo hội.

Vấn đề lẫn lộn tăng tục là vấn đề chưa từng có trong lịch sử Phật giáo theo chiều thời gian, và ở các nước Phật giáo trên thế giới, xét theo khía cạnh không gian. Ấy vậy mà nay nó lại hình thành và phát triển Việt Nam, lại xuất phát từ sự cố ý của toàn thể tăng ni Phật tử.

Vấn đề lẫn lộn tăng tục từ việc y phục ảnh hưởng đến một nguyên tắc, một phương châm, một mục tiêu căn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đó là mục tiêu, phương châm “trang nghiêm giáo hội”, thường vẫn thấy trong khẩu hiệu các buổi lễ lớn, ở các hội trường Phật giáo.

“Trang nghiêm giáo hội” là điều không thể có được khi tăng tục lẫn lộn, sự phân biệt giữa tu sĩ và tín đồ bị xóa nhòa, mà dưới hình thức tu sĩ (áo tràng, đầu đinh) người ta có thể chửi thề, đánh lộn, cầm mã tấu rượt đuổi nhau như băng đảng xã hội đen.

Về phía tu sĩ, sự lẫn lộn đó mở đường để tạo hỏa mù che chắn cho những hành động phá giới hay mất trang nghiêm. Vì xã hội đã quen mắt đối với hành động như thế của người mặc áo nâu, áo lam.

Lẫn lộn tăng tục là điều mà kẻ xấu có thể lợi dụng, trước hết là làm sư giả để lừa đảo tiền bạc. Công thức: áo tràng (nhật bình, vạt họ) nâu ( lam) + tóc cao -> sư giả sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi. Điều oái ăm là ở vế đầu, từ nhà chùa, là điều Phật tử vẫn làm dưới sự khuyến khích của tăng ni. Bắt họ, nói họ dùng hình thức giả trang nhà sư thì họ nói chỉ trang phục theo kiểu nhà chùa dành cho Phật tử. Vậy là xong! Rồi chỉ cần ra đứng trước cửa chùa vào những ngày lễ, xòe ngửa bàn tay ra, những người đó trở thành những kẻ lừa đảo làm tiền hợp pháp! Hợp pháp vì nhà chùa gián tiếp tạo chỗ dựa cho họ, làm cho họ có cớ chạy tội.

Lẫn lộn tăng tục cung cấp, một cơ hội cho những kẻ muốn hủy phá Phật giáo. Họ có thể đưa hình ảnh tu sĩ Phật giáo lên tấu hài, lên kịch hề, hay lên phim băng đảng xã hội đen một cách không ngần ngại, không sợ bị bắt bẻ. Vì… có phải tu sĩ Phật giáo đâu? Mà chỉ là một đồng cô, một bóng cậu nào đó, hay một ông đạo, thượng sư… Thế là tha hồ bôi bẩn hình ảnh tu sĩ Phật giáo.

Bôi bẩn như thế cũng như kiểu Duy Tuệ: áo tràng xiên, đầu trọc. Vậy là đủ điều kiện hình thức lẫn lộn tăng tục, để nói chuyện Trần Nhân Tông và mạ lỵ Phật giáo.

- Đồng phục cho tín đồ theo kiểu trang phục tu sĩ mà chúng ta đang nói ở đây có tác dụng tạo một khoảng cách giữa tín đồ Phật giáo với cộng đồng xãhội. Điều này giống như tình trạng áo bà ba vạt hò nâu, áo bà ba vạt hò lam, tóc xi nhông ở tín đồ đạo Hòa Hảo, hay áo dài trắng khăn đóng đen ở tín đồ đạo Cao Đài.

Những chiếc áo tràng xiên, nhật bình lam nâu sẽ làm một hàng rào ngăn cách người Phật tử với số đông còn lại, dù trong số đông đó (mặc thường phục) vẫn có người là Phật tử. Điều đó, không có lợi cho Phật giáo. Trong khi các tôn giáo khác lại hướng đến sự hòa đồng, không ngăn cách, và lại có xu hướng biến những người mặc thường phục một cách nghiêm túc thành tín đồ của họ (thí dụ, chủ nhật, mặc áo sơ mi trắng bỏ áo vào quần hay áo dài thì có thể có người nghĩ đó là giáo dân đạo Ca tô La Mã).

- Đồng phục cho tín đồ Phật giáo theo dạng trang phục tu sĩ còn có tác dụng không tốt là tạo hình ảnh một Phật giáo thiểu số (cũng như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo). Có lần tôi hỏi một em học sinh về Phật tử. Câu trả lời là những người mặc đồ nâu, đồ lam. Điều đó đúng, nhưng cũng không không đúng. Vì Phật tử đâu phải bao nhiêu đó! Tạo một cách hiểu như vậy là không có lợi cho Phật giáo.

MT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2024(Xem: 432)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), Huynh trưởng phải trải qua bốn trại huấn luyện để có được bốn cấp: Tập, Tín, Tấn, và Dũng. Các cấp bậc này không chỉ phản ánh sự trưởng thành cá nhân của huynh trưởng mà còn thể hiện sự cống hiến và trách nhiệm đối với tổ chức. Trong đó, Cấp Tấn và Cấp Dũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức, đặc biệt trong việc đối phó với sự thịnh-suy của tổ chức từ cấp đơn vị đến trung ương.
26/10/2024(Xem: 412)
Trong bối cảnh của Gia Đình Phật Tử, khái niệm lãnh đạo và hướng dẫn có thể có sự giao thoa, hay tương tác với nhau nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu tập thể lãnh đạo trong Gia Đình Phật Tử có đi xa khỏi tinh thần hướng dẫn hay không.
26/10/2024(Xem: 487)
Bạn mong muốn xây dựng một kết nối vững chắc hơn với con tuổi teen và giao tiếp với sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn? Hãy đến với Hội thảo Giao Tiếp Chánh Niệm, nơi bạn sẽ học cách giao tiếp một cách bình tĩnh, rõ ràng và trọn vẹn, ngay cả trong những tình huống khó khăn. Hội Thảo sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, October 26, 2024 from 2PM-4PM tại 12072 Knott Street. Unit A. Garden Grove, CA 92841
26/10/2024(Xem: 830)
Trong bất kỳ tổ chức nào, và Gia Đình Phật Tử không ngoại lệ, tính minh bạch và cởi mở là rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào tổ chức và sự tin cậy giữa tất cả các thành viên. Để bồi dưỡng tinh thần minh bạch, khách quan, việc phổ biến biên bản họp một cách rộng rãi và kịp thời là điều cần thiết. Cách làm này không chỉ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nhận được thông tin kịp thời mà còn tạo ra một môi trường cởi mở và có trách nhiệm giải trình.
26/10/2024(Xem: 740)
Trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam, vai trò của Liên Đoàn Trưởng (LĐT) là vô cùng quan trọng đối với sự thành công và sức sống của toàn bộ tổ chức. Tương tự như nền móng của một tòa nhà nguy nga vậy, sức mạnh của một đơn vị tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tiến bộ của các cấp Miền và Trung ương. Một đơn vị vững mạnh sẽ củng cố Ban Hướng Dẫn Miền, từ đó giúp Ban Hướng Dẫn Trung Ương phát triển và lớn mạnh. Vì vậy, sứ mệnh mà Liên Đoàn Trưởng đảm nhận không chỉ có ý nghĩa đối với đơn vị mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả tổ chức.
24/10/2024(Xem: 864)
Bài viết xin kính dành cho những người cùng tần số và đồng cảm được những thao thức về niềm tin, bổn phận và trách nhiệm của một người Phật Tử trước một xã hội đầy thách thức của một thời đại AI đang thống lĩnh khi mà có những người vẫn tự xem mình là một Phật tử, không đọc kinh điển, giáo lý, nhưng có thể ngay lập tức nhận được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về tín ngưỡng của mình bằng lời bình luận đại diện tôn giáo hữu ích này của AI trên điện thoại của họ.
15/10/2024(Xem: 796)
“Cuồng ngôn” là một trong những cụm từ ngày nay xuất hiện khá nhiều ở một số thành phần có thói quen sử dụng ngôn ngữ vượt quá sự thật, mang tính đề cao giá trị bản thân hoặc công kích người khác quá đà với sự trợ giúp từ mạng xã hội. Cuồng ngôn xuất phát từ tâm lý tự tin vào bản thân một cách thái quá hoặc bản chất tham – sân – si còn quá nặng, điều đó sẽ hình thành trong suy nghĩ và bộc phát thành lời nói. Ngày nay, nhiều người lợi dụng mạng xã hội để thể hiện bản chất cuồng ngôn như một thói quen, sở thích mà nhìn chung chỉ mang lại hiệu ứng tiêu cực nhiều hơn tích cực.
19/07/2024(Xem: 862)
Có lẽ một lúc nào đó khi tầng nhận thức của chúng ta được nâng cao theo quá trình tiến hoá của sự tu tập, khiến cho lời khai thị đã chấn động, và tự nhiên khiến chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề đang được đề cập một cách sâu sắc hơn nhiều trong khi tâm linh là một lĩnh vực sâu và cần thời gian rất dài để khai sáng. Và người viết cũng từng được dạy rằng: “Trong vấn đề tu tập hãy dùng trí tuệ mình để tìm Phật chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy, vì thực tế tuy chúng ta cần nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, nhưng chúng ta sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ với vị trí trí của mình ở tầng nhận thức nào.”
03/07/2024(Xem: 1474)
Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển bản thân, tìm hiểu và học hỏi những gì hợp nhất, cần nhất, tốt nhất cho chính mình. Nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu này, năm nay một chương trình rất thú vị được tổ chức ngay trong những ngày tới. Với chủ đề “Ươm Mầm Thiện Nhân”, trại hè Phật Giáo tổ chức tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen mong muốn tạo môi trường sinh hoạt hè bổ ích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là gieo thiện duyên để các em biết đến Đạo Phật và được trải nghiệm tu học Phật Pháp, tiếp thu những giá trị tốt đời đẹp đạo mà Đức Phật đã tìm ra và để lại cho chúng ta để ứng dụng vào đời sống học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
30/06/2024(Xem: 912)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp. Nhưng mấy lúc gần đây nhân lỗi lầm của một hai vị sư khi thuyết pháp đã dấy lên một làn sóng nói rằng Phật Giáo tiêu ma rồi, thời mạt là đây chứ còn đâu nữa khiến hàng Phật tử hết sức dao động và lo lắng. Thế nhưng tại sao giữa thời mạt pháp mà: -Chùa Hoằng Pháp, Chùa Giác Ngộ liên tục tổ chức các khóa tu hoặc thuyết pháp hoặc giao lưu, xuất gia gieo duyên cho vài ngàn người, có khi lên tới cả chục ngàn bao gồm quý vị cao niên, thanh viên sinh viên và trẻ em?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]