Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình tượng phối ngẫu trong Kim Cang Thừa

08/03/201323:47(Xem: 6834)
Hình tượng phối ngẫu trong Kim Cang Thừa
phoingautrongkimcangthua_1HÌNH TƯỢNG PHỐI NGẪU
TRONG KIM CANG THỪA
Thích Lệ Thọ

Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm, đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này.

Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebookcòn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng.

Phật giáo Tây Tạng- tu tập theo Kim Cang Thừa trước đây luôn được giữ kín trong núi cao rừng rậm với những bậc thầy ẩn mình hoàn toàn không giao tiếp với thế giới bên ngoài, ngày nay với những phương tiện thông tin của thế kỷ 21, Mật tông đã được quá nhiều người biết đến qua những nguồn thông tin khác nhau.

Qua nhiều lần chúng tôi tiếp xúc với các bạn trẻ quan tâm đến Mật tông, người viết những dòng này đã nhận ra một thực tế là có rất nhiều bạn hiểu sai về Mật tông, và nguyên nhân chính là vì không có được những nguồn thông tin đầy đủ và chính xác.

Để trở một vị hành giả tu theo Kim Cang Thừa, phải dùng nhiều pháp tu để tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, tâm để trở thành thân, khẩu, tâm của một vị Phật. Trên bước đường thuần hóa tâm hồn trở thành Pháp thân của Phật. Hành giả phải trải nghiệm pháp tu “Mật”, do một vị thầy trực tiếp giảng dạy. Giống như thầy thuốc gia giảm hay tăng phát đồ điều trị cho bệnh nhân. Pháp đó còn được gọi là Mật thừa hay Mật Tông.

Mật thừa có 4 đặc tính: thứ nhất là pháp Du già tịnh hóa triệt để môi trường chung quanh; thứ hai là pháp Du già tịnh hóa triệt để thân xác; thứ ba là tịnh hóa triệt để mọi cảm thọ; thứ tư là pháp Du già tịnh hóa triệt để mọi hành vi. Bất cứ giáo lý nào chứa đựng bốn sự tịnh hóa ấy đều là Mật thừa”[1].

Như vậy, rõ ràng Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cang Thừa không hề hướng dẫn người tu đi vào con đường vọng nhiễm sắc dục, thói đời thường của kiếp sống nhân sinh.

Vậy các bức ảnh, tượng đang ngồi trên hoa sen đang “ôm ấp” hình ảnh nữ sắc kia là ai? Và những bức ảnh, tượng đó có xúc phạm đến các tông phái khác, và cộng đồng Phật giáo trên thế giới hay không?

Sau 500 năm đức Phật nhập Niết-bàn, chúng ta nhận thấy Cơ cấu của những mối quan hệ nhân và quả, nó bao gồm chính cơ cấu của dòng tâm thức của riêng ta, bị thu hẹp tột bực. Cho nên mỗi hành giả đi vào lộ trình giải thoát giác ngộ cho chính mình còn khó khăn hơn nữa.

Vì vậy, Kim cương thừa sử dụng tất cả những gì mà con người có thể có được trong thân tâm mình để tiến bộ trên đường giải thoát. Bởi thế, có một câu nói nổi tiếng rằng: “Con người đã ngã té trên đất, hắn phải nhờ chính mặt đất để đứng dậy”. Sự nhấn mạnh vào phương tiện, phương pháp, kỹ thuật là một đặc điểm của Kim cương thừa.

Phần lớn những cuộc tranh luận là về pháp Yab-yum hay còn gọi là pháp song tu, pháp tu phối ngẫu. Hình tượng một vị Phật, đang ôm một phối thân nữ đã bị rất nhiều Phật tử cho là không đúng đắn, là sai với tôn chỉ của đức Phật, là một dạng tha hóa... Hay nặng nề hơn là đã từng có một số vị thầy giảng pháp cho Kim Cang Thừa là đạo dâm tà…

Toàn bộ chúng sinh cõi Dục được cấu thành bằng những vật chất rất thô trọc, đồng thời lòng Dục luôn tồn tại trong chúng ta. Những chúng sinh từ cõi Sắc Giới trở lên cho đến cõi Vô Sắc Giới thì lòng Dục đã không còn. Vì sao? Đơn giản là vì vật chất cấu thành thân của họ đã thanh tịnh và vi tế, nhẹ nhàng hơn vật chất cấu thành thân của chúng ta rất nhiều. Cho nên chúng ta phải hiểu trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng,Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn Đà la Shi-tro, Mạn Đà La của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi. Hình ảnh đó tượng trưng cho sự nhất thể (như tượng trên) trong Phật Giáo Đại Thừa (tranh tượng dạng này rất phổ biến tại Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ…)

Từ cảm hững bất tận trong diễn đạt từ suy nghĩ đang tuôn chảy trong tận cùng ngóc ngách của dòng tâm thức ra bên ngoài bằng hình vẽ, hay đúc thành tượng. Mục đích chỉ cho chúng ta thấy, muốn chuyển đổi thân tướng ngũ uẩn và thế giới uế trược này để chứng Pháp thân là phải vượt qua một cửa ải ái dục khá vất vả. “Khuyết điểm lớn nhất của chúng sanh là si ái-ngày đêm sống trong si ái, không thể xả bỏ được. Nếu chuyển được tâm háo sắc thành tâm tu học Phật Pháp, từng giờ từng phút không lãng quên việc tu học, thì sẽ mau chóng thành Phật.”[2]

Pháp thân này rất rất vi tế, thanh tịnh và không có một chút hàm chứa Dục Lạc trong đó. Độ vi tế và thanh tịnh của thân Bồ tát thậm chí còn vi tế và thanh tịnh hơn chúng sinh cõi Vô Sắc rất nhiều. Vì vậy, thị hiện hình tướng phối ngẫu của chư Tôn vốn dĩ đã hoàn toàn không còn một chút gì là Dục vọng nữa.

Thông thường chúng ta có một thói quen là nhìn tượng Phật ở trên bằng con mắt của một con người bình thường. Hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Nhưng nếu các bạn nhìn tượng với nhãn quan của người ngồi thiền sẽ thấy hoàn toàn khác hẳn. Phật trong bức tượng hoàn toàn trong tư thế thiền và không để tâm gì đến cô gái trong bức tượng cả. Cô gái và tư thế như đang giao hoan chỉ để diễn tả trạng thái hỷ lạc của thiền định. Các bạn nào đã từng ngồi thiền và nhập định được sẽ hiểu được niềm hạnh phúc trong cõi thiền khi mà các hormon tạo ra sự sảng khoái, hưng phấn được tiết ra sau khi cơ thể đạt đến trạng thái thư giãn hoàn toàn. Đồng thời, chỉ cho tất cả chúng sinh khi đang tu tập còn chịu sự chi phối rất nhiều của nghiệp quá khứ, tận cùng trong tâm thức vẫn còn ái nghiệp chưa dứt, khi chưa chuyển “thức” thành “trí”. Một cách khắc họa tâm thức ra bên ngoài, thay vì chúng ta phải tránh né, nhưng không có nghĩa nghiệp ái không tồn tại trong ta. Nó khó, tại sao chúng ta không đối mặt để hóa giải, hay kê toa cho đúng bệnh. Vì ái nghiệp dắt chúng ta đi trong sinh tử luân hồi. “Con người đã ngã té trên đất, hắn phải nhờ chính mặt đất để đứng dậy” Đạo Phật đến để thực hành chứ không phải đến để chiêm ngưỡng hay nhận xét. Vài dòng chia sẻ!

07/03/2013

Lệ Thọ

____________________________________

[1] Hòa Thượng Geshe Kelsang Gyatso.

[2] Khai thị về ái dục, Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Ý kiến bạn đọc
03/04/201806:47
Khách
Phật giáo đại thừa ,hay phật giáo Mật tông không phải là chính thống nguyên thủy của Đức Phật mật tông lai đạo Bon của Tây tạng và Đại thừa thì lai từ Bà là môn những hình ảnh của các vị là hán hay những cỏi Trời phạm thiên cùng địa ngục a tỳ không biết khi còn tại thế Đức Thế Tôn có công nhận hay không? Còn chuyện bức tượng trên đây chẳng có gì để nói Đức phật chỉ là một vĩ nhân của Nhân loại chuyện dục vọng lòng ham muốn và thương yêu không loai trừ bất cứ ai ,không có dục vọng thì làm sao mà có bà Da du Đà la và ông la hầu La ,tóm lại không ai vượt qua cái biễn của ái nịch và ái buộc .
Bức tượng nầy chỉ là biểu tượng phi dục tính cho người Chân tu còn riêng ông Thích huyền Tôn thì miễn bàn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2010(Xem: 4868)
Phải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người". Darwin viết thầm trong Nhật Ký: "Để tránh khỏi phải nói rằng tôi đã trở thành duy vật đến thế, tôi phải nhẹ nhàng trong cách nói, chỉ nói rằng những cảm xúc, những bản năng, những mức độ tài năng, tất cả đều di truyền, bởi vì bộ não của đứa bé giống như bộ não của cha mẹ nó" (18). Ông viết trong thư gửi Karl Marx: Đừng tấn công trực tiếp Thiên chúa giáo làm gì, vô ích đối với quần chúng; "hãy làm giàu trí óc con người bằng tiến bộ của khoa học, chỉ nhờ thế tự do tư tưởng mới phát triển thêm. Và bởi vậy, tôi tránh nói đến tôn giáo, chỉ hạn chế vào khoa học" (19).
16/07/2010(Xem: 8688)
Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.
04/07/2010(Xem: 5908)
1. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và nguyện sống như thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy.
03/07/2010(Xem: 5846)
“Kính thưa các bạn, tôi đã từng có dịp đọc Phúc Âm với con mắt của một thiền sư. Chúng tôi đã từng có giao lưu với các linh mục và các vị mục sư. Chúng tôi đã từng sinh hoạt chung, những sinh hoạt này không phải chỉ là trao đổi ý kiến và kinh nghiệm mà còn là sống chung và tu tập chung. Chúng tôi xin phát biểu trên cơ bản đó. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều buổi họp, nhiều hội nghị đối thoại giữa đạo Phật, đạo Ki Tô và những đạo khác. Tôi nhớ ngày xưa có một thiền sư Việt Nam đã đọc kinh Dịch và đã trình bày kinh Dịch theo cái nhìn của một thiền sư.
03/06/2010(Xem: 4840)
"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa"
21/05/2010(Xem: 5123)
Tôi mới đây được xem bộ phim 'Kẻ trộm sách' của đạo diễn Brian Percival và trong đầu luôn ghi nhớ hình ảnh cô bé xinh xắn, đáng yêu Liesel Meminger nghiêng mình bên trang sách.
20/05/2010(Xem: 5552)
30 tháng 7, 2009 Vấn đề Alexandre de Rhodes chưa thể quên đối với người dân Việt nhất là với giới nghiên cứu vì vài lý do: a- Sau năm 1993 “bia 1941” của A. de Rhodes, được dựng lại tại khuôn viên thư viện Hà Nội và tên đường A. de Rhodes cũng được tái lập tại TP. Hồ Chí Minh/
10/03/2010(Xem: 4607)
Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là giáo sư của trường Trung học Bồ Đề Nha Trang. Khoảng năm 1962-1963, Ông xuất hiện trong phong trào tranh đấu Phật Giáo Nha Trang và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc . Sau đó không ai biết tông tích ông. Sau năm 1975 ông xuất hiện và giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn Giáo chính phủ. Năm 1990 ông đã được ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến. ‘Niềm Riêng’ ở cuối bài Thống nhất Phật giáo nói lên rất nhiều điều.
26/09/2009(Xem: 7170)
Thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Thông bạch thành lập cơ cấu mới của Giáo hội tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu và Tân Tây Lan gồm những thành viên trung kiên theo đường lối dân tộc và Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
15/09/2009(Xem: 7218)
Để đối phó với tình hình khó khăn, bị vu cáo trắng trợn và đe dọa thường trực, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo mới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]