Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Về pháp môn Quan Âm của của "vô thượng sư" Thanh Hải

07/11/201216:17(Xem: 8431)
02. Về pháp môn Quan Âm của của "vô thượng sư" Thanh Hải

HỎI:
Gia đình tôi theo Phật đã lâu. Sau khi tôi xuất gia thì cả gia đình mà nhất là mẹ tôi càng tu tập tinh tấn hơn. Mẹ tôi chọn pháp môn trì chú Đại bi, tụng kinh và lạy Phật rất siêng năng khiến tôi vô cùng hoan hỷ. Thế nhưng thời gian sau, tình cờ tôi về nhà thấy cuốn “Thanh Hải vô thượng sư” ở bàn kinh. Tôi hỏi thì mẹ lng tránh chỉ trả lời qua quýt rằng đọc cho biết. Nhưng người chị cho hay là mẹ đã không trì chú, tụng kinh và lạy Phật như trước nữa mà ngồi thiền theo pháp môn Quán Âm của bà Thanh Hải. Xin Tổ Tư vấn cho biết khái lược về đạo của bà "Thanh Hải vô thượng sư” này, đồng thời chỉ cho tôi biết nên làm cách nào để đưa mẹ trở về với Chánh pháp.(T.N, chùa Long Nguyên, Tôn Đản, Q.4, TP.HCM)

ĐÁP: Bạn T.N thân mến!

Hiện tượng một số Phật tử xu hướng theo pháp môn của “vô thượng sư” Thanh Hải đã lắng xuống trong những năm gần đây nhờ nỗ lực biện chính, xiển dương Chánh pháp của chư tôn đức và những cư sĩ tín tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một số Phật tử bị khuyến dụ theo pháp môn này, nhất là những người quá ham tu mà nhận thức về Phật pháp còn sơ sài, yếu kém. Đây cũng là điều mà hàng Phật tử chúng ta phải hết sức lưu ý và cảnh giác trước những giáo phái mượn danh nghĩa Phật, Bồ tát (như pháp môn Quán Âm của bà Thanh Hải chẳng hạn) nhưng không phải Chánh pháp của Như Lai.

Về đạo (tức pháp môn Quán Âm) của bà “Thanh Hải vô thượng sư”, theo Hội quốc tế Thanh Hải Vô thượng sư (hội này do Thanh Hải và các môn đồ lập ra) thì bà Thanh Hải được Đại sư Khuda Ji đã 450 tuổi ở trên Hy Mã Lạp Sơn truyền cho lực lượng tâm linh tối thượng, tinh hoa của tâm ấn và pháp môn Quán Âm, phương pháp thiền định cổ xưa về ánh sáng và âm thanh nội tại. Sau khi “đắc đạo”, Thanh Hải đi truyền bá pháp môn này khắp nơi…

Theo Thanh Hải, pháp môn Quán Âm là phương pháp thiền định về ánh sáng và âm thanh nội tại. Quán Âm có nghĩa là quán sát chấn động lực của âm thanh bên trong. Chính nhờ ánh sáng bên trong và âm thanh nội tại mà giao tiếp được với Thượng đế. Thanh Hải giảng giải: Sau khi nghe được âm thanh này toàn thể con người chúng ta sẽ biến đổi, quan niệm về cuộc sống chúng ta được cải tiến để trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta cần thấy được ánh sáng bên trong, cần nghe được âm thanh bên trong, bởi vì đó là lòng từ bi cao đẳng nhất. Chúng ta càng câu thông với ánh sáng và âm thanh này thì chúng ta càng có lòng từ bi…Chúng ta tiếp xúc với Thánh linh này, vốn là một hiện thân của ánh sáng và chấn động lực thiêng liêng, và bằng cách đó, chúng ta biết được Thượng đế. Thật vậy, đây không hẳn là một phương pháp, mà là lực lượng của minh sư. Nếu quý vị có lực lượng này thì có thể truyền được lực lượng đó. Đây là một pháp môn siêu nghiệm, không thể giải thích bằng ngôn ngữ của chúng ta được…

Và mọi người đều có “Thượng đế bên trong”, bí quyết để câu thông cùng Thượng đế ấy, qua đó đạt giác ngộ vô cùng đơn giản: Giữ ngũ giới, hàng ngày tọa thiền. Giữ giới và thiền như thế tức là tu tập pháp môn Quán Âm, tập cho đến khi nghe và thấy được… âm thanh Thiên đàng và ánh sáng Thiên đàng là đắc đạo…

Đối với những người hiểu biết về Phật pháp chưa sâu sẽ dễ dàng bị choáng ngợp trước sự hấp dẫn “dễ chứng” của pháp môn này. Thực ra, pháp tu này mang nặng sắc thái thần bí (không phải siêu nghiệm), nhất là về “lực lượng của minh sư” tức năng lực tâm linh vô biên mà vị thầy có được, và từ đó, truyền tâm ấn hay hướng dẫn của sư phụ trở nên tối quan trọng (có thể truyền tâm ấn từ xa). Cũng từ đây, yếu tố quyền năng xuất hiện “Lúc thọ tâm ấn, tất cả những nghiệp chướng trong quá khứ của đệ tử đều được tiêu trừ” (Bí quyết tức khắc khai ngộ hiện đời giải thoát, 1994, Nxb: Hội Thiền định Quốc tế Thanh Hải Vô thượng sư, ROC). Và Thanh Hải còn khoác lác rằng “nếu giữ giới không rõ ràng, không có đạo đức, sư phụ sẽ thâu về một phần lực lượng vì sư phụ có thể điều khiển được lực lượng này”.

Rõ ràng dù có hơi hướng Phật giáo qua việc cổ xúy ăn chay, giữ năm giới, tọa thiền, tên pháp môn là Quán Âm nhưng đi sâu vào nội dung tu tập, pháp môn của bà Thanh Hải bộc lộ nhiều tà kiến, phi nhân quả, phi Chánh pháp. Nguy hiểm hơn, pháp môn ấy dần dần trói buộc người thực hành vào thế lực của sư phụ (nếu không phụng mạng thì sẽ bị rút lui “công lực”, mất khả năng và cơ hội “đắc đạo”). Đó là chưa kể việc ngồi thiền với dụng tâm cố gắng để “thấy được ánh sáng bên trong, nghe được âm thanh bên trong” nhằm “câu thông với Thượng đế” là mảnh đất màu mỡ, cơ hội vàng cho vọng tưởng tham ái tung hoành, điều này hoàn toàn xa lạ với thiền định Phật giáo là vô trụ, xả, vô sở đắc.

Do vậy, để đưa mẹ của bạn trở về Chánh pháp, cần phải chỉ cho mẹ của bạn biết rằng không thể giác ngộ mau chóng nhờ tu tập theo “pháp môn Quán Âm” này được. Vì không ai có thể giúp mình giác ngộ được cả mà “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”; tin sâu nhân quả bởi không người nào có thể chuyển nghiệp thay thế cho mình; giác ngộ từng phần chính là tỉnh thức, chuyển hóa ba nghiệp thân miệng ý trở nên thiện lành trong hiện tại; hướng nội nhưng với tâm tỉnh lặng, không mong cầu, xả ly toàn bộ tham ái (kể cả mong ước đắc đạo) và thực hành Chánh pháp trên nền tảng Bát Thánh đạo. Hãy cảnh giác với tất cả những dụ dẫn như “tu dễ, mau đắc đạo, có người trợ giúp v.v…” chỉ là bịp bợm, lừa phỉnh những người nhẹ dạ, cả tin mà thôi.

Chúc bạn viên thành như ý nguyện!

TỔ TƯ VẤN

Ý kiến bạn đọc
13/01/201800:48
Khách
MUỐN BIẾT SỰ THẬT BÊN TRONG TÀ ĐẠO THANH HẢI XIN QUÝ VỊ HÃY TÌM NHỮNG MỤC DƯỚI ĐÂY. (Xin chân thành cám ơn)
1. (Dễ tìm nhất) Mở Google, tìm: "Mẹ chồng theo tà đạo Thanh Hải"
2. (Dễ tìm nhất) Mở GOOGLE hay YOUTUBE, tìm: "Ching Hai wedding 1997" hoặc "đám cưới bà Thanh Hải 1997"
3. (Dễ tìm nhất) Mở LINK này và đọc thêm những lời bình luận:vachtranthanhhai.wordpress.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 3803)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
30/08/2010(Xem: 8351)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4499)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5466)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6802)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4442)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4085)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5664)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5416)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]