Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Chống Ai, Chống Gì?

30/05/201320:36(Xem: 5770)
Phật Giáo Chống Ai, Chống Gì?


labode_1PHẬT GIÁO CHỐNG AI, CHỐNG GÌ?
Cao Huy Thuần

Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau:

"Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
Hai điểm được nêu rõ trong đoạn tuyên ngôn: một là đường lối bất bạo động, hai là "thể hiện tư tưởng của Phật giáo". Hai điểm thật ra là một, bởi vì tư tưởng của Phật giáo là bất bạo động. Mà bất bạo động trong Phật giáo là sức mạnh "làm rung chuyển tận lòng người".

Ngay từ đầu, Phật giáo đã xác quyết: hành động không được rời khỏi tư tưởng. Bởi vậy, tuy có thể là thừa đối với những người Phật tử thuộc kinh, tôi phải nhắc lại ở đây quyển kinh mà họ sùng kính vào bậc nhất, kinh Pháp Hoa, trong đó tôi trích câu chuyện về một vị tăng kỳ quái. Ông tăng này kỳ quái thật, vì ông chẳng hề đọc tụng kinh điển gì, nhưng gặp ai cũng chắp tay kính cẩn lễ bái và nói: "Tôi không dám khinh người, vì người sẽ được làm Phật". Nhiều người cho ông này là khùng, có khi nổi giận mắng nhiếc, có khi ném đá quất roi đuổi đi.

Mặc cho mắng nhiếc đuổi đánh, ông tăng vẫn cứ câu ấy chắp tay lễ bái, đến chết vẫn không đổi. Ấy vậy mà Phật tán dương, xem ông như một vị Bồ tát, trong kinh gọi là bồ tát Thường Bất Khinh. Chuyện này trong kinh Pháp Hoa xác quyết một điều nằm trong toàn bộ kinh điển Phật giáo mà ai cũng biết: trong mỗi con người, ai cũng có Phật tính, ai cũng có Phật trong lòng. Có khi tính Phật đó mờ đi như trăng bị mây che, nhưng trăng vẫn còn đó, đâu có mất.

Bởi vậy, Phật giáo không hề coi ai là kẻ thù vì ai cũng giống mình, bình đẳng với mình, thù người chẳng hóa ra thù cả đức Phật trong người ấy hay sao? Không chống con người, Phật giáo chỉ chống hành động. Hành động có thiện có ác, ác thì phải chống. Nguyên tắc kinh điển này, các vị lãnh đạo Phật giáo long trọng tuyên bố ngay từ đầu trong Tuyên ngôn Từ Đàm: "Chúng tôi không coi ai là kẻ thù, nhất là đối với đạo Thiên chúa".

Không coi ai là kẻ thù, tư tưởng đó của Phật giáo trùng hợp với tư tưởng của Gandhi mà cuộc đấu tranh 1963 xem như là gương sáng. Gandhi nói: "Một hành động tốt phải được tán thành, một hành động xấu phải được phản đối, người làm hành động, dù tốt hay xấu, luôn luôn phải được kính trọng hay thương xót tùy theo trường hợp. Hãy ghét tội lỗi chứ không phải người làm tội lỗi... Chống lại hay tấn công một hệ thống là đúng, nhưng chống lại hay tấn công tác giả của hệ thống ấy là giống như chống lại hay tấn công chính ta"

Ứng dụng tư tưởng ấy vào hành động, bản Tuyên ngôn nói rõ: "Chúng tôi không chủ trương lật đổ. Chúng tôi chỉ có cái nguyện vọng "cải thiện chính sách". Chúng tôi không nói vấn đề người. Người nào đứng ra phụ trách chính phủ mà chính sách không cải thiện thì nguyện vọng của chúng tôi không thỏa mãn".

Đó là đối với chính phủ. Đối với đạo Thiên chúa mà chính phủ Diệm nâng lên như thử là quốc giáo cũng vậy. Bản Tuyên ngôn nói trực tiếp: "Chúng tôi tranh đấu là tranh đấu cho lý tưởng công bình (mà vì thế mà động cập đến đạo Thiên chúa) chứ không phải tranh đấu với tư cách một Tôn giáo chống với một Tôn giáo... Chúng tôi cho rằng bất cứ ai, kể cả chúng tôi, nếu cho Tôn giáo của mình có giá trị tuyệt đối và chỉ có Tôn giáo của mình mới đáng tồn tại thì đây là quan niệm sai lầm nhất".

Bản chất của câu nói này là tôn giáo hay văn hóa? Tôi quả quyết là văn hóa.Qua Phật giáo, bản Tuyên ngôn muốn khẳng định một đặc tính của văn hóa Việt Nam mà Phật giáo là nòng cốt: tính khoan hòa, khoan dung. Ngày ấy, 1963, cũng như ngày nay, cũng như trong lịch sử thế giới, an ninh và đoàn kết dân tộc bị đe dọa bởi hiềm khích và thù hận tôn giáo. Nhìn văn hóa của Âu châu ngày trước, nhìn văn hóa của các nước Hồi giáo ngày nay, cái gì đã đưa đến chiến tranh, tàn sát, khủng bố? May thay, trong văn hóa Việt Nam không có nọc độc của thánh chiến. Không có cái tham sân si của chân lý độc tôn. Do đâu? Nhờ ai? Cái biệt tài của văn hóa khoan dung đó, Phật giáo tự hào cho mình và cho cả dân tộc. Suốt cả mùa tranh đấu, cho đến cả những năm 65, các nhà lãnh đạo chỉ nhắc lui nhắc tới có ngần ấy thôi. Tôi trích một đoạn chỉ thị:

"Nỗ lực và nỗ lực một cách liên tục để chấm cho dứt những chính sách không phù hợp với sự sinh tồn của Dân tộc và Phật giáo, phát triển Phật giáo bằng sự thực hiện của bản thân mà không bằng cách làm thương tổn các tôn giáo khác, càng nêu cao đức tính Từ bi bao nhiêu lại càng thực hiện đức tính Vô uý bấy nhiêu: đó là "ý thức Phật tử" đơn giản vô cùng nhưng khó khăn vô tận"

"Ý thức Phật tử" mà các vị lãnh đạo nhấn mạnh chính là ý thức về cái bản sắc văn hóa đặc thù ấy của tổ tiên mà Phật giáo phải gìn giữ và phát huy. Cái bản sắc ấy, các nhà thừa sai của thời xâm lược thuộc địa, rồi các chính phủ hậu thuộc địa kế thừa, đã tập trung sức lực để phá đổ, đưa đến cái Dụ số 10 quái gỡ mà chính quyền Ngô Đình Diệm triệt để tận dụng.

Gián tiếp, Dụ số 10 chỉ xem có một tôn giáo ở Việt Nam thôi là Thiên chúa giáo, Phật giáo đứng ngang hàng với các hiệp hội, không hơn gì các hội từ thiện, thể thao, một thứ tín ngưỡng vặt. Từ giám mục Puginier của thời xâm lược đến giám mục Ngô Đình Thục của thời Bến Hải chia đôi, chính sách độc tôn bay thẳng một đường mũi tên, nhắm trái tim của văn hóa khoan hòa truyền thống mà bắn. Thách thức của 1963 là thách thức ấy. Thách thức văn hóa dựa trên sức mạnh chính trị, quân sự. Y hệt thời các Đô đốc thực dân nả súng vào Đà Nẵng. Đứng trên mặt văn hóa, hai thời kỳ giống nhau như hai trẻ sinh đôi. Cả hai đều có bối cảnh là chiến tranh, cả hai chiến tranh đều cho phép một lực lượng luận thuyết rằng muốn thắng quân sự phải dùng đến cái súng cối văn hóa. Tự bảo vệ mình để bảo vệ văn hóa của dân tộc: ý nghĩa của 1963 là vậy. Căn bản là bảo vệ văn hóa. Lật đổ ông Diệm không phải là vấn đề đặt ra. Tận trong thâm sâu, Phật giáo không muốn làm chính trị.

Lịch sử của các cuộc nổi dậy ở đâu cũng bắt đầu bằng một biến cố bất ngờ, không toan tính trước, tưởng như tình cờ nhưng thực sự nằm trong một diễn biến hợp lý. Phong trào Phật giáo năm 1963 cũng bắt đầu bằng một biến cố như vậy: đó là lệnh cấm treo cờ Phật giáo trong ngày Phật Đản, đưa đến vụ thảm sát tám em bé trước đài phát thanh Huế.Lệnh đó đến từ đâu? Từ tổng giám mục Thục. Từ một chức sắc tôn giáo. Uất ức nhẫn nhục trong chín năm tràn đầy thêm một giọt nước mắt. Phật giáo không cho đó là nhục riêng của mình. Nhục chung cho cả văn hóa của tổ tiên. Thêm vào đó, ông Thục đang trấn địa ở ngay Huế, vốn được coi là "kinh đô Phật giáo" của cả miền Trung. Dân Huế hàng năm vẫn còn cúng giỗ các âm hồn trên các đường phố để kỷ niệm ngày thất thủ kinh đô năm 1885. Thiết giáp mà ông Thục đã ra lệnh bao vây đài phát thanh và nả súng vào dân chúng được xem như một vụ tấn công vào kinh đô lần thứ hai, lần này là kinh đô văn hóa.

Bạo lực trong hành động đi đôi với bạo lực trong lý thuyết. Mùa hè 1963, giáo chức đại học Huế chúng tôi được triệu lên Viện Đại Học để nghe ông Thục dạy về tôn giáo. Ông dạy: đại đa số người Việt Nam theo "đạo ông bà", Phật giáo chỉ là thiểu số. Ông dạy như thế trong một thành phố mà nhà nhà treo cờ, người người mô Phật.

Gandhi có nói: "Tôi đã học được, qua kinh nghiệm cay đắng, một bài học tối thượng về sự kiềm chế giận dữ, và giống như hơi nóng nén lại thì được chuyển thành năng lượng, giận dữ được kiềm chế có thể chuyển thành sức mạnh có khả năng dời cả thế giới". Ông Diệm đã tấn công vào thành trì văn hóa trong suốt chín năm, ông Thục bồi thêm một phát đại bác văn hóa cuối cùng, và phẫn uất biến thành lịch sử 1963 dời được cả một thế giới cuồng tín.

Pháp nạn năm 1963 là vậy: cuồng tín không phải là văn hóa Việt Nam. Chống cuồng tín là bảo vệ văn hóa. Không phải làm chính trị. Đây là điểm thứ hai phải nói rõ, bởi vì câu hỏi "Phật giáo muốn gì?" được đặt ra rất gay gắt, nhất là từ phía người Mỹ, tác nhân chính trong chiến tranh, sau năm 1963.


Giáo sư Cao Huy Thuần
(Người gửi bài: Đông Ba)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2010(Xem: 4863)
Phải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người". Darwin viết thầm trong Nhật Ký: "Để tránh khỏi phải nói rằng tôi đã trở thành duy vật đến thế, tôi phải nhẹ nhàng trong cách nói, chỉ nói rằng những cảm xúc, những bản năng, những mức độ tài năng, tất cả đều di truyền, bởi vì bộ não của đứa bé giống như bộ não của cha mẹ nó" (18). Ông viết trong thư gửi Karl Marx: Đừng tấn công trực tiếp Thiên chúa giáo làm gì, vô ích đối với quần chúng; "hãy làm giàu trí óc con người bằng tiến bộ của khoa học, chỉ nhờ thế tự do tư tưởng mới phát triển thêm. Và bởi vậy, tôi tránh nói đến tôn giáo, chỉ hạn chế vào khoa học" (19).
16/07/2010(Xem: 8679)
Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.
04/07/2010(Xem: 5899)
1. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và nguyện sống như thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy.
03/07/2010(Xem: 5839)
“Kính thưa các bạn, tôi đã từng có dịp đọc Phúc Âm với con mắt của một thiền sư. Chúng tôi đã từng có giao lưu với các linh mục và các vị mục sư. Chúng tôi đã từng sinh hoạt chung, những sinh hoạt này không phải chỉ là trao đổi ý kiến và kinh nghiệm mà còn là sống chung và tu tập chung. Chúng tôi xin phát biểu trên cơ bản đó. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều buổi họp, nhiều hội nghị đối thoại giữa đạo Phật, đạo Ki Tô và những đạo khác. Tôi nhớ ngày xưa có một thiền sư Việt Nam đã đọc kinh Dịch và đã trình bày kinh Dịch theo cái nhìn của một thiền sư.
03/06/2010(Xem: 4826)
"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa"
21/05/2010(Xem: 5109)
Tôi mới đây được xem bộ phim 'Kẻ trộm sách' của đạo diễn Brian Percival và trong đầu luôn ghi nhớ hình ảnh cô bé xinh xắn, đáng yêu Liesel Meminger nghiêng mình bên trang sách.
20/05/2010(Xem: 5537)
30 tháng 7, 2009 Vấn đề Alexandre de Rhodes chưa thể quên đối với người dân Việt nhất là với giới nghiên cứu vì vài lý do: a- Sau năm 1993 “bia 1941” của A. de Rhodes, được dựng lại tại khuôn viên thư viện Hà Nội và tên đường A. de Rhodes cũng được tái lập tại TP. Hồ Chí Minh/
10/03/2010(Xem: 4598)
Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là giáo sư của trường Trung học Bồ Đề Nha Trang. Khoảng năm 1962-1963, Ông xuất hiện trong phong trào tranh đấu Phật Giáo Nha Trang và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc . Sau đó không ai biết tông tích ông. Sau năm 1975 ông xuất hiện và giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn Giáo chính phủ. Năm 1990 ông đã được ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến. ‘Niềm Riêng’ ở cuối bài Thống nhất Phật giáo nói lên rất nhiều điều.
26/09/2009(Xem: 7164)
Thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Thông bạch thành lập cơ cấu mới của Giáo hội tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu và Tân Tây Lan gồm những thành viên trung kiên theo đường lối dân tộc và Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
15/09/2009(Xem: 7213)
Để đối phó với tình hình khó khăn, bị vu cáo trắng trợn và đe dọa thường trực, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo mới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]