Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhất Thần Giáo và Chủ Nghĩa Mao Dưới Mầu Sắc Phật Giáo

23/02/201205:03(Xem: 4441)
Nhất Thần Giáo và Chủ Nghĩa Mao Dưới Mầu Sắc Phật Giáo

NHẤT THẦN GIÁO và CHỦ NGHĨA MAO
DƯỚI MẦU SẮC PHẬT GIÁO
Minh Thạnh

duytue_856055302Sau 2 bài báo về quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ, số lượng những ý kiến trên mạng bênh vực, đề cao tác giả quyển sách cho thấy tổ chức “Đại gia đình Minh Triết” do tác giả Duy Tuệ, người tự phong “đạo sư”, thành lập và chỉ đạo, điều hành đã tập trung khá đông đảo người tham gia tổ chức, đặc biệt là ở Việt Nam.

So với những trường hợp xuyên tạc và công kích Phật giáo khác mà các trang mạng Phật giáo Việt Nam đã đề cập, thì đây là trường hợp đặc biệt hơn cả, với mức độ công kích Phật giáo có cường độ mạnh chưa từng có, và các ý kiến phản ứng dưới dạng đề cao người đứng đầu tổ chức cũng mạnh và cực đoan hiếm thấy!

Tại sao người tham gia tổ chức của ông Duy Tuệ lên đến mức có những biểu hiện như thế? Phải chăng tác giả Duy Tuệ có nói lên được điều gì đúng, hay mới lạ? Có như thế mới thu hút được nhiều người vào tổ chức?

Nhất là, phải có cái mới thì mới có thể thu hút được người theo, gia nhập tổ chức.Vậy cái mới mà tác giả Duy Tuệ đã nói và viết là gì?

Những yếu tố ban đầu và nổi bật mà chúng ta có thể ghi nhận qua các bài nói và viết của ông, nhất là trong sách ““Ta là ai? Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” là công thức: Nhất thần giáo + Chủ nghĩa Mao + màu sắc Phật giáo “đội lốt”.

TẠO HÓA!

Trong các tác phẩm và bài nói của mình, nhất là quyển ““Ta là ai” thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, tác giả Duy Tuệ, nhìn chung, không nói về thượng đế, về chúa trời, hay về Ala với sự tôn kính, nhưng có một điều đáng lưu ý, là lại xuất hiện khá phổ biến khái niệm “tạo hóa”, như là đấng tạo ra con người và vũ trụ.

Khái niệm “tạo hóa”, sống theo “tạo hóa”, thuận với “tạo hóa”, khai thác tiềm năng mà “tạo hóa” đã ban phát, đón nhận những cơ hội tạo hóa…, là những điều thường gặp trong những bài nói, bài viết của tác giả Duy Tuệ

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng “tạo hóa” trong các tác phẩm của tác giả Duy Tuệ là một đấng tạo hóa phiếm chỉ, không xác định. Hiểu chung chung là trời, tạo vật chủ cũng được, mà hiểu cụ thể là chúa, là Ala… cũng đều được?!

Khái niệm “tạo hóa” này có tác dụng đưa những người đã tham gia vào tổ chức “Đại gia đình Minh Triết” hay chỉ mới đọc sách của tác giả Duy Tuệ tiến đến gần hơn với những tôn giáo nhất thần, mà ở Việt Nam là Ca tô La Mã, Tin Lành… Việc tạo môi trường tiếp cận này, nói theo từ ngữ cải đạo, là tạo nên “cánh đồng truyền giáo”.

Việc công nhận “tạo hóa” là một điều kiện tiên quyết, bắt buộc, nếu muốn thực hành những chỉ dẫn trong các tác phẩm nói và viết của tác giả Duy Tuệ. Như vậy, ở đây, nhất thần giáo chỉ mới có hai phần: nhận thức và kỹ năng thực hành. Nó khuyết cái nội dung ở giữa vẫn thường thấy, là kiến thức tôn giáo cụ thể. Nếu có yếu tố này, tức là đã thực hiện xong việc cải đạo.

CHỦ NGHĨA MAO!

Cực đoan của việc phủ nhận truyền thống biểu hiện trong thế kỷ XX ở chủ nghĩa Mao

Nói chủ nghĩa Mao là nói theo cách nói thông thường, chứ thực ra, đó là chủ nghĩa Giang Thanh, hay chủ nghĩa “Bè lũ bốn tên” (1), những người đã trực tiếp phát động và chỉ đạo cuộc Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc trong thời gian 10 năm (1966-1976), mà hiện nay các bộ sử Trung Quốc gọi là “Mười năm động loạn”.

Động loạn đã đi vào tác phẩm của tác giả Duy Tuệ ở chỗ phủ nhận những khuôn mẫu được để lại từ xưa. Tuy nhiên, mũi dùi của động loạn, trong các tác phẩm mà chúng ta đang bàn luận, tập trung vào Phật giáo, với việc đả phá các chuẩn mực khuôn mẫu là Phật, Pháp, Tăng. Động loạn xuyên suốt bài nói và viết của tác giả Duy Tuệ, có chỗ được che giấu, ẩn lậu, có chỗ bộc lộ, cao trào như chúng ta đã thấy qua các trích dẫn từ tác phẩm cụ thể ““Ta là ai” Thông tỏ sự hiểu lầm từ hàng ngàn năm”. Cụm từ “Thông tỏ sự hiểu lầm từ hàng ngàn năm” cho thấy rõ tư tưởng “động loạn”, đánh đổ truyền thống, mà ở đây được cho là “sự hiểu lầm”.

Đánh đổ truyền thống ở chủ nghĩa Mao bộc lộ cụ thể và cao trào bằng Đại Cách mạng Văn hóa, trong đó, các nhà tu hành buộc phải hoàn tục, cải tạo, các cơ sở thờ tự, kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc đều bị hủy hoại ở mức độ khác nhau (chỉ trừ Cố cung khi đó đã trở thành bảo tàng).

Điều rất đáng lo ngại là có phải, tư duy “động loạn” này, hiện nay, lại bộc lộ trong cái trước tác mới phát hành, phổ biến gần đây tại Việt Nam mà chúng ta bàn luận? Tác giả những tác phẩm đó có thể truyền bá quan điểm nhất thần giáo, đề xướng, chỉ dẫn những ứng dụng của nó, mà cụ thể là khai thác, phát triển những tiềm năng mà “tạo hóa” đã ban cho con người. Điều đó cũng dễ chia sẻ.

Thế nhưng, hà cớ gì phải “động loạn” với các “khuôn mẫu” truyền thống, mà tập trung chủ yếu vào Phật giáo. Đây là câu hỏi lớn nhất và cũng là điều nguy hiểm nhất đối với Phật giáo và đối với xã hội. Cái sức hấp dẫn một thời của chủ nghĩa Mao là sự động loạn, mà cao điểm là kích thích, khơi dậy bản năng bạo động số đông nhằm vào truyền thống, mà đỉnh cao ở Trung Quốc là xu thế “phê phán Khổng Tử”

Nay, nếu một “đạo” nào đó mới phát minh ở Việt Nam lại khởi nguyên từ tư duy này, lấy sự động loạn, đạp đổ truyền thống làm yếu tố hấp dẫn, thu hút quần chúng, thì quả là cực kỳ nguy hiểm.

Đã có sự động loạn theo kiểu Mao-ít trên những trang giấy tiếng Việt nói về lẽ “đạo” từ ngòi bút “đạo sư”, còn thơm mùi mực in mới, và được một số người đề cao trên mạng.

Chúng ta có thể dễ dàng chia sẻ điều này, đạo đức rõ ràng không thể được xây dựng trên sự động loạn. Một cuốn sách đạo, mà đọc mươi trang, là thấy tư duy đạp đổ truyền thống đạo đức theo kiểu chủ nghĩa Mao, liệu đưa bạn đọc hâm mộ đó đến đâu? Chúng ta cần tỉnh táo vì một lẽ, một “hiền giả” không thể là một vệ binh Đại Cách mạng Văn hóa, hết sức hậm hực, cay cú đến mức cuồng điên với truyền thống.

MÀU SẮC ĐẠO PHẬT

Đối tượng nhằm vào của tư duy nhất thần giáo và chủ nghĩa Mao mà chúng ta đang bàn luận là những Phật tử, thậm chí, là tu sĩ Phật giáo. Vì vậy, cái mới lạ với chừng ấy chưa đủ. Nó quá đắng, quá chát, quá nóng, quá, quá xốc… để người ta đón nhận. Cần phải làm mềm nó, làm ngọt nó, là dịu nó, làm cho nó trở nên quen thuộc. Vì thế, Phật giáo, đối tượng đả kích chính, lại được dùng đến với màu sắc bên ngoài.

Ở đây chúng tôi muốn nói đến những từ ngữ như “Pháp âm”, “đạo”, “Phật tâm”, “Phật tâm danh”, “tu tập”, “thiền”, “hiền giả”,”duy tuệ thị nghiệp”… và rất nhiều từ ngữ khác đại loại như vậy. Nếu không tìm hiểu kỹ, một sự lầm lẫn, ngộ nhận có thể xảy ra, rằng đây cũng là Phật giáo.

Sau khi tạo nên tâm lý Phật giáo bằng màu sắc Phật giáo của chiếc áo từ ngữ, tạo sự dễ dàng để tiếp cận, thì ngay sau đó, là đính chính không phải Phật giáo, để “thông tỏ sự hiểu lầm”. Đây là đoạn cuối của công thức. Nếu không có nó, những yếu tố nhất thần giáo và Mao-ít động loạn sẽ rớt lại một bên đường, với sự dè dặt và nghi ngại của người đọc.

Bài này cũng nằm trong loạt bài phê bình sách, cụ thể là tác phẩm, có thể tạm coi là tác phẩm “triết học” của tác giả Duy Tuệ. Những vấn đề của tác phẩm tương tự cùng tác giả không dừng lại ở đây. Mong bạn đọc chúng ta cùng bàn bạc, thảo luận từ điểm nhìn người đọc.

(1) Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều. Bốn người này, sau khi Mao Trạch Đông chết, đã bị bắt, bị truy tố, bị xử tù giam về những tội trạng đã gây ra trong thời Đại Cách Mạng Văn hóa.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)

Bài viết liên quan đến chủ đề:
CÙNG TÌM HIỂU CÁI GÌ ĐẰNG SAU HIỆN TƯỢNG NÀY? - Minh Thạnh
CÙNG TÌM HIỂU CÁI GÌ ĐẰNG SAU HIỆN TƯỢNG NÀY: CÔNG KÍCH PHẬT GIÁO ĐỂ LÀM GÌ? - Minh Thạnh
ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG TAM BẢO PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG NHƯ THẾ NÀO?GS001


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2015(Xem: 7282)
Trong cuộc sống con người, hoài niệm vẫn miên man và tốn tại trong mỗi ký ức, bất chấp dòng chảy của từng thân phận lặn ngụp giữa biển khổ trần lao hay đang trong tột đỉnh của vinh quang. Nhưng với ước mơ thì sẽ già đi theo từng vết ma sát nghiệt ngã của thời gian, mà thời gian thì luôn luôn trung thành với định luật vô thường sinh diệt. Nhất là những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực. Thế nhưng! Những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực đó lại luôn tồn tại và có sức truyền lưu lâu dài, nó như đánh đố với những quan niệm, chủ trướng, định kiến của chính con người.
13/05/2015(Xem: 10575)
Những bức hình ám ảnh cho thấy thế giới đang trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ
30/04/2015(Xem: 7528)
Sau 1975, ai cũng biết, đa số người miền Bắc ồ ạt vào Nam hơn là dân miền Nam ra Bắc, ngoại trừ những nhân vật đặc biệt với công tác đặc biệt có giấy phép, còn hầu hết bị cấm, nhất là đối với thành phần “ngụy quân, ngụy quyền„ như tôi.
23/04/2015(Xem: 5247)
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thời đại, như đã trao tận tay Phật giáo Việt nam (PGVN) vô vàn những thuận duyên mà từ thời chấn hưng rực rỡ chư Tổ đức không hề mơ tới sẽ có được như vậy. Thế nhưng để nắm bắt được những thuận duyên ấy và để ứng dụng triệt để vào công cuộc hóa đạo thì dường như vẫn chưa là đáp àn đúng nghĩa nhất.
31/03/2015(Xem: 5856)
Thời Phật còn tại thế, nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ, được gọi là Tịnh xá, chung quanh Tịnh xá, mỗi vị có một am thất riêng cho từng cá nhân được gọi là tịnh thất. Nơi thất của đức Phật được gọi là Hương thất. Tuy tên gọi khác nhau, đều được kiến tạo bằng tranh, tre và đất, ít khi làm bằng gỗ.
22/03/2015(Xem: 7463)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
15/03/2015(Xem: 6178)
Sau khi chúng tôi viết phổ biến bài "Sự việc tác phẩm của chúng tôi bị ông Trần Trí Trung ăn cắp..." thì 2 tuần sau đã nhận được Điện thư của NXB Tổng Hợp, Điện thư và Công văn của NXB Văn Hóa Văn Nghệ. Đây là sự công tâm, trách nhiệm rất thiện chí rất minh bạch của 2 nhà xuất bản liên hệ việc cho phép in ấn, thật đáng khen và xin ghi nhận.
12/03/2015(Xem: 10149)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
10/03/2015(Xem: 9022)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]