Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân "ngày tàn của Phật giáo” góp ý thêm về chuyện cư sĩ nước ta

06/11/201215:58(Xem: 4487)
Nhân "ngày tàn của Phật giáo” góp ý thêm về chuyện cư sĩ nước ta
canhdep_8NHÂN "NGÀY TÀN CỦA PHẬT GIÁO"
GÓP Ý THÊM VỀ CHUYỆN CƯ SĨ NƯỚC TA

Nguyễn Kha

Bài điểm sách “Kế hoạch về ngày tàn của Phật giáo” (Planning the demise of Buddhism) của tác giả Allen Carr được phổ biến trên LankaWeb.com, và sau đó được Việt dịch lại trên một số trang Web Phật giáo trong tháng Bảy vừa qua, đã làm cho một số Phật tử … giật mình ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì nội dung của bài điểm sách này nhằm cảnh báo về một kế hoạch tinh xảo và hiệu quả của các nhóm Tin Lành tây phương, đặc biệt là tổ chức Asia Harvest(Mùa gặt Á châu)[1] có trụ sở tại Mỹ, đang tìm cách “cải đạo” Phật tử ở các nước Á châu mà Việt Nam, với hơn 10 triệu Phật tử và gần 50 triệu người chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo, là một trong 7 quốc gia đối tượng bị nằm trong tầm nhắm của họ.

Sau đó, ông Trần Chung Ngọc ở nước ngoài đã có bài phân tích hiện tượng “cải đạo” này. Đặc biệt, lại có ông Minh Ngọc ở trong nước phản hồi bài viết nầy của Allen Carr bằng một cách tiếp cận rất khoa học là “xét người thì cũng nên ngẫm lại ta” để mô tả những ““hạn chế và yếu kém”của Phật giáo Việt Nam hiện nay, khiến chúng ta trở thành đối tượng “cải đạo” hấp dẫn của các nhóm Tin Lành. Ông liệt kê bốn lãnh vực bất cập:

- Hoằng pháp: Không thu hút giới trẻ, chùa chiền thưa thớt xuống cấp, tu sĩ quá ít, Phật sự tẻ nhạt đìu hiu.
- Tác phong tu sĩ: Trên tay phì phèo điếu thuốc, quá thân mật với nữ Phật tử, phát ngôn linh tinh, xuyên tạc chính trị.
- Hình ảnh ngôi chùa:Nhà chùa là cơ sở kinh doanh, nơi buôn thần bán thánh mê tín dị đoan.
- Gia đình Phật tử: Quá yếu về số lượng và chất lượng. Cả miền Bắc không có nổi một đơn vị.

Rõ ràng là ông còn có thể kể thêm nhiều lãnh vực nữa. Cũng rõ ràng là bất kỳ một Phật tử nào cũng có thể nối tiếp ông để kể ra hàng trăm chứng cớ khác, hàng chục lãnh vực khác về tình trạng yếu kém của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, có lẽ vì khuôn khổ giới hạn của bài viết nên không thấy ông đề cập đến điều quan trọng nhất là nguyên nhân nào khiến xảy ra tình trạng này, dù cả nôi dung và văn phong đều bộc lộ một cách khẩn thiết mối quan tâm to lớn của tác giả. Nhưng điều tôi đồng cảm nhất, do đó chia sẻ hoàn toàn, với tác giả là ông không viết vì muốn tranh đua giành giựt tín đồ với thiên hạ (đạo Phật làm gì có truyền thống đó !) mà vì, nhìn vào bức tranh nhếch nhác của Giáo hội hiện nay, ông đã vì chính Giáo hội đó mà lo âu cho tiền đồ của Phật giáo Việt Nam.

Thật ra, đi tìm nguyên nhân của tình trạng “hạn chế và yếu kém, … tẻ nhạt và đìu hiu” hiện nay của Phật giáo Việt Nam là một chuyện vừa dễ vừa khó. Dễ vì có quá nhiều nguyên nhân nhìn đâu cũng thấy, và khó cũng vì có… quá nhiều nguyên nhân không biết phải bắt đầu từ đâu! Cho bài viết ngắn này, người viết xin chọn một nguyên nhân mà ai cũng đồng ý, ai cũng thấy rõ, và đã được nêu lên nhiều lần: Đó là sự vắng mặt khó hiểu của một tập thể Cư sĩ trong lòng giáo hội.

Trước hết, theo số liệu của Giáo hội và chính phủ, hiện nay nước ta có khoảng 17.000 ngôi chùa, tự viện, tịnh thất, niệm Phật đường, cơ sở Phật giáo (như Viện nghiên cứu, Câu lạc bộ, Cơ quan truyền thông, tổ chức từ thiện, …). Cứ cho là mỗi đơn vị như thế trung bình có 10 nam nữ cư sĩ, những Phật tử thuộc mọi thành phần và đẳng cấp xã hội, sống chết với đạo, không gọi cũng đến, không bảo cũng làm.Như vậy, chúng ta có một lực lượng hộ pháp khoảng 170.000 cư sĩ. Gấp 3 lần số Tăng Ni, và bằng 1/60 số lượng Phật tử cả nước (nghĩa là cứ 60 Phật tử thì có một cư sĩ, một tỷ lệ có thể tạm chấp nhận được về mặt thống kê cho trường hợp nước ta ).[2]

Nhưng 17 vạn cư sĩ đó không phải là một “tập thể”. Họ hiện diện trong cuộc sống của Phật giáo Việt Nam như một trong “tứ chúng” truyền thống, mang tính cộng sinh đặc thù của Phật giáo hơn là một thành phần có tính vận động và được đoàn ngũ hóa (chặt hay lỏng) trong cơ cấu Giáo hội, dù Giáo hội có hẳn một ban bệ nhân danh họ. Tuyệt đại đa số đến chùa làm Phật sự, nhiệt tình hoạt động trong các công tác nghi lễ hay từ thiện xã hội, tham gia hội thảo và viết những công trình nghiên cứu, … là vì ngôi chùa đó, vì đạo hạnh cá nhân vị Tăng Ni trú trì đó, vì bản chất sinh hoạt đó chứ không phải là kết quả của một chánh sách nhân dụng quy mô của Giáo hội. Tại vì không có giáo hội thì họ cũng xả thân làm Phật sự thôi.

Cho rõ hơn và công bằng hơn, vì Giáo hội không phải là một Tăng đoàn theo nghĩa nguyên thủy thời Đức Phật nên sự tham dự của Cư sĩ trong Giáo hội thời nay không bị ràng buộc bởi những giới hạn theo Phật chế ngày xưa, do đó hiện nay không phải không có thành phần cư sĩ trong cơ cấu hành chánh cũng như trong hoạt động chính thức của Giáo hội. Nhưng tuyệt đại thiểu số này[3] có đủ tính đại diện tương xứng với số lượng và phẩm chất của 17 vạn cư sĩ toàn quốc không, có được tham giavào quy trình quyết định chính sách và triển khai kế hoạch không, tiếng nói có trọng lượng trong những vấn đề to lớn liên hệ đến sinh mệnh của Phật giáo Việt Nam không. Hay chỉ được quyền “y giáo phụng hành” trong các sinh hoạt cờ quạt xênh xang nặng tính hình thức.

Chúng ta thử xét ba lý do thường được nhắc đến để “biện hộ” cho tình trạng khiếm diện này của tập thể Cư sĩ:

Thứ nhất,Truyền thống Phật giáo Việt Nam là như thế- Lịch sử Phật giáo Việt Nam có một số giai đoạn lịch sử là như thế thật, nhưng truyền thống Phật giáo Việt Nam thì không, nội dung giáo lý của Đức Phật và chư Tổ lại càng không. Xa xưa, xin hỏi cụ Tuệ Trung Thượng Sĩ. Gần hơn, xin hỏi cụ Lê Đình Thám hay cụ Thiều Chửu trong phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 30 của thế kỷ trước. Gần hơn nữa, xin hỏi những Cư sĩ tóc đã muối tiêu của cả một thế hệ 1963-1966 tại miền Nam thì rõ. Vả lại, ngay cả có một truyền thống như thế chăng nữa, thì trong ba tạng kinh điển, có điều nào cấm chúng ta từ bỏ một truyền thống đã lỗi thời, phi chánh pháp và gây nhiều bất cập không?

Thứ nhì, Nhà nước không muốn sự hiện diện của một tập hợp quần chúng đông đảo và có tính tổ chức như thế- Điều này chỉ đúng một nửa. Cấu trúc chính trị và vận hành xã hội của nước ta thật sự là chưa phù hợp cho sự hình thành một tập hợp Cư sĩ quy mô như thế, và vì vậy mà chúng ta đã bị động hòa nhập vào cuộc sống như nó đang là. Nhưng “chưa” bây giờ không có nghĩa là “không” trong tương lai. Những đột phá và khai mở về mặt chính sách, kể cả chính sách tôn giáo nói chung và đối với Phật giáo nói riêng của chính phủ, trong tiến trình phát triển đất nước để hội nhập vào cộng đồng thế giới trong thập niên vừa qua, đã cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam đang chủ động cỡi lên một xu thế chính trị - kinh tế sẽ làm thay đổi cấu trúc xã hội nước ta, trong đó một xã hội dân sự chắc chắn sẽ thành hình, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức dân sự. “Đồng hành với dân tộc”, trong trường hợp này, có nghĩa là ngay từ bây giờ Phật giáo Việt Nam đã phải chuẩn bị để chững chạc hiện diện trong xã hội dân sự đó, mà bước đầu là thai nghén một tập hợp cư sĩ đúng nghĩa, từng bước triển khai và kiện toàn nó theo với và cùng với tiến độ tăng trưởng của xã hội dân sự đang từng ngày hiển thị trong xã hội hôm nay.

Thứ ba, Bản thân những Cư sĩ Việt Nam không muốn hình thành một “tập thể” cho chính mình- Điều này cũng chỉ đúng một nửa! Vì những điều kiện chủ quan và khách quan ngoài tầm với của Cư sĩ, sau quá nhiều năm sống như một bóng mờ trong sinh hoạt nhà chùa, sau quá nhiều năm khép nép núp sau những bộ tăng bào, thật khó cho người Cư sĩ, và cả cấp lãnh đạo Giáo hội, thoát ra khỏi một ý thức, một tập quán thật lạ lùng: Giáo hội như một cái ghế một chân, và chỉ một chân là đủ rồi!Làm sao người Cư sĩ có thể khẳng định chính mình và đứng lên “đòi” một vị trí (nghĩa là một bổn phận, một trách nhiệm, một chương trình hành động) khi mà ở miền Bắc, hơn nửa thế kỷ; và ở miền Nam, hơn 30 năm, lao đao lận đận trôi bồng bềnh làm thân phận “ông phổng đá”. Tâm lý, và do đó ý thức, tự xóa mình để tự thủ tiêu đó rất dễ hiểu và dễ thông cảm. Giáo hội không muốn, hoàn cảnh không cho, gặp thời thế, thế thời phải thế.Nhưng đó mới chỉ mới là một nửa, nửa kia như đốm lửa hồng âm ỉ nhưng nóng hổi dưới đám tro. Nửa kia là ý thức trách nhiệm, là lương tâm làm người con Phật, là chức năng hộ pháp phên dậu của Giáo hội, là vai trò “đại sứ” của Đức Phật ngoài cổng chùa và trong cuộc đời… thì vẫn còn đó, huân tập từ những ngày đầu tiên bước đến cổng chùa. Đó chính là “nửa” đã làm cho tập thể Cư sĩ dai dẳng tồn tại để làm đóa sen hồng chìm dưới vũng bùn đợi ngày hồi sinh.

Đến đây, một vấn đề phải được đặt ra là tại sao Giáo hội nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung, lại cần có một tập thể Cư sĩ quy mô? Chúng ta có thể liệt kê rất nhiều lý do, nhưng ở đây tôi lại chỉ xin đề cập đến vài lý do trong lãnh vực sử dụng nhân lực (human resource) của khoa quản lý mà thôi:

Thứ nhấttổng hợp hiệu quả nguồn nhân lực. Thời đại biến thiên với tốc độ vũ bão, xã hội thay đổi từng ngày trong một thế giới đầy biến động. Không một cá nhân Thầy nào, hay thậm chí cả một đoàn thể Tăng già thanh tịnh nào, lại đủ tri thức và đủ năng lực để một mình quản lý được mọi lãnh vực sinh hoạt của một tổ chức phức tạp như Giáo hội trong một đất nước cũng phức tạp không kém như Việt Nam. Có tổng hợp và huy động được toàn lực tứ chúng may ra mới theo kịp thời đại và đồng hành cùng (chứ không phải lẽo đẽo theo sau) dân tộc. Cứ nhìn các giáo hội Công giáo và Tin Lành [4], cứ nhìn một công ty đa quốc gia, cứ nhìn một bộ trong chính phủ thì sẽ thấy tính tổng hợp trong chính sách nhân dụng của họ là đa nguồn và đa năng như thế nào. Tại các nước Tây phương, nhất là tại Mỹ, một trong những lý do chính khiến Phật giáo khởi sắc là nhờ họ có những “giáo hội” nhẹ nhàng đơn giản, các Thầy chỉ đóng vai trò biểu tượng đạo hạnh và hướng đạo tâm linh, còn hoạch định, triển khai và điều hành tất cả các kế hoạch tu học và hoằng dương hầu hết đều do tập thể cư sĩ đảm nhiệm. Trong khi đó thì sinh hoạt của Giáo hội ta, vì trong cơ cấu hầu như chỉ có quý Thầy mà thôi, thì đơn điệu, nghèo nàn, lạc hậu và trì trệ chỉ vì giai tầng lãnh đạo được thiết kế để nắm hết mọi khâu quản lý. Trừ ra, nói như một Thầy lãnh đạo trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI về vấn đề tu chỉnh hiến chương rằng “tất cả đều tốt rồi, cần gì phải thay đổi”, thì không còn gì phải bàn thêm nữa!

Thứ nhì phân bố hợp lý nguồn nhân lực. Quý Thầy được đào tạo và sau đó chỉ hành hoạt như một “chuyên gia” về các vấn đề tâm linh. Tu và hành Phật pháp. Quý Thầy không phảilà chuyên gia quản lý, nhất là quản lý những lãnh vực “ô trọc”, vừa phức tạp vừa nhiều cạm bẫy của tam độc và bát phong của đời thường. Trong các lãnh vực này (hành chánh, tài chánh, nhân dụng, văn học nghệ thuật, thương mãi, y tế công cộng, công nghệ, ngân hàng, kinh doanh, truyền thông, quan hệ quốc tế, ngoại ngữ, tin học, giáo dục, …) quý Thầy làm sao “giỏi” bằng các Cư sĩ được huấn luyện bài bản và nhiều kinh nghiệm hành nghề được. Vả lại, ngay cả quý Thầy có giỏi hơn chăng nữa, thì đó cũng là những lãnh vực chỉ làm cản trở con đường tu học của quý Thầy mà thôi. Phật có dạy mỗi Tăng sĩ một ngày phải dành ra 30% thời gian để lo vấn đề quản lý chuyện đời không? Như vậy còn thời giờ đâu mà tu, vốn là mục đích tối thượng khi quý Thầy xuất gia. Có 17 vạn chuyên gia giỏi tay nghề mà quý Thầy không dùng lại bỏ đường tu để lăn xả vào đấy thì cũng lạ thật! Có vẻ như các Thầy phải chọn một trong hai con đường: hoặc làm nhà tu hànhhoặc làm nhà quản lý,không thể vẹn toàn cả hai được.

Thứ batrình hiện hình ảnh nguồn nhân lực như một khẳng định của Chánh pháp. Trong khoa học quản lý, đặc biệt trong lãnh vực… tiếp thị, ai cũng biết một trong nhiều yếu tố để thuyết phục khách hàng là chất lượng của sản phẩm. Mà “sản phẩm” trình hiện tiêu biểu của Phật pháp để làm tốt đạo đẹp đời chính là tứ chúng Phật tử. Họ là biểu hiện sinh động nhất để biết đâu là chánh pháp đâu là tà giáo. Trong tứ chúng, quý Thầy là một trong tam bảo, quần chúng chỉ đứng xa ước mơ không với tới được, như chiếc xe Rolls Royce 2 triệu Mỹ kim biệt lệ. Cũng trong tứ chúng, đông đảo đa phần trong 10 triệu quý Phật tử là người sơ cơ mới nhập đạo, đứng giữa hai ngưỡng cửa văn hóa mê tín và chánh pháp giải thoát, như chiếc xe Dream chập chùng di chuyển, chạy nhanh như xe hơi nhưng vẫn phải dãi nắng dầm mưa. Cả hai “sản phẩm” này, trước mắt quần chúng “khách hàng”, chưa tiêu biểu được tính phổ quát mà lại đặc thù của Phật giáo. Họ cần nhìn và đánh giá chiếc xe hơi Toyota Camry, họ cần nhìn và đánh giá tập thể Cư sĩ để làm một sự chọn lựa tâm linh cho bản thân họ, gia đình họ, dân tộc họ. Tập thể Cư sĩ là một tập thể rất đạo nhưng cũng rất đời, tương đối hoàn chỉnh trên cả hai mặt đạo lẫn đời. Nhìn họ tu tại gia hành tại chợ, ta biết được nội dung và hiệu quả của giáo pháp mà họ tu, ta biết được hướng đi và sức mạnh của giáo hội mà họ theo.

Trong phần trên, người viết đã cố gắng trình bày ba luận điểmđể giải hoặc tình trạng khiếm diện của tập thể Cư sĩ Việt Nam, cũng như nêu lên ba lý dođể biện giải cho sự cần thiết của tập thể này trong lòng Giáo hội. Để kết thúc, người viết chỉ có một ước mơ. Rằng 4 năm nữa, vào cuối năm 2012, tại đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, tập thể Cư sĩ sẽ có mặtít nhất là 30%trong cơ cấu Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ lãnh đạo trung ương đến lãnh đạo cơ sở. Có mặt một cách có thực chất, có quyền lực, có trách nhiệm để cùng với quý Thầy Cô chung sức phát triển một cách đúng hướng và bền vững lâu đài Phật giáo Việt Nam.

Nếu được như vậy, lúc đó, Phật tử và Giáo hội sẽ có thể mỉm cười an lạc trước hàng trăm “Kế hoạch cho Ngày tàn của Phật giáo” đến từ bất kỳ nguồn thế quyền hay giáo quyền nào. Nhưng đó là chuyện phụ, chuyện chính là sự hiện diện của một tập thể Cư sĩ trong lòng Giáo hội sẽ không những khẳng định được Phật giáo đồng hành với dân tộc, mà còn chứng tỏ lãnh đạo Phật giáo có viễn kiến, đi trước cả dân tộc trong lãnh vực thiết kế và quản lý thành công được một mô thức nhân dụng đa nguồn.

Nguyễn Kha, 8/2008

Ghi chú:

(1) Asia Harvest [http://www.asiaharvest.org/] là một hội thánh Tin Lành liên phái, hoạt động tại nhiều nước Á châu với mục đích truyền đạo đến các sắc dân thiểu số. Hội thánh này hợp tác với cấp lãnh đạo Tin Lành địa phương, giúp họ gia tăng lượng tín đồ trong các sắc dân “lạc lối”. Địa bàn hoạt động của Asia Harvest bao gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Myanmar, Nepal, Bhutan và Bắc Ấn. Hiện nay, có vào khoảng 1,000 cộng đồng dân tộc thiểu số là đối tượng truyền đạo và cải đạo trong 7 quốc gia nầy. Asia Harvest có trụ sở trung ương tại thành phố Bradenton, tiểu bang Florida, Mỹ, và văn phòng đại diện tại 6 nước Úc, New Zealand, Anh, Đức, Singapore và Malaysia. Tại Việt Nam, trong năm 2008, Asia Harvest đang tiến hành công tác dịch và in đại trà bản Kinh Thánh bằng tiếng Hmong để phân phát cho cộng đồng này trong quá trình truyền đạo.

(2) Con số do chúng tôi phỏng đoán một cách không được khoa học lắm vì không biết Giáo hội đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để xác định số lượng cư sĩ toàn quốc chưa. Nếu có, xin Giáo hội công bố để Phật tử có dữ liệu làm việc.

(3) Hiện nay, hình như có 4 cư sĩ trong tổng số hơn 170 thành viên của Hội đồng Trị sự Trung ương của Giáo hội. Tỷ lệ là 2.3%. Còn tỷ số trung bình ở các cơ sở địa phương thì không biết được.

(4) Tại Mỹ, các nhà thờ và “giáo phận” Tin Lành đều do các Tín hữu thành lập và điều hành. Các Mục sư được “mời” đến theo một khế ước để lo phần tâm linh và chỉ phần tâm linh mà thôi. Ban điều hành do cộng đồng tín hữu địa phương bầu lên, có quyền duy trì hay truất nhiệm một Mục sư tùy khả năng và đạo đức của vị Mục sư này. Đây có lẽ không phải là một mô thức tốt cho Phật giáo Việt Nam, người viết chỉ nêu lên như một minh họa để nhấn mạnh về vai trò của “Cư sĩ” trong một cộng đồng tôn giáo.

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Ngô Đôn Uy - TP. Hồ Chí Minh (ngodonuy...@gmail.com)

Thưa Quý Thầy!

Tôi tên Ngô Đôn Uy. Tôi từ nhỏ đã có Pháp danh, hay đi chùa ở Kiên Giang. Sau này lớn lên tôi sống TP.HCM, tôi rất ít đi chùa vì tìm không được chùa nào tu cho đúng nghĩa, thanh tịnh và sống hết lòng vì đạo pháp và chúng sinh. Tôi bước vào chùa, mắt tôi chỉ nhìn thẳng vào tượng Phật, lễ Phật rồi về ngay chứ không dám nhìn thấy cảnh sinh hoạt trong chùa. Nhiều khi phát ngôn ra mà mình mang cái tội. Thế là tôi không đi chùa nữa.

Tôi nghĩ "ngày tàn Phật giáo" nằm ngay trong gia đình của chúng ta chứ không đi đâu xa cả. Vì sao, trong một gia đình có nhiều người theo nhiều đạo khác nhau. Tại sao các thành viên trong gia đình thấy cái tốt của đạo khác mà ko học theo "vì tôn giáo nào cũng dạy điều tốt cả" nhưng ai dạy tốt hơn thì theo học thôi. Đó là quy luật tự nhiên.

Tôi đọc rất nhiều bài góp ý trong mục "ngày tàn Phật giáo, cải đạo sang Kitô giáo, và Phật giáo Nhật Bản ..." Bản thân tôi cũng muốn góp vài suy nghĩ tâm tư nhưng chúng ta cứ loay hoay nhau trên diễn đàn bàn nhiều vấn đề. Điều này rất quý, rất tốt.

Trước hết, tôi muốn Ban biên tập trang Website này, Quý Thầy hãy tổng hợp các bài góp ý lại gởi trực tiếp đến GH Phật Giáo VN. Muốn làm tốt điều gì thì phải bộ máy từ trung ương, tỉnh thành đến địa phương sau cùng, cũng giống như" Ông bà tốt, cha mẹ tốt thì con cái ắt hẳn sẽ tốt theo".

Tôi rất muốn nghe Đức Pháp Chủ GHPGVN trả lời cho toàn thể Phật tử VN về những vấn đề góp ý của Phật giáo VN hiện nay để từ đó hơn 10 triệu người con của Phật sẽ bổ sung thêm ý kiến cho GHPG ngày càng hưng thịnh hơn. Xin chúc sức khoẻ. Xin chào Quý Thầy.

Vũ Hồng Hoa - TT. Huế (honghoav...@hotmail.com)

Tôi nhất trí với tác giả Nguyễn Kha rằng không có lực lượng cư sĩ mạnh thì Giáo hội nói riêng và Phật giáo Việt Nam không thể đứng vững và phát triển bền vững được. Cứ tạm coi cư sĩ là các Phật tử thông hiểu giáo lý, dành nhiều thời gian cho phát triển Phật pháp. Vậy thì lực lượng cư sĩ đó có đóng góp gì cho Giáo hội và Phật giáo?

- Họ là những người hoằng pháp tốt nhất, vì họ có ưu thế thâm nhập sâu rộng vào các tầng lớp xã hội, liên hệ trực tiếp với xã hội. Họ có thể hoằng pháp bằng tư cách đạo đức, lối sống, hoằng pháp bằng việc chia sẻ Phật pháp, cung cấp thông tin, văn hóa phẩm, cứu trợ người khác.

- Họ là những người có chuyên môn, khả năng trên nhiều lĩnh vực cần cho Giáo hội và Phật giáo. Là nhà chính trị, họ tạo điều kiện, môi trường, thuận duyên, giúp xây dựng chiến lược phát triển Phật giáo. Là doanh nhân, họ đóng góp tịnh tài, tài trợ cho hoạt động Phật sự, khả năng quản lý, điều hành, tổ chức của giáo hội. Là giáo sư, giáo viên, họ nghiên cứu Phật pháp, giảng dạy Phật pháp và đóng góp ý kiến cho Phật sự. Là Văn nghệ sĩ, họ sáng tác, biểu diễn và truyền bá văn hóa Phật giáo, thu hút mọi người. Là thanh thiếu niên, họ tiếp nối truyền thống, duy trì và mang lại sức sống mới cho Phật giáo.... Các giới đều có những tiềm năng to lớn đóng góp cho Phật giáo.

Thế thì Giáo hội đã thấy tiềm năng to lớn ở lực lượng cư sĩ chưa, và đã có biện pháp gì để tận dụng và phát huy tiềm năng to lớn ở cư sĩ?

Đáng tiếc câu trả lời là chưa. Giáo hội vẫn như một ốc đảo của quý thầy, nhưng đó không phải là ốc đảo của sự hội tụ và năng lực tâm linh. Đó chỉ là ốc đảo của hành chính rời rạc, lỏng lẻo. Đó chỉ là ốc đảo của hình thức ban bệ.

Giáo hội chưa có một hướng đi, một chiến lược rõ ràng cho việc huy động sức mạnh của cư sĩ cho tiền đồ Phật giáo. Người tài phải được trọng dụng. Theo tôi, không sớm thì muộn, nếu không muốn bị tụt hậu, đào thải hoặc bỏ rơi, Giáo hội nên có những giải pháp cụ thể. Dưới đây là một số gợi ý:

- Nên thành lập một Hội đồng tư vấn, với các ban tương ứng với các ban của Giáo hội. Hội đồng này tập hợp các cư sĩ và không cư sĩ, có khả năng tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của Giáo hội. Hội đồng này sẽ làm việc trực tiếp với các ban ngành của Giáo hội, và do văn phòng Giáo hội hỗ trợ hoạt động.

- Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt của Phật tử, không đặt nặng vào tổ chức, mà đặt nặng vào hình thức sinh hoạt, khả năng kết nối.

(phattuvietnam.net)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2020(Xem: 5942)
Đạo Phật do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại Ấn Độ cách đây hơn 25 thế kỷ, đã đứng vững và tiếp tục lớn mạnh như một ngọn đuốc quang minh để soi đường dẫn bước cho nhân loại trên hành trình giải thoát giác ngô. Đạo Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Theo thống kê mới đây, số lượng Phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng từ 1.2 tỉ đến 1.6 tỉ, gần bằng số lượng tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo (gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính thống giáo), các học giả xem Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Thực tế của nó đã có lịch sử nổi bật nhất ở Đông và Đông Nam Á, hiện nay hương từ bi trí tuệ đạo Phật đã tỏa sáng khắp các quốc gia Âu, Mỹ và châu Phi. Nhiều tư tưởng và triết lý Phật giáo có những điểm tương đồng với các tôn giáo khác.
13/02/2020(Xem: 12634)
Ngày 14 tháng 8, năm 1992 Cố Lão Hòa Thượng khai thị tại Vạn Phật Thánh Thành về hai chứng bệnh vô phương cứu chữa, bịnh AIDS, một loại bịnh chỉ nghe tiếng đã khiến người ta kinh khiếp, và một chứng bịnh mới càng kinh kiếp hơn, đó là bịnh Tân Viêm Phế, chứng sưng phổi loại mới. Hai ngày sau tại Kim Luân Thánh Tự ở Los Angeles; Ngài, một lần nữa, lớn tiếng kêu gọi nhân dân thế giới hãy mau thức tỉnh về đại họa đang đe dọa toàn nhân loại mà cùng phát đại bi tâm trì tụng Chú Đại Bi và Chú Lăng Nghiêm để tránh tai họa này và giữ gìn hòa bình thế giới.)
07/02/2020(Xem: 4062)
Chuyện cúng "Dương Sao Giải Hạn" vào thời đại văn minh này, ở Việt Nam và ngay cả người Việt ở một số các ngôi Chùa ở hải ngoại nữa, trong khi các nước Tây Phương đang có kế hoạch chuẩn bị di dân lên Hoả Tinh để sinh sống vào khoảng độ năm 2030-2050 tới đây, thì, đối với các nước chậm tiến như Việt Nam, Trung Quốc, chuyện cúng kiến đó vẫn còn khá hấp dẫn. Có thể nói là hấp dẫn tương tự như chuyện của "Ngàn Lẻ Một Đêm", tuy nhiên, có khác chăng thì một chuyện từ Trung Đông, xứ Babylon và một chuyện xuất phát từ một nước chuyên chế tác những điều mê tín và chế tác hàng giả, nhại theo nguyên tác từ sự phát minh của các nước văn minh, để miễn xin phép, nói nôm na là 'ăn cắp' bản quyền, đó là Trung Quốc. Và cái khác quan trọng hơn nữa là câu chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm chỉ tạo cảm giác hấp dẫn cho người nghe về trí tưởng tượng thôi, còn cái hấp dẫn của cái gọi là 'cúng dương sao giải hạn' của Trung Quốc (gốc của Lão Giáo) thì, đã không có ích lợi gì mà còn tốn hao tiền của, ô nhiễm môi trường,
05/02/2020(Xem: 3713)
Theo đó, vào chừng nửa đêm ngày 1-2, sư cô Tuệ Đức nghe tiếng khóc của trẻ, sau đó cùng người trong chùa đi kiểm tra thì phát hiện một cháu bé sơ sinh duới chân tượng Bồ-tát. Bên cạnh cháu bé có tã lót, hộp sữa bột, bình bú, chăn ấm và một bức thư có nội dung: “Tôi không có khả năng nuôi con, xin nhờ chùa nuôi giúp. Con tôi được 3 ngày tuổi”. Ngay sau đó sư cô Tuệ Đức đã bế cháu vào chùa và nhanh chóng báo sự việc cho sư cô trụ trì chùa, chăm sóc cháu bé, đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương.
04/02/2020(Xem: 3085)
Đất nước đang cố gắng vượt qua nhiều khó khăn do sự ỳ ạch gỡ rối với phong cách sai đâu sửa đó, chính vì vừa làm vừa học để rút kinh nghiệm mà làm chậm bước tiến, thay vì dẹp tính tự ái chủ nghĩa, học kinh nghiệm của đất nước tiên tiến không cùng ý thức hệ để thu ngắn thời gian. Mãi đến khi Liên Sô sụp đỗ, bắt đầu xét lại phương thức điều hành kinh tế xã hội dưới danh nghĩa “kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa”, trong khi Trung Quốc mạnh dạng bắt tay vào kinh tế thị trường với thế giới tư bản, Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, thì VN từ đó, phương cách điều hành có phần thông thoáng; các ban ngành đưa cán bộ xuất ngoại tiếp thu cái hay xứ người về bổ sung cho hệ thống điều hành chuyên môn, trong đó, việc giao lưu tôn giáo cũng được phát triển nhanh nhạy. Ki tô giáo thắt chặt quan hệ với tòa thánh Vatican để hợp thức hóa nhân sự theo hệ thống dọc.Riêng Phật giáo, thập niên 60 đã là thành viên của “Hội Phật giáo Liên hữu Thế giới” do cố
01/02/2020(Xem: 3838)
Xin một nén hương hướng về những người chết thảm bởi tay hung tàn ác nghiệp gây ra. Ông là ai mà giết người hàng loạt Ông là ai mà trốn chạy được đâu Cuộc đời ông sẽ dẫn đến khổ sầu Lưới nhân quả không bao giờ sai cả.
30/01/2020(Xem: 4410)
Hôm thứ Tư, ngày 29/01/2021, Cục Điều tra Liên bang (Federal Bureau of Investigation, FBI) đã đột kích một nhà thờ Los Angeles có trụ sở tại Philippines, bắt giữ ba vị lãnh đạo cơ sở tôn giáo này (Guia Cabactulan, 59 tuổi, Marissa Duenas, 41 tuổi và Amanda Estopare, 48 tuổi, là thành viên của Vương quốc Jesus Christ, KOJC) trong cuộc điều tra chống tội phạm buôn người. Các công tố viên cho biết trong suốt mấy thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo nhà thờ Kingdom of Jesus Christ đã lừa gạt biến tín đồ thành những người vận động gây quỹ và sắp xếp cho những người này kết hôn giả để có thể ở lại Hoa Kỳ. Theo Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ cho biết, trong vụ triệt phá gian lận di trú này, vào buổi sáng sớm ngày nêu trên, lãnh đạo nhà thờ bị bắt cùng với một người phụ trách tài chính và một người đảm trách việc tịch thu Hộ chiếu của các nạn nhân.
22/12/2019(Xem: 3993)
Phật Giáo có mặt ở Việt Nam trên 2000 năm, gắn liền với vận mạng thăng trầm của dân tộc, suốt từ thời Hùng Vương, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung, Hai Bà Trưng khởi nghĩa cho đến hôm nay. Câu tục ngữ : “đất Vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, cứ mỗi làng, thôn có một cái miếu và một ngôi chùa và nhà thơ Hồ Dzếnh đã viết: “Trang sử Phật, Đồng thời trang sử Việt, Trải bao độ hưng suy, Tuy có nguy mà chẳng mất”. Đặc biệt qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,... Phật Giáo phát triển đến đỉnh cao và nhiều tu sỹ đã trở thành Quốc Sư cho Vua, cố vấn và hoạch định các chương trình phát triển nước nhà như Khuông Việt, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,...Tình hình Phật Giáo hiện nay tại Việt Nam thì sao? Các báo cáo tổng kết cuối năm từ Trung Ương đến địa phương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đều ghi những nét son : Phật Giáo đang phát triển, có nhiều thành tịch vượt bậc hơn các năm trước, có nhiều đóng góp khởi sắcvà ảnh hưởng rất lớn đến xã hội....Chúng ta
05/12/2019(Xem: 4077)
Báo Tuổi Trẻ, thứ 7, 30/11/2019, đã có phản ứng với quy mô chưa từng có trong lịch sử hoạt động tờ báo về một vụ việc. Tựa bài chạy tít trên trang nhất lớn một cách kỷ lục “Đặt tên đường: cần thoáng!”, với việc thể hiện bảng tên đường Alexandre de Rhodes khéo léo và cũng lớn hiếm thấy trong một bức ảnh.
28/11/2019(Xem: 8443)
Tự do dân chủ nhân quyền song hành cùng với mậu dịch đầu tư kinh tế của xứ sở để duy trì trật tự và ổn định xã hội, như ánh sáng và không khí, không thể thiếu đối với mọi người sống trong không gian rộng mở của thế giới đang phát triển mọi mặt. Hồng Kông là cựu thuộc địa của Anh được trao trả cho Trung quốc năm 1997 mà người dân được bảo đảm các quyền tự do như:“một quốc gia, hai hệ thống” điều hành hầu duy trì và phát triển xứ sở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567