Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Động Chúng Thiền Môn

08/12/201708:57(Xem: 4829)
Động Chúng Thiền Môn


Duc The Ton 1

ĐỘNG  CHÚNG  THIỀN  MÔN  4

 

Tôi không gặp được bà Ca và những thành phần chống đối thầy Thiện Thành. Một cuộc gọi từ xa xưng tên Lan, người có công nhiều nhất đối với chùa, từng mua đất hiến cúng để lậpngôi Tam Bảo, cô ta đang ở Sài Gòn,có lẽ ông Hưởng báo; cô ta hẹn gặp tôi tại cư xá Bắc Hải.

Phía chống thầy cũng có bấy nhiêu ngưởi được gặp, phía ủng hộ cũng vài người có khả năng trinh bày. Buổi sáng cảm giác trơ trọi, thời gian trống trãi vô ích, bắt xe về đồi Phương Bối.

Đất Phương Bối của Thiền sư Nhất Hạnh tạo mãi cách đây trên 60 năm, thời gian binh biến, đất bỏ hoang, mãi sau 1975, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn đưa gia đình về trú và bảo vệ rừng thông, ông ta trồng thêm thông con để phát triển rừng. Hai con của ông ta là Thạch và Thảo,sau 1975,thời buổi ngăn sông cấm chợ, đói quá, các cháu vào rừng kiếm nấm, ăn nhầm nấm độc nên đã qua đời,  bây giờ những con trưởng thành có hai vị xuất gia là Đức Vân và ĐứcLão, được chia phần trên khu Phương Bối; khu đất ngoài thông ra , không thể phát triển gì hơn.

Chiếc xe ôm hai bánh đưa đến bìa rừng, gặp Đức Lão ngồi trên chòi kiểu nhà tiền chế, cũng độ 4m2, cách mặt đất 0.8cm. Đức Yên và Đức Lão có nét giống Nguyễn Đức Sơn, mũi cao giống chị Phượng (mẹ lai Pháp). Đức Lão đôn đả, mời nước,giải bày mọi việc không theo thứ tự, cứ như sợ không đủ thời giờ cho một dự án lê thê.Đức Lão muốn hiến cúng phần đất để làm tượng đài 2 Thiền sư VN danh tiếng:-Thiền sư T.Thanh Từ và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhưng còn gặp nhiều chướng ngại.Sau nửa giờ, xin phép cáo từ vô sau đồi Phương Bối, thăm thầy Đức Vân. Nơi đây được mệnh danh là đồi sim, chung quanh am thất toàn là sim tím. Chính điện thờ Phật tầng trên, bên dưới là phòng trống để tu thiền. Gõ cửa, cửa khóa chặt; tiếng gió núi luồn qua rừng sim thổi làm tươi mát cỏ cây. Biết chủ đi vắng, quầy ra đường mòn thoát khỏi rừng sim, chợt phát hiện cách hơn trăm thước, căn nhà loáng thoáng xuyên qua cây lá, có bóng người, đến nơi, một phụ nữ đang chuyện trò với một thanh niên.

-       Thưa cô, đây là nhà thầy Đức Vân?

-        Dạ, thầy ở đây, đi sắp về. Nói xong, cô ta bấm máy, đầu kia trả lời – đang về tới.

Chiếc xe Charly chạy vào đường hẹp như con ngựa từng quen về chuồng, người đàn ông tầm thấp, đội mũ bảo hiểm, áo vạt khách, đạp thắng đột ngột. Đẩy tấm kính che mặt, còn ngỡ ngàng trước vị khách chưa từng gặp mặt. Sau khi xưng danh tính, thầy ồ một tiếng lớn, vội ôm chầm tôi và nói – nghe tên lâu lắm nay mới được gặp mặt. Thầy nhắc món tiền năm xưa ai đó gửi tặng, thầy đưa nhầm người khác trùng tên, tôi chả nhớ chuyện ấy làm gì, nhưng gương mặt Đức Vân có vẻ rắn rỏi và nghiêm túc, chững chạc, đằm thắm hơn Đức Lão. Một thời báo chí gọi thầy là Obama Việt Nam, vì thầy có nét và phong cách giống cựu thổng thồng Mỹ, nếu tầm thước cao như  Obama, người ta sẽ nhầm 2 người là anh em sinh đôi. Thầy mời ở lại dùng cơm,Một cuộc gọi số lạ:

-       Nghe nói anh cần tìm hiểu sự việc chùa Linh Quang?, mời anh đến quán Gọi Gió, chúng tôi cung cấp.

-       Đưa máy cho bác xe ôm hỏi kỷ địa chỉ.

Từ hướng đồi Phương Bối về lại thành phố Bảo Lộc, độ 5km,quán nằm chênh vênh trên vực sâu, thưa khách. Vừa xuống xe, một cậu thanh niên từ trong bước ra đón; hai người đàn ông trạc trên dưới 40 vẫn ngồi tại chỗ. Không ai bảo ai, chả ai tự giới thiệu, đi thẳng vào vấn đề. Người mặc áo chemise trắng, đeo kính cận nhẹ, giọng Bắc, chủ động trình bày mọi việc, người còn lại thỉnh thoảng chêm vào phụ họa. Cậu thanh niên kia ngồi im lặng. Người giọng Bắc lên tiếng:

-       Mấy hôm nay anh tìm hiểu được nhiều chưa? Gặp những ai?

Với  cách nói và trang phụcbình thường, nhưng không dấu được phong cách của người làm an ninh. Tôi chợt hiểu, ông Hưởng đã báo cho an ninh và chuyển số điện thoại của tôi cho họ.

-       Dạ cũng chỉ gặp ít người thôi, hôm qua gặp ông Hưởng, ông ta trình bày tổng quát sự kiện nguyên nhân đưa thầy Thiện Thành về, một số sự kiện linh tinh, cho đến lúc thầy Thiện Thành không sai khiến ông ta được, nên xúi Phật tử chống lại ông ta. Ông ta cũng kể  lúc xuống Đại Tòng Lâm tìm hiểu tông tích thì thầy Nguyên Thái, và một sư bà nói ông này không được, nhưng không nói rõ không đươc như thế nào.Ông ta  không có phẩm chất đạo đức, ông ta nói chuyện đâm thọc, ông ta quan hệ khác phái không rõ ràng…tui là người đưa ông ta về mà thấy không sai khiến được tôi, nên trờ mặt xúi phật tử chống tôi. Ông cứ đốc thúc tôi xin  cho ông làm trụ trì, tôi nói thầy mới về sao làm trụ trì được, HT Thái Thuận bảo ông ta về nhập chúng,sám hối mới về Linh Quang giúp Phật tử, nhưng ông ta không chịu…chùa này tuy có một số phật tử, trong đó có 2 ông lớn đã mất rồi, mọi việc do tôi chủ động xây dựng,

-       Theo anh, việc chùa giải quyết như thế nào?

-       Dạ, tôi không nắm rõ chi tiết nội tình ngoài những vấn đề chung chung, theo tôi, nên tìm cách hóa giải và hòa giải để quý thầy cùng chung sống dưới mái chùa. Tại Bảo Lộc 90% là Kito giáo, đạo Phật nhỏ bằng móng tay mà không giải quyết được  là chuyện đáng tiếc.

-       Anh nói thế chứ chúng tôi không thể chấp nhận ông Thiện Thành. Ông ta không thể tiếp tục cư trú tại chùa Linh Quang. Ông ta cư trú bất hợp pháp, mua đất nông nghiệp đứng tên riêng, xây nhà không có giấy phép, chưa nói tư cách đạo đức; còn nhiều vấn đề mà theo nghiệp vụ chúng tôi không được phép tiết lộ. Anh muốn biết thêm, nên gặp UBND TPvà  BTS PG Thành phố họ trình bày rõ hơn.

-       Thưa anh, nếu đất nông nghiệp sao lại cho xây dựng? xây dựng không có giấy phép mà sao vẫn tồn tại công khai? 7 năm cư trú bất hợp pháp sao không xử lý đợi đến khi BTS PG TP Bảo Lộc lên tiếng mới đòi trục xuất?

-       Đó là việc sơ suất của chính quyền.

Phía an ninh cũng cùng quan điểm với BTS PG TP, không công nhận thầy Thiện Thành, nhưng an ninh chỉ dựa về pháp lý để phủ nhận sự hiện diện của thầy giữa lòng quần chúng , muốn tẩn xuất đương sự ra khỏi Bảo Lộc để BTS đưa thầy khác về với mãnh giấy “quyết định bổ nhiệm trụ trì”.

 

MINH MẪN

09/12/2017      (còn tiếp)

 

 

CÔ LIÊN trình bày ngày phật đản 2011 mời thầy thiện thành vè lo phật đản. hiều lần phật tử đến chúc tết và viếng thăm chư tôn đức, mong sớm có quyết định bổ nhiệm trụ trì cho thầy TT mà gh cứ hẹn. phật tử chủa LQ cảm tưởng bị bỏ rơi. Mong gh so81m giải quyết để pt yên tâm tu học

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8342)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4498)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5463)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6795)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4435)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4081)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5655)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5413)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4852)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]