Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những biểu tượng Mật Ý

09/03/201322:22(Xem: 6652)
Những biểu tượng Mật Ý
phoingautrongkimcangthua_1

NHỮNG BIỂU TƯỢNG MẬT Ý
Minh Mẫn

Gần đây, cộng đồng cư dân mạng xôn xao về hình tượng “ người nữ ôm trong lòng Phật”. Quả thật, đây là vấn đề nhạy cảm và xa lạ đối với hầu hết tín đồ Phật giáo trên thế giới ngoài một bộ phận Mật tông; Sở dĩ gọi là một bộ phận, vì không hẳn toàn bộ Mật pháp đều sử dụng biểu tượng như thế.

Có sự tương thông trong các pháp hành Du già, đạo học, Tiên thiên hợp lưu, Thủy hỏa ký tế, âm dương bảo hòa, Châu Thiên tiểu-đại…của Đông Phương, cũng như một vài mật pháp của Ấn giáo, Ba Tư và Ai Cập cổ đại.

Riêng những biểu tượng trên, xuất hiện rất sớm trong nền triết lý Ấn giáo, một triết lý chuyển hóa hành giả bằng những biểu tượng cụ thể, có trước thời kỳ Phật giáo xuất hiện; Chúng nằm vùng Bắc Ấn, vào khoản thế kỷ thứ 6 trước công nguyên; các hành giả ẩn cư trong dãy Hy Mã lạp sơn, tại Trung Hoa, Lão Trang và các Đạo gia cũng xuất hiện lý thuyết Âm-Dương ngũ hành áp dụng vào tu luyện, đạo học, y học, võ thuật, kinh dịch, bói toán, địa lý…Do Ấn giáo nặng về tín ngưỡng đa Thần nên lý thuyết Âm Dương, sáng tạo và hủy diệt, trí tuệ và vô minh chuyển hóa thành những biểu tượng cụ thể. Vì vậy, Ấn Độ có thần Shiva, Nữ thần Nataraja được coi như là hóa thân của thần Shiva, thần Vishnu, thần Thấp ti Nô, thần Na La Diên Na, thần Thấp Bà là Linga, biểu tượng dương vật, thần shesha là vua của loài rắn. Brahma còn là một sự nhân hóa của Đại ngã. nó được dùng để chỉ quyền năng được gọi là "Tuyệt đối" đằng sau mọi sự sáng tạo. Trong ý nghĩa triết học, Brahma biểu thị khuynh hướng vận động điều hòa (rajas), tạo nên thế quân bình giữa hai khuynh hướng qui tâm (sattva) và ly tâm (tamas), giữa bảo tồn và hủy diệt mà thần Vishnu và Shiva là biểu hiện… Mọi hiện tượng trong thiên nhiên được Thần hóa biểu tượng, vì thế, tại Ấn Độ có quá nhiều tôn giáo tín ngưỡng mang nhiều màu sắc. Cho dù màu sắc nào, tín ngưỡng nào, cũng không ngoài lý thuyết cơ bản Sáng tạo, hủy diệt và bảo hòa mà đạo học gọi là Âm-dương và quân bình.

Sau 6 thế kỷ đức Phật nhập diệt, một số bộ phái ra đời, Nam Ấn giữ được nguyên tính truyền thừa, Bắc Ấn, , vài bộ phái chịu ảnh hưởng Yoga trong triết thuyết và hành trì, chính vì thế Mật pháp của một bộ phận Bà La Môn thâm nhập vào hành giả ẩn cư, lập ra Mật tông, dung hóa giữa giải thoát của Phật giáo và triết thuyết hiện tượng của Bà La Môn.

Những biểu tượng Thần giao hợp đã xuất hiện rất sớm, mà theo truyền thuyết, thần Brahma cũng từng vi phạm loạn luân, trong bộ ba Brahma – Shiva – Visnhu đã kết hợp thành một học thuyết giềng mối giữ thế tồn tại cho Bà La Môn ( Tam vị nhất thể). Theo Ấn Giáo, vấn đề âm – dương giao thoa là việc tất yếu của mọi sinh vật, khác chăng là các đạo sĩ nâng chúng lên một giá trị triết học.

Khi những biểu tượng tất yếu thâm nhập vào một bộ phận hành giả Mật pháp của Tăng sĩ Phật giáo, các ngài dung hóa lý thuyết giải thoát và biểu tượng trên căn bản đối diện sự thật.Khác với chủ trương Nam truyền, “Ly dục, ly ác pháp” các tổ Mật pháp xem “thế gian pháp tức Phật pháp”. Mọi hiện tướng, bản thân chúng không tốt xấu, do tâm dục mà chúng biến thành xấu và với tâm thanh tịnh chúng là phương tiện đạt đến diệt dục.Trong các bộ phái và pháp hành Phật giáo Bắc truyền, phải nói Mật Tông nói chung và Kim Cang Thừa nói riêng, đòi hỏi hành giả một nghị lực phi thường để vượt qua những các cảnh đời thường, đó là đi trực tiếp, giải thoát nhanh nhất để chuyển hóa tâm thức.

Hầu hết các pháp hành đều khuyên hành giả trốn chạy, tránh xa các lạc thú nhạy cảm, nhưng xét cho cùng, đó chỉ là lấy đá đè cỏ, những chủng tử bất thiện trong tiềm thức vẫn đang ấp ủ chờ cơ hội bùng phát. Hưởng thụ dục lạc nằm trong hai trạng huống, hoặc hưởng thụ với tâm ô nhiễm hoặc hưởng thụ bằng sự tỉnh giác để chuyển hóa tâm nhiễm ô. Và nhất là những hành giả giải thoát, cần đối diện thực tại để chuyển hóa tâm thức nhiễm ô. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác…” vì thế, bất cứ những gì có mặt trong cuộc sống, từ chiếc lá rơi đến sinh hoạt tâm sinh lý, từ hiện tượng thiên nhiên đến bản năng sinh tồn của động vật, chúng đều là những công án để hành giả hóa giải những mắc mứu trong tâm thức.

Một tu sĩ từ bé được thầy cho sống ở núi, khi trưởng thành, xuống phố nhìn cái gì cũng lạ, cái lạ nhất là các cô gái mà mình chưa gặp bao giờ, về lại núi, tu sĩ trẻ thẩn thờ giao động mãi, thầy biết được chủng tử vô mình trong tâm thức người để tử trổi dậy, thầy đem một bức tranh phụ nữ kiều diễm dán trên tường, hướng dẫn đệ tử quán chiếu tất cả mọi ngõ ngách mà người đệ tử bị thu hút; một thời gian sau, người đệ tử hiểu rằng, cái mà thu hút chàng không phải là sắc đẹp của phụ nữ mà là sắc dục ẩn tàng trong tâm thức có dịp bộc phát.

Cũng thế, tất cả pháp tướng thế gian dù đẹp hay xấu, không phải là nguyên nhân làm cho ta sa đọa mà chính ta đã làm cho những pháp thế gian sa đọa xấu xa hơn. Vì thế, tu tập là sự chuyển hóa tâm thức chứ không phải ức chế tâm thức trước thực tại.

Trong một số kinh điển ngoại giáo có trước thời đức Phật, ngoài hình ảnh, còn hướng dẫn rất kỷ về thao tác làm tình để nâng cao sự khoái lạc thể xác, biến cảm xúc lên tầng số giao cảm thánh thiện thoát tục, đó là những mật pháp dành riêng cho những hành giả yogi có một năng lực tinh thần tuyệt hảo. Bởi vì, theo lý thuyết, trong mỗi sinh động vật đều hàm tàng hai nguồn năng lượng âm dương, do thiếu quân bình đem đến bệnh hoạn, sa đọa…luôn cảm thấy thiếu nên chạy tìm để hưởng thụ và đánh mất sự sáng suốt. Trên bình diện cảm xúc trần tục, chúng ta xấu hổ trước những hình ảnh giao hoan như thế, thực ra “chư Thần giao hợp” là một vũ điệu hợp nhất năng lượng âm-dương trong mỗi con ngườ cũng như vũ trụi. Các hành giả Yogi, đó là một pháp hành tối thượng phát sanh đại lạc vi tế nhất của mật pháp, hoàn toàn không tùy thuộc vào đam mê cảm xúc của giác quan mà “nam thần “ biểu thị cho đại lạc và “nữ thần” là biểu tượng của đại trí; Trí lạc viên dung là sự toàn vẹn tột đỉnh của một thành tựu giả.

Trước hình tượng xuất hiện khắp các tu viện tại Bắc Ấn tu mật pháp nầy, giúp hành giả cảm nhận được sự quân bình âm dương trong nguồn sinh lực cơ thể, vì các hành giả đã vượt khỏi tâm phân biệt nhị nguyên. Một hành giả bước vào mật pháp hoan lạc nầy phải chọn một trong 4 giai đoạn của mật điển:

Mật điển thiên về hành động, mật điển thiên về tư duy, mật điển du già và tối thượng du già. [1] Mỗi hạng dành cho một loại hành giả đặc biệt, trước khi chọn một trong bốn mật pháp để thực hành theo từng căn cơ, hành giả cần trải qua 4 giai đoạn tối cần của mật pháp: Thứ nhất là pháp Du già tịnh hóa triệt để môi trường chung quanh; thứ hai là pháp Du già tịnh hóa triệt để thân xác; thứ ba là tịnh hóa triệt để mọi cảm thọ; thứ tư là pháp Du già tịnh hóa triệt để mọi hành vi.[2]

Như thế một hành giả Yogi không thể là kẻ lạm dụng của sự lạc dục. Ham muốn là bản năng tìm ẩn của động vật, chuyển hóa năng lượng ham muốn như thế nào để năng lượng ham muốn biến thành năng lượng tuệ giác là một vấn đề mà hành giả cân nhắc rất kỷ. Thế tục do không thỏa mãn những ham muốn sanh ra tha hóa, khổ đau, điên loạn, thực tế ham muốn là một năng lượng thiếu quân bình, nếu không có pháp hành thì con người không bao giờ bù đắp được sự thiếu hụt đó, luôn quay cuồng tìm kiếm trong đau khổ. Các mật pháp cung cấp cho hành giả một pháp hành với một ý thức rõ ràng, tự bù đắp và chuyển hóa những thưc tại trong chính ta chứ không phải từ ngoại cảnh. Thực hành Mật pháp là hợp nhất kinh nghiệm lạc thú với ánh sáng tâm linh; cũng như khi nam nữ giao hoan, ánh sáng chợt lóe trong lúc cực khoái , từ đó, thần thức cỏi trung giới có duyên theo đó nhập thai. Cái lạc thú và ánh sáng của hành giả trong lúc luyện đạo là một thăng tiến nội lực lúc bảo hòa năng lượng âm dương nội tại, từ đây, đưa hành giả đến sự thành tựu giải thoát hoàn toàn.

Trước khi có hình tượng cô gái ngồi trong lòng Phật thì cũng đã có nhiều tranh tượng của Ấn Độ miêu tả giao hoan nam nữ trước nhiều thế kỷ. Chỉ vào thế kỷ thứ 6 khi Kim Cang thừa chịu ảnh hưởng giữa Phật và Ấn Giáo thì pháp hành pha trộn giữa hai giáo lý, thiên nặng về mật giáo được truyền bởi một chân sư nghiêm mật, nên ít phổ biến , vì thế vẫn giữ được mạng mạch không gián đoạn. Đặc trưng Mật pháp chú trọng đến cực quang và hoan lạc pháp để thăng hoa tâm thức mà Duy thức gọi là “Bạch tịnh thức” lúc ấy thức biến thành Trí, Trí tuệ siêu việt khai mở.

Những hình tượng xuất hiện trên mạng gần đây, do chưa hiểu giá trị tuyệt đỉnh của pháp hành, nên quần chúng phẩn nộ, xem như một điều bất kính với Đức Phật, nhưng thực tế, nhìn sâu hơn, điều đó đã tăng giá trị điềm nhiên giải thoát và hoan lạc của bậc giác ngộ trước một đối tượng mà Ấn giáo gọi là mẹ Vũ trụ giao hòa, Mật thừa xem là sự quan bình năng lượng chân và tục, trí tuệ và giải thoát một cách bản nhiên .

MINH MẪN

09/02/13

[1]Kim cương thừa

[2] Geshe Kelsang Gyatso.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2015(Xem: 5029)
Phiên xử vụ thảm sát ở Bình Phước, như mọi phiên tòa lưu động khác, lại thu hút rất đông đảo người dân. Hàng nghìn người đã bỏ việc, đội nắng đến tận nơi để tận mắt nhìn thấy những kẻ thủ ác.
23/12/2015(Xem: 5576)
Những ngày qua, bên cạnh việc quảng bá và cổ vũ rầm rộ cho ngày lễ Giáng sinh Gia tô giáo trên các phương tiện truyền thông ở Việt nam, thì cũng đồng thời xuất hiện thông tin được trích từ Telegraph với dòng tít: “Brunei: Chúc mừng Giáng sinh bị án tù 5 năm và nộp phạt tương đương 400 triệu VNĐ”.
11/12/2015(Xem: 8803)
Những ngày vừa qua với loạt bài phóng sự điều tra của báo Lao Động về cách tu hành, ăn tiết canh, uống rượu Tây, phát ngôn “bá đạo” của ông Sư Minh Thịnh chùa Phú Thị, chưa dứt, tạo nên sự bức bối trong dư luận và đương nhiên nhiều nhóm ngoại giáo không từ khước miếng mồi béo bở này để lên giọng thuyết giáo xúc xiểm Phật giáo…; thì báo Thanh Niên lại tung ra một bài báo khác, như để nối tiếp sự kiện không giống ai của mấy ông Sư tự cho mình là “những công dân đặc biệt áo nâu” sống ở chùa! Đó là bài “Dân Chàng Sơn “trả” Sư trụ trì chùa làng” của tác giả T.N.
10/12/2015(Xem: 5178)
Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Bài viết này sẽ cố gắng không đề cập đến quá nhiều những khái niệm phức tạp có thể khó hiểu đối với đa số độc giả, nhưng tất yếu phải đủ bao quát để nêu rõ ý nghĩa của tự lực và tha lực, cũng như chỉ ra các mối tương quan được nhận hiểu như thế nào trong đạo Phật. Do tính chất phức tạp và bao quát đó, ở một số nơi cần thiết chúng tôi sẽ đặt những liên kết để người đọc có thể tùy ý tham khảo thêm nếu thấy một khái niệm nào đó là khó hiểu. Ngoài ra, những thuật ngữ Phật học thông thường đều có thể tra cứu dễ dàng ở đây. Tất cả kinh điển được trích dẫn trong bài viết này đều là trích dẫn trực tiếp từ kinh văn, không trích lại từ nguồn khác, và nếu các đoạn kinh văn nào không ghi người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu đó là bản Việt dịch của người viết bài này.
07/12/2015(Xem: 6350)
Trong những tháng vừa qua, người viết được mời tham dự nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về công tác văn hóa, thông tin và báo chí, (phần lớn đều nằm phía ngoại biên Phật giáo). Với người ta, mình đã nhiệt tình đóng góp rất nhiều ý kiến cũng như học hỏi được không ít điều hay, khả dĩ có thể bổ sung kinh nghiệm viết lách cho bản thân; nhưng khi nhìn về mình, một khoảng trời lý tưởng đang dốc lòng phụng sự, thấy vẫn còn rất nhiều những nhấp nhô, gồ ghề, thậm chí xấu xí trên mặt bằng thông tin truyền thông Phật giáo (TTTT PG).
12/11/2015(Xem: 8022)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
08/10/2015(Xem: 5034)
Ai giết chùa? Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03/10/2015(Xem: 7933)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
24/09/2015(Xem: 4929)
Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình. Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.
24/09/2015(Xem: 7189)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567