Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhất Thần Giáo và Chủ Nghĩa Mao Dưới Mầu Sắc Phật Giáo

23/02/201205:03(Xem: 4069)
Nhất Thần Giáo và Chủ Nghĩa Mao Dưới Mầu Sắc Phật Giáo

NHẤT THẦN GIÁO và CHỦ NGHĨA MAO
DƯỚI MẦU SẮC PHẬT GIÁO
Minh Thạnh

duytue_856055302Sau 2 bài báo về quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ, số lượng những ý kiến trên mạng bênh vực, đề cao tác giả quyển sách cho thấy tổ chức “Đại gia đình Minh Triết” do tác giả Duy Tuệ, người tự phong “đạo sư”, thành lập và chỉ đạo, điều hành đã tập trung khá đông đảo người tham gia tổ chức, đặc biệt là ở Việt Nam.

So với những trường hợp xuyên tạc và công kích Phật giáo khác mà các trang mạng Phật giáo Việt Nam đã đề cập, thì đây là trường hợp đặc biệt hơn cả, với mức độ công kích Phật giáo có cường độ mạnh chưa từng có, và các ý kiến phản ứng dưới dạng đề cao người đứng đầu tổ chức cũng mạnh và cực đoan hiếm thấy!

Tại sao người tham gia tổ chức của ông Duy Tuệ lên đến mức có những biểu hiện như thế? Phải chăng tác giả Duy Tuệ có nói lên được điều gì đúng, hay mới lạ? Có như thế mới thu hút được nhiều người vào tổ chức?

Nhất là, phải có cái mới thì mới có thể thu hút được người theo, gia nhập tổ chức.Vậy cái mới mà tác giả Duy Tuệ đã nói và viết là gì?

Những yếu tố ban đầu và nổi bật mà chúng ta có thể ghi nhận qua các bài nói và viết của ông, nhất là trong sách ““Ta là ai? Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” là công thức: Nhất thần giáo + Chủ nghĩa Mao + màu sắc Phật giáo “đội lốt”.

TẠO HÓA!

Trong các tác phẩm và bài nói của mình, nhất là quyển ““Ta là ai” thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, tác giả Duy Tuệ, nhìn chung, không nói về thượng đế, về chúa trời, hay về Ala với sự tôn kính, nhưng có một điều đáng lưu ý, là lại xuất hiện khá phổ biến khái niệm “tạo hóa”, như là đấng tạo ra con người và vũ trụ.

Khái niệm “tạo hóa”, sống theo “tạo hóa”, thuận với “tạo hóa”, khai thác tiềm năng mà “tạo hóa” đã ban phát, đón nhận những cơ hội tạo hóa…, là những điều thường gặp trong những bài nói, bài viết của tác giả Duy Tuệ

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng “tạo hóa” trong các tác phẩm của tác giả Duy Tuệ là một đấng tạo hóa phiếm chỉ, không xác định. Hiểu chung chung là trời, tạo vật chủ cũng được, mà hiểu cụ thể là chúa, là Ala… cũng đều được?!

Khái niệm “tạo hóa” này có tác dụng đưa những người đã tham gia vào tổ chức “Đại gia đình Minh Triết” hay chỉ mới đọc sách của tác giả Duy Tuệ tiến đến gần hơn với những tôn giáo nhất thần, mà ở Việt Nam là Ca tô La Mã, Tin Lành… Việc tạo môi trường tiếp cận này, nói theo từ ngữ cải đạo, là tạo nên “cánh đồng truyền giáo”.

Việc công nhận “tạo hóa” là một điều kiện tiên quyết, bắt buộc, nếu muốn thực hành những chỉ dẫn trong các tác phẩm nói và viết của tác giả Duy Tuệ. Như vậy, ở đây, nhất thần giáo chỉ mới có hai phần: nhận thức và kỹ năng thực hành. Nó khuyết cái nội dung ở giữa vẫn thường thấy, là kiến thức tôn giáo cụ thể. Nếu có yếu tố này, tức là đã thực hiện xong việc cải đạo.

CHỦ NGHĨA MAO!

Cực đoan của việc phủ nhận truyền thống biểu hiện trong thế kỷ XX ở chủ nghĩa Mao

Nói chủ nghĩa Mao là nói theo cách nói thông thường, chứ thực ra, đó là chủ nghĩa Giang Thanh, hay chủ nghĩa “Bè lũ bốn tên” (1), những người đã trực tiếp phát động và chỉ đạo cuộc Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc trong thời gian 10 năm (1966-1976), mà hiện nay các bộ sử Trung Quốc gọi là “Mười năm động loạn”.

Động loạn đã đi vào tác phẩm của tác giả Duy Tuệ ở chỗ phủ nhận những khuôn mẫu được để lại từ xưa. Tuy nhiên, mũi dùi của động loạn, trong các tác phẩm mà chúng ta đang bàn luận, tập trung vào Phật giáo, với việc đả phá các chuẩn mực khuôn mẫu là Phật, Pháp, Tăng. Động loạn xuyên suốt bài nói và viết của tác giả Duy Tuệ, có chỗ được che giấu, ẩn lậu, có chỗ bộc lộ, cao trào như chúng ta đã thấy qua các trích dẫn từ tác phẩm cụ thể ““Ta là ai” Thông tỏ sự hiểu lầm từ hàng ngàn năm”. Cụm từ “Thông tỏ sự hiểu lầm từ hàng ngàn năm” cho thấy rõ tư tưởng “động loạn”, đánh đổ truyền thống, mà ở đây được cho là “sự hiểu lầm”.

Đánh đổ truyền thống ở chủ nghĩa Mao bộc lộ cụ thể và cao trào bằng Đại Cách mạng Văn hóa, trong đó, các nhà tu hành buộc phải hoàn tục, cải tạo, các cơ sở thờ tự, kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc đều bị hủy hoại ở mức độ khác nhau (chỉ trừ Cố cung khi đó đã trở thành bảo tàng).

Điều rất đáng lo ngại là có phải, tư duy “động loạn” này, hiện nay, lại bộc lộ trong cái trước tác mới phát hành, phổ biến gần đây tại Việt Nam mà chúng ta bàn luận? Tác giả những tác phẩm đó có thể truyền bá quan điểm nhất thần giáo, đề xướng, chỉ dẫn những ứng dụng của nó, mà cụ thể là khai thác, phát triển những tiềm năng mà “tạo hóa” đã ban cho con người. Điều đó cũng dễ chia sẻ.

Thế nhưng, hà cớ gì phải “động loạn” với các “khuôn mẫu” truyền thống, mà tập trung chủ yếu vào Phật giáo. Đây là câu hỏi lớn nhất và cũng là điều nguy hiểm nhất đối với Phật giáo và đối với xã hội. Cái sức hấp dẫn một thời của chủ nghĩa Mao là sự động loạn, mà cao điểm là kích thích, khơi dậy bản năng bạo động số đông nhằm vào truyền thống, mà đỉnh cao ở Trung Quốc là xu thế “phê phán Khổng Tử”

Nay, nếu một “đạo” nào đó mới phát minh ở Việt Nam lại khởi nguyên từ tư duy này, lấy sự động loạn, đạp đổ truyền thống làm yếu tố hấp dẫn, thu hút quần chúng, thì quả là cực kỳ nguy hiểm.

Đã có sự động loạn theo kiểu Mao-ít trên những trang giấy tiếng Việt nói về lẽ “đạo” từ ngòi bút “đạo sư”, còn thơm mùi mực in mới, và được một số người đề cao trên mạng.

Chúng ta có thể dễ dàng chia sẻ điều này, đạo đức rõ ràng không thể được xây dựng trên sự động loạn. Một cuốn sách đạo, mà đọc mươi trang, là thấy tư duy đạp đổ truyền thống đạo đức theo kiểu chủ nghĩa Mao, liệu đưa bạn đọc hâm mộ đó đến đâu? Chúng ta cần tỉnh táo vì một lẽ, một “hiền giả” không thể là một vệ binh Đại Cách mạng Văn hóa, hết sức hậm hực, cay cú đến mức cuồng điên với truyền thống.

MÀU SẮC ĐẠO PHẬT

Đối tượng nhằm vào của tư duy nhất thần giáo và chủ nghĩa Mao mà chúng ta đang bàn luận là những Phật tử, thậm chí, là tu sĩ Phật giáo. Vì vậy, cái mới lạ với chừng ấy chưa đủ. Nó quá đắng, quá chát, quá nóng, quá, quá xốc… để người ta đón nhận. Cần phải làm mềm nó, làm ngọt nó, là dịu nó, làm cho nó trở nên quen thuộc. Vì thế, Phật giáo, đối tượng đả kích chính, lại được dùng đến với màu sắc bên ngoài.

Ở đây chúng tôi muốn nói đến những từ ngữ như “Pháp âm”, “đạo”, “Phật tâm”, “Phật tâm danh”, “tu tập”, “thiền”, “hiền giả”,”duy tuệ thị nghiệp”… và rất nhiều từ ngữ khác đại loại như vậy. Nếu không tìm hiểu kỹ, một sự lầm lẫn, ngộ nhận có thể xảy ra, rằng đây cũng là Phật giáo.

Sau khi tạo nên tâm lý Phật giáo bằng màu sắc Phật giáo của chiếc áo từ ngữ, tạo sự dễ dàng để tiếp cận, thì ngay sau đó, là đính chính không phải Phật giáo, để “thông tỏ sự hiểu lầm”. Đây là đoạn cuối của công thức. Nếu không có nó, những yếu tố nhất thần giáo và Mao-ít động loạn sẽ rớt lại một bên đường, với sự dè dặt và nghi ngại của người đọc.

Bài này cũng nằm trong loạt bài phê bình sách, cụ thể là tác phẩm, có thể tạm coi là tác phẩm “triết học” của tác giả Duy Tuệ. Những vấn đề của tác phẩm tương tự cùng tác giả không dừng lại ở đây. Mong bạn đọc chúng ta cùng bàn bạc, thảo luận từ điểm nhìn người đọc.

(1) Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều. Bốn người này, sau khi Mao Trạch Đông chết, đã bị bắt, bị truy tố, bị xử tù giam về những tội trạng đã gây ra trong thời Đại Cách Mạng Văn hóa.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)

Bài viết liên quan đến chủ đề:
CÙNG TÌM HIỂU CÁI GÌ ĐẰNG SAU HIỆN TƯỢNG NÀY? - Minh Thạnh
CÙNG TÌM HIỂU CÁI GÌ ĐẰNG SAU HIỆN TƯỢNG NÀY: CÔNG KÍCH PHẬT GIÁO ĐỂ LÀM GÌ? - Minh Thạnh
ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG TAM BẢO PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG NHƯ THẾ NÀO?GS001


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2017(Xem: 7835)
Sáng nay, Jan. 8.2017, tình cờ tôi đọc được trên Google bài [ Sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” bị cấm ra mắt tại Đường sách ...] (b). Quý vị có thể đọc thêm cuốn “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ”, tác giả là ông Nguyễn Đình Đầu, người viết cẩu thả vô trách nhiệm, mà tôi đã từng biết qua một số bài ông ta viết về Đắc Lộ, Nguyễn Trường Tộ….trước đây. Nay lại được Giáo sư Sử học Phan Huy Lê (5.7.2016) trong Lời Giới Thiệu cuốn sách mới của ông Nguyễn Đình Đầu, đã thăng ông ta lên hàng “Học Giả”. thay vì cẩu thả vô trách nhiệm. Đó cũng là chuyện lạ của “Thế kỷ” nầy và của một Gs sử học có tên quen thuộc.
22/12/2016(Xem: 24525)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
14/12/2016(Xem: 4264)
Việc xử lý như thế cũng hợp tình hợp lý. Đây là lần đầu tiên GH có cách xử lý nghiêm túc, nhưng lại nghiêm túc đối với một tu sĩ vô danh, trong khi còn rất nhiều vụ nổi bậc không kém, một clip đưa hình ảnh tu sĩ mặc áo hậu vàng, tay cầm micro, tay cầm ly rượu hát chung thỉnh thoảng va chạm với cô gái, cũng có clip một vị mặc bộ đồ vàng ngắn hát bài"chim trắng mồ côi" lưu lại nhiều ưu tư cho quần chúng tín đồ, đến độ, mọi người cứ nghĩ - đó là hiện tượng như bao nhiêu hiện tượng xã hội, Phật giáo Việt Nam bây giờ là thế! Những năm trước, một tu si có pháp danh P.N cũng trình diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn trên diễn đàn công cộng tại Đà Lạt. Việc tu sĩ ngày nay có khuynh hướng âm nhạc không ít, nhưng phải xét đến nhiều khía cạnh để có thể chấp nhận, du di hay tuyệt cấm theo giáo luật.
14/12/2016(Xem: 4180)
Chuyện của thế gian, chuyện của ngoại đạo, người luôn tự nhận đang học đòi chánh pháp luôn biết phân biệt đúng sai, và nếu có hành động thì dùng chánh tri kiến Phật để quán tưởng. Nếu người đi trước có sai, kẻ hậu sinh ắt nhận ra ngay để còn biết tránh xa lối mòn ấy mà không giẫm bước thêm một lần thứ hai. Lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của một tầng lớp, chủng loại chúng sanh cao cấp có tư duy, còn biết đứng bằng hai chân.
03/11/2016(Xem: 4584)
Trên con đường tu tập, kể cả pháp hành Tôn giáo cũng như pháp hành tâm linh, "sám hối" là cách cơ bản giải quyết những sai phạm đã qua và ngăn ngừa sai quấy phạm phải sắp tới.Đôi khi, có người chọn cách "sám hối" làm pháp hành trì thường nhật để phát khởi lòng từ và thúc liễm thân tâm thường nhật.
03/11/2016(Xem: 3868)
Chỉ còn vài tháng nữa, bước qua 2017, là năm mà GHPGVN tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8. BTS các Tỉnh Thành, quận Huyện đều tổ chức đại hội để hoàn chỉnh nhân sự trong nhiệm kỳ mới trước khi cử Đại biều ra Hà Nội tham dự. Thế nhưng, những năm gần đây, vấn đề bổ sung nhân sự tại một số địa phương từ cấp Tỉnh Thành đến quận huyện đều gặp phải một số vấn đề bất ổn. 1/ BTS cũ muốn lưu nhiệm nhân sự cũ. Một số BTS, tuy hàng giáo phẩm và chức sắc quá tuổi quy định, nhưng kinh nghiệm điều hành phật sự khá tốt, ngại lớp trẻ lên sẽ không đủ kinh nghiệm và không theo sự chỉ đạo cố vấn của các bậc thầy, nên không muốn thay đổi, cũng có thể không ngoài việc tham quyền cố vị.Từ đó, lục đục nội bộ không thể tránh khỏi.
15/10/2016(Xem: 5165)
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100 ngàn người di cư và Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.
11/10/2016(Xem: 4128)
Trong cách nhìn của một bộ phận xã hội, có một thực tế ai cũng phải công nhận rằng giới tăng sĩ là những thành phần "đi tu" có lý do, buộc phải khổ hạnh, ép xác, vừa đáng kính vừa chừng mực chỉ để gật đầu chào qua đường; khác với cách nhìn và hiểu của những Phật tửng có cầu học là kính trọng vì là một trong ba ngôi báu do chính đức Phật truyền để lại. Như vậy có hai cách nhìn bài viết này xin được tạm gọi là cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai.
07/10/2016(Xem: 4470)
Một giảng viên Đại học luật ở Hà nội, đứng lớp dạy cho sinh viên về các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa Giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bà La Môn, Đạo Hòa Hảo, Cao đài...không tôn giáo nào trúng hoàn toàn. Phật giáo truyên vào Việt Nam vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên theo truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Như vậy chùa Dâu Bắc Ninh không phải là điểm khởi đầu đạo Phật được truyền nhập như bà giảng viên dạy cho sinh viên, mà là trung tâm Luy Lâu, nơi mà Phật giáo đã phát triển vào đầu công nguyên, tức sau 300 năm khi đạo Phật đã sanh sôi nẩy nở. Thế mà bà cho là ba tông phái của đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời Bắc thuộc.( sử sách xác định Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung hoa).
27/09/2016(Xem: 16215)
Việc giải tỏa chùa Liên Trì vừa qua đã tạo nên những làn sóng trái chiều. Tuy sự việc đã rồi, cũng cần nêu lên những nhận định tương phản trong quần chúng để xã hội nắm được tính chất của vấn đề. Trên 10 năm nay, kế hoạch nhà nước xây dựng khu đô thị mới tại quận 2 đã gặp nhiều trở ngại đối với quần chúng và Tôn giáo. Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567