Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những "Quyết Định không dễ dàng" chưa nói hết

01/01/201323:08(Xem: 3899)
Những "Quyết Định không dễ dàng" chưa nói hết




NHỮNG “QUYẾT ĐỊNH KHÔNG DỄ DÀNG” CHƯA NÓI HẾT

 

Thích Viên Giáo

 

 

Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác viên tịch vào ngày 05/12/2012. Ngày hôm sau, 06/12/2012, Hòa thượng Thích Tín Nghĩa, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) gửi điện thư phân ưu đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTNHN-HK), Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam (GHTGNTVN) và môn đồ pháp quyến. Qua tuần sau, phái đoàn của GHPGVNTNHK trên dưới 10 vị cũng đã đến phúng viếng và đọc lời cảm niệm bày tỏ đạo tình trước kim quan của Giác linh tân viên tịch vào ngày 12/2/2012.

Bốn ngày sau đó, 16/12/2012, theo bản tin ngày 22/12/2012 của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế (PTTPGQT), trong lễ trà tỳ và cung tiễn kim quan ĐLHT Thích Hộ Giác, TT. Thích Giác Đẳng đại diện môn đồ pháp quyến cung tuyên hành trạng của Giác linh. Hành trạng ấy được tóm lược trong 8 quyết định “không dễ dàng” trong cuộc đời của ĐLHT Thích Hộ Giác, mà quyết định cuối cùng là quyết định liên quan đến sự lựa chọn giữa “Tăng Ni Hải Ngoại” và “duy trì Văn Phòng II Viện Hóa Đạo theo tinh thần Giáo Chỉ số 9 ban hành ngày 8.9.2007” (nguyên văn lời phát biểu được PTTPGQT ghi lại).

Những tưởng đây là cơ hội tốt nhất để TT. Giác Đẳng làm sáng và sạch những gì mà Thầy của mình, ĐLHT Thích Hộ Giác, không thể nói, nhất là vào giai đoạn cuối đời, là giai đoạn u buồn lặng lẽ nhất của Ngài; bởi vì giai đoạn ấy liên quan đến sự phân ly giữa bản thân Ngài với đại đa số Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại, trong đó, nhiều vị là pháp lữ đồng đạo từng chung  vai sát cánh hành đạo, phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất nhiều thập niên qua.

Những điều khó xử mà TT. Giác Đẳng nêu lên, 7 điều trước tuy khó quyết định nhưng nếu quyết định cách nào thì cũng chỉ ảnh hưởng cuộc đời cá nhân của ĐLHT Thích Hộ Giác. Riêng quyết định cuối cùng, là quyết định liên quan đến số đông, mà số đông ở đây là Tăng đoàn Việt Nam tại hải ngoại, sẽ để lại những dấu ấn không được sáng sủa trong lịch sử, thì đáng tiếc thay, TT. Giác Đẳng chỉ lo “tự vệ” để giữ gìn vị thế của mình trong VPII VHĐ và GHPGVNTNHN-HK, lấy sự nằm xuống của Thầy mình để biện minh cho chính mình và vài người “đồng thuyền” đang còn cố gắng chống đỡ cho con thuyền rã rệu VPII VHĐ.

Chính vì chỉ lo “tự vệ”, phát biểu của TT. Giác Đẳng về những quyết định khó xử của ĐLHT Thích Hộ Giác thì quá thiếu; và về Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại thì quá sai!

Sau đây là những đề nghị bổ sung cho những “quyết định không dễ dàng” đồng thời mổ xẻ các sai lầm trong phát biểu về Tăng Ni Hải Ngoại:

 

1)      Quyết định về hành xử đúng pháp và hợp đạo tình giữa tăng-già:

Phái đoàn đại diện GHPGVNTNHK đã đến phúng viếng tang lễ ĐLHT Thích Hộ Giác không vì lẽ đúng-sai của người nằm xuống, mà đến vì đạo tình, chỉ vì đạo tình mà thôi. Chuyện đúng-sai, chân-giả, hãy để lịch sử mai sau ghi chép. Nghĩa cử của chư vị đại diện GHPGVNTNHK là nghĩa cử đẹp, đúng theo đạo nghĩa thông thường của thế gian, và tất nhiên là thuận hợp với tinh thần hòa hợp, thanh tịnh của Tăng-già. Trong thực tế, việc thể hiện đạo nghĩa làm người, đạo tình Linh Sơn cốt nhục, ai cũng có thể làm được, vì là lẽ tự nhiên. Nhưng quý vị trong Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) trong nước, quý vị trong GHPGVNTNHN-HK, và Văn Phòng II Viện Hóa Đạo (VPII VHĐ) đã không làm được khi chư vị Hòa thượng nguyên thành viên của Hội Đồng Lưỡng Viện viên tịch (tuần tự theo thời gian: HT. Thích Minh Tuệ, HT. Thích Thuyền Ấn, HT. Thích Thiện Hương, HT. Thích Trí Chơn, HT. Thích Hành Đạo). Chư vị Hòa thượng vừa kể đều là những đồng viện, đồng sự của quý vị trong nhiều thập niên qua. Phải chăng tự mình vạch ra một ranh giới, một vùng trời riêng, để rồi xoay lưng với đạo nghĩa, đạo tình?

Có thể cố ĐLHT Thích Hộ Giác, với tâm lượng nhu hòa, tình cảm, khi hay tin những đồng đạo, đồng viện của mình nằm xuống, đã không khỏi đau xót, muốn bày tỏ một đôi lời, hay nghĩa cử nào đó, mà vì lằn ranh do những người cọng sự và cận sự vẽ ra, đã không thể quyết định, và đã “phải lựa chọn không dễ dàng”, để rồi cuối cùng là im lặng, không phân ưu, không phúng viếng, dù là trên danh nghĩa của VPII VHĐ, hay Chủ tịch HĐĐH GHPGVNTNHN-HK, hoặc GHTGNTVN. Điều này khó hay dễ? Nếu dễ, hóa ra không đạo nghĩa, đạo tình. Nếu khó, sao TT. Giác Đẳng lại thiếu sót nêu lên?

 

2)      Ứng xử khi cộng sự của mình vu khoát, phỉ báng Tăng đoàn hải ngoại:

Từ khi Giáo chỉ số 2 ban hành (29/11/2005), loại trừ quá bán thành viên Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo trong nước, và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo chỉ số 9 ban hành (08/9/2007), giải tán toàn bộ các GHPGVNTN tại hải ngoại (chỉ giữ lại VPII VHĐ); các cộng sự và cận sự của ĐLHT Thích Hộ Giác đã mở một chiến dịch trường kỳ (qua những bài viết hoặc video clips hội thảo, họp báo, đăng trên các diễn đàn tôn giáo, chính trị, trong đó nhiều bài vẫn còn lưu trữ trên trang queme.net và PTTPGQT) bôi nhọ, phỉ báng và chụp mũ thân Cộng / Cộng sản lên hầu hết Tăng Ni Việt Nam hành đạo tại hải ngoại không hệ thuộc VPII VHĐ. Những người này đã sử dụng những ngôn ngữ vô lễ, kém văn hóa, nhắm vào Tăng Ni, mở đường cho ngoại đạo và ác đảng công kích và mạt sát hàng ngũ xuất gia Phật giáo. Đối với những hành động phá hòa hợp tăng, phỉ báng Tăng bảo ấy, vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN tại hải ngoại là ĐLHT Thích Hộ Giác, vốn là người nhu hòa, vô tránh, hẳn là sẽ khó xử. Nếu TT. Thích Giác Đẳng cho rằng Ngài không khó xử, mà hoan hỷ với các hành vi và ngôn ngữ của phát ngôn nhân VHĐ và PTTPGQT, hóa ra ĐLHT cũng đồng thuận sự phỉ báng Tăng Ni hay sao? Còn nếu Ngài khó xử, không bằng lòng với các thuộc cấp, sao TT. Thích Giác Đẳng không nêu lên?

 

3)      Quyết định về việc ký ban hành “Thông Bạch về Tuyên Bố Chung” của 104 thành viên các GHPGVNTN tại hải ngoại:

Vào ngày 26.9.2008, HT. Thích Hộ Giác ký ban hành “Thông bạch về bản Tuyên Bố Chung cùng sự tiếm danh GHPGVNTN của một số Tăng Ni hải ngoại”, trong đó có nhận định như sau:

“Nói về số lượng chữ ký dưới bản “Tuyên Bố Chung” ký ngày 9.9.2008 được phổ biến, thì tổng cộng gồm có 124 chữ ký Tăng, Ni, Cư sĩ tại Canada, Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, Âu châu và Hoa Kỳ. Ngoại trừ một số ít là cựu thành viên của GHPGVNTN, còn đa số các vị khác không thuộc GHPGVNTN và Văn Phòng II Viện Hoá Đạo. Do đó, Văn phòng II Viện Hoá Đạo, là cơ quan tối cao và đại diện duy nhất ở hải ngoại của Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, dưới sự lãnh đạo nghiêm minh của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, không thể xác nhận hư thực về tên tuổi hay quá trình tu học của đa số chư Tăng, Ni, Cư sĩ ký tên dưới Tuyên Bố Chung ngày 9.9.2008.”

Nội dung và lời lẽ trên không thể là của ĐLHT. Thích Hộ Giác mà do phát ngôn nhân VHĐ soạn thảo. Con số 124 là đếm sai, không quan trọng; mà quan trọng nhất là một vị cao tăng lãnh đạo giáo hội lại có thể ngoảnh mặt làm ngơ với những đồng đạo mà hầu hết không xa lạ với mình, đã từng cộng sự với mình từ trong nước mấy thập niên trước, hoặc ngoài nước ít nhất trên 16 năm kể từ khi thành lập GHPGVNTNHN-HK (năm 1992, tính đến năm 2008). Nói “đa số các vị khác không thuộc GHPGVNTN và Văn Phòng II Viện Hóa Đạo” và “không thể xác nhận hư thực về tên tuổi hay quá trình tu học của đa số chư Tăng, Ni, Cư sĩ ký tên” là nói trái sự thực, không lẽ vị cao tăng ấn ký vào thông bạch với cương vị là Phó Tăng Thống có thể làm được? Xin hỏi TT. Giác Đẳng, quyết định ký vào thông bạch (do ai soạn sẵn) này, chấp nhận cho ban hành, im lặng không cãi chính khi đã ban hành, là dễ hay khó? Nếu là dễ, hóa ra dối; nếu là khó, sao TT. Giác Đẳng thiếu sót không nêu?

 

4)      Quyết định đệ trình tấn phong phẩm vị Hòa thượng cho TT. Thích Viên Lý:

ĐLHT Thích Hộ Giác đã viết văn thư ngày 29/6/2011, đệ trình Viện Tăng Thống tấn phong TT. Thích Viên Lý lên phẩm vị Hòa thượng. Văn thư này đã được ĐLHT Thích Quảng Độ duyệt xét và chuẩn y tức thì trong cùng ngày 30/6/2011 (chỉ trong vài giờ đồng hồ, vì khi California ngày 29 thì tại Việt Nam đang là ngày 30).

Nếu miễn cưỡng phủ nhận 104 Tăng Ni và Cư sĩ ký trên trong Tuyên Bố Chung với lý do “không thể xác nhận hư thực về tên tuổi hay quá trình tu học” để làm vừa lòng những người soạn thảo thông bạch nói ở trước, thì chí ít ĐLHT Thích Hộ Giác cũng nắm vững “tên tuổi hay quá trình tu học” của TT. Viên Lý (tuổi Thân, sinh năm 1956), từ khi đến Mỹ trên hai mươi năm chưa hề an cư kiết hạ (ngay cả khi Tổng vụ Tăng Sự của GHPGVNTNHN-HK tổ chức an cư hàng năm cũng không tham dự), thì vì lý do gì mà vội vàng viết văn thư đệ trình tấn phong phẩm vị Hòa thượng (cho TT. Viên Lý vào năm 2011, khi tuổi đời chỉ mới 55 và hạ lạp không chưa đủ 40)? Một là không nắm vững, tức là tự mâu thuẫn với thông bạch phủ nhận 104 thành viên ký tên trong Tuyên Bố Chung ở trước; hai là, nắm vững “quá trình tu học” của TT. Viên Lý là chưa đủ tiêu chuẩn và phẩm hạnh làm Hòa thượng, nhưng vẫn phải ký văn thư đệ trình. (Lý do nào thì không phải chỉ có ông Võ Văn Ái, TT. Viên Lý và TT. Giác Đẳng biết, mà người ngoài nếu chịu khó theo dõi tin tức thì biết ngay việc tấn phong tháng 6/2011 là để chuẩn bị cho Đại Hội Khoáng Đại IX vào ngày 18-20/11/2011: TT. Viên Lý lên nắm chức vụ Chủ tịch HĐĐH GHPGVNTNHN-HK thay thế ĐLHT Thích Hộ Giác, và TT. Giác Đẳng lên nắm chức vụ Tổng Thư Ký 20 năm của TT. Viên Lý). Một văn thư đệ trình thiếu thẩm xét như thế không những tự dối mà còn dối cả Viện Tăng Thống và Hội Đồng Lưỡng Viện. Vậy xin hỏi TT. Giác Đẳng trong trường hợp này, trước yêu cầu của ông Võ Văn Ái và TT. Viên Lý, và thậm chí của TT. Giác Đẳng, thì ĐLHT Thích Hộ Giác có khó xử hay không? Nếu quyết định dễ dàng thì hóa ra hành xử thiếu công minh, đệ trình không đúng người; còn nếu khó, sao TT. Giác Đẳng không nêu lên?

 

Bây giờ hãy phân tích về những phát biểu của TT. Thích Giác Đẳng về Tăng Ni Hải Ngoại và Ngày Về Nguồn:

Theo bản tin phổ biến của PTTPGQT, trong lời cung tuyên hành trạng của ĐLHT Thích Hộ Giác, trưa ngày 16/12/2012, TT. Giác Đẳng đã nói như sau:

“Năm 2006, Hòa thượng Thích Minh Tâm tại Pháp ra một thư mời để thành lập tổ chức ‘Tăng Ni Hải ngoại’. Hòa thượng Hộ Giác Ngài hiểu là việc đó không nằm trong ý chí của Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) trong nước. Nhất là Hội đồng Lưỡng Viện không được thông báo điều này, mà bản thân của Hòa thượng Minh Tâm còn là một thành viên của Văn phòng II Viện Hóa Đạo. Ngài đã cử chúng tôi sang Paris ba lần để thuyết phục, cốt làm sao sự việc ấy đừng diễn ra. Nhưng việc bất thành.”

Có mấy điều sai trong đoạn trên:

-          Nói năm 2006 là quá sai! Ngày 06 và 07/01/2007 chư tôn đức Tăng Ni nhân dịp giỗ Tổ Liễu Quán tại Phật Học Viện Quốc Tế mới có buổi họp về tăng sự, đưa đến quyết định tổ chức Hiệp Kỵ (thay vì chỉ giỗ Tổ Liễu Quán) hàng năm. Đến ngày 18/01/2007 mới có thư trình chính thức của HT. Thích Minh Tâm, được đề cử làm Trưởng ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, và thông báo Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ I sẽ được tổ chức từ ngày 21 đến 23 tháng 9 năm 2007 tại Chùa Pháp Vân, Canada, do TT. Thích Tâm Hòa làm Trưởng ban Tổ chức.

-          Ngoài thư trình ngày 18/01/2007, không hề có bất cứ “thư mời để thành lập tổ chức Tăng Ni Hải Ngoại” nào như TT. Giác Đẳng nói. Nếu có, xin TT. Giác Đẳng hãy trưng dẫn, đừng đặt điều sau lưng ĐLHT Thích Minh Tâm khi Ngài không có mặt trong tang lễ hôm ấy.

-          Nói rằng “thành lập tổ chức” là sai, mà gọi Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại là một tổ chức cũng sai nốt! Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại là cách gọi khiêm tốn thay vì gọi là Tăng đoàn Việt Nam Hải Ngoại. Đây không phải là tổ chức mà là một tên gọi tạm thời để minh danh một tập thể Tăng Ni sinh hoạt tại hải ngoại, cần có sự kết hợp, gặp gỡ hàng năm qua Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư để trao đổi tăng sự, phật sự. Tăng Ni sinh hoạt tại hải ngoại với tăng sự và phật sự thì có cần phải xin phép hay báo cáo với Giáo hội không? Tăng đoàn bao trùm tất cả Tăng Ni thuộc các giáo hội, hệ phái, tông môn, không lẽ đi xin phép Giáo hội. Dù nhiều Tăng Ni là thành viên Giáo hội, nhưng các Tăng Ni khác không thuộc Giáo hội thì sao, chẳng lẽ họ tập hợp để giỗ Tổ và họp tăng, bàn phật sự mà cũng phải xin phép Giáo hội?

-          Chuyện cử TT. Giác Đẳng “sang Paris ba lần để thuyết phục” cũng không thể tin được, nếu không muốn nói thẳng là chỉ là sự bịa đặt. Có hai lý do để không tin: a) Nếu cần “thuyết phục”ĐLHT Thích Minh Tâm, thì đích thân ĐLHT Thích Hộ Giác làm việc ấy, TT. Giác Đẳng trong vị thế hậu học có đủ tư cách để thưa chuyện với bậc trưởng thượng như ĐLHT Thích Minh Tâm hay không? b) Ba lần ấy nếu thực sự có xảy ra thì chỉ trong vòng năm 2007, từ tháng 01 đến tháng 9. TT. Giác Đẳng đã đi Paris ba lần hay sao, và đã gặp ĐLHT Thích Minh Tâm tại đâu, ngày tháng nào, có ai chứng kiến hay không? Tăng Ni tham dự 6 lần Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư chưa hề nghe ĐLHT Thích Minh Tâm đề cập đến sự kiện “ba lần để thuyết phục” này.

 

Kế tiếp, TT. Giác Đẳng nói:

“Từ Đại hội Tăng Ni Hải ngoại của Hòa thượng Thích Minh Tâm tổ chức hai ngày 6 và 7.1.2007 tại thành phố Toronto ở Canada, cho đến Đại hội Về Nguồn ngày 21.9.2007, chúng tôi nhớ hai cú điện thọai cuối cùng, một Ngài gọi Hòa thượng Thắng Hoan, một Ngài gọi Hòa thượng Trí Chơn để nói về điều này hầu ngăn cản sự phân ly không mấy tốt đẹp vào lúc nhà cầm quyền Cộng sản còn đàn áp khốc liệt Giáo hội trong nước. Nhưng việc cũng không thành.”

Phát biểu trên cũng sai, quá sai:

-          Không hề có “Đại Hội Tăng Ni Hải Ngoại” tổ chức hai ngày 6 và 7.1.2007 tại thành phố Toronto ở Canada! Chỉ có 2 ngày giỗ Tổ Liễu Quán tại Phật Học Viện Quốc Tế như đã nói ở trước.

-          Cũng không hề có “Đại Hội Về Nguồn” nào cả. Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ nhất, qua “Thông bạch Cung Thỉnh Tham Dự Ngày Về Nguồn” của ĐLHT. Thích Minh Tâm (ký ngày 01/5/2007), cũng như qua “Thư Cung Thỉnh Tham Dự Ngày Về Nguồn – Ngày Tương Ngộ của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại” do TT. Thích Tâm Hòa, Trưởng ban Tổ chức (ký ngày 15/3/2007), đều không hề nói gì về một “đại hội” mà chỉ là 3 ngày họp tăng và cúng Tổ.

-          “Hai cú điện thoại cuối cùng” mà TT. Giác Đẳng nói, liên quan 3 vị mà 2 vị đã viên tịch, thật khó kiểm chứng! Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, mà điểm đáng nói ở đây là TT. Giác Đẳng đã cố tình gán cho Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại cái lỗi làm cho “phân ly” Giáo hội tại hải ngoại. Cái lỗi, đúng hơn là cái “tội” làm phân ly Giáo hội và phá sự hòa hợp của Tăng đoàn hải ngoại, nằm trong chính Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ số 9 mà lãnh đạo tối cao của Viện Hóa Đạo trong nước (VHĐ) là ĐLHT Thích Quảng Độ và ngoài nước (VPII VHĐ) là ĐLHT Thích Hộ Giác phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. TT. Giác Đẳng cũng như các nhân sự VPII VHĐ cho đến nay vẫn tiếp tục biện minh, bào chữa cho cái “tội” này. Bởi vì ai cũng biết soạn giả của Thông Bạch kia không phải là ĐLHT Thích Quảng Độ và ĐLHT Thích Hộ Giác.

 

“Và cuối cùng Ngài làm một quyết định lớn, đó là tuân thủ sự chỉ định của Đức Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trong việc duy trì Văn phòng II Viện Hóa Đạo theo tinh thần Giáo chỉ số 9 ban hành ngày 8.9.2007.”

Quyết định cuối cùng mà TT. Giác Đẳng nêu ở đây rất mơ hồ và không hợp lý về thời gian: Thư trình của ĐLHT Thích Minh Tâm về việc tổ chức Ngày Về Nguồn của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại chính thức phổ biến ngày 18/01/2007, trong khi Giáo Chỉ số 9 ký sau đó 8 tháng (ngày 08/9/2007). Vậy theo TT. Giác Đẳng thì ĐLHT Thích Hộ Giác đã chọn lựa và quyết định vào lúc nào? Vả lại, đường hướng sinh hoạt và mục đích của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại đã nêu rõ trong Thư trình ngày 18/01/2007, chỉ là sự tương ngộ và trao đổi tăng sự của Tăng Ni tại hải ngoại nhân dịp cúng kỵ chư Tổ; khi nhận được Thư trình này, ĐLHT Thích Hộ Giác phải vui mừng, hoan hỷ chứ sao lại “quyết định không dễ dàng”?

Còn nếu cho rằng tính theo thời điểm tổ chức Ngày Về Nguồn đầu tiên (21, 22 và 23/9/2007) tại Chùa Pháp Vân, Canada, thì cũng không đúng, vì Giáo Chỉ số 9 ban hành ngày 08/9/2007 trước Ngày Về Nguồn 2 tuần lễ. Vậy thì khi ĐLHT Thích Hộ Giác đã chọn lựa “tuân thủ sự chỉ định của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trong việc duy trì Văn phòng II Viện Hóa Đạo” vào ngày 8/9/2007 thì lúc ấy Ngày Về Nguồn đầu tiên chưa xảy ra, có gì gọi là khó xử, khó quyết định!

 

Thiết nghĩ, cuộc đời của ĐLHT Thích Hộ Giác có nhiều điểm và nhiều giai đoạn rất đẹp, rất sáng, rất thành tựu; nhưng kể từ năm 2005 đến cuối cuộc đời, thật đúng là có những điều “không dễ dàng”quyết định đối với Ngài. Khi Ngài nằm xuống, chỉ một lần cuối trong tang lễ là cơ hội để người đệ tử thân cận thay Thầy mình nói lên những điều khó hoặc không thể nói. Cơ hội ấy, TT. Giác Đẳng là người duy nhất có thể nắm lấy, lại không nói cho Thầy, mà chỉ nói cho mình và vài người tại vị “vô thời hạn” trong VPII VHĐ. Đạo nghĩa và đạo tình Thầy-trò qua sự việc này, dường như nhẹ hơn những chiếc ghế rất nhiều.

Cơ hội cuối cùng không nói được thì đành chờ lịch sử nói thay. Đáng tiếc!

 

Hoa Kỳ, ngày 01/01/2013
Thích Viên Giáo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2015(Xem: 5327)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
05/01/2015(Xem: 6343)
Trước vấn đề nầy, liên tưởng đến Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, thiết nghĩ, hai tổ chức khác nhau từ giáo lý đến tổ chức hành chánh, Phật giáo không có một cơ cấu thống nhất mang tính quốc tế, Phật giáo mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng tập quán, thổ nhưỡng khác nhau, vấn đề nội kết cũng khác nhau, sự sai phạm cũng khác nhau; do mang tính cá thể mà phạm luật cũng có tính cách tự phát của cá nhân. Vấn đề ở đây, dù cá nhân sai phạm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng thanh danh tập thể và làm mất ít nhiều niềm tin của tín đồ, Giáo hội Phật giáo cũng phải có trách nhiệm, ngoài việc xử lý thông tin đối ngoại, Giáo hội cũng cần có tiếng nói trung thực “Con dại cái mang”; đó là cách xì hơi để quần chúng nhẹ nhõm, cảm thấy dẫu sao giới lãnh đạo Phật giáo biết nhìn nhận sự thật khi truyền thông xã hội loan tải. Hẳn nhiên không hoàn toàn đúng khi truyền thông loan tải, nhưng ít ra 50% cũng phải có vấn đề; sau khi xác minh sự thật, sự xin lỗi quần chúng hay nhận lỗi với các bậc chân tu,
03/01/2015(Xem: 4886)
Bản báo cáo có độ dầy 8 trang A 4, không quá dài nhưng vừa đủ nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết trong năm vừa qua. Đặc biệt, bàn báo cáo đã nhận định rất sát những vấn đề nổi cộm dư luận trong và ngoải Phật giáo rất quan tâm. Từ trong một góc khuất của khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh đã được bóc trần, nhất là mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần 2 mục “Xử lý Thông Tin”. Qua đó cho thấy lãnh vực này rất còn thiếu những ngòi bút thiện chí, mạnh dạng đứng ra đóng gòp phần sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo Hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT Trung Ương GHPGVN, trong đó có trang nhà Phatgiao.org, đã làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, còn là thề hiện một chổ dựa vững chắc cho các Ủy viên của mình đang dấn thân vào cuộc từng ngày, từng giờ.
02/01/2015(Xem: 6189)
Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về 7 bước phải trải qua trước khi thông tin của website được hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Chúng ta cũng biết rằng, khi bị gián đoạn ở bước 1 đến bước 3, giải pháp khắc phục thuộc về người xem website (visitor). Khi bị gián đoạn từ bước 4 đến bước 6, giải pháp khắc phục thuộc về người quản trị website (webmaster). Trong bài này, chúng ta tìm hiểu các giải pháp khắc phục cho 3 bước đầu tiên, tức là dành cho người xem website (visitor). Các hướng dẫn dành cho người quản trị website (webmaster) sẽ được trình bày trong một bài sau.
22/12/2014(Xem: 7081)
Bên Czech, tại một cửa hiệu trưng bày hàng nội thất, trong đó bồn cầu in hình đức Phật Bổn sư trên nắp, dĩ nhiên đó không phải là một sản phẩm duy nhất, những bồn cầu khác trang trí hoa lá, ngôi sao, cá cảnh...nghĩa là nhà sản xuất xem đây chỉ là một trong những kiểu trang trí cho sản phẩm?
22/11/2014(Xem: 28864)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 8584)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt và trải nghiệm của chính bản thân mình, hoàn toàn không do bất kỳ áp lực nào từ người khác. Thế nhưng, tiến trình xác lập niềm tin vào Kinh điển thật không đơn giản và dễ dàng. Thứ nhất, làm sao để chúng ta có thể tự mình xác định được những bản văn thực sự là Kinh điển mà không sợ mắc phải sai lầm? Thứ hai, khi học hỏi và nghiên cứu Kinh điển để áp dụng vào sự tu tập, chắc chắn sẽ có những điểm mà chúng ta không đủ sức nhận hiểu tức thời hoặc thậm chí qua nhiều năm tu tập. Những điều không hiểu được đó tất yếu sẽ là nguyên nhân làm khởi sinh những mối nghi trong lòng ta. Vậy phải giải quyết những mối nghi này theo cách như thế nào?
14/11/2014(Xem: 6149)
Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để làm tinh thần ban đầu thực hiện các tâm nguyện nghệ thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới cảm tác và cách thể hiện cũng chính là cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.
11/11/2014(Xem: 11922)
Có nên dịch lại Tâm kinh hay không Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
08/11/2014(Xem: 5038)
Mẹ dắt con trai 10 tuổi về chùa xin Sư quy y. Buổi lễ quy y Sư để ý cậu con trai có gương mặt phúc hậu yên lặng tham dự buổi lễ từ đầu đến cuối. Người mẹ 35 tuổi tín tâm hướng về Phật dâng trọn tấm lòng thành. Mẹ Vũ thị H Sư cho Pháp danh: Thường Giới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]