Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những ký ức đọng lại của nhân chứng lịch sử

05/06/201320:55(Xem: 5867)
Những ký ức đọng lại của nhân chứng lịch sử
botatquangduc-3a
NHỮNG KÝ ỨC ĐỌNG LẠI
CỦA NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ

Ông Nguyễn Văn Thông (hình bên) là một trong những nhân chứng trong việc Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân năm 1963. Những giờ phút lịch sử đó đã để lại cho ông nhiều cảm xúc, kí ức đọng lại.

    Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây.
    Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mitting, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.

    Đoàn đã xuất phát từ đấy ra đến Ngã tư Cao Thắng thì lên ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và CMT8 bây giờ. Đi trong đoàn mitting có 1 chiếc xe hơi, khi đến ngã tư chiếc xe đó dừng lại coi như chết máy và mở cái nắp xe đằng trước ra để sửa. Đồng thời có người mở cửa xe ra và có một vị Hòa thượng ở trên xe bước xuống đi bộ ra đến ngã tư đường.

    Người đứng lễ bốn phương rồi người ngồi nhìn về hướng Tây. Lúc ấy chỉ biết người ngồi, sau đó mới biết là người ngồi kiết già như ngồi thiền, tất cả mọi sự diễn biến nhanh chóng. Một vị thầy đã lấy một can xăng 2,3 lít đổ lên thân Ngài. Đổ hết can xăng thì Hòa thượng đó (lúc ấy chưa biết tên) bật một cái quẹt đá chứ không phải quẹt gas như bây giờ nhưng không cháy, thì một vị thầy khác mới đưa một cái quẹt khác vào thì mới bùng lửa lên cháy.

    Lúc lửa bùng cháy lên, tôi làm nhiệm vụ thì tôi chụp. Chứ thực tình lúc đó cái tâm tư của bối cảnh đầu tiên, cái ảnh đầu tiên triển lãm trên đó hơi rung tay, không được rõ vì tôi quá xúc động về sự hi sinh cao cả của vị hòa thượng đó. Những bức về sau đó thì nó rõ hơn. Cho đến khi lửa cháy phủ khắp mà người không dẫy, không cử động, cứ ngồi kiết già như thế. Trong khi đó xung quanh là những vị Tăng Ni ngồi niệm Phật. Cũng có một điểm là sau khi cháy được lúc rồi xe cứu hỏa mới tới.

    Xe cứu hỏa tới nhưng xung quanh đã có một vòng tròn 300 Tăng Ni, thành ra nội bất xuất ngoại bất nhập. Xe không vào được vì đã có thầy chỉ huy mỗi một xe cứu hỏa đến thì có một vị Tăng Ni nằm dưới đường để xe không di chuyển được. Ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy và khi người đã cháy đen rồi thì đổ xuống. Tăng Ni phải bảo quản chừng một tiếng đồng hồ thì có người bên chùa mang một cái cáng đến để hòa thượng mang về chùa Xá Lợi. Nhiệm vụ của tôi tới đấy là hết.

    Sau khi liệm thì đến ngày chủ nhật mang lên hỏa táng tại An Dưỡng Địa, tức là chùa An Lạc (lò thiêu An Lạc ở ngã 4 Phú Lâm). Đám tang đi bộ ở đường Điện Biên Phủ sau đó là Thành Thái nay là Ngô Gia Tự đi thẳng đường Hùng Vương. Khi đưa vào lò thiêu khoảng 8h sáng, đầu đuôi có 2 ngọn lửa đốt bằng dầu gazoan phụt lửa vào (ko đốt bằng củi, bằng than), đốt đến 2h30 chiều. Tôi túc trực ở trên đó, nhìn qua lỗ kính thấy hết. Đến 2h30 sau khi cháy hết thì mở cửa lò, ở dưới cái khuôn để quan tài cháy hết rồi có một cái mâm, cái vỉ để tất cả xương, tro rơi xuống đấy và trái tim cũng rơi xuống đó. Bên chùa lấy một bình pha lê đựng trái tim và một thầy vớt hết tất cả xá lợi, vớt hết tất cả xương. Nhiệm vụ của tôi tới đấy là hết.

    Kể từ khi Bồ tát Quảng Đức bắt đầu tự thiêu đến khi cuối cùng là hỏa thiêu và đem về chùa Xá Lợi, tôi theo dõi rất sát các thông tin đấy và có được những hình ảnh tư liệu. Thẳng thắn mà nói như thế này, tôi chụp những bức hình đó là nhiệm vụ vì tôi là Phóng viên nhiếp ảnh của Nha tổng giám đốc Cảnh sát Công an của Chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi đi làm nhiệm vụ thì cái tâm tư tôi nhìn sự thiêu ấy là sự cao cả của vị Hòa thượng đó chứ tôi cũng không nghĩ gì cả. Về sau, khi ngày 1/11 có cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm rồi thì phải nói là tất cả những cuộc đảo chính xảy ra về sau này thì cũng phát khởi từ Hòa thượng tự thiêu, dấy lên cái lòng để cho dân chúng phản đối Ngô Đình Diệm về vấn đề kì thị tôn giáo. Tôi chỉ biết đến như thế thôi chứ tôi cũng không nghĩ gì khác. Làm nhiệm vụ, thế thôi!”


    (Bối Bối ghi lại)
    Người gửi bài: Đông Ba


    Nhân chứng và thời đại là sự trải nghiệm qua một quảng thời gian nào đó đánh dấu sự kiện quan trọng đối với đất nước và dân tộc. Đúng như vậy, pháp nạn năm 1963 đánh dấu một sự kiện rất đau thương không chỉ cho Phật giáo mà cho cả dân tộc, một thời kỳ bị áp bức nặng nề của chính quyền Ngô Đình Diệm với những chính sách cai trị độc tài.

    Qua những lời kể của Hoà thượng Đức Nghiệp và ông Nguyễn Văn Thông làm cho tôi có cảm tưởng như được sống trong những ngày tháng bi hùng của Phật giáo cũng như của dân tộc 1963. Trong thời gian đó có những con người vĩ đại sẵn sàng xả bỏ tấm thân giả tạm của mình để cho đạo pháp được trường tồn, nước nhà được tự do, hạnh phúc.

    Trong buổi trò chuyện giao lưu với chủ đề “Nhân chứng và Thời đại” được nghe HT.Thích Đức Nghiệp - một vị nhân chứng trong sự kiện pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã kể lại những diễn biến của Phật giáo và cũng như đất nước trong thời kỳ cai trị chính quyền ông Ngô Đình Diệm. Lắng lòng nghe những lời kể của Hoà thượng mà trong tôi như dâng trào một niềm cảm xúc, một sự kính phục bởi những con người có tấm lòng từ bi rộng lớn, ý chí kiên cương không thể bị khuất phục trước những lưỡi gương, gọng súng.

    Chế độ độc tài của chính quyền Ngô Đình Diệm càng khắt khe, áp bức bao nhiêu thì tinh thần yêu nước, yêu đạo pháp của tăng ni, phật tử càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Lá cờ Phật giáo không thể bị chà đạp, đất nước Nam Việt không thể bị áp bức mãi bởi những con người thâm độc và bọn tay sai của Ngô Đình Diệm.

    Vì vậy, Bồ Tát Quảng Đức cùng chư vị Thánh đệ tử đã dâng hiến thân mình cho chư Phật nguyện đổi lấy sự tự do cho đạo pháp và dân tộc, cho lá cờ của Phật giáo mãi được tung bay trên bầu trời rộng lớn. Sự hung hãn của chính quyền Ngô Đình Diệm càng cao bao nhiêu thì chí nguyện tự thiêu của Bồ tát càng lớn bấy nhiêu - một chí nguyện cao cả, vĩ đại trong một con người nhỏ bé.

    Theo như lời kể lại của HT.Thích Đức Nghiệp và ông Nguyễn Văn Thông thì Bồ Tát Quảng Đức dâng hiến cuộc đời mình cho đại nghĩa, hy sinh để cho chánh pháp được trường tồn và ngay tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt một ngọn lửa phừng phừng bốc cháy, bủa vây xung quanh một vị Bồ Tát xác phàm. Mặc dù lửa cháy rất lớn nhưng nét mặt của Ngài không lộ vẻ sợ hãi, đau đớn, Ngài ngồi trong tư thế kiết già tay bắt ấn tam muội, tâm an định tịch tịnh, không còn bị chi phối bởi sức nóng của ngọn lửa.

    Hình dung ngọn lửa thiêu đốt thân Ngài trong tôi thật không sao tả hết niềm tin yêu, sự tôn kính tột bậc. Ngọn lửa ấy giống như ngọn lửa từ bi thiêu rụi biết bao phiền muộn, lo âu trong tâm hồn của người con Phật, đốt tan bao âm mưu, kế hoạch tàn ác bạo ngược của chính quyền Ngô Đình Diệm. Một chế độ độc tài đã giết bao người vô tội, biết bao tăng ni, phật tử đã ngã xuống vì màu cờ của đạo pháp và dân tộc. Những vị thánh tử đạo như thầy Nguyên Hương, thầy Thanh Tuệ, sư cô Diệu Quang, Đại đức Thiện Mỹ...cũng đã theo gương của Bồ Tát Quảng Đức hiến dâng chư Phật, hi sinh thân mạng để cảnh tỉnh, thức tỉnh sự mê muội của chính quyền Ngô Đình Diệm và cứu nguy Đạo pháp.

    Những tấm gương đã anh dũng hy sinh của Bồ Tát Quảng Đức, Chư vị thánh tử đạo cùng các chiến sĩ đồng bào là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ, sâu sắc, một lời tuyên bố hùng hồn rằng chết vinh còn hơn sống nhục, dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho nền tự do của nước nhà, tín đồ tăng ni, phật tử nguyện bảo vệ đến cùng cho màu cờ của đạo pháp được tung bay trên khắp mọi miền quê hương, đất nước.

    Hoà chung không khí của buổi lễ kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vì pháp thiêu thân và như được sống trong những năm tháng hào hùng của dân tộc, của chư tăng ni, phật tử qua lời kể của Hoà thượng Đức Nghiệp, trong tâm tôi như đang đồng cảm xót thương và kèm theo đó là một sự kính phục, ngưỡng mộ.

    Xót thương cho đạo pháp và dân tộc đã trải qua những năm tháng khó khăn, chịu sự đàn áp bạo hành đến cùng cực, sự kính phục và ngưỡng mộ những cuộc chiến đấu hy sinh kiên cường bất khuất, đã dùng tấm lòng từ bi để đối trị với sự tàn ác thâm độc. Và cuối cùng thì tà không thể thắng chánh, sự tàn ác thâm độc phải chịu sự khuất phục bởi tấm lòng từ bi và tình yêu mà chư tăng ni, phạt tử đã dành cho đạo pháp và dân tộc. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sụp đổ hoàn toàn, ngọn lửa từ bi bất diệt cùng trái tim bất tử của Bồ Tát Thích Quảng Đức mãi tồn tại theo thời gian của những kiếp người. Dù có trải qua bao thế hệ thì ngọn lửa ấy vẫn là ngọn đuốc sáng soi, chiếu rọi vào từng ngõ nghách tâm hồn người con Phật, chính là nguồn động lực vô cùng lớn lao thúc đẩy chúng ta sống và làm việc như thế nào, để xứng đáng với sự hi sinh cao cả ấy, bày tỏ hết được lòng tri ân cao quý của bản thân mình.

    Còn riêng tôi trong ngày kỷ niệm thiêng liêng này, tôi nguyện sẽ cống hiến hết sức mình cho đạo pháp mãi lưu tồn để cho hình ảnh ngọn lửa của Ngài mãi là ánh sáng soi đường cho đàn hậu học, những hậu duệ ngày mai sẽ tiếp nối con đường của chư Phật, chư Tổ xây dựng và phát triển đạo pháp ngày thêm rực rỡ, bất diệt như trái tim của Ngài.

    Chúc Văn
    (Người gửi bài: Đông Ba)




    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    15/01/2015(Xem: 5230)
    Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
    05/01/2015(Xem: 6251)
    Trước vấn đề nầy, liên tưởng đến Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, thiết nghĩ, hai tổ chức khác nhau từ giáo lý đến tổ chức hành chánh, Phật giáo không có một cơ cấu thống nhất mang tính quốc tế, Phật giáo mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng tập quán, thổ nhưỡng khác nhau, vấn đề nội kết cũng khác nhau, sự sai phạm cũng khác nhau; do mang tính cá thể mà phạm luật cũng có tính cách tự phát của cá nhân. Vấn đề ở đây, dù cá nhân sai phạm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng thanh danh tập thể và làm mất ít nhiều niềm tin của tín đồ, Giáo hội Phật giáo cũng phải có trách nhiệm, ngoài việc xử lý thông tin đối ngoại, Giáo hội cũng cần có tiếng nói trung thực “Con dại cái mang”; đó là cách xì hơi để quần chúng nhẹ nhõm, cảm thấy dẫu sao giới lãnh đạo Phật giáo biết nhìn nhận sự thật khi truyền thông xã hội loan tải. Hẳn nhiên không hoàn toàn đúng khi truyền thông loan tải, nhưng ít ra 50% cũng phải có vấn đề; sau khi xác minh sự thật, sự xin lỗi quần chúng hay nhận lỗi với các bậc chân tu,
    03/01/2015(Xem: 4759)
    Bản báo cáo có độ dầy 8 trang A 4, không quá dài nhưng vừa đủ nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết trong năm vừa qua. Đặc biệt, bàn báo cáo đã nhận định rất sát những vấn đề nổi cộm dư luận trong và ngoải Phật giáo rất quan tâm. Từ trong một góc khuất của khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh đã được bóc trần, nhất là mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần 2 mục “Xử lý Thông Tin”. Qua đó cho thấy lãnh vực này rất còn thiếu những ngòi bút thiện chí, mạnh dạng đứng ra đóng gòp phần sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo Hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT Trung Ương GHPGVN, trong đó có trang nhà Phatgiao.org, đã làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, còn là thề hiện một chổ dựa vững chắc cho các Ủy viên của mình đang dấn thân vào cuộc từng ngày, từng giờ.
    02/01/2015(Xem: 6127)
    Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về 7 bước phải trải qua trước khi thông tin của website được hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Chúng ta cũng biết rằng, khi bị gián đoạn ở bước 1 đến bước 3, giải pháp khắc phục thuộc về người xem website (visitor). Khi bị gián đoạn từ bước 4 đến bước 6, giải pháp khắc phục thuộc về người quản trị website (webmaster). Trong bài này, chúng ta tìm hiểu các giải pháp khắc phục cho 3 bước đầu tiên, tức là dành cho người xem website (visitor). Các hướng dẫn dành cho người quản trị website (webmaster) sẽ được trình bày trong một bài sau.
    22/12/2014(Xem: 7018)
    Bên Czech, tại một cửa hiệu trưng bày hàng nội thất, trong đó bồn cầu in hình đức Phật Bổn sư trên nắp, dĩ nhiên đó không phải là một sản phẩm duy nhất, những bồn cầu khác trang trí hoa lá, ngôi sao, cá cảnh...nghĩa là nhà sản xuất xem đây chỉ là một trong những kiểu trang trí cho sản phẩm?
    22/11/2014(Xem: 28108)
    Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
    19/11/2014(Xem: 8475)
    Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt và trải nghiệm của chính bản thân mình, hoàn toàn không do bất kỳ áp lực nào từ người khác. Thế nhưng, tiến trình xác lập niềm tin vào Kinh điển thật không đơn giản và dễ dàng. Thứ nhất, làm sao để chúng ta có thể tự mình xác định được những bản văn thực sự là Kinh điển mà không sợ mắc phải sai lầm? Thứ hai, khi học hỏi và nghiên cứu Kinh điển để áp dụng vào sự tu tập, chắc chắn sẽ có những điểm mà chúng ta không đủ sức nhận hiểu tức thời hoặc thậm chí qua nhiều năm tu tập. Những điều không hiểu được đó tất yếu sẽ là nguyên nhân làm khởi sinh những mối nghi trong lòng ta. Vậy phải giải quyết những mối nghi này theo cách như thế nào?
    14/11/2014(Xem: 6088)
    Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để làm tinh thần ban đầu thực hiện các tâm nguyện nghệ thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới cảm tác và cách thể hiện cũng chính là cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.
    11/11/2014(Xem: 11761)
    Có nên dịch lại Tâm kinh hay không Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
    08/11/2014(Xem: 4975)
    Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối. Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành. Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]