Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảnh giác với những người núp bóng Chánh Pháp để truyền bá tà pháp

26/12/201110:07(Xem: 3262)
Cảnh giác với những người núp bóng Chánh Pháp để truyền bá tà pháp

CẢNH GIÁC
VỚI NHỮNG NGƯỜI NÚP BÓNG CHÁNH PHÁP
ĐỂ TRUYỀN BÁ TÀ PHÁP

HỎI: Cách đây gần 2 năm vợ chồng tôi ăn chay trường. Nguyên nhân là tự dưng tôi không thể ăn được thịt cá, thế là tôi ăn chay. Còn chồng tôi trước đó có tìm đọc một số kinh sách, nghe giảng pháp, bắt đầu có hướng tu tập tại gia theo pháp môn Niệm Phật, khi thấy tôi ăn chay trường nên cùng ăn chay luôn. Tình cờ tôi gặp một người cũng ăn chay trường và tu tập nhiều năm. Khi thấy chúng tôi ăn chay và niệm Phật thì chú ấy rất vui mừng và đưa cho chúng tôi nhiều sách, đĩa hướng dẫn tu tập...

Rồi một hôm chú ấy đến nhà tôi, truyền cho vợ chồng tôi 5 câu chú, cách quán âm thanh, ánh sáng và nói rằng: “Đây là pháp môn Quán Âm Nhĩ Căn Viên Thông của Bồ tát Quán Thế Âm”. Khi đó vợ chồng tôi chưa quy y Tam bảo, và chú ấy nói: “Vậy là các cháu coi như đã quy y rồi” đồng thời chú ấy chính là minh sư của chúng tôi. Trong lúc nhận tâm ấn tôi cảm thấy khá ngột ngạt, không có sự vững tâm lắm, linh cảm có điều gì đó bất ổn.

Một lần khác, chú ấy bảo tôi mua một đôi tượng kỳ lân để chú ấy đến trì chú, thổi linh vào đôi tượng ấy thành những vị hộ pháp bảo vệ gia đình, thu hút linh khí. Và khuya hôm ấy chú ấy làm lễ cho đôi tượng, lễ vật thì hương đèn hoa quả chay tịnh, có bát nước và nhành liễu để sái tịnh. Trong lúc chú ấy đọc thần chú vào từng bức tượng thì tôi có nhìn thấy trong phút chốc một màn sương khói trắng mờ bao phủ các bức tượng và một đốm ánh sáng vàng chợt lóe lên. Và từ đó đến nay ở mấy bức tượng kỳ lân đó, mỗi khi tĩnh tâm tôi luôn nhìn thấy có khói trắng bốc lên. Chú ấy gọi đó là “linh khí”. Cũng trong hôm đó, chú ấy còn dạy chúng tôi cách quán tưởng Phật, Bồ tát để cứu độ giải thoát cho tất cả vong linh gia tiên của chúng tôi nữa.

Vấn đề là ở chỗ sau đó ít lâu chúng tôi đã đến chùa quy y. Và tôi cũng phát hiện ra pháp môn mà chú ấy truyền cho chúng tôi là của bà Thanh Hải. Và chú ấy nói: “Pháp môn bà Thanh Hải chính là pháp môn Quán Âm Nhĩ Căn Viên Thông của Bồ tát Quán Thế Âm trong kinh Thủ Lăng Nghiêm”. Tôi không muốn nhận xét về bà Thanh Hải vì chưa từng gặp gỡ tiếp xúc nhưng thấy bà ấy trên mạng trang điểm mĩ miều (trông còn như đã từng phẫu thuật thẩm mỹ), nhuộm tóc vàng, uốn xoăn, mặc đồ tơ tằm nên tự trong lòng tôi thấy bà ấy không phù hợp với hình ảnh người của Phật pháp vốn khiêm nhường, từ bi và không trang điểm, xức nước hoa, uốn nhuộm tóc. Tôi đã quy y Tam bảo nên nhất định không dính dáng đến các pháp môn mà tôi cho rằng không phải là Chánh pháp.

Nhưng giữa tôi và chồng tôi lại nảy sinh bất hòa sau khi quy y. Chồng tôi vẫn tu tập theo cách “quán âm” mà chú ấy hướng dẫn: Ngồi xổm (chồm hỗm) hoặc ngồi nghế chống tay, bịt chặt lỗ tai, lắng nghe quan sát âm thanh trong đầu. Chồng tôi không đọc 5 câu chú “tâm ấn” nữa nhưng vẫn áp dùng cách thực hành theo cách quán âm đó. Anh ấy nói đã đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm và cho rằng những âm thanh mà anh ấy nghe được trong lúc “quán âm” đúng với những gì viết trong kinh Lăng Nghiêm. Và anh ấy cho rằng mình đang thực hiện đúng “thiền quán âm thanh” của kinh Lăng Nghiêm. Xin quý Báo cho tôi biết cách thực hành pháp môn Quán Âm Nhĩ Căn Viên Thông của kinh Lăng Nghiêm là như thế nào? Liệu có đúng như chồng tôi đang thực hành hay không?

Chồng tôi hiện vẫn giữ và đọc những cuốn sách của chú ấy đưa như Sant Mat, Câu Thông Thượng Đế… và coi chú ấy là “minh sư, chân sư” vì trong những cuốn sách đó có nói “ai truyền được âm thanh cho mình thì đó là vị minh sư”. Có một điều nữa tôi thấy bất bình là vị “minh sư” này nói với tôi rằng chồng tôi cùng căn cơ với con gái nuôi của chú ấy. Và bảo tôi phải tạo điều kiện cho chồng tôi và cô ấy “nhập thất” cộng tu một thời gian, như vậy sẽ hiệu quả “vượt bậc” cho việc tu tập của chồng tôi. Tất nhiên là tôi phản đối vì tôi chưa thấy pháp môn nào mà “nhập thất” một nam một nữ chung nhau cả. Và bởi những mâu thuẫn đó mà vợ chồng tôi lục đục cãi nhau liên tục. Chồng tôi vốn dĩ là người hiền lành, tốt bụng và rất có niềm tin với Phật pháp, chăm chỉ tìm hiểu và thực hành kinh sách.

Về phần tôi, từ lúc nhận tâm ấn tôi luôn cảm thấy có gì đó “rờn rợn” bất ổn. Từ lúc chú ấy trì chú vào đôi kỳ lân bày ở cửa ra vào nhà khiến tôi luôn cảm thấy ghê ghê trong lòng. Khi ở nhà một mình, khi trời tối tắt điện tôi luôn có cảm giác sờ sợ khi đi lại trong nhà mình. Tôi cũng cảm thấy có cái gì đó vô hình cứ cản trở mình mỗi khi cầm tràng hạt định niệm Phật khi ở nhà một mình (nhưng ít nhiều gì thì tôi vẫn niệm, thường là vào đầu hoặc giữa giờ chiều - giờ ấy tôi mới rảnh). Còn khi đầy đủ cả nhà thì tối nào chúng tôi cũng niệm trước khi đi ngủ.

Tôi có đặc điểm là từ nhỏ đã nghe trong đầu mình tiếng “hát” mà sau này mới biết là tiếng tụng kinh, niệm Phật. Và nhất là tiếng “hát” Nam mô A Di Đà Phật thì rất hay và rõ nét cả nhạc đệm (sáo, đàn bầu, đàn tranh…) và tiếng người niệm đồng thanh tập thể thành giai điệu - như ai đó để cái đài (máy hát) trên đỉnh đầu tôi vậy. Đã có một thời gian dài tôi cũng lo lo “không biết đó là tiếng ở đâu ra” nhưng mỗi khi mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ tôi lại nằm “bật đài” lên nghe thì thấy dễ chịu và ngủ liền. Kể cả khi tôi đi lại trên đường, tôi cũng nghe thấy tiếng “hát” ấy và đôi khi cất tiếng hát theo.

Và giờ đây tôi đang lo không biết đôi tượng kỳ lân nhà tôi là thế nào? Liệu có phải chú ấy đã phái âm binh ở nhà tôi để khiến chúng tôi theo pháp môn của chú ấy hay không? Bây giờ tôi phải làm thế nào để gia đình tôi trở thành gia đình Phật tử hiền hòa, tuyệt đối không dính dáng ngoại đạo, tà ma, âm binh? Tôi phải làm gì với đôi tượng kỳ lân ấy? Tôi bắt đầu thấy sợ vị “minh sư” kia vì không ít lần chú ấy nói rằng: “Tôi chỉ cần gọi một tiếng là có mấy ông to bà lớn đi bằng đầu gối đến đây ngay, không nghe tôi là chỉ có chết!”. Tôi sợ chú ấy đã làm gì đó ở nhà mình để bây giờ nếu tôi không nghe theo thì gia đình sẽ tan nát, gặp nguy hiểm. Xin quý Thầy cứu giúp gia đình tôi. Tôi xin chân thành đội ơn sâu nặng.

(DIỆU MINH, Đống Đa - Hà Nội)

ĐÁP:

Bạn Diệu Minh thân mến!

Chúng tôi đã cho đăng toàn văn lá thư của bạn để tất cả chúng ta đều thấy rất rõ rằng, những môn đệ của bà Thanh Hải vẫn âm thầm tiếp xúc với từng người, len lỏi vào từng nhà, núp bóng Bồ tát Quán Thế Âm, lợi dụng Chánh pháp để truyền bá đạo của mình. Không những thế, họ còn sử dụng bùa chú (lạm xưng là giáo pháp của Mật tông) để mê hoặc và thậm chí còn dọa dẫm kiểu xã hội đen “Không nghe tôi là chỉ có chết” đối với những ai không tin thuận hoặc phản kháng lại họ.

Trước hết, bạn cần bình tĩnh và tinh tấn gia tăng công phu niệm Phật nhiều hơn. Tự thân bạn đã có sự huân tu niệm Phật sâu dày trong tiền kiếp nên từ nhỏ tiếng niệm Phật mà bạn ngỡ là tiếng “hát” đã lưu xuất trong tâm. Bạn cần khôi phục lại công phu tu niệm có sẵn của mình (xem Không niệm vẫn niệm, Tuần báo Giác Ngộ, số 619, tr.27) để giữ tâm thanh tịnh và tiếp nhận thêm năng lực hộ trì của Tam bảo. Đây là nội lực vững chải của tự thân để đối kháng lại và đánh bạt những tà pháp đến từ bên ngoài. Kinh nghiệm của bạn “lúc nhận tâm ấn tôi cảm thấy khá ngột ngạt, không có sự vững tâm lắm, linh cảm có điều gì đó bất ổn” đã chứng minh điều ấy. Bạn chỉ cần nhất tâm niệm Phật thì không có bất cứ thế lực (tà pháp, âm binh) nào có thể xâm nhập và phá hoại được.

Kế đến, bạn và cả gia đình cần quán triệt tư tưởng rằng, mình đã quy y Tam bảo, là Phật tử thì chỉ tu tập theo giáo pháp của Đức Phật. Bạn đã đúng khi “nhất định không dính dáng đến các pháp môn mà tôi cho rằng không phải là Chánh pháp”. Việc “chú ấy” nói pháp “quán âm” của bà Thanh Hải chính là pháp môn Quán Âm Nhĩ Căn Viên Thông của Bồ tát Quán Thế Âm (theo kinh Thủ Lăng Nghiêm) là hoàn toàn hư dối. Bởi pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông chính là pháp “phản văn, văn tự tánh” (không đuổi theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe), tức là từ cái nghe để trở về tự tánh của mình.

HT.Thích Thiện Hoa luận giải về pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông như sau: “Bắt đầu từ khi cái nghe đối với thanh trần không khởi phân biệt theo thanh trần, nên thanh trần tự vắng lặng; xong còn cái nghe. Đến giai đoạn thứ hai là cái nghe (năng, sở) cũng hết, xong còn cái hết. Đến tầng thứ ba không chấp ở nơi hết, xong còn cái biết hết. Đến tầng thứ tư là cái biết đó cũng không, xong còn cái không. Nên đến tầng thứ năm là cái không đó cũng không còn. Lúc bấy giờ các cái vọng niệm phân biệt chấp trước đều hết, thì chân tâm thanh tịnh tự hiện bày; cũng như các cặn đục đã hết, thì tánh nước trong tự hiện. Mười phương các Đức Phật hay các vị đại Bồ tát tu hành, chỉ có một con đường duy nhất là trừ hết vọng thì chân hiện bày, như lau gương sạch bụi, thì ánh sáng tự hiện, thế gọi là thành Phật, hay là chứng Đại Niết-bàn” (Đại cương kinh Lăng Nghiêm).

Trong khi pháp môn “quán âm”, theo bà Thanh Hải, là phương pháp thiền định về ánh sáng và âm thanh nội tại của giáo phái Surat Shabd Yoga (Sant Mat) ở Ấn Độ, chứ không phải pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông của Phật giáo. Quán âm đây có nghĩa là quán sát chấn động lực của âm thanh bên trong. Chính nhờ ánh sáng bên trong và âm thanh nội tại mà giao tiếp được với Thượng đế. Lắng nghe cho đến khi nghe và thấy được… âm thanh và ánh sáng thiên đàng, là đắc đạo. Pháp môn “quán âm” này là từ vọng đi đến vọng, không phải từ vọng trở về chơn như pháp Nhĩ Căn Viên Thông, nên việc “Lấy âm thanh sắc tướng cầu Phật, là kẻ theo tà đạo, không thể thấy được Phật” (kinh Kim Cang).

Do đó, bạn phải khuyến cáo chồng nếu tin tưởng vả tu tập theo giáo pháp của Đức Phật thì nên từ bỏ ngay pháp tu “quán âm” của bà Thanh Hải, vì đó không phải Chánh pháp. Mặt khác, không chỉ ghê sợ “chú ấy” mà phải kiên quyết cắt đứt mọi quan hệ, giao lưu với ông ta. Riêng với cặp tượng kỳ lân, bạn cũng nên tống tiễn chúng ra khỏi nhà. Sau khi tẩy trừ tất cả “tà pháp, âm binh”, bạn nên sắm sửa hoa hương cúng Phật, ông bà và tốt nhất nên trì tụng một bộ kinh, sám để cầu an gia đạo. Bạn và chồng bạn cần thể hiện tinh thần vô úy (không sợ hãi) của người Phật tử, một lòng niệm Phật và kiên quyết tẩy trừ tà giáo để tinh chuyên hơn với Chánh pháp và tịnh hóa gia đạo bình an.

Qua sự việc vị “minh sư” mượn kinh Thủ Lăng Nghiêm để dễ dàng thuyết phục Phật tử, dùng bùa chú để mê hoặc những ai cả tin, mượn thần linh để hù dọa người nhẹ dạ… nhằm truyền đạo của mình, lại còn hướng dẫn nam nữ “nhập thất, cộng tu” để đạt hiệu quả vượt bậc, theo quan điểm Chánh pháp, rõ ràng vị ấy là tà sư đang truyền bá tà đạo. Hàng Phật tử phải hết sức cảnh giác, hết sức đề phòng và kịch liệt phản đối những cách tu ma mị được khéo léo nguỵ trang, núp bóng Phật giáo.

Chúc bạn vững tin!

TỔ TƯ VẤN ([email protected]
(Nguồn: Giác Ngộ)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2018(Xem: 5265)
Sáng ngày 30/5/2018 vừa qua, một vị Thượng Tọa đã rất bức xúc và gởi cho người viết đường link vể cảnh múa và ăn mặc phản cảm của một vũ công trên sân khấu văn nghệ kính mừng Phật Đản ( “ Video: Làm lễ Phật Đản bằng màn nhảy nhót “hộp đêm” – VietBF). Liên tục những ngày sau đó chúng tôi tìm hiểu thêm chung quanh việc này nhưng không kết quả. (Ảnh cắt ra từ Clip).
23/05/2018(Xem: 18905)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
26/03/2018(Xem: 6584)
Thảm kịch xảy ra lúc nửa đêm, mọi người có điện thoại đều xem một chút, bây giờ vẫn không quá muộn
17/03/2018(Xem: 6034)
Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil, Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 22/3 hằng năm là ngày Nước thế giới. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 22/3/1993 là ngày Nước thế giới đầu tiên và từ đó đến nay ngày này được tổ chức thường niên. Logo của Ngày Nước Thế Giới
14/03/2018(Xem: 5224)
Phần thứ ba này, quan điểm vị A la hán còn hoài nghi không? Đã được Thượng tọa bộ chất vấn, để bảo vệ quan điểm A la hán còn xuất tinh do “thiên ma tác động” tạo sự hoài ngi cho vị A la hán nên Đại Thiên xác nhận “vị A-la-hán còn hoài nghi”. Mặt khác, “vị A-la-hán còn hoài nghi” là một quan điểm khác của Đông Sơn Trú bộ và Tây Sơn trú bộ (hay của Đại Chúng Bộ). 8 vấn đề hoài nghi về chân pháp như: Hoài nghi Phật, hoài nghi Pháp, hoài nghi Tăng, hoài nghi đời quá khứ, hoài nghi đời vị lai, hoài nghi cả quá khứ lẫn vị lai và hoài nghi về lý duyên sinh. Thượng Tọa bộ chỉ buộc Đông Sơn trú bộ xác định “Vị A-la-hán có còn hoài nghi về Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả không?” Và Đông Sơn trú bộ đã trả lời “không còn” Thượng Tọa bộ chỉ kết luận “mọi hoài nghi về chân pháp như: Hoài nghi - hoài nghi triền,hoài nghi cái, hoài nghi tùy miên, hoài nghi phiền não, hoài nghi về Y tương sinh… Tất cả hoài nghi này, vị A-la-hán không còn Theo Phật Quang đại từ điển giải thích:
14/03/2018(Xem: 7044)
Ấn tống kinh sách (cúng dường kinh sách) đem lại phước lạc, công đức lớn tuy nhiên nếu làm không đúng cách sẽ là một sự lãng phí. Bạn đã từng đem kinh sách đến chùa để cúng dường mà chùa không nhận hay chưa ? Vâng, đã có nhiều trường hợp như thế. Thông thường khi bạn phát tâm cúng dường kinh sách, hoặc tự mình chọn hoặc hỏi các Phật tử khác, hiếm khi hỏi quý thầy cô có kinh nghiệm nên ấn tống kinh sách gì? Từ đó ai khuyên bạn ấn tống kinh sách gì thì đi photo, in ấn hoặc đặt mua về cúng dường. Thiếu sót bắt nguồn từ đây dẫn đến tình trạng một số kinh quá dư thừa, một số kinh sách không phải là của Phật giáo chính thống, một số kinh sách băng đĩa khác cổ xúy cho những niềm tin không chân chính thậm chí là mê tín dị đoan chẳng đem lại lợi ích phước đức gì cả. Vậy làm thế nào để cúng dườngkinh sách Phật giáo đúng cách? Chúng ta có thể tự thẩm định thỏa mãn các điều kiện như sau: Nội dung nói về điều gì ? Kinh dùng để tụng hàng ngày trong khi sách để học, đọc tham khảo và thư
12/03/2018(Xem: 6573)
Đâu rồi biểu tượng của TP.Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh hiện nay ? Biểu tượng của một đất nước hay một thành phố hoặc tỉnh đều chọn một hình ảnh nào đấy gắn liền với lịch sử và truyền thống của địa phương đó, đặc biệt qua khía cạnh du lịch biểu tượng càng trở nên cần thiết để khi nhắc đến, người ta sẽ biết ngay đó là địa phương nào , với những đặc điểm gì . Nếu những địa phương mới thành lập, phần lịch sử hòa quyện lan tỏa thì người ta chọn đặc điểm văn hóa, hoặc những công trình mới xây dựng ,thậm chí ẩm thực để làm biểu tượng.
10/03/2018(Xem: 6092)
Tham vọng và luyến ái của con người vô biên. Nhân loại muốn làm chúa tễ của vũ trụ, và chúng ta đang cố tâm làm chủ tiến hóa hay nói theo thần quyền là cố tình cướp quyền tạo hóa để chế tạo ra thượng đế (God), ra Phật, và có thể tạo ra siêu quái với sức mạnh siêu nhân, thần thông quảng đại có khả năng, thăng thiên, độn thổ, biến hóa khôn lường, di sơn hải đảo, thay đổi lịch sử, định đoạt tương lai theo ý muốn, vì chúng ta “không chấp tử.” “Còn không” chấp tử thì “hết có” chấp sinh, đó là giải thoát khỏi sinh-tử-sinh. Những kỳ vọng trên cũng dễ dàng thôi chỉ cần giác ngộ rốt ráo là có ngay.
05/03/2018(Xem: 5873)
Báo Washington Post ngày 9/9/2017 đưa tin, Liên Hiệp Quốc nói rằng trong hai tuần qua, số người trốn chạy bạo động, vượt biên vào Bangladesh đã lên tới con số báo động là 270,000 người. (Ngày nay đã lên tới 700,000 người) Theo hãng thông tấn AP ngày 11/9/2017, chính phủ Bangladesh đã bằng lòng cung cấp đất để làm trại tạm trú cho 313,000 người tỵ nạn Rohingya đã tới đây từ 25/8/2017. Bà San Suu Kyi- lãnh đạo Miến Điện trên thực tế - sẽ không tham dự Đại Hội Đồng LHQ kéo dài từ 13/9/2017 tới 25/9/2017 nại lý do an ninh của đất nước. Bà đang bị chỉ trích về cuộc trốn chạy của người Hồi Giáo Rohingya.
24/02/2018(Xem: 5565)
“Do dự tha linh nhập” - là một trong 5 việc của Đại Thiên Cả năm điều của Đại Thiên được ghi chép trong Luận Bả-sa: – Vị A-la-Hán còn xuất tinh. – Vị A-la-hán còn vô tri. – Vị A-la-hán còn hoài nghi. – Vị A-la-hán còn được người khác chỉ điểm mới biết mình là A-la-hán. – Đạo xuất hiện nhờ tiếng khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]