Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Tại Tâm

19/02/201122:17(Xem: 3473)
Phật Tại Tâm


PHẬT TẠI TÂM
Hiễn Nguyễn

(VOV) - Hình ảnh những tảng thịt xâu, móc trên giá, máu còn nhỏ đỏ tươi, có miếng trơ xương, có miếng còn nguyên da lủng liếng ở một góc “chợ” trên đường vào Chùa Hương thật gây phản cảm cho người hành hương.

Mới đây Đài Truyền hình Trung ương đã chiếu một phóng sự ngắn, lên tiếng về việc thịt thú rừng được treo, bày bán vô tội vạ gần thắng cảnh Hương Sơn. Hãy khoan nói về việc đó có thể là thịt thú rừng thuộc danh mục cấm săn bắn, việc có thể thú nhà giả thú rừng.v.v… Ở đây tôi chỉ muốn nói đến những hình ảnh gây phản cảm đối với khách hành hương.

thu-rung

Thịt thú rừng được bày bán ở hàng quán ven đường (Ảnh: VNN)

Mùa xuân đi lễ chùa là một phong tục văn hóa đẹp của người Việt Nam. Dù ai có bận rộn trăm công nghìn việc, nhưng đã đi lễ là phải thong thả, không vội vàng chen lấn, tinh thần thoải mái, tâm hồn thanh tịnh, không tà uế, không cãi vã to tiếng, đi đứng nhẹ nhàng. Đã vào chốn cửa Phật thì ai cũng như ai, không kể thiện nam tín nữ, sang hèn, giàu nghèo, miễn là thành tâm, thành ý.

Mùa xuân đi chùa, trước là lễ Phật cầu xin sức khỏe, may mắn cho gia đình, cho bản thân, sau là đi thưởng ngoạn cảnh đẹp của đất trời trong tiết xuân. Chẳng thế mà mùa xuân còn được gọi là mùa lễ hội. Có lẽ, chả có đất nước nào trên thế giới lại nhiều lễ hội như Việt Nam. Ai đã thành tâm đi lễ, nhất là khi chẳng quản ngại đường sá xa xôi, núi cao, suối sâu, cũng mong muốn khấn cầu những điều tốt lành nhất.

Người Việt Nam ta bản tính hay lam hay làm, đi lễ đầu năm chỉ cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý, gia đình hòa thuận bình an. Ai đi lễ cũng khấn cho gia đình, nội tộc, con cháu được vui vẻ, bình an, hòa thuận, cầu mong cho đất nước được an vui thái bình. Chẳng ai đi lễ lại chỉ cầu xin lộc may mắn cho riêng bản thân mình. Đó cũng là nét văn hóa và nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Ấy vậy mà, ngay bên thắng cảnh Hương Sơn, ngay bên “Nam Thiên Đệ Nhất động”, một nơi được coi là đất Phật, người ta lại ngang nhiên sát sinh, treo thịt thú lên để nhìn ngắm, rao bán! Không hiểu những người vừa sì sụp khấn bái rồi lại ra mặc cả, mua vài miếng thịt thú rừng về làm quà có nghĩ đến việc mình vừa tiếp tay cho những người sát sinh trên đất Phật? Không biết cảnh tượng đó để lại hình ảnh gì cho du khách phương xa, đặc biệt là du khách nước ngoài, khi họ vừa mới được giải thích về sự từ bi, hỉ xả, không giết hại một con kiến của Đức Phật và Phật tử?

Tôi có một người bạn nước ngoài cách đây vài năm bắt đầu ăn chay trường (không ăn thịt các loại cầm, thú), chỉ với một lý do: “Tôi thấy người ta đối xử tàn tệ với súc vật quá. Tôi không muốn mình là một người trong số họ”.

Người viết bài này không phải là người ăn chay. Song thiết nghĩ, suy nghĩ của người bạn đó cũng đáng để suy ngẫm. Người ta thường nói: “Phật tại tâm”. Vấn đề không phải là ăn gì, mà là ăn như thế nào, cách ăn ra sao, và nên hành xử đúng chỗ: “Đi với bụt mặc áo cà sa”./.

Hiễn Nguyễn
(vovnews.vn)

Ý KIẾN PHẢN HỒI

kinhthanhvào lúc 12/03/2010 09:34 Bài viết này có câu kết rất hay:VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ ĂN GÌ,MÀ LÀ ĂN NHƯ THẾ NÀO,CÁCH ĂN RA SAO,VÀ NÊN HÀNH XỬ ĐÚNG CHỔ. Nhưng ghép vào đầu và cuối câu này hai cụm từ "Phật tại tâm" và "Đi với Bụt mặc áo cà sa" theo tôi là không hợp lẽ.Hai cụm từ này thường bị lạm dụng thái quá khi người ta chưa hiểu tường tận một sự việc nào đó,đưa nó ra như để mặc định ,quy kết .

Độ rày ,những bài viết về chuyện xẻ thịt thú rừng ở chùa Hương này khá nhiều,chứng tỏ sự bất bình không của riêng ai.Đáng tiếc hầu hết bài thuộc loại này dược lấy từ các nguồn bên ngoài,chưa có bài nào thật sự do chính PG chúng ta viết.Do đó cách nhìn nhận sự việc đôi khi tham lam .Thậm chí có bài quả quyết ván nạn xẻ thịt này không thể không liên quan đến những người PT chân chính đi lễ chùa Hương !

Vì vậy ,rất hoan nghênh ý kiến ,và gởi câu hỏi đến ba địa chỉ :
1)Phải hỏi thẳng chính quyền địa phương .
2)Cơ quan chuyên nghành bảo vệ động thực vật,bảo vệ môi trường sinh thái địa phương (Rất buồn ở chổ thay vì dùng máy chụp chuyên dụng theo dõi,ngăn chặn.Nay lại phải chụp lén trước sự ngang nhiên thách thức đó !).
3)Ban Tổ Chức lễ hội Chùa Hương hằng năm sao cứ để sự việc tác tệ này đều đặn diễn ra hàng năm ở một nơi tôn nghiêm như vậy .Và có những đề xuất với các cấp liên quan những giải pháp nào chưa ?

Còn lại ,xin hảy trân trọng những người đến dự lễ hội chùa Hương bằng tấm chân thành thật sự của tư chất con nhà Phật .Họ không liên quan gì đến vụ này (không ăn ,không mua bán làm quà...) .Chùa Hương trong lòng họ bao giờ cũng đẹp và tôn nghiêm >

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 4629)
Sách vở, báo chí, dân chúng ở miền Nam trước đây gọi chế độ ông Diệm là độc tài, hoặc độc tài gia đình trị. Dictature, despotisme, tyrannie, autocratie, despotisme oriental ... tất cả những khái niệm chính trị đó của phương Tây đều có thể áp dụng được - và đã áp dụng - cho chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi dùng chữ "toàn trị" ở đây trước hết là để nhấn mạnh một trong hai tiêu chuẩn chính mà Hannah Arendt đã dùng để định nghĩa khái niệm totalitarisme : ý thức hệ. Chế độ ông Diệm đã khẩn trương dựng lên từ đầu và càng ngày càng bắt dân chúng nuốt một thứ chủ nghĩa mà chẳng ai hiểu là gì : chủ nghĩa nhân vị.
14/06/2011(Xem: 7452)
Tôi đến Úc giữa năm 1998, không theo diện du học mà được bảo lãnh theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion). Mình hiện là phó trụ trì tu viện Quảng Đức tại Melbourne, nơi có khoảng 50.000 người Việt định cư. Ngoài công tác chuyên môn của một Tăng sĩ, hiện tại mình đang theo học năm thứ 2 cử nhân ngành social work tại Đại học Latrobe (http://www.latrobe.edu.au. Sau khi tốt nghiệp ngành này, có thể làm việc cho các bộ, sở Chính phủ (Government Departments), bệnh viện và trung tâm sức khỏe cộng đồng (Public Hospitals and Community Health Centres) cơ sở tôn giáo và trung tâm phúc lợi xã hội (Religious and Community Welfare Agencies); chính quyền địa phương (Local Government).....
26/05/2011(Xem: 4725)
Qua thời gian lâu dài, Thích Trí Quang vẫn là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lí luận rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng. Bài viết này cho rằng cả hai lối lí giải ấy đều không có tính thuyết phục. Như nhiều giới chức Hoa Kì đã kết luận đúng đắn ngay trong thời gian cuộc chiến còn diễn ra, không ai có bằng chứng vững chắc để nói được rằng Trí Quang là một công cụ của cộng sản hay chí ít là có thiện cảm với những mục tiêu của Hà Nội hay Mặt trận Dân tộc Gỉải phóng Miền Nam (MTDTGPMN). Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Trí Quang với giới chức Mĩ thì rõ ràng là, Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mĩ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Q
16/05/2011(Xem: 6296)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
11/05/2011(Xem: 6369)
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi. 2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.
09/05/2011(Xem: 5622)
Duy Tuệ đẩy mức độ công kích Phật giáo lên rất cao so với Bà Thanh Hải, cực đoan hơn, quá khích hơn. Ông Duy Tuệ không chỉ muốn leo lên mức “minh sư thời đại” như bà Thanh Hải, mà muốn “thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, bôi đen quá khứ, phỉ nhổ truyền thống, phủ nhận Phật giáo cả trong hiện tại lẫn lịch sử.
12/04/2011(Xem: 4919)
‘ Tôi muốn biết Thượng đế đã tạo nên thế giới này như thế nào.’- Einstein ‘Tôi không cần đến giả thiết này’- Pierre Laplace trả lời Napoleon Bonaparte
25/03/2011(Xem: 5097)
Bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay học thuyết nào xuất hiện trên đời, cũng đều có lập trường, tư tưởng và mục đích riêng. Mỗi trường phái đều có nhận xét, đánh giá của mình về các trường phái khác. Ở đây, bằng cái nhìn của một người theo đạo Phật, chúng ta thử phân tích đường lối hành đạo của giáo phái Thanh Hải. Điều đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu là Pháp Môn Quán Âm của họ.
10/03/2011(Xem: 4694)
Tác phẩm "The Buddhist Conquest of China", xuất bản từ năm 1959, cũng đủ chứng tỏ tác giả, Erik Zurcher, là một trong vài sử gia sáng giá nhất của Tây phưông về Phật giáo, nhất là về Phật giáo Trung Quốc. Dưới đây là một bài tham luận của ông tại hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Pháp Quốc Học hội (Collège de France) (*2), ngày 23 và 25.2.1988 (*3). Bị chinh phục bởi kiến thức quảng bác và cách so sánh rất tinh tế của tác giả, giúp thấy được những khác biệt nền tảng trong quá trình phổ biến và phát triển của Phật giáo và của Catô giáo tại Trung Quốc, nên dịch ra đây với hy vọng người đọc sẽ rút ra được những điều bổ ích. Đây là bản hiệu chính của bản dịch tháng 5.1993 (đã đăng trên Bông Sen Âu châu, tháng 6.1993).
08/03/2011(Xem: 6259)
Thế giới đang chuyển mình để bước vào thế kỷ 21. Giáo hội Thiên Chúa La Mã cũng đang chuyển mình để Bước qua ngưỡng cửa hy vọng. Sự chuyển mình của Giáo Hội La Mã đã khởi sự từ đầu thập niên 60 dưới triều đại Giáo Hoàng John 23 bằng Đại hội Công Đồng Vatican 2 vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Giáo Hoàng này là một người có tinh thần canh tân và là người nhìn xa trông rộng. Ngài được bầu lên thay Giáo Hoàng Pius 12 vào ngày 28 tháng 10 năm 1958 khi đó đã 76 tuổi. Đúng ba tháng sau ngày nhậm chức, vào ngày 25-1-1959 Ngài công bố ba quyết định lớn: 1- Mở một hội nghị của giáo khu La Mã thuộc Tòa thánh. 2- Mở một cuộc hội nghị Công Giáo toàn thế giới (Công Đồng Vatican 2). 3- Tổng xét lại các nghi thức phụng vụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]