Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng Nói của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo

24/09/201204:42(Xem: 6140)
Tiếng Nói của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo
buddha
TIẾNG NÓI CỦA PHẬT PHÁP
& TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO


Nguyên Hiệp dịch


Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu.
Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ.

Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những kháiniệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tâythích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn nó bằng con mắt hiện đại, kết quả có thể làm tổn hại Phật giáo. Phật giáo có thể bị sáp hợp hay bị loại bỏ: không phải một cách cố ý, mà chỉ vì thế giới hiện đại thiếu khả năng hiểu và thực hành Phật pháp ở một tầm mức sâu.

Nhưng nguy cơ thậm chí còn lớn hơn điều này. Cách hiểu hiện đại về thực tại đang trở thành cái hiểu toàn cầu về thực tại. Nó đang biến đổi những nền văn hóa truyền thống, bao gồm những nền văn hóa mà ở đó giáo pháp Đức Phật đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm ý nghĩa trong đời sống. Nếu việc hiểu của chúng ta về Phật pháp phản ảnh những sự phát triển hiện đại này, thì một sự giảithích méo mó và hạn chế về giáo pháp có thể gây hiểu nhầm về những lời dạy chân thật của Đấng Giác ngộ. Nếu điều này xảy ra, Phật giáo có thể không còn nữa đối với loài người.

Văn hóa hiện đại là nguồn của công nghệ đáng kinh ngạc và của tri thức khoa học sâu sắc. Những thành tựu của nó, mà chúng ta thường chấp nhận không chút phân vân, đã giúp chúng ta từ khắp mọi nơi trên thế giới đến đây; chúng khiến cho hội nghị lớn này nghe được lời nói của tôi. Tuy nhiên nền văn hóa giống nhau này vô cùng hỗn loạn. Khắp mọi nơi, người ta đang trôi dạt không phương hướng giữa một đại dương mênh mông không đảm bảo và hỗn độn. Xung đột và đối kháng sâu sắc đe dọa nhấn chìm thế giới này trong tranh chấp. Những thế lực quyền lực tiêu cực tạo nên hiểm nguy cho tất cả loài người. Họ thậm chí đe dọa trái đất, nơi chúng ta nương náu, nơi chúng ta tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa đời sống.

Chính ở bên trong nền văn hóa này, với tất cả sự yếu kém, mâu thuẫn và gãy vỡ của nó, Phật giáo sẽ phải định hướng đi của mình. Hơn 2.500 năm qua, Phật pháp đã hướng dẫn nhiều người. Tuy nhiên bây giờ, Phật pháp đang sống ở một thế giới mới xa lạ, một thế giới mà nó nói một ngôn ngữ khác và nhìn thực tại bằng một cách thức khác. Trong bối cảnh mới này, Phật pháp sẽ phải học cách nói bằng một tiếng nói mới. Bằng cách nào đó, Phật pháp và xã hội hiện đại phải đi vào đối thoại.

Là những Phật tử thuần thành, tin chắc vào giá trị của Phật pháp ở nơi chính xã hội của chúng ta và đối với thế giới nói chung, chúng ta phải giúp Phật pháp tìm được tiếng nói mới này, để Phật pháp có thể tiếp xúc với thế giới hiện đại, làm cho thế giới lắng nghe theo những phương cách không làm méo mó giáo pháp. Nếu chúng ta quay lưng lại với những khuynh hướng đang định hình nên thế giới ngày nay, nếu chúng ta nói chuyện với những người thực hành Phật pháp khác bằng những phương thức cũ và bằng những ngôn ngữ cũ, chúng ta sẽ hoàn toàn không nói được với ai cả. Thế giới sẽ quay mặt với Phật pháp. Nếu chúng ta không thể tìm ra được một tiếng nói cho Phật pháp nghe lớn và rõ hơn, vượt lên trên sự ồn ào huyên náo của thế giới khích động này, khả năng để Phật pháp làm lợi ích tất cả loài người ở thời điểm này sẽ không bao giờ được thực hiện.

Thế giới hiện đại thưởng công những người nói lớn. Ngày nay cả ngàn tiếng nói hét vang lên từ mỗi góc phố, từ mỗi màn hình máy tính. Chúng luôn đưa ra điều mới tiếp theo. Sẽ là một nhầm lẫn khi cố hét át chúng, cạnh tranh sự chú ý nơi một đấu trường của giải trí và những quan tâm luôn thay đổi. Đức Phật khiển trách những lời nói vô bổ, khiển trách những lời nói đưa tinh thần con người rời xa những giá trị sâu sắc hơn. Sự cảnh báo này quan trọng hơn ngày hôm nay, khi mà thị trường đi theo chúng ta vào tận nhà và vào trong đầu của chúng ta, tràn lan và thâm nhập khắp mười phương. Nếu người thực hành Phật pháp bằng lòng sử dụng ngôn ngữ của thị trường, họ sẽ đưa ra một con đường tâm linh quá ư đơn giản được thiết định để làm cho người ta cảm thấy tốt cho họ, hơn là để chỉ một con đường giải thoát. Tất cả chúng ta biết những điều đó có thể kết thúc như thế nào, và những kết quả sẽ hết sức buồn chán như thế nào. Không… tiếng nói của Phật pháp cho thời hiện đại phải nói bằng một nhịp điệu và âm giọng khác. Nó phải thể hiện độ sâu và tầm nhìn rộng của lời dạy Đức Phật. Điều đó không bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Bây giờ nó càng khó khăn hơn bao giờ hết.

Tất nhiên, chúng ta không thể từ bỏ. Chúng ta phải nỗ lực hết mình. Ở đây tôi muốn tập trung vào một khía cạnh cụ thể của trách nhiệm này. Tại thời điểm quan trọng nơi lịch sử Phật pháp và lịch sử thế giới này, chúng ta phải nhằm đến việc trao tiếng nói cho Phật pháp bằng những ngôn ngữ của phương Tây, mà không đánh mất tinh thần và ý nghĩa của Phật pháp khi chúng ta làm như vậy.

Cho phép tôi nói điều này rõ hơn. Bây giờ và những năm đến, Phật giáo phải học nói tiếng Anh. Tại sao? Bởi vì tiếng Anh đang nhanh chóng trở thành ngôn ngữ chung của thế giới. Nhưng tiếng Anh chúng ta sử dụng bây giờ là ngôn ngữ của kinh doanh và thương mại, ngôn ngữ của giải trí và công nghệ, ngôn ngữ được thiết định để nói với chúng ta những cái mới của “cái mới tiếp theo”. Dạng tiếng Anh đó hoàn toàn không giúp hiểu được ý nghĩa đầy đủ giáo pháp thâm sâu của Đức Phật. Do vậy công việc sắp đến là lớn hơn trước đây chúng ta có thể tưởng tượng. Công việc chuyển dịch kinh Phật sang tiếng Anh đã được thực hiện hơn một thế kỷ, và nhiều việc đã được thực hiện. Nhưng bây giờ không chỉ cần có thêm những bản kinh được chuyển dịch, mà còn cần một giải pháp hoàn toàn mới. Nếu các bản dịch không chứa đựng được ý nghĩa đầy đủ của Phật pháp, có nghĩa chúng chưa được chuẩn bị đủ. Chúng ta phải mạnh dạn hơn. Chúng ta phải thực hiện mục đích là biến tiếng Anh thành một ngôn ngữ của Phật pháp.

Tại sao thực hiện công việc này là thực sự quan trọng? Tại sao tiếng Anh phải trở thành một ngôn ngữ của Phật pháp? Bởi vì những ngôn ngữ Phật pháp mà chúng phục vụ chúng ta qua hàng thế kỷ đang có nguy cơ biến mất. Có bao nhiêu người ngày hôm nay có thể đọc được tiếng Pāli? Có bao nhiêu người ngày hôm nay biết tiếng Sanskrit hay những ngôn ngữ khác của Phật giáo Đại thừa? Nếu chúng ta nhìn về trước thêm 20 hay 50 năm nữa, có bao nhiêu người còn biết đến những ngôn ngữ này? Sự hợp lý nội tại của một xã hội đang gia tăng tính toàn cầu đòi hỏi rằng dân chúng của thế giới phải nói cùng một ngôn ngữ. Nếu Phật pháp không thể tìm thấy tiếng nói của mình ở nơi ngôn ngữ đó, nếu nó không thể nói ngôn ngữ đó với đầy đủ thẩm quyền, tính chính xác và chiều sâu của nó, nó sẽ không có vị trí nơi nền văn hóa toàn cầu mới mẻ.

Một vài người có thể đáp lại rằng Phật pháp đã nói tiếng Anh rồi. Xét cho cùng, chúng ta ở đây, tập trung lại với nhau từ tất cả mọi nơi trên thế giới, chia sẻ quan điểm của chúng ta bằng tiếng Anh. Vậy không phải chúng ta có một ngữ vựng Phật pháp chung rồi sao? Chúng ta không phải đã có thể trình bày giáo pháp đến thế giới hiện đại rồi sao?

Có sự thật nơi lời khẳng định này. Những vị thầy lớn đang dần học cách trình bày giáo pháp bằng tiếng Anh, hay nói thông qua những người phiên dịch đã học sâu giáo pháp. Những người Tây phương cũng đang học và thực hành theo những con đường xưa, để họ có thể chia sẻ với người khác lợi ích của việc thực hành của họ. Và nếu những nỗ lực để tái thiết lại Phật pháp ở Ấn Độ được tiếp tục, những nỗ lực mà ở đó tôi tự hào đóng một vai trò nhỏ, thì triển vọng sẽ sáng sủa hơn, vì Ấn Độ là duy nhất trong việc kết hợp những truyền thống tâm linh vững mạnh với một sự am hiểu sâu về tiếng Anh.

Lại nữa, để ỷ lại vào những sự phát triển này, để nghĩ rằng những vấn đề sắp được giải quyết rồi, là bỏ qua một điểm cơ bản. Đây là một câu hỏi cần xem xét: Điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng ngữ vựng tiếng Anh chúng ta sử dụng ngày nay trong những bài pháp thoại và những bản dịch của chúng ta là chuyển tải được sức mạnh và chân lý của lời dạy Đức Phật? Ngay đối với những thuật ngữ căn bản nhất điều này có thể là một giả định sai lầm.

Một nhà thơ vĩ đại người Anh thế kỷ XIX, Percy Bysshe Shelly, từng viết rằng “những nhà thơ là những nhà lập pháp không được thừa nhận của cuộc đời”. Điều ông muốn nói là rằng những người trao cho chúng ta ngôn từ của chúng ta, những người tạo ra ngôn ngữ luôn thay đổi của chúng ta, sẽ định hướng cách chúng ta hiểu thực tại. Vì vậy chúng ta phải hỏi: những gì là thực tại mà những bản dịch và thuật ngữ tiếng Anh của ngày hôm nay xây dựng nên? Từ ngữ gì họ sử dụng để chuyển tải đến thính giả chân lý giáo pháp Đức Phật? Nếu những dịch giả chỉ nắm được nghĩa tương đương gần nhất của Tây phương về những thuật ngữ Phật học vốn có nghĩa uyên áo, thì thực sự có thể chuyển tải được bao nhiêu?

Điều này không phải là một quan tâm học thuyết hay học thuật. Xung quanh chúng ta, chúng ta có thể nhìn thấy những người Tây phương diễn đạt những quan điểm giới hạn của họ về chân lý huyền nhiệm mà Đức Phật đã thiết định. Ví dụ, có một xu hướng mạnh mẽ biến Phật giáo thành một giáo lý tự lực hơn, mà thật sự là phương cách khác dành cho những người bị vướng vào trong những chiếc bẫy của văn hóa hiện đại nhằm tìm kiếm sự khuây khỏa, thoát khỏi stress, lo lắng và rối trí. Nếu ngôn từ chúng ta sử dụng cho việc truyền bá Phật pháp có gốc rễ của chúng ở nơi nhưng quan tâm và mục đích như vậy, làm cách nào ta có thể đưa con tim và tâm trí của những người lắng nghe ta đến việc giải thoát ra khỏi luân hồi? Ngay cả những vị thầy vĩ đại nhất cũng không thể truyền tải những gì ngôn ngữ sẽ không để cho họ nói.

Bị giáng xuống đến tầm mức này, giáo lý chân thực của Đức Phật sẽ bị đánh mất. Điều tệ hại là, những thế hệ tương lai sẽ không thể nhận biết những gì đã xảy ra. Họ sẽ không bao giờ biết rằng ý nghĩa nội tại của giáo pháp đã bị làm cho tan chảy.

Cho phép tôi đưa ra một vài ví dụ. Tất cả chúng ta nói về sự giác ngộ (enlightenment) của Đức Phật, lễ kỷniệm lần thứ 2.600 mà chúng ta cử hành tại cuộc họp này. Nhưng từ “enlightenment” có đúng với sự giác ngộ của Đức Phật không? Thuật ngữ tiếng Anh “enlightenment” có phụ nghĩa lịch sử mà nó không phù hợp với Phật pháp. Nó được liên kết với khoa học và thế giới vật chất, liên kết với sự khẳng định rằng tính hợp lý quy ước và năm giác quan có thể truyền đạt phạm vi tổng thể của những gì là đúng, và liên kết với thẩm quyền của mỗi cá nhân để tuyên bố chân lý của riêng mình. Không có phụ nghĩa nào trong các nghĩa này phù hợp với Phật pháp. Chúng ta có thể làm cho tốt hơn không?

Lại nữa, từ sati (S. smṛti, niệm) thì hầu như được dịch là “mindfulness”. Ngày nay kháiniệm “mindfulness” này thì rất phổ biến. Việc tu tập được gọi là mindfulness - được đặt cơ sở nơi việc làm giảm bớt căng thẳng đã mang lợi ích cho hàng chục ngàn người qua việc giảng dạy một sự thực hành được gọi là “sự chú ý đơn thuần” (bare attention). Đây rõ ràng là một sự phát triển tích cực. Tuy nhiên có phải “mindfulness” được hiểu như “bare attention” đưa đến trí tuệ (paññā/ prajñā) không, sự hiểu biết khai mở bản chất thật sự của các pháp? Khi chúng ta giải quyết quan điểm này, có phải chúng ta đang để Phật pháp nói bằng tiếng nói của chính nó không? Hay là chúng ta chỉ giữ chặt những chọn lựa được thực hiện mà không có sự hiểu biết chân thật và nghiên cứu cẩn thận.

Tôi đã chọn hai trường hợp này bởi vì chúng là căn bản, và bởi vì từ ngữ tiếng Anh tương đương với thuật ngữ Phật pháp trong mỗi trường hợp được thiết lập quá vững chắc. Đó là tôi không chạm đến ngữ vựng triết học phức tạp của Abhidharma và những truyền thống luận tạng, nơi sự hiểu biết chính xác và chuyển dịch đúng dựa vào những suy xét tinh tế và phức tạp. Hãy xem từ “vedanā” (thọ), hầu như luôn được dịch là “feeling”. Những sinh viên mà tôi dạy từng gặp khó khăn với thuật ngữ này, bởi vì từ tiếng Anh “feeling” có một phạm vi nghĩa rộng hơn vedanā. Để cứu họ ra khỏi sự bối rối này, chúng ta phải nên nhìn bằng những đôi mắt sáng rõ vào cách thuật ngữ này đã được sử dụng khắp các kinh luận như thế nào. Chúng ta phải nhìn rõ vào cách nó được dịch sang những ngôn ngữ Phật pháp khác như Hán ngữ, Tạng ngữ, v.v… Sau đó, chúng ta phải tìm hiểu từ tiếng Anh “feeling” và phạm vi ý nghĩa của nó, cố gắng làm rõ và nói những giới hạn mà việc hiểu phương Tây về cách tâm thực sự đóng chức năng. Kết luận, tôi sẽ hỏi có một sự thay thế nào tốt hơn không, điều đáp ứng mục đích đầy đủ hơn.

Lại thêm một vấn đề cũng trong chiều hướng đối nghịch. Mới đây tôi có tham dự một hội nghị, ở đó nhiều học giả Tây phương giỏi nhất về Phật giáo đã thảo luận về vấn đề đạo đức học Phật giáo. Trong hầu hết mọi cuộc thảo luận, những câu hỏi căn bản đã được nêu ra. Có phải những thuật ngữ đạo đức (ethics)và “luân lý” (morality)thực sự chuyên chở được ý nghĩa của thuật ngữ “sīla/ śīla” (giới) không? Những thuật ngữ phương Tây như “tự do” (freedom)và “tự do ý chí” (free will)có giúp cho những sinh viên hiện đại học Phật pháp hiểu những gì muốn nói là giải thoát khỏi luân hồi (saṃsāra)và ý muốn đạt đến giác ngộ? Không có ai có câu trả lời cho những câu hỏi này. Thậm chí không mấy người hỏi về chúng. Nó là một sự nối kết đang thiếu trong việc truyền bá Phật pháp vào thế giới hiện đại.

Trong nhiều năm qua, tôi là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Phật giáo Mangalam(Mangalam Research Center for Buddhist Languages). Ở đấy, làm việc với những học giả hàng đầu, chúng tôi đang cố gắng làm một vài điều về sự nối kết đang thiếu này. Chúng tôi hy vọng tham gia với các vị thầy của tất cả các truyền thống trong công việc này, và khuyến khích sự cộng tác, sử dụng công nghệ số của phương Tây để tạo nên tri thức cần đến. Chúng tôi tận tâm tạo nên một nguồn tài liệu trực tuyến có tên gọi là Buddhist Translators Workbench, và qua đây chúng tôi hy vọng thực hiện một sự đóng góp khiêm tốn đối với những nhu cầu cấp bách mà tôi đã trình bày.

Càng làm tôi càng nhận thấy đề án này là rộng lớn và thật sự cấp bách. Nghiên cứu ngôn ngữ và lịch sử tưtưởng để làm rõ ý nghĩa của giáo pháp không phải là một quan tâm học thuật. Những gì chúng tôi làm sẽ giúp định hướng tương lai Phật pháp. Nó sẽ giúp quyết định Phật pháp có một tương lai hay không.

Tất cả mọi truyền thống Phật pháp đồng ý rằng ngôn ngữ không bao giờ có thể khai mở chân lý cao nhất. Nếu điều đó là như vậy thì vấn đề ngôn ngữ chúng ta sử dụng có thật sự quan trọng không? Vâng… nó là quan trọng. Nó hết sức quan trọng. Chân lý của Phật pháp vượt qua ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ chỉ ra chân lý, giống như một tấm bản đồ chỉ hướng đúng để đi. Ngôn ngữ là tiếng nói mà thông qua đó chân lý mở ra, mời gọi chúng ta thực hiện một cuộc hành trình vào những lĩnh vực không được biết. Nếu ngôn ngữ của chúng ta dẫn chúng ta đi lạc đường, nếu chúng chỉ hướng sai hay đánh lừa chúng ta về mục đích, cuộc hành trình sẽ kết thúc ở nơi sự thất vọng hay sự lừa gạt.

Để tìm một tiếng Anh có thể chuyển tải được Phật pháp, chúng ta cần những học giả giỏi nhất từ phương Tây, những học giả được đào tạo về ngôn ngữ đúng cách mà họ đang trở nên quý hiếm ngay cả ở nơi những trường đại học Tây phương có uy tín nhất. Chúng ta cũng sẽ cần sự giúp đỡ của những vị thầy giỏi Phật pháp từ tất cả mọi truyền thống, những vị đạo sư có thể rót trí tuệ và hiểu biết của họ vào trong những chiếc bình ngôn ngữ nói và viết.

Đây là nơi sự đối thoại phải bắt đầu. Đây là cách Phật pháp sẽ tìm lấy tiếng nói của nó: với sự quan tâm, nhiệm vụ và tính chính xác. Nếu tiến trình này thành công thực sự, tiếng Anh sẽ trở thành một ngôn ngữ Phật pháp, và Phật pháp, được tái tạo để nói với thế giới hiện đại, sẽ ảnh hưởng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày, định hướng sự nhận thức. Phật pháp sẽ thêm một lần nữa làm công việc chuyển đổi kỳ diệu của mình. Như ở trong những thế kỷ qua, người ta sẽ hiểu bằng tất cả con tim rằng giải thoát khổ đau là có thể. Họ sẽ biết điều này bởi ngôn ngữ mà họ sử dụng, kháiniệm mà họ học để suy nghĩ, thực tại mà từ ngữ lập nên. Nếu điều này xảy ra, giáo pháp của Đức Phật sẽ thật sự tìm ra tiếng nói của nó cho thế giới hiện đại, và chúng ta có thể hy vọng rằng Phật pháp sẽ trường tồn.

Nguồn: www.mangalamresearch.org.

Jack Petranker(*)- Nguyên Hiệp dịch

(*)Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Phật giáo Mangalam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2020(Xem: 6688)
“Tinh thần Dân chủ Nhân dân đã trở thành một phần, không thể tách rời trong phạm vi cuộc sống của nhân loại trên hành tinh này. Điều đó có thể nói là đã ngấm vào tận xương tủy của con người. Nhìn từ sự phát triển của một quốc gia, hay một đất nước phát triển, trên nền tảng chính trị do đa số người dân sống ở một vùng, miền nào đó thực hiện”. Sự phát triển chính trị năng động, cho phép một quốc gia phát triển với tốc độ nhanh. Nói đến Dân chủ, chúng ta cần phải hiểu rằng, Dân chủ thực sự mang lại cho con người quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến, quan điểm, ý tưởng, chính quyền do nhân dân lựa chọn, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục đích của Dân chủ là đạt được công lý bình đẳng cho tất cả công dân thông qua sự trung thực, bình đẳng và bình đẳng chính trị.
12/09/2020(Xem: 5005)
Trên thế giới, những người theo Thần giáo - tức là tin vào quyền năng tuyệt đối của Chúa Trời hay thần linh - thường cho là những thiên tai, dịch bịnh hay đại chiến trên thế giới đều là do ý muốn của Thượng Đế hay thần linh nhằm trừng phạt tội ác của nhân loại. Đạo Phật trái lại chỉ tin vào luật nhân quả báo ứng là chánh, còn vai trò của Ngọc HoàngThượng Đế (vua cõi trời Tam Thập Tam của Dục giới, cũng gọi là Đế-thích) và các vị thần linh chỉ là quản lý, điều hòa và giúp đỡ thế giới và chúng sanh. Cho nên khi thế gian được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và chúng sanh sống trong hoà bình và no ấm - thì chúng sanh có thể tỏ lòng biết ơn đối với Thượng Đế và các vị thần linh. Nhưng nếu trái lại, thì ta không nên oán Trời trách đất - bởi vì thật ra những tai biến xảy ra là do nhân loại tự chuốc lấy các quả báo xấu xa, chớ không có vị thiện thần nào cố ý tác hại chúng sanh!
08/09/2020(Xem: 7038)
Vào hôm thứ Tư, ngày 2 tháng 9 vừa qua, Nhân dân Tây Tạng lưu vong khắp nơi trên thế giới đã kỷ niệm 60 năm, kể từ khi đã thực hiện bước quan trọng đầu tiên, hướng tới nền dân chủ với việc thành lập cơ quan đại diện dân cử đầu tiên của nhân dân Tây Tạng (sau đó được gọi là Ủy ban Đại biểu Nhân dân Tây Tạng) do người tiên phong dẫn dắt chính là Đức Đạt Lai Lạt Ma, mãi mãi thay đổi tiến trình lịch sử Tây Tạng. Lãnh đạo cấp cao của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã cử hành một buổi lễ tại trụ sở chính nơi đây để đánh dấu ngày lịch sử trọng đại, và để tỏ lòng tri ân đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma về món quà vô giá bởi nền Dân chủ.
01/09/2020(Xem: 17338)
Kỷ Yếu 31 năm (1990-2021) Chu Niên Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
04/07/2020(Xem: 13955)
Chính quyền Trung Quốc đã cho “thổi bay đầu” một tượng Phật Quan Âm cao gần 60 mét, công trình trị giá gần 59 tỷ đồng được tạo tác trên vách núi. Sau đó lo ngại người dân phục dựng, chính quyền đã cho nổ tung toàn bộ bức tượng, theo Bitter Winter. Bức tượng vị Phật có tên Tích Thủy Quan Âm, cao 57,9 m, tượng được tạc dựng trên vách núi, hậu điện chùa Hoàng An, thuộc huyện Bình San, thành phố Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Ngoài việc là một địa điểm cho du khách tới tham quan, cầu nguyện, người dân khu vực này cũng thường xuyên tới đây bái Phật. Chùa Hoàng An cũng là một trong những danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, và là địa điểm bảo vệ văn vật trọng điểm của tỉnh Hà Bắc. Theo tạp chí Tự do Tôn giáo Bitter Winter, vào ngày 2/2 năm nay, các quan chức chính quyền địa phương đã dùng mìn cho nổ tung phần đầu của tượng, hành vi này được các cư dân mạng Trung Quốc đại lục ví như là hành vi của “Nhà nước Hồi giáo ISIS”. Cho đến nay, đây là tượng Phật Quan Âm bằng đá cao nhất
04/07/2020(Xem: 7308)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
04/07/2020(Xem: 3872)
Vì nguy cơ số lượng người nhiễm bị coronavirus (COVID-19) tăng lên, từ thứ Ba ngày 2 tháng 7 năm 2020, các khu vực dân cư thuộc địa phận thành phố Moreland dưới đây phải tuân thủ lệnh hạn chế Giai đoạn 3 Ở Nhà: · Glenroy, Hadfield, Oak Park (mã bưu điện: 3046) · Brunswick West (mã bưu điện: 3055) · Fawkner (mã bưu điện: 3060) Quý vị nên đi xét nghiệm coronavirus nếu cư ngụ tại những khu vực dân cư này, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh. Hiện giờ tại Gillon Oval ở Brunswick có địa điểm xét nghiệm mới và tại Thư viện Glenroy có một địa điểm xét nghiệm mới nữa.
03/07/2020(Xem: 3935)
Tài Tử John Wayne Và Quan Niệm Da Trắng Là Thượng Đẳng Theo các hãng thông tấn và truyền hình lớn của Hoa Kỳ, vào ngày 27/6/2020, Đảng Dân Chủ Quận Hạt Orange đã thông qua nghị quyết khẩn cấp yêu cầu Ban Giám Sát Quận Hạt đổi tên Phi Trường John Wayne (tài tử đóng phi cao-bồi Miền Tây) vì ông này theo chủ nghĩa Da Trắng Là Thượng Đẳng và những tuyên bố mù quáng (bigot). Sự kiện gây ngạc nhiên cho không ít người. Bởi vì đối với các kịch sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, văn-thi-sĩ, họa sĩ, nhất là các tài tử điện ảnh…họ đều có cuộc sống cởi mở, đôi khi phóng túng, buông thả và ít liên hệ tới chính trị. Và nếu có bộc lộ khuynh hướng chính trị thì thường là cấp tiến (Liberal). Vậy tại sao John Wayne lại “dính” vào một vụ tai tiếng như thế này?
03/06/2020(Xem: 5116)
Ngày 26 tháng 1 là ngày Quốc Khánh Úc. Vào ngày này, lễ nhập quốc tịch truyền thống được tổ chức khắp nước Úc như là một phần của chương trình các sự kiện nơi những công dân mới vào quốc tịch Úc vui sướng và tự hào khi trở thành công dân Úc. Kể từ ngày tôi đặt chân lên đất Úc và trở thành công dân Úc, tôi đã phát hiện ra rằng “Vùng đất của chúng ta có rất nhiều quà tặng của thiên nhiên, vẻ đẹp, sự giàu có và quý hiếm, và rất, rất tự hào khi xác định với khái niệm: “Tất cả chúng ta kết hợp với sự can đảm, Để thúc đẩy một nước Úc bình đẳng, đặc biệt là các giá trị của nước Úc đã được nêu trong “Lời Tuyên Thệ”:
22/05/2020(Xem: 6578)
Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra. Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại. So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản Dự Thảo có đôi chỗ thay đổi. Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách giải quyết đại dịch của chính cơ quan WHO. Mặc dù Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567