Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Về pháp môn Quan Âm của của "vô thượng sư" Thanh Hải

07/11/201216:17(Xem: 7318)
02. Về pháp môn Quan Âm của của "vô thượng sư" Thanh Hải

HỎI:
Gia đình tôi theo Phật đã lâu. Sau khi tôi xuất gia thì cả gia đình mà nhất là mẹ tôi càng tu tập tinh tấn hơn. Mẹ tôi chọn pháp môn trì chú Đại bi, tụng kinh và lạy Phật rất siêng năng khiến tôi vô cùng hoan hỷ. Thế nhưng thời gian sau, tình cờ tôi về nhà thấy cuốn “Thanh Hải vô thượng sư” ở bàn kinh. Tôi hỏi thì mẹ lng tránh chỉ trả lời qua quýt rằng đọc cho biết. Nhưng người chị cho hay là mẹ đã không trì chú, tụng kinh và lạy Phật như trước nữa mà ngồi thiền theo pháp môn Quán Âm của bà Thanh Hải. Xin Tổ Tư vấn cho biết khái lược về đạo của bà "Thanh Hải vô thượng sư” này, đồng thời chỉ cho tôi biết nên làm cách nào để đưa mẹ trở về với Chánh pháp.(T.N, chùa Long Nguyên, Tôn Đản, Q.4, TP.HCM)

ĐÁP: Bạn T.N thân mến!

Hiện tượng một số Phật tử xu hướng theo pháp môn của “vô thượng sư” Thanh Hải đã lắng xuống trong những năm gần đây nhờ nỗ lực biện chính, xiển dương Chánh pháp của chư tôn đức và những cư sĩ tín tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một số Phật tử bị khuyến dụ theo pháp môn này, nhất là những người quá ham tu mà nhận thức về Phật pháp còn sơ sài, yếu kém. Đây cũng là điều mà hàng Phật tử chúng ta phải hết sức lưu ý và cảnh giác trước những giáo phái mượn danh nghĩa Phật, Bồ tát (như pháp môn Quán Âm của bà Thanh Hải chẳng hạn) nhưng không phải Chánh pháp của Như Lai.

Về đạo (tức pháp môn Quán Âm) của bà “Thanh Hải vô thượng sư”, theo Hội quốc tế Thanh Hải Vô thượng sư (hội này do Thanh Hải và các môn đồ lập ra) thì bà Thanh Hải được Đại sư Khuda Ji đã 450 tuổi ở trên Hy Mã Lạp Sơn truyền cho lực lượng tâm linh tối thượng, tinh hoa của tâm ấn và pháp môn Quán Âm, phương pháp thiền định cổ xưa về ánh sáng và âm thanh nội tại. Sau khi “đắc đạo”, Thanh Hải đi truyền bá pháp môn này khắp nơi…

Theo Thanh Hải, pháp môn Quán Âm là phương pháp thiền định về ánh sáng và âm thanh nội tại. Quán Âm có nghĩa là quán sát chấn động lực của âm thanh bên trong. Chính nhờ ánh sáng bên trong và âm thanh nội tại mà giao tiếp được với Thượng đế. Thanh Hải giảng giải: Sau khi nghe được âm thanh này toàn thể con người chúng ta sẽ biến đổi, quan niệm về cuộc sống chúng ta được cải tiến để trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta cần thấy được ánh sáng bên trong, cần nghe được âm thanh bên trong, bởi vì đó là lòng từ bi cao đẳng nhất. Chúng ta càng câu thông với ánh sáng và âm thanh này thì chúng ta càng có lòng từ bi…Chúng ta tiếp xúc với Thánh linh này, vốn là một hiện thân của ánh sáng và chấn động lực thiêng liêng, và bằng cách đó, chúng ta biết được Thượng đế. Thật vậy, đây không hẳn là một phương pháp, mà là lực lượng của minh sư. Nếu quý vị có lực lượng này thì có thể truyền được lực lượng đó. Đây là một pháp môn siêu nghiệm, không thể giải thích bằng ngôn ngữ của chúng ta được…

Và mọi người đều có “Thượng đế bên trong”, bí quyết để câu thông cùng Thượng đế ấy, qua đó đạt giác ngộ vô cùng đơn giản: Giữ ngũ giới, hàng ngày tọa thiền. Giữ giới và thiền như thế tức là tu tập pháp môn Quán Âm, tập cho đến khi nghe và thấy được… âm thanh Thiên đàng và ánh sáng Thiên đàng là đắc đạo…

Đối với những người hiểu biết về Phật pháp chưa sâu sẽ dễ dàng bị choáng ngợp trước sự hấp dẫn “dễ chứng” của pháp môn này. Thực ra, pháp tu này mang nặng sắc thái thần bí (không phải siêu nghiệm), nhất là về “lực lượng của minh sư” tức năng lực tâm linh vô biên mà vị thầy có được, và từ đó, truyền tâm ấn hay hướng dẫn của sư phụ trở nên tối quan trọng (có thể truyền tâm ấn từ xa). Cũng từ đây, yếu tố quyền năng xuất hiện “Lúc thọ tâm ấn, tất cả những nghiệp chướng trong quá khứ của đệ tử đều được tiêu trừ” (Bí quyết tức khắc khai ngộ hiện đời giải thoát, 1994, Nxb: Hội Thiền định Quốc tế Thanh Hải Vô thượng sư, ROC). Và Thanh Hải còn khoác lác rằng “nếu giữ giới không rõ ràng, không có đạo đức, sư phụ sẽ thâu về một phần lực lượng vì sư phụ có thể điều khiển được lực lượng này”.

Rõ ràng dù có hơi hướng Phật giáo qua việc cổ xúy ăn chay, giữ năm giới, tọa thiền, tên pháp môn là Quán Âm nhưng đi sâu vào nội dung tu tập, pháp môn của bà Thanh Hải bộc lộ nhiều tà kiến, phi nhân quả, phi Chánh pháp. Nguy hiểm hơn, pháp môn ấy dần dần trói buộc người thực hành vào thế lực của sư phụ (nếu không phụng mạng thì sẽ bị rút lui “công lực”, mất khả năng và cơ hội “đắc đạo”). Đó là chưa kể việc ngồi thiền với dụng tâm cố gắng để “thấy được ánh sáng bên trong, nghe được âm thanh bên trong” nhằm “câu thông với Thượng đế” là mảnh đất màu mỡ, cơ hội vàng cho vọng tưởng tham ái tung hoành, điều này hoàn toàn xa lạ với thiền định Phật giáo là vô trụ, xả, vô sở đắc.

Do vậy, để đưa mẹ của bạn trở về Chánh pháp, cần phải chỉ cho mẹ của bạn biết rằng không thể giác ngộ mau chóng nhờ tu tập theo “pháp môn Quán Âm” này được. Vì không ai có thể giúp mình giác ngộ được cả mà “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”; tin sâu nhân quả bởi không người nào có thể chuyển nghiệp thay thế cho mình; giác ngộ từng phần chính là tỉnh thức, chuyển hóa ba nghiệp thân miệng ý trở nên thiện lành trong hiện tại; hướng nội nhưng với tâm tỉnh lặng, không mong cầu, xả ly toàn bộ tham ái (kể cả mong ước đắc đạo) và thực hành Chánh pháp trên nền tảng Bát Thánh đạo. Hãy cảnh giác với tất cả những dụ dẫn như “tu dễ, mau đắc đạo, có người trợ giúp v.v…” chỉ là bịp bợm, lừa phỉnh những người nhẹ dạ, cả tin mà thôi.

Chúc bạn viên thành như ý nguyện!

TỔ TƯ VẤN

Ý kiến bạn đọc
13/01/201800:48
Khách
MUỐN BIẾT SỰ THẬT BÊN TRONG TÀ ĐẠO THANH HẢI XIN QUÝ VỊ HÃY TÌM NHỮNG MỤC DƯỚI ĐÂY. (Xin chân thành cám ơn)
1. (Dễ tìm nhất) Mở Google, tìm: "Mẹ chồng theo tà đạo Thanh Hải"
2. (Dễ tìm nhất) Mở GOOGLE hay YOUTUBE, tìm: "Ching Hai wedding 1997" hoặc "đám cưới bà Thanh Hải 1997"
3. (Dễ tìm nhất) Mở LINK này và đọc thêm những lời bình luận:vachtranthanhhai.wordpress.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2013(Xem: 9098)
Mấy năm gần đây, nhất là trong năm đánh dấu 50 năm pháp nạn Phật Giáo Việt Nam, 1963-2013, một hiện tượng xấu ác xảy ra khi một vài người chuyên môn ném hỏa mù vào biến cố lịch sử này bằng những bài viết tung lên các diễn đàn và gửi email đi khắp nơi. Mục đích của số người này là gây hoang mang, ngộ nhận, hiểu lầm về biến cố lịch sử pháp nạn 1963 để qua đó chạy tội cho chế độ nhà Ngô và chụp mũ Phật Giáo Việt Nam
02/07/2013(Xem: 5958)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 16318)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 16428)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 19104)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 29301)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6004)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5292)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5169)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 5832)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567