Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không chỉ là vấn đề cải đạo

07/11/201204:34(Xem: 4637)
Không chỉ là vấn đề cải đạo
lotusKHÔNG CHỈ LÀ VẤN ĐỀ CẢI ĐẠO
Lý Chơn Ngộ


Phải nhắc lại rằng: Đạo Phật là Đạo giác ngộ. Thế nên, khi nói đến vấn đề cải Đạo tín đồ Phật Giáo thì có hai khía cạnh cần quan tâm, đó là người đã theo đạo Phật có qui Y Tam bảo, giữ Ngũ giới sinh hoạt thường xuyên, có học hỏi giáo lý Phật Đà; hai là tín ngưỡng dân gian, thờ ông bà tổ tiên.

Vì sao tôi nói đến điều này, vì cần có 2 cách nhìn. Một là, Phật tử tự giác ngộ tìm đến Đạo Phật, là tìm cho mình ngọn đèn chân lý, dẫn dắt tu học đến bờ giải thoát. Giải thoát điều gì? Giải thoát luân hồi sinh tử, hiểu sâu nhân quả, nhận chân lẽ vô thường.

Hai là tín ngưỡng dân gian, vì dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời là thờ ông bà tổ tiên, một bình hoa, oản chuối chưa đủ gọi là Phật tử, mặc dù mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông.

Bấy lâu hình như ta hay bao gồm cả việc giác ngộ và nếp sống của tổ tông là người Phật tử. Cần phân biệt rõ ràng cải Đạo tín đồ trong đó gồm thành phần nào? Theo tôi có hai thành phần:

- Những người trong gia đình theo Đạo Phật khi lập gia đình thì theo chồng hoặc vợ bỏ Đạo hay theo Đạo khác.

- Hai là gia đình có ông bà, cha mẹ là Phật tử nhưng bản thân họ không qui y khi lập gia đình thì theo tôn giáo của chồng hoặc vợ.

Phải phân tích như vậy vì tôi muốn làm rõ vấn đề âm mưu cải Đạo tín đồ Phật giáo. Họ đang nhắm vào thành phần nào trong Đạo Phật, hay ở đây có sự nhầm lẫn giữa sự tranh thủ tín đồ.

Mà họ là ai? Là những người chưa biết gì về một chữ Đạo Phật hay châm ngôn của người Phật tử là giác ngộ giải thoát. Như vậy thì không thể gọi là cải Đạo, mà ta cần làm cho Đạo Phật tỏa sáng giúp họ hiểu biết và thu hút họ tìm cuộc sống thanh cao hơn trong Đạo Phật.

Chúng ta muốn thỉnh nguyện chư tôn giáo phẩm quan tâm đến vấn đề cải đạo, nhưng cần có những đề án, có lập luận rõ ràng. Theo đề xuất thì cần có nội dung, địa điểm, họ tên thật, sự việc thật.
Mà tôi nhận thấy phản hồi thì xa vời, lạc lõng với chủ đề chúng ta cần đề xuất quá. Chỉ là lời khen tặng hay vui mừng tôi thấy chưa đủ tập trung ý kiến.

Tôi xin nêu những suy nghĩ của mình cùng quí đạo hữu rồi cùng nhau trao đổi tìm ra hướng đi chung cho việc đề xuất lên lãnh đạo. Theo tôi nhận thấy không chỉ có vấn đề cải đạo tín đồ là quan trọng nhất, mà còn những vấn đề đã được nêu ra, cần nhắc lại như:

- Thiếu đoàn kết nội bộ, còn phân biệt tông môn hệ phái

- Sự lợi dưỡng ngày càng gia tăng, Tăng ni còn ngại khó, ngại khổ không dám về vùng sâu vùng xa nên ánh sáng Phật Pháp chưa lan tỏa

- Đạo Phật ở một số vùng ngày càng biến tướng thành mê tín, tà kiến, thiếu sự giác ngộ theo chân lý Đức Phật đã dạy (nhân quả, công bằng)

- Thế hệ tăng ni trẻ chưa có chỗ đứng trong giới lãnh đạo, chưa có tiếng nói riêng.

- Lễ hội còn hạn hẹp trong khuôn khổ, chưa đủ sức thu hút quần chúng.

- Vùng sâu vùng xa hoạt động chưa mạnh vì thiếu người hướng dẫn, vì tăng ni chưa học được ngôn ngữ đồng bào dân tộc ít người cho nên khó hoằng pháp, khó gần gũi, chính quyền vùng sâu vùng xa chưa hiểu được vai trò của đạo Phật trong việc giữ gìn độc lập và thống nhất của tổ quốc.

- Lớp trẻ không mấy mặn mà với Đạo Phật vì họ chỉ nhận thấy lễ nghi và thờ cúng không mang tính xã hội hóa.

- Phật tử các vùng miền tự cô lập mình chưa đoàn kết, chưa có mối liên hệ chung. Chính phật tử cũng phân biệt tông môn hệ phái thì lấy đâu sự đoàn kết, lấy đâu sức mạnh chung.

- Chùa to Phật lớn nhưng Phật tử đến chỉ chỉ để cầu nguyện van xin thiếu học hỏi giáo lý Phật Đà.

- Con vua lại làm vua còn (đệ tử của vị trụ trì về trụ trì tiếp) trong khi nhiều người có năng lực hơn thì ngồi chơi xơi nước.

Như vậy, cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây mới là vấn đề đáng quan tâm.

Lý Chơn Ngộ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3941)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 4131)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 5290)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4970)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 16039)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 5362)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10681)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 4023)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 4445)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4684)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]