Thắng lợi của tôn giáo không Thượng đế
Hòa kết vô thần và tâm linh, thể xác và tinh thần, đạo Phật đã chinh phục trái tim của hàng vạn người Pháp. Nhưng cũng không tránh khỏi một vài cách hiểu sai lệch.
Thế giới sẽ bước vào thiên niên kỷ thứ ba không rầm rộ trong tiếng kèn đồng, mà chắc chắn trong âm thanh của các loại kinh cầu nguyện mà thế kỷ 20 tưởng như đã có thể dập tắt được. Đúng vậy, đây là một sự lật ngược thế cờ của tâm linh đối với vật chất, của linh thiêng đối với duy lý, của nhập định đối với thụ hưởng. Một điều kỳ diệu bất ngờ: chúng ta sẽ chứng kiến một sự hỗn độn khủng khiếp mà trong đó, không mảy may nghi ngờ, cái hay song hành cùng cái dở.
Khá nhiều người đã mất phương hướng, một số ẩn trú vào quá khứ, một số khác tìm đến với Đạo bằng niềm tin rằng trái đất chỉ còn là một «ngôi làng khổng lồ». Vô cảm, cuồng tín, dung hợp… mỗi người tự tìm cho mình một con đường trong những hành lang của tòa tháp Babel mới này. Thế kỷ mới không chỉ báo hiệu sự trở lại của Người tôn giáo, mà còn chuẩn bị xem xét lại một cách nghiêm túc các vấn đề văn hóa và triết học, điều này sẽ ảnh hưởng tới giáo lý Do Thái-Cơ Đốc.
Sự giác ngộ của con người mới đi theo tôn giáo không phải là thắng lợi của chúa Johvah, bởi vì còn xa mới được như vậy. Ngày nay mối quan hệ hàng dọc bắt con người quy phục Đấng tối thượng đang nhường chỗ cho mối quan hệ hàng ngang gắn kết con người với thế giới. Thắng lợi ngày càng tăng của đạo Phật là thí dụ thuyết phục nhất. Ra đời từ trong đêm trường của quá khứ, tôn giáo này du nhập từ châu Á không chỉ thu hút những ngôi sao điện ảnh bị khủng hoảng niềm tin mà còn chiếm lĩnh trái tim của hàng vạn người Pháp, tới mức mà người ta ước tính chính thức con số Phật tử là 600 000. Đây là một «lưỡng» nghịch lý ở một đất nước tự cho là «xứ sở của ánh sáng» và «con gái cả của Nhà thờ». «Đúng là như vậy, tôn giáo của chúng tôi không có gì mâu thuẫn với chủ nghĩa duy lý và giáo lý Cơ Đốc», một tín đồ đạo Phật nhỏ nhẹ trả lời. «Điều đó có đúng không?». Dư luận nhìn chung chấp nhận là như vậy. Năm 1994, theo kết quả một cuộc điều tra do Sofres-Le Figaro tiến hành, đạo Phật là tôn giáo yêu thích của 2 triệu người Pháp.
Đây là biểu hiện của một sự thu hút hơn là của sự hội nhập trực tiếp. Nhưng hiện tượng này đang lan rộng, chính xác là như vậy, bởi vì ranh giới của nó không rõ ràng. Người ta có thể tự nhận là «Phật tử trong tâm» trong khi đã nhận lễ rửa tội Công giáo, hoặc theo đạo Tin lành, hoặc là được sinh ra trong truyền thống Do Thái. Nếu ta thấy 10.000 người hành lễ đạo Phật hàng ngày thì ít ra có 100.000 người khác đã đi đến một địa điểm thiền định hoặc nhập thất. Ngoài ra còn phải kể thêm vài vạn người khác đang đi tìm hoặc đang tham gia tu luyện thông qua tất cả các dạng thiền định gắn kết với văn hóa Phật giáo (thiền, yoga, ăn chay, tu tập, nhập thất, y học phương Đông, bấm huyệt, vv…). Như vậy, có khoảng 150.000 tín đồ người Pháp được coi là chăm chỉ tu luyện. Để đạt con số 600.000 Phật tử đã được Bộ Nội vụ xác nhận, cần kể thêm cộng đồng người châu Á (đông nhất là người Việt) đang định cư tại Pháp, rất hạnh phúc. Cộng đồng này đang lan tỏa ra phần còn lại của xã hội Pháp, đặc biệt là bằng giá trị của các trải nghiệm cá nhân. Người thân rỉ tai với người thân về những lợi ích của đạo Phật, và như những vòng sóng đồng tâm chúng đã đến với các tầng lớp trí thức có học vấn. Rồi phải kể đến thiện cảm do các phương tiện truyền thông thế giới tạo ra trong công chúng đối với đạo Phật. Về mặt này, gương mặt của Đạt lai-lạt ma là vectơ cơ bản. Trái ngược với các lãnh tụ của ba tôn giáo lớn xuất phát từ Kinh thánh (Do Thái, Cơ Đốc, Islam), nhà sư với bề ngoài luôn tươi vui, trang phục không cầu kỳ là người tuyên truyền tốt nhất cho đạo Phật. Dịu dàng, bình thản, lạc quan, Ông biểu tượng cho hình ảnh chiến thắng của một sự thanh thản mà các lãnh tụ của Cơ Đốc, Do Thái hoặc Hồi giáo đôi khi đã đánh mất. Đạt lai-lạt ma thường tỏ ra ngại ngùng về thành công của mình trước các «đối thủ» tôn giáo lớn, và một cách gián tiếp, Ông hưởng lợi từ sự vỡ mộng mà đạo nhất thần già cỗi đã tạo ra. Nguồn thiện cảm chính của Đạt lai-lạt ma nằm ở đó.
Chống lại bá quyền Bà la môn
Sự thịnh hành của đạo Phật bắt nguồn trước tiên từ sự suy sụp của hệ thống tư tưởng phương Tây. Trong một số ra đặc biệt với tiêu đề «Thông điệp hiện nay của Ấn Độ», vào năm 1940 tạp chí les cahiers du Sud đã công bố một phân tích sáng suốt: «Mỗi khi tư tưởng phương Tây gặp mâu thuẫn và tự hỏi xem khoa học sẽ dẫn tới đâu thì người ta lại quay về Ấn Độ, nơi đã nảy sinh ra những huyền thoại và giáo huấn tinh thần». Ra mắt ngay sau khi Pháp thất bại Đức quốc xã, bài báo đã không được ai chú ý, nhưng ngày nay nó có giá trị được coi là lời tiên tri. Phải hành trình về Ấn Độ, đất nước bí ẩn của Đức Phật, thì mới hiểu tại sao Richard Gere, Jean-Claude Carrière, Matthieu Ricard (con trai của viện sỹ Jean-François Revel), cũng như một công chức bị stress, một nhà giáo đang u buồn, một cô thư ký bị buộc ly hôn và bao người khác nữa lại chọn đến với đạo Phật.
Khi Đức Phật chào đời ở Ca Tỳ la vệ (Kapilavastu), cách thành Bénarès 240 cây số về phía Bắc vào khoảng năm 560 trước Chúa Jésus-Christ chào đời, tôn giáo Vệ đà đang trị vì lục địa Ấn Độ. Đức tin này dựa trên kinh Vệ đà (tri thức) gồm bốn bộ cơ bản về đạo lý viết bằng tiếng Phạn (Sanskrit - ngôn ngữ Ấn-Âu cùng họ với tiếng Iran). Về cơ bản, cách tu tập thật đơn giản: để có được sự bình an và giải thoát ta phải hiến tế cho các thần linh. Nhưng nói tới «hiến tế» là nói đến các «thầy tu». Một tầng lớp thầy tu Bà la môn đầy sức mạnh được coi là tinh hoa nắm giữ toàn bộ xã hội Ấn Độ. Và để bảo vệ đặc quyền của mình họ đã xây dựng nên chế độ bốn đẳng cấp mà cho đến ngày nay vẫn được coi là nỗi bất hạnh lớn nhất của Ấn Độ.
Đạo Phật đã vươn lên để chống lại bá quyền Bà la môn. Song song với tôn giáo Vệ đà, trí huệ Ấn (Indus) vô cùng vĩ đại đã cho ra đời một đức tin lan truyền rộng rãi trong dân chúng, gọi là «luân hồi » («samsara»). Thế nào là «samsara» ? Đó là một cõi siêu hình dựa trên thuyết chuyển kiếp. Cụ thể là: mỗi sinh vật có một chuỗi bất tận những tồn tại kế tiếp nhau, mỗi tồn tại chỉ được trải qua một lần, cuộc sống con người chỉ là một trong số vô vàn những tồn tại đó. Tại sao con người lại phải gắn vào những chuỗi tái sinh liên tục đó ? Đó là tại cái nghiệp, tức là hành động của con người. Cuộc sống hiện tại của chúng ta là kết quả của những hành động được thực hiện trong các tồn tại trước đây. «Hành động trước đây như thế nào, tồn tại sau này sẽ như thế», lời kinh nói. Nếu như bây giờ tôi sống khổ, đó là tôi đã hành động không tốt trong tồn tại trước đây, và ngược lại. Cái nghiệp của tôi, hành động hiện tại là cơ bản để cho tôi tránh được những khổ đau trong tương lai. Và phương tiện duy nhất để thoát ra khỏi vòng luân hồi là phải có một nghiệp tốt. «Chính cái nghiệp chia con người ta thành thượng đẳng và hạ đẳng», Đức Phật dạy như vậy.
Đứng giữa quyền lực Bà la môn và định mệnh của kiếp luân hồi, thế giới tôn giáo lúc Đức Phật ra đời thật đáng lo ngại. Chính vì vậy mà Ngài đã hướng tất cả suy nghĩ, kinh nghiệm của mình vào sự giải thoát.
Đức Phật sinh ra trong một gia đình hoàng tộc Cồ Đàm (Gautama), tên khai sinh là Sĩ Đạt Ta (Siddhartha - nghĩa người đạt được mục đích của mình). Hoàng tử có một cuộc sống ưu ái, tương truyền vua cha ra lệnh không cho Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) nhìn thấy những khổ đau của con người. Nhưng trong bốn lần đi ra khỏi lâu đài, Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) đã nhìn thấy tất cả. Bốn lần đi là bốn hình ảnh khủng khiếp: một ông lão già, một người bệnh, một xác chết, một tu sĩ đang khất thực. Tất cả được tóm lược như sau : lão, bệnh, tử và cuối cùng giải pháp cho tất cả những nỗi khổ đau đó là việc tu hành. Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) rời bỏ cung điện, từ bỏ vợ và con, và rồi suốt trong 7 năm ròng tu khổ hạnh theo đạo Bà la môn, nhưng không có kết quả. Sau đó, Ngài đã từ bỏ nó vì thấy đạo này chỉ là một cuộc hành xác buồn tẻ, phù phiếm, không đáng theo. Một cuộc sống tôn giáo đơn thuần với việc tuân thủ các lễ nghi, tôn thờ các thần linh không làm cho Ngài thỏa mãn, không dẫn tới giải thoát.
Nhưng rồi ở Uruvela phía nam Patna, Ngài đã được giác ngộ dưới chân một cây bồ đề. Đức Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đã trở thành Đức Phật (bậc giác ngộ) vào tuổi 35. Từ đó Ngài bắt đầu truyền dạy chân lý đã tiếp nhận được. Lần thuyết giảng đầu tiên trước công chúng, trong bài thuyết giáo nổi tiếng Bénarès, người đã đưa ra những cơ sở của đạo Phật, đó là «Tứ diệu đế».
«Này các tu sỹ, đây là sự thật cao cả về cái khổ. Sinh ra là khổ, già là khổ, bám trụ vào cái mình không yêu là khổ, xa rời cái mình yêu là khổ, không có được cái mình muốn là khổ. Tóm lại đó là năm cái chướng ngại gây ra nỗi khổ», đấy là diệu đế đầu tiên. Diệu đế thứ hai nói về nguyên nhân của cái khổ: tham hưởng thụ, tham sống và thành đạt làm cho người khác khổ. Diệu đế thứ ba nói về cách diệt khổ. Diệu đế thứ tư chỉ ra con đường diệt khổ.
Từ đó trong hơn bốn mươi năm, Đức Phật đã thuyết giáo, số người theo Ngài càng ngày càng đông. Sau năm vị tông đồ đầu tiên có rất nhiều người đã quy theo vì họ cảm phục sự bình thản toát ra từ Đức Phật. Ngài viên tịch năm 80 tuổi và chỉ để lại cho những người thân cận duy nhất một lời dạy: «Tất cả đều chỉ là vô thường. Hãy cố gắng tu tập để giải thoát». Nhưng hiểu thế nào là giải thoát ?
Đối với Phật, không có vị Thượng đế sáng tạo ra thế giới, không có thiên đường và cũng không có địa ngục, không có đấng Cứu thế cũng không có Phục sinh. Tất cả đều ngược lại. Đạo Phật không quan tâm tới siêu hình, tới nguồn gốc thế giới, tới khái niệm thiện và ác. Học thuyết của đạo Phật rất thực dụng vì nó xuất phát từ một nhận thức đơn giản: tất cả đều khổ. Một quan điểm bi hoàn toàn, nó bác bỏ ngay cả khái niệm tâm hồn và mọi thái độ tôn giáo *). Vì không có Thượng đế, cần gì phải có thần bí, phải hiến tế, phải có thánh lễ hoặc bất kỳ một dạng thờ cúng nào khác? Việc giải thoát phụ thuộc duy nhất vào cái nghiệp chướng và các phương tiện thoát ra khỏi vòng luân hồi. Đức Phật là một người vô thần chân chính, thậm chí là một nhà duy vật. Học thuyết của Ngài chỉ nhằm một mục đích duy nhất: giải thoát. Để đạt được điều đó, phải theo «bát chánh đạo». Đó là :
1. Chính kiến (thấy đúng)
2. Chính tư duy (nghĩ đúng)
3. Chính ngữ (nói đúng)
4. Chính nghiệp (hành động đúng)
5. Chính mệnh (phương tiện mưu sinh chân chính)
6. Chính tinh tiến (cần mẫn và nỗ lực chân chính)
7. Chính niệm (ý thức chân chính)
8. Chính định (thiền định chân chính).
Nếu như đạo Phật không phải là một tôn giáo, nó hầu như cũng không phải là một triết học, ngược lại đó là một luật định và một đạo lý. Bát chánh đạo là một bộ luật giúp ta thoát khỏi dây chuỗi của cái khổ, đòi hỏi mỗi người phải cố gắng lớn đối với chính mình. Theo Đức Phật, tất cả mọi đau khổ của loài người đều xuất phát từ cái «tôi». Thế mà cái tôi lại không tồn tại: đó chỉ là một ảo giác. Đây là điều khác hẳn với đạo Cơ đốc, quan niệm về một cái tôi vĩnh hằng, gắn liền với một nguyên tắc linh thiêng của Vũ trụ hoàn toàn bị phản bác và phủ nhận. Nếu cái tôi tồn tại nó sẽ kéo theo những ham muốn mà ta không thể thỏa mãn được, và cuối cùng nó sẽ chi phối mọi ứng xử của chúng ta : vậy phải làm cho nó câm lặng đi trong mỗi chúng ta. Đi theo «bát chánh đạo», chúng ta sẽ làm được điều đó. Diệt mọi khát vọng, mọi chờ đợi, mọi ham muốn theo luật định mà Đức Phật đã chỉ ra sẽ làm biến mất ảo vọng về cái tôi.
Khi diệt được khát vọng, ham muốn thì không còn chuyển kiếp. Vòng luân hồi bị phá vỡ, người ta đạt tới «niết bàn bán phần», và chỉ còn phải thoát ra khỏi thân xác lúc chết nữa là đạt được «niết bàn toàn phần».
Dung hòa chủ nghĩa vô thần và trí huệ thần linh
Qua đó ta thấy cái trí huệ tâm linh kỳ diệu này đã gắn kết chặt chẽ như thế nào với các nền văn hóa Á-Ấn. Nhưng trí huệ đó cũng chứa đựng tất cả các thành tố của tính hiện đại có khả năng cuốn hút người Âuchâu . Trước tiên phải kể đến sự khiêm tốn to lớn, điều các nhà thần học Cơ đốc giáo tố cáo như là hạn chế lớn nhất. Thật vậy, không cần biết rằng ai đã sáng tạo ra thế giới hoặc nó sẽ kết thúc như thế nào, điều đó không quan trọng: đạo Phật coi những giải thích siêu hình là sự đầu cơ hoàn toàn vô ích. Đức Phật chỉ giới hạn vào việc chỉ ra con đường cứu giúp từng con người. Thứ hai là khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh tôn giáo. Bởi vì Đức Phật không quan tâm tới Thượng đế, Ngài đến với mọi người, đặc biệt là những người vô thần và cả với những người không tin vào lễ rửa tội của mình (hai đối tượng này có khá đông ở châu Âu). Tinh thần khoan dung không phân biệt đức tin của mọi người đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá đạo Phật trên những vùng đất Do Thái-Cơ đốc. Mặt khác, nếu coi bát chánh đạo là một bộ luật nghiêm khắc thì nó cũng không thể so sánh được với những giáo lý của Nhà thờ Cơ đốc, vốn đang gặp nhiều trở ngại khi bước sang thiên niên kỷ thứ ba.
Theo đạo Phật tức là thực hành một tôn giáo không có Thượng đế, biết dung hòa chủ nghĩa vô thần và trí huệ thần linh, và theo đuổi một đạo lý không chịu sức nặng của tội tổ tông. Như vậy thì còn cần gì hơn nữa?
Đạt tới sự rỗng không tuyệt đối
Tuy nhiên còn có những điều cần nói thêm. Đó là sự chuyển hướng đáng ngạc nhiên của châu Âu: người ta dường như đang rút ra từ một trong những học thuyết cổ nhất của nhân loại cái chỗ dựa vững chắc để chống lại những khủng hoảng của thời hiện đại. Những hạn chế của khoa học, nhất là những nghiên cứu về cơ thể con người - trong đó phải kể đến tác dụng quyết định của sự xuất hiện bệnh Siđa - đã làm nảy sinh ra một sự bi quan tập thể trong toàn xã hội. Thế mà ngay từ đầu, đạo Phật đã hình dung ra một cách tiếp cận cõi niết bàn, đó là giữ cân bằng giữa thể xác và tinh thần.
Để đạt tới sự «rỗng không » tuyệt đối - điều kiện không thể thiếu của nhập định - các môn đồ của Đức Phật đã sáng tạo ra yoga và đặt ra những quy định chặt chẽ về ăn uống. Không ai nghi ngờ rằng cách sống vệ sinh này đã có một sức hút mạnh mẽ ở Pháp, nước giữ kỷ lục thế giới về tiêu thụ các thuốc an thần. Chính khái niệm «cái rỗng không bên trong» mà đạo Phật rất chú trọng đã đảm bảo cho tôn giáo này một tương lai tươi sáng trong các nền văn minh đô thị.
Cũng bằng cách đó, có thể nói đạo Phật đã mang lại một câu trả lời cho sự xuống cấp của phân tâm học. Trong khi mọi công việc của Freud là dạy cho người ta cách đi vào trong bản thân, thì Đức Phật lại khuyến cáo nên đi ra khỏi tâm mình. Rất có khả năng là do không thỏa mãn trước sự bế tắc của các liệu pháp phân tâm mà nhiều người đã đi đến các trung tâm thiền.
Chừng ấy những ưu việt đã thuyết phục mọi người, ngay cả các nhà triết học. André Comte-Sponville, tác giả cuốn «bán chạy» Petit Traité des grandes vertus (Tiểu luận về những đức hạnh lớn) và gần đây, cuốn La Sagesse des modernes (Đạo lý của người hiện đại) - hợp tác với Luc Ferry - thú nhận là suy nghĩ đã bị đảo lộn. Là người theo triết học vô thần, ông đã tiếp thu «chủ nghĩa bi vui vẻ» của Đức Phật. «Không hy vọng gì, không chờ đợi gì, đấy là con đường hạnh phúc», ông cho là như vậy. André Comte-Sponville tự nhận mình là «tân» Phật tử. Nếu như không thể hòa nhập hoàn toàn vào thuyết «luân hồi», điểm duy nhất của đạo Phật đòi hỏi phải có đức tin, thì ông đã dành một vị trí xứng đáng cho bát chánh đạo cao quý bên cạnh những đức hạnh lớn mà ông đề xuất trong Tiểu luận nói trên.
Theo Đức Phật, chính bằng lòng tốt, trắc ẩn, vị tha và nhân từ đối với mọi chúng sinh (ngay cả đối với các loài vật) mà con người đạt tới được sự nhập định thuần khiết, tiền sảnh của niết bàn. Đó cũng là một đạo lý mà André Comte-Sponville bàn luận (ông không nói đến niết bàn). Nhiều người nhìn thấy trong sự tương đồng này tất cả mọi yếu kém của triết học hiện đại. Vượt lên tất cả điều mà mỗi chúng ta có thể nói, đây không phải là một sự cải biến triết học. Nhưng thiên hướng của đạo Phật lấp đầy những lỗ hổng trong tư tưởng phương Tây đang làm cho mọi người kinh ngạc.
Sự bất tử trong đạo Cơ đốc được xem xét dưới một góc độ mới
Ngoài những ưu việt nói trên, đạo Phật trên thực tế rất giống với một ảo ảnh xã hội. Chỉ cần điểm lại một vài trong rất nhiều cách hiểu sai lạc đối với đạo Phật ở phương Tây để có thể thấy điều đó. Thí dụ nhiều cuộc thăm dò cho thấy việc tin vào sự chuyển kiếp ngày càng tăng (ngay cả trong những người Pháp theo Công giáo thực thụ). Nhìn bề ngoài, dư luận nhìn nhận sự chuyển kiếp một cách rất tích cực vì họ coi đó là một khả năng được sống nhiều lần. Tóm lại, sự bất tử trong Cơ đốc giáo ngày nay được xem xét dưới góc độ của đạo Phật. Thế mà sự chuyển kiếp trong đạo Phật lại tương ứng với một địa ngục (vòng luân hồi)! Phải chăng sự đam mê đạo Phật đã lớn tới mức làm cho người ta hiểu nhiều điểm hoàn toàn trái ngược. Điều mâu thuẫn đó cũng xảy ra với khái niệm «niết bàn». Ở đây người ta cũng lại nhầm lẫn thiên đường của đạo Cơ đốc với trạng thái hoàn hảo của đạo Phật. Từ «niết bàn» có nghĩa là «dập tắt» tức là không còn có gì nữa, đau khổ biến mất bởi sự biến mất của con người. Đó hoàn toàn ngược lại với «thiên đường», nơi mà người ta tiếp tục sống trong sung sướng vĩnh hằng.
Cuối cùng là một nghịch lý không nhỏ, rất nhiều người mộ đạo Phật «hậu hiện đại» đã bị cuốn hút bởi các nghi lễ Tây Tạng, một nhánh bí hiểm được gọi là Kim cương thừa. Với một nghi lễ rất cầu kỳ hoàn toàn mang màu sắc tôn giáo, và một thể chế riêng biệt (quyền tối cao của Đạt lai –lạt ma đối với dân chúng Tây Tạng), tôn giáo Tây Tạng khác rất xa với lời dạy ban đầu của Đức Phật. Nó đặc biệt mang tính thần diệu huyền bí, siêu tự nhiên đòi hỏi một sự thụ pháp lâu dài. Truyện chuyển kiếp của Lạt ma đã qua đời sang một con người khác là biểu hiện rõ nét nhất. Và người ta đi tìm đứa trẻ là sự tái hiện của Lạt ma trước đó. Rồi đứa trẻ được nhận ra bởi những sự kiện phi thường khi nó sinh ra, và cũng bởi những điều kỳ diệu mà nó đã thực hiện. Tất cả những điều đó là mảnh đất rất màu mỡ cho trí tưởng tượng của các nhà làm phim như Bernardo Bertolucci trong phim Little Bouddha (Đức Phật hài đồng), Jean-Jacques Annaud trong phim Bảy năm ở Tây tạng và, rất gần đây, Martin Scorsese với phim Kundun. Nhưng đó không còn là hiền triết, cũng không phải là nhập định thuần khiết (Mais il ne s'agit plus là de sagesse ni de méditation pure). Tuy nhiên đó lại là một trong những thành tố của sự « nghiện đạo Phật » Bouddhamania. Có cả những người công giáo do thất vọng vì không được cầu kinh bằng tiếng la-tinh nên đã hướng về đạo Phật Tây Tạng vì những nghi thức lễ bái của nó.
Chắc chắn là nhu cầu về đạo Phật không đáp ứng luật lệ của lý trí đơn thuần. Bao nhiêu tân tín đồ biết rằng Đức Phật không muốn tiêu hủy chế độ bất công các đẳng cấp? Bao nhiêu nhân vật quan trọng trong giới nghệ thuật và sân khấu, si mê đạo Tây Tạng, biết những câu nói của Đức Phật về phụ nữ ? Khi Tôn giả Ananda hỏi: «Thưa thầy, thái độ chúng ta phải như thế nào đối với một người phụ nữ?», Đức Phật trả lời: «Tránh nhìn thấy nó !». «Nhưng nếu tình cờ ta nhìn thấy nó, thì phải làm sao?», Ananda hỏi tiếp. «Thì đừng nói với nó», Đức Phật trả lời. «Nhưng nếu chúng ta nói với nó», Ananda tiếp tục hỏi. «Thế thì hãy cẩn trọng đối với bản thân các ngươi !», Đức Phật trả lời.
Có thể cá cược rằng số đông các tín đồ đã biết sàng lọc trong số các đặc tính của đạo Phật. Vả lại Đạt lai lạt ma cũng không bao giời khuyên người phương Tây chuyển đạo. Ngài biết rõ rằng có một hố lớn văn hóa ngăn cách hai thế giới.
Một đạo lý của sự thụ động
Toàn bộ học thuyết của Đức Phật coi sự «muốn sống» là nguồn gốc nỗi bất hạnh của con người. Nhưng cái sự «muốn sống» đó lại ngày càng tăng ở phương Tây, nhất là khi tuổi thọ được kéo dài. Ngoài ra đạo Phật cũng lệch pha với xu hướng hành động của xã hội hậu công nghiệp chúng ta (hành động nhân đạo, hành động xã hội).
Khi muốn làm cho mọi sự vật trong thế giới này không còn cái thực tại của nó nữa, khi muốn lấy sự nhập định nội tâm làm chìa khóa của sự giải thoát, đạo Phật đã dẫn người ta tới một đạo lý của sự thụ động. Quả vậy, nó không ban bố những điều giới luật (khác với văn hóa Do Thái-Cơ đốc giáo), nhưng nó khuyên người ta không nên làm điều xấu hơn, mà là cần làm điều tốt. Một sự vô cảm với nỗi đau của thế giới, được coi là điều kiện của sự bình thản, thấm đậm trong lời dạy của Đức Phật. Không có gì phù hợp với lô-gic phương Tây. (Une sorte d'insensibilité à la douleur du monde, condition de la sérénité, imprègne l'enseignement du Bouddha. Rien qui ne convienne, au fond, à la logique occidentale.)
Để hiểu được đầy đủ và trải nghiệm đạo Phật, ta phải dấn thân hoàn toàn, chứ không phải chỉ dự một khóa tu vất vả (trekking) ở Hy-ma-lay-a. Rất ít Phật tử nổi tiếng đã đi tới cùng con đường «tiếp biến văn hóa». Trừ trường hợp Matthieu Ricard, một trong số ít người Pháp đã toàn tâm toàn ý đi vào Phật pháp. Đúng là như vậy, người con trai của Jean-Francois Revel này đã đi tu ở Tây tạng, làm phiên dịch chính thức trong những chuyến thăm của Đạt lai-lạt ma tại Pháp, và ông đã không dấu một nụ cười trước cái bệnh «nghiện đạo Phật» đang lan tràn trên đất nước ông.
Đạo Phật, bởi vì đã bị hiểu sai lệch, tuy nhiên vẫn không ngừng cuốn hút. Trừ phi đạo Cơ đốc già cỗi đi, nhưng đôi khi vẫn còn duyên - như người ta thấy trong Ngày thanh niên thế giới hè 1997 ở Paris - quyết tâm hành động. Bởi lẽ nhà thần học Công giáo Romano Guardini đã có lý khi coi Đức Phật như «thiên tài tôn giáo cuối cùng mà nền văn minh Cơ đốc phải đối mặt.»
- Can đảm lên, hãy cầu nguyện!
Câu Om ma ni bát mi hồng là lời cầu nguyện thường ngày ở Tây Tạng. Người ta hầu như không hiểu ý nghĩa của nó, nhưng giá trị thần chú thì rất lớn tới mức mà người ta đã gán cho nó một sức mạnh siêu nhiên. Do vậy, cần nhắc đi nhắc lại suốt cả ngày. Để cho nhanh, các nhà sư Tây tạng đã sáng chế ra một cỗ máy cầu kinh gồm 12 bản giấy, mỗi bản phát ra 2.460 lượt cầu. Chỉ một vòng quay, máy phát ra 29.520 câu kinh. Với tốc độ 120 vòng/phút, người ta có được 3 542.400 lời cầu nguyện. Thật là một kỷ lục thế giới!
- Ba thừa đạo Phật
Lời dạy của Đức Phật đã được diễn giải khác nhau dẫn đến sự hình thành ba trường phái.
a) Đại thừa (Grand véhicule/Mohayana=cỗ xe lớn) xuất phát từ những «luận» được soạn ra sau khi Đức Phật viên tịch. Theo đó Đức Phật không giới hạn vào con người thực của Ngài, cũng không vào lời thuyết giảng. Đức Phật trở thành một sự tinh túy dành cho tất cả mọi người. Khái niệm niết bàn được mở rộng, thuyết này thịnh hành ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.
b) Tiểu thừa (Petit véhicule/Hinayana=cỗ xe nhỏ) rất trung thành với những lời giáo huấn của Đức Phật cho các tông đồ. Cốt lõi của đạo Phật ở đây là con đường tu hành và việc tuân theo nghiêm ngặt lời dạy của ĐứcThế tôn. Xu hướng này thịnh hành ở Đông Nam châu Á : Căm Pu Chia, Việt Nam, Thái Lan, và cả ở Sri Lan ca.
c) Kim cương thừa (Véhicule du diamant/tantrisme/Vajrayana=Mật tông) là một nhánh của Đại thừa, rất huyền bí. Thừa này dựa trên một sự nhập định rất cao và vai trò của người thầy dẫn dắt. Đây là đạo Phật ở Tây Tạng và Mông cổ./.
Người dịch: Nguyễn Hữu Thọ, Tiến sĩ đệ tam cấp
Nguyên Phó Hiệu trưởng trường đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội
Hiệu đính: Mai Văn Tỉnh, Tiến sĩ Ngữ văn
Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tao
Le triomphe de la religion sans dieu
Conciliant athéisme et spiritualité, corps et esprit, il a conquis le cœur de milliers de Français. Non sans quelques malentendus
L'entrée dans le IIIe millénaire ne se fera pas forcément en fanfare. Mais elle se fera sûrement au son des litanies, mélopées et prières que le xxe siècle avait cru pouvoir étouffer. C'est la revanche, oui, la revanche du spirituel sur le matériel, celle du sacré sur le rationnel, celle de la contemplation sur la consommation. Divine surprise qui promet une terrible cacophonie, dans laquelle, il ne faut pas en douter, le pire côtoiera le meilleur.
Beaucoup y perdent déjà leurs repères, certains se réfugient dans le passé, et d'autres cherchent la Voie en voulant croire que la terre n'est plus qu'un "village planétaire". Indifférence, fanatisme, syncrétisme... à chacun de se frayer un chemin dans les couloirs de cette nouvelle Babel. Non seulement le siècle qui s'ouvre annonce le retour d'Homo religiosus, mais il prépare de sérieuses révisions culturelles et philosophiques dont le judéo-christianisme fera les frais.
Car le réveil du religieux n'est pas la victoire de Jéhovah. Loin s'en faut. Pour l'heure, c'est la relation horizontale - celle qui lie chaque homme à ce monde - et non le rapport vertical à la transcendance - la soumission au Très-Haut - qui semble l'emporter. Le succès croissant du bouddhisme en est le meilleur exemple. Venue de la nuit des temps, cette religion importée d'Asie ne se contente pas de séduire des vedettes de cinéma en mal de spiritualité. Elle gagne désormais le cœur de milliers de Français, à tel point qu'on évalue officiellement à 600 000 le nombre de ses adeptes. Un double paradoxe au pays qui se dit à la fois "patrie des Lumières" et "fille aînée de l'Eglise". "Justement, répondent suavement les bouddhistes, notre religion n'a rien de contradictoire avec le rationalisme ou le christianisme." Est-ce bien vrai? L'opinion dominante admet en tout cas qu'il en est ainsi. En 1994, une enquête Sofres-Le Figaro a même établi que le bouddhisme serait la "religion préférée" de 2 millions de Français.
Il s'agit là de l'expression d'une attirance bien plus que d'une adhésion directe. Mais le phénomène prend de l'ampleur, précisément parce que ses contours sont flous. On peut se dire "bouddhiste de cœur" tout en ayant reçu le baptême catholique, en confessant la foi protestante, ou en étant né dans la tradition juive. Si 10 000 personnes, tout au plus, suivent les pratiques bouddhiques au quotidien, 100 000 autres au moins ont fréquenté un lieu de méditation ou de retraite. A quoi s'ajoutent quelques milliers d'affidés en cours de recherche ou de formation à travers toutes les formes de méditation inhérentes à la culture bouddhiste (zen, yoga, relaxation, diététique, stages, refuges, médecines douces, shiatsu, etc.). On arrive ainsi à environ 150 000 fidèles français, plus ou moins assidus. Pour atteindre le chiffre de 600 000 bouddhistes, attesté par le ministère de l'Intérieur, il faut additionner enfin l'importante communauté asiatique (surtout vietnamienne) établie en France avec bonheur.
Ce noyau dur irradie à son tour le reste de la société française, notamment par la valeur du témoignage individuel. De proche en proche, le message de bien-être qui résulte du bouddhisme gagne par cercles concentriques une population plutôt éduquée. Or ce bouche-à-oreille sélectif rejoint une sympathie de masse que véhiculent les grands médias planétaires. La figure du dalaï-lama est de ce point de vue un vecteur essentiel. Aux antipodes des leaders des trois grandes religions du Livre (judaïsme, christianisme, islam), ce bonze hilare dépourvu d'artifices et d'ornements sacerdotaux est le meilleur agent du prosélytisme bouddhique. Doux, calme et heureux de vivre, il incarne l'image triomphante d'une sérénité que les chefs chrétiens, juifs ou musulmans ont parfois l'air d'avoir perdue. Plutôt gêné de son succès face à ses grands "concurrents" religieux, le dalaï-lama profite indirectement du désenchantement que le vieux monothéisme a engendré. C'est là, pourtant, que réside son principal réservoir de sympathie.
Contre l'hégémonie brahmanique
La grande vogue du bouddhisme est d'abord à rechercher dans l'affaiblissement du système de pensée occidental. Dans un remarquable numéro intitulé "Message actuel de l'Inde", les Cahiers du Sud publiaient dès 1940 une analyse lumineuse: "Chaque fois que la pensée de l'Occident se trouve aux prises avec des contradictions et qu'elle se demande où la mène la science, elle se tourne vers l'Inde, mère des mythologies et des disciplines ?spirituelles?." Publié au lendemain de la défaite française face à l'Allemagne nazie, cet article passa alors inaperçu. Mais il prend aujourd'hui une valeur presque prophétique. Pour comprendre pourquoi Richard Gere, Jean-Claude Carrière, Matthieu Ricard (fils de l'académicien Jean-François Revel) font profession de foi bouddhiste autant que le cadre stressé, le prof de maths déprimé, la secrétaire divorcée ou tant d'autres, il faut entreprendre le voyage vers l'Inde mystérieuse, patrie du Bouddha.
Lorsque le Bouddha voit le jour à Kapilavastu, à 240 kilomètres au nord de Bénarès, vers l'an 560 avant la naissance de Jésus-Christ, le continent indien est dominé par la religion védique. Cette croyance repose sur les Veda (savoirs), soit quatre recueils de sagesse fondamentaux, rédigés en sanskrit (langue indo-européenne parente de l'iranien). Pour l'essentiel, le schéma religieux est des plus simples: c'est par les sacrifices accordés aux dieux que l'on s'assure la paix et le salut. Mais qui dit "sacrifice" dit "prêtres". Une élite sacerdotale toute-puissante, les brahmanes, tient toute la société indienne sous sa coupe. A tel point que, pour préserver leurs privilèges, les brahmanes élaborent le fameux régime des quatre castes, qui prévaut de fait jusqu'à nos jours, pour le plus grand malheur de l'Inde.
C'est contre l'hégémonie brahmanique que va s'élever le bouddhisme. Parallèlement à la religion védique, l'incroyable fécondité spirituelle indienne a donné naissance, bien avant l'apparition du Bouddha, à une croyance populaire très forte nommée samsara. Qu'est-ce que le samsara? Un véritable enfer métaphysique fondé sur la doctrine de la réincarnation. En clair: chaque être connaît une série infinie d'existences successives, qu'il ne peut parcourir qu'une seule fois, la vie humaine ne constituant qu'une seule de ces existences parmi une infinité d'autres.
Pourquoi l'homme est-il condamné à ces renaissances successives? A cause de son karma, c'est-à-dire de son action. Notre vie actuelle est ainsi le résultat de nos actions effectuées durant les existences antérieures. "Telle action accomplie par l'homme, dit la parole sacrée, telle son existence future." Si je vis mal, c'est que j'ai mal agi dans une vie précédente et vice versa. Mon karma, mon action présente, est donc crucial pour m'éviter de futures souffrances. Et le seul moyen de sortir du cycle étouffant du samsara est d'avoir un bon karma. "C'est le karma, dira le Bouddha, qui partage les hommes en supérieurs et en inférieurs."
Pouvoir brahmanique d'un côté, fatalité du samsara de l'autre, le monde religieux dans lequel le Bouddha apparaît est atrocement angoissant. C'est pourquoi le Grand Sage va orienter toute sa pensée et son expérience vers la délivrance.
Né dans la famille princière des Gautama, le Bouddha reçoit en naissant le nom de Siddhartha (celui qui a réalisé son but). Il mène une existence privilégiée, d'autant que, selon le récit légendaire de sa vie, son père donne l'ordre de lui épargner toute vision de la souffrance humaine. Mais, au cours de quatre sorties hors du palais, Siddhartha ressent le choc de la souffrance malgré la protection dont il a joui. Quatre sorties, quatre images terribles: celles d'un vieillard, d'un malade, d'un cadavre et d'un moine mendiant. Tout est résumé: la vieillesse, la maladie, la mort et, à la clef, la solution à tous ces maux: la condition de moine.
Siddhartha quitte palais, femme et enfant, et suit pendant sept ans l'expérience ascétique des brahmanes. Rien n'y fait. Il se détourne de l'héritage brahmanique, cette "vie de macérations" qu'il qualifie de "triste, indigne, vaine". La vie proprement religieuse, l'observance des rites, le culte des dieux ne sont pas parvenus à le satisfaire ni à le libérer. Mais à Uruvela, au sud de Patna, il reçoit enfin l'Eveil (bodhi) au pied d'un figuier. Siddhartha Gautama devient le Bouddha (l'Eveillé), à l'âge de 35 ans. Il entreprend alors la prédication de la vérité qu'il a reçue. Dans sa première intervention publique, le fameux Sermon de Bénarès, il lance les fondements du bouddhisme, soit les "Quatre Saintes Vérités". "Voici, ô moines! déclare-t-il, la noble vérité sur la souffrance. La naissance est souffrance, la vieillesse est souffrance, la maladie est souffrance, la mort est souffrance, être uni à ce que l'on n'aime pas est souffrance, être séparé de ce que l'on aime est souffrance, ne pas avoir ce que l'on désire est souffrance; en résumé, les cinq agrégats d'attachement sont souffrance." Telle est la première des Quatre Saintes Vérités. La deuxième s'attache à l'origine de la douleur, c'est-à-dire la "soif des plaisirs des sens" et la "soif de l'existence et du devenir". La troisième exige la suppression de la douleur. La quatrième, enfin, définit le chemin qui conduit à la suppression de la douleur.
- La vérité de la souffrance : toute vie implique la souffrance, l'insatisfaction ;
- la vérité de l'origine de la souffrance : elle repose dans le désir, les attachements ;
- la vérité de la cessation de la souffrance : la fin de la souffrance est possible ;
- la vérité du chemin : le chemin menant à la fin de la souffrance est la voie médiane, qui suit le noble sentier octuple.
A partir de là, pendant plus de quarante ans, le Bouddha prêche et fait des adeptes. Aux cinq premiers moines qui l'ont accompagné dès son Eveil s'ajoutent une nuée de convertis touchés par la paix qui émane du maître. Il meurt à l'âge de 80 ans en laissant à ses proches un seul message: "Tous les éléments de l'être sont transitoires. Travaillez à votre salut avec soin." Mais de quel salut s'agit-il?
Pour le Bouddha, il n'y a pas de Dieu créateur de l'Univers, pas de paradis ni d'enfer, pas de Messie ni de Résurrection. Tout au contraire. Le bouddhisme ne s'intéresse pas à la métaphysique, à l'origine du monde, aux notions de bien et de mal. C'est une doctrine finalement très pragmatique qui part d'un constat évident: tout est souffrance. Pessimisme total qui rejette même la notion d'âme et rend caduque toute attitude religieuse. Dans la mesure où Dieu n'existe pas, à quoi bon la mystique, les sacrifices, les sacrements ou n'importe quelle forme de culte? Le salut dépend uniquement de la causalité du karma et des moyens de sortir du cycle infernal du samsara. Le Bouddha est authentiquement athée, voire matérialiste. Sa doctrine vise un seul but: la délivrance.
Pour y parvenir, il faut suivre le "noble chemin octuple", à savoir: "La compréhension juste, la pensée juste, la parole juste, l'action juste, le moyen d'existence juste, l'effort juste, l'attention juste et la concentration juste"! Si le bouddhisme n'est pas à proprement parler une religion, s'il n'est guère davantage une philosophie, il est en revanche une discipline et une morale. Le noble chemin octuple est un code pour sortir de l'enchaînement de la souffrance, qui suppose un gros effort sur soi-même. Selon le Bouddha, toute la douleur du genre humain provient du "moi". Or le moi n'existe pas: c'est une illusion. Au contraire du christianisme, l'idée d'un moi éternel, relié à un principe divin de l'Univers, est totalement rejetée et combattue. Le moi suppose des désirs insatiables et finit par dicter tous nos comportements: il faut donc le faire taire en nous-même. En suivant le noble chemin octuple, on obtient ce résultat. L'extinction de toute soif, de toute attente, de tout désir par la discipline que propose le Bouddha aboutit alors à la disparition de cette illusion qu'est le moi.
Par l'extinction des soifs et des désirs, la mécanique des réincarnations successives est enfin arrêtée: le samsara est vaincu. On obtient ainsi le "nirvana incomplet". Il ne reste plus qu'à nous défaire de notre enveloppe corporelle par la mort pour atteindre le "nirvana parfait".
Concilier athéisme et spiritualité
On mesure combien ce prodigieux échafaudage spirituel est fondamentalement indissociable des cultures indo-asiatiques. Mais il contient aussi tous les ingrédients d'une modernité susceptible de séduire les Occidentaux. La première "qualité" du bouddhisme - que les théologiens chrétiens se sont empressés de dénoncer comme la pire des limites - est sa grande modestie. Peu importe en effet de savoir qui a créé le monde ou comment il finira: la métaphysique apparaît comme une spéculation parfaitement inutile. Le Bouddha se borne à indiquer un chemin qui conduit au salut individuel. La deuxième vertu est de s'accommoder aisément de n'importe quel contexte religieux. Puisque le Bouddha ne s'intéresse pas à Dieu, il s'adresse à tout le monde, spécialement aux athées mais aussi à ceux qui doutent de leur baptême (deux catégories fort nombreuses en Occident). Cet esprit de tolérance, fondé sur une totale indifférence envers toute foi révélée, contribue certainement à la diffusion du bouddhisme sur les terres judéo-chrétiennes. De surcroît, même si le noble chemin octuple est une discipline sévère, il n'a rien à voir avec les dogmes sur lesquels les Eglises chrétiennes sont fondées. Or les dogmes chrétiens résistent mal au passage dans le IIIe millénaire...
Se dire bouddhiste, c'est pratiquer une religion sans dieu, concilier l'athéisme et la spiritualité, et concevoir une morale sans le poids pesant du péché! Que faut-il de plus?
Parvenir au vide absolu
Il y a pourtant plus encore. Par un étonnant retournement, l'Occident semble puiser dans l'une des doctrines les plus anciennes de l'humanité un puissant réconfort contre les faillites de la modernité. Les limites de la science, surtout lorsqu'elles concernent le corps humain, sont à l'origine d'un fort scepticisme collectif. L'apparition du sida a été décisive dans ce mouvement général. Or, dès son origine, le bouddhisme a imaginé une approche du nirvana à travers l'équilibre entre le corps et l'esprit. Pour parvenir au vide absolu, condition sine qua non de la méditation, les disciples du Bouddha ont développé le yoga et posé des règles d'alimentation très strictes. Nul doute qu'en France, qui détient le record mondial de la consommation de tranquillisants, cette hygiène de vie exerce une forte attraction. L'accent mis par le bouddhisme sur la notion de vacuité intérieure lui assure de toute façon un bel avenir dans les civilisations urbaines.
De la même manière, le bouddhisme paraît apporter une alternative au vieillissement de la psychanalyse. Alors que tout le travail de Freud a consisté à enseigner comment entrer en soi-même, Bouddha recommande de sortir de soi. Il est probable que la fréquentation des centres zen profite des piétinements de l'analyse chez des sujets insatisfaits.
Autant de vertus accumulées finissent par convaincre jusqu'aux philosophes. André Comte-Sponville, auteur du best- seller Petit Traité des grandes vertus et, plus récemment, de La Sagesse des modernes (en collaboration avec Luc Ferry), s'avoue troublé. Philosophe athée, il fait sien le "pessimisme gai" professé par le Bouddha. "Ne rien espérer, ne rien attendre, tel est le chemin du bonheur", estime-t-il. Ne pouvant cependant adhérer pleinement à la théorie du samsara - seul aspect du bouddhisme qui suppose tout de même une croyance - André Comte-Sponville se dit lui-même "néobouddhiste". Pour le reste, le noble chemin octuple rejoint les grandes vertus énoncées dans son traité. Pour le Bouddha, c'est grâce à la bonté, à la compassion, à la bienveillance pour tous les êtres vivants (y compris les animaux) que l'être humain parvient à la méditation pure, antichambre du nirvana. C'est une éthique qui rejoint celle qu'avance Comte-Sponville, le nirvana mis à part.
D'aucuns verront dans cette convergence toute la faiblesse de la philosophie moderne. Après tout, le moins que l'on puisse dire est qu'il ne s'agit pas là d'une "innovation philosophique". Mais la propension du bouddhisme à combler les vides de la pensée occidentale ne laisse pas d'étonner.
L'immortalité chrétienne révisée
En dépit de ses atouts, le bouddhisme ressemble fort, en fait, à un fantasme de société. Il suffit de recenser quelques-uns des nombreux contresens qui circulent à son sujet en Occident. Plusieurs sondages prouvent par exemple une forte progression de la croyance en la réincarnation (y compris parmi les Français qui se disent catholiques pratiquants). Apparemment, cette réincarnation est perçue de façon très positive par l'opinion, qui y voit la possibilité de vivre plusieurs vies. Bref, c'est l'immortalité chrétienne révisée à la mode bouddhiste. Or la réincarnation correspond chez les bouddhistes à un enfer (le cycle du samsara)! Faut-il que la passion pour le bouddhisme soit grande pour arriver à faire dire aux choses le contraire de ce qu'elles veulent dire...
Le même type de contradiction prévaut au sujet du nirvana. Là encore, on effectue un syncrétisme entre le paradis chrétien et l'état de perfection bouddhiste. Le mot nirvana signifie "extinction", c'est-à-dire le néant, la disparition de la souffrance par la disparition de l'être. C'est l'exact opposé du paradis, où, dit-on, on continue de vivre dans la félicité et pour l'éternité.
Enfin, et ce n'est pas le moindre des paradoxes, beaucoup d'émules du bouddhisme "postmoderne" se déclarent captivés par les rites tibétains. Il se trouve que le bouddhisme tibétain est une branche très ésotérique, dite Vajrayana ou Véhicule de diamant (voir l'encadré ci-contre). Dotée d'un rituel fort élaboré - qui prend pour le coup un caractère résolument religieux - et d'une institution spécifique - la primauté du dalaï-lama sur son peuple - la religion tibétaine est très éloignée de l'enseignement originel du Bouddha. Elle recouvre notamment un caractère magique, surnaturel, qui exige une longue initiation. La réincarnation du lama défunt sous la forme d'une autre créature en est l'aspect le plus spectaculaire. On sait comment on se met à la recherche d'un enfant dans lequel s'est réincarné le lama précédent. Puis l'enfant est reconnu grâce à des événements extraordinaires qui ont accompagné sa naissance ou grâce à des prodiges qu'il a lui-même accomplis. L'ensemble de ce rituel est évidemment très propice à l'imagination cinématographique, comme l'ont prouvé Bernardo Bertolucci, dans son film Little Buddha, Jean-Jacques Annaud dans Sept Ans au Tibet et, tout récemment encore, Martin Scorsese, avec Kundun. Mais il ne s'agit plus là de sagesse ni de méditation pure. C'est néanmoins l'une des composantes de la "bouddhamania". On trouve même des catholiques déçus de ne plus avoir droit à la messe en latin qui s'orientent vers le bouddhisme tibétain en raison de sa liturgie.
Il est loin d'être certain que la demande de bouddhisme réponde aux lois de la raison seulement. Combien de néophytes savent que le Bouddha n'a pas voulu abolir l'inique régime des castes? Combien de personnalités du monde des arts et du spectacle, si férues de "tibétisme", connaissent les paroles du Bouddha à l'égard des femmes? Lorsque le disciple Ananda demande à son maître: "Quelle doit être notre attitude, Seigneur, envers une femme?", le Bouddha répond: "Evitez sa vue." "Mais si cependant nous la voyons, poursuit Ananda, que faut-il faire? - Ne lui parlez pas", ajoute le Bouddha. "Et si nous lui parlons?" achève Ananda. "Alors, prenez garde à vous-mêmes", assène le Bouddha...
Il y a fort à parier que bon nombre d'adeptes effectuent un tri sélectif à travers les propriétés du bouddhisme. Du reste, le dalaï-lama ne recommande jamais aux Occidentaux de se convertir. Il sait fort bien qu'un océan culturel séparera toujours les deux mondes.
Une morale de la passivité
Toute la doctrine du Bouddha s'accorde à attribuer le malheur de l'homme à son éternel "vouloir-vivre". Ce vouloir-vivre ne cesse précisément de croître en Occident, notamment grâce à l'allongement de la durée de vie. En outre, le bouddhisme est en décalage avec le sens de l'action (action humanitaire, action sociale, etc.) qui caractérise nos sociétés postindustrielles. En voulant ôter aux choses de ce monde toute leur réalité, en instaurant le primat de la contemplation intérieure comme passeport pour la délivrance, le bouddhisme induit une morale de la passivité. Certes, il n'édicte pas de commandements (au contraire de la culture judéo-chrétienne), mais il recommande plus de ne pas faire le mal que de faire le bien. Une sorte d'insensibilité à la douleur du monde, condition de la sérénité, imprègne l'enseignement du Bouddha. Rien qui ne convienne, au fond, à la logique occidentale.
Le bouddhisme, pour être vécu et pleinement compris, exige une immersion totale, et pas seulement un stage de trekking en Himalaya. Bien peu de bouddhistes vedettes ont accompli le chemin de l' "acculturation" complète. Sauf Matthieu Ricard, l'un des rares Français à avoir poussé son engagement jusqu'au bout. Justement, moine au Tibet, interprète officiel du dalaï-lama lors de ses déplacements en France, le fils de Jean-François Revel dissimule à peine son amusement face à la "bouddhamania" qui s'est emparée de son pays d'origine.
Le bouddhisme, parce que mal assimilé, n'a néanmoins pas fini de séduire. A moins que le vieux christianisme, qui montre parfois de beaux restes - on l'a vu lors des Journées mondiales de la jeunesse de l'été 1997, à Paris - ne se décide à réagir. Car le théologien catholique Romano Guardini avait raison de considérer le Bouddha comme "le dernier génie religieux avec lequel la civilisation chrétienne aura à s'expliquer".
- Courage, prions!
Une formule sacrée, Om mani padmehum, constitue la prière perpétuelle du Tibet. On n'en connaît guère le sens, mais sa valeur incantatoire est très forte, et on va même jusqu'à lui prêter une puissance surnaturelle. D'où l'intérêt de la répéter à longueur de journée. Pour aller plus vite, les moines tibétains ont inventé un moulin à prières comprenant 12 feuilles de papier portant chacune 2 460 fois la prière. En un seul tour de moulin, on débite ainsi 29 520 prières. A raison de 120 tours par minute, on arrive à 3 542 400 prières. Record mondial...
- Les trois "bouddhamobiles"
L'enseignement du Bouddha a donné lieu à trois écoles d'interprétation différentes.
>Le Grand Véhicule, ou Mohayana, puise son inspiration dans la découverte d'écrits postérieurs - les sutras - selon lesquels le Bouddha ne se limite pas à sa personne physique ni à son enseignement. Bouddha est devenu une essence offerte à tous. Conception élargie du nirvana, cette doctrine a gagné la Chine, la Corée et le Japon.
>Le Petit Véhicule, ou Hinayana, reste très fidèle aux seuls préceptes donnés par Bouddha à ses disciples. L'idéal bouddhiste passe, ici, par la voie monastique et la stricte observance de la parole du maître. Cette tendance est majoritaire en Asie du Sud-Est - Cambodge, Vietnam, Thaïlande - mais aussi à Sri Lanka.
>Le Véhicule de diamant, ou tantrisme, ou Vajrayana, est une sous-branche du Grand Véhicule, devenue très ésotérique. Elle s'appuie sur une méditation très poussée et sur une primauté du maître initiatique. C'est le bouddhisme du Tibet et de la Mongolie.
En savoir plus sur http://www.lexpress.fr/informations/le-triomphe-de-la-religion-sans-dieu_629791.html#lOjZgLsSkrV1sWgV.99
*) Tôn giáo: hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng những lực lượng siêu tự nhiên ấy, Từ Điển Tiếng Việt-NXBKHXH 1988 tr.1044.