Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CẢI ĐẠO, SÁCH LƯỢC THỰC DÂN MỚI MÀ CŨ Thiên Lôi

19/02/201111:08(Xem: 3778)
CẢI ĐẠO, SÁCH LƯỢC THỰC DÂN MỚI MÀ CŨ Thiên Lôi
CẢI ĐẠO, SÁCH LƯỢC THỰC DÂN MỚI MÀ CŨ
Thiên Lôi

Đã từng có một tin đồ Thiên Chúa, và ông ta đã chết trên thập giá. (There has only been one Christian, and he died on the cross) Friedrich Nietzsche (1844-1900)

I. Đông Và Tây:

Trong Ca Khúc Đông và Tây (The Ballad of East and West), văn hào người Anh Rudyard Kipling (1865–1936) đã viết “Ôi, Đông là Đông và Tây là Tây, cả hai chẳng nên hề gặp gở” (Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet) đã trở nên câu nói thời thượng diễn tã sự dị biệt khó hòa giải giữa hai nền văn hóa.

Kipling được sinh ra ở Bombay và đã sống những năm đầu cực kỳ sung sướng trên đất Ấn trong thời hòang kim của thực dân Anh.

Văn hóa Á Đông thiên về tịch tĩnh, trầm lặng; Tây phương thiên về hiếu động, náo nhiệt.Tâm linh Á Đông thiên về quán chiếu nội tâm; Tây phương thiên về hướng ngọai cầu xin.Tín ngưỡng chính của đông phương luôn đề cập đến nhân sinh; Tây phương thì bàn chuyện thần thánh viễn vong; Đời sống của Á đông thì bao dung hiếu hòa; Tây phương thì thích độc tôn gây hấn; Dân Á Đông tin vào luật nhân quả của trời đất để kềm chế tội ác; Tây phương thì tin Thiên Chúa có thể tha tội nên cứ thản nhiên theo đuổi “cứu cánh biện minh cho phương tiện” mà tiếp tục gây ra tội ác vì Chúa và cho Chúa vv…

Trong thời kỳ bành trướng của đế quốc La Mã, văn hóa và tín ngưỡng của tây phương đã bắt nguồn từ một nguồn gốc đầy bạo lực, hung tàn; đã đẩy con người vào việc gây hấn, cướp bóc và nô lệ hóa kẻ khác để thỏa mãn dục vọng thống trị không ngưng nghỉ của mình. Đạo Thiên Chúa độc thần của dân Do Thái và những lời rao giảng của Giê-su về sau đã đáp ứng được sự mong đợi đó.

Trước đó châu Âu đã có hai nền văn minh rực rỡ Ai Cập và Hy Lạp đa thần và đầy bao dung.Nhân lọai ban đầu ở đâu mà chẳng giống nhau. Chỉ từ khi Độc Thần Giáo được tôn thờ thì Đông và Tây bắt đầu xa cách.

II. Những Mốc Lịch Sử Quan Trọng Của Tín Lý Thiên Chúa giáohay Ki-tô giáo – Viết tắt TCG:

Độc thần giáo khởi nguyên từ dân Do Thái vốn là các bộ lạc du cư nhỏ bé luôn bị các lân bang tìm cách tiêu diệt. Các tổ phụ tù trưởng vàgiáo trưởng đã vận dụng các câu chuyện huyền thọai dân gian thời ấy trong vùng để khích lệ tâm lý dân chúng và tạo mối đòan kết mà tồn tại.Họ tự cho dân tộc mình đã được Thiên Chúa ở trên trời chọn lựa.

Độc thần giáo dần triễn khai đức tin thành bộ Cựu Ước được gọi là Ngũ Kinh (Pentateuch hay Books of Moses hay Torah) vì cho là do Moses ghi lại.Hàng giáo sĩ luôn dạy tín đồ rằng nó gồm những lời Chúa phán, không thể sai lầm và được lưu truyền hằng bao thế kỷ.

Nhưng các học giả uy tín ngày nay cho biết bộ Cượ Ước mà ta có là do giáo phụ Do Thái Ezra viết xuống khoảng 450 TTL dưới triều của Hoàng đế Cyrus II cai trị xứ Babylon,sau khi gom góp bốn bản khác đã được ghi trước đó về các bộ tộc Abraham, Isaac, Jacob, Joseph, và Moses được khẩu truyền từ khỏang 1250 - 1000 TTL.

Đến đầu tây lịch, sự xuất hiện của Giê-su đã gây nên một cuộc cách mạng tôn giáo làm sụp đổ truyền thống cũ tận gốc rễ.Điều này xảy ra không phải do chính những lời rao giảng của Giê-su hay những lời ghi lại của môn đồ, mà lại do mưu mô chính trị quỉ quyệt của một đại đế La Mã ở 3 thế kỷ saulà Constantine I. Chính ông vua này đã vận dụng tính cách độc thần của hệ thống giáo lý phổ cập lúc bấy giờ để phục vụ cho ý đồ độc tôn thống trị và bành trướng của mình, và gom cả hai bộ Cựu và Tân Ước thành cuốn Thánh Kinh.

Có thể bảo nếu không có đại đế Constantine I thì không có TCG La Mã như ta biết ngày nay.

Từ thời sơ khai lập đạo, các tín đồ TCG liên tục các bị quyền lực của Đế quốc La Mã như các Hoàng đế Nero, Domitian, Decius và Diocletianbắt bớ, đàn áp, hành hạ, và xử giảo vì cho là một hội kín noi gương giáo chủ để phá rối trị an.

Đến thời Constantine I thì thế cuộc đổi thay.Năm 313ôngban hành sắc lệnh Milano cho TCG tự do hành đạo.Năm 325Constantine I ra lệnh triệu tập một đại hội tại thành Nicaeathuộc xứ Bithynia, (ngày nay được đỏi danh là Iznik thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), mà thuật ngữ TCG hay gọi là công đồng Nicaea I,để thống nhất các phe phái thông qua một hội nghị đại diện cho tất cả cộng đồng Ki-tô giáovì thấy trước đó đã có rất nhiều lối giải thích rối rắm về đức tin vào Chúa.

Bấy giờ đế quốc La Mã rộng lớn ở cực điểm, nên có hai thành phố lớn là La Mã ở phía tây và Constantinople ở phía đông; và Constantine I thich ngự ở Constantinople vì khí hậu tốt và vị trí chiến lược then chốt, ngày nay là Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Qua công đồng Nicaea I, những phái dị giáo như phái Aria và phi-Nicene(cho rằng Giê-su thấp hơn Thiên Chúa) bị triệt hạ, ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh, tức chúa Giê-su sống lạiđượctôn xưng, ý niệm Chúa Con và Chúa Cha đồng bản thể được phổ biến.Hội nghị còn thiết lập một hệ thống tín lý mới, (Symbolum Nicaenum) khác hẳn những giáo lý của Giê-su 300 năm trước.Công đồng La Mã thiết lập Kinh điển Thánh Kinh, ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận từ Cựu Ước và Tân Ước.

Mãi đến năm 380 Hòang đế TheodosiusI ban hành sắc lệnh nâng TCG thành quốc giáo, từ đó được gọi là TCG của đế quốc La Mã. Chính hòang đế này đã ép buộc thần dân trong lãnh thổ phải cải đạo hay bị giết. Ông ta còn cho triệu tập Công đồng Constantinople I để thống nhất tín điều Chúa ba ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy ba mà là một.Ông nhu nhược để cho hàng Tổng giám mục (bấy giờ chưa có Giáo hòang) vói tay vào quyền lực chính trị của đế quốc; và ông cũng là vị hòang đế cuối cùng của đế quốc La Mã tòan vẹn trước khi tan rã.

Thời ấy đế quốc La Mã được xem là thế giới (tựa như danh xưng ‘Trung Hoa’ bên Tàu, là nước tinh hoa duy nhất ở giữa) nên điều gì cũng phóng đại quá mức ví như Augsutus (vua La Mã) cai trị thế giới, nên giáo hội TCG cũng coi là giáo hội tòan thế giới (La Mã). Vì thế mới có thuật ngữ ‘ecumenical’ có nghĩa đen là “toàn thế giới” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp oikoumenikós.

Trong thời đế quốc La Mã, châu Âu đã tiếp thu một nền văn minh rực rỡ của Hy Lạptừ thuở đại đế Alexander, nên TCG được quảng bá rộng rãi nhờ vào Hy ngữ, vàcác cuốn Thánh Kinh đầu tiên đều được viết bằng tiêng Hy Lạp.

Hình ảnh và từ ngữ Deus, qua tiếng Pháp là Dieu, nói về Chúa Trời vốn phát xuất từ Zeus, tên vị thần cao cả ngự trên đỉnh núi Olympia của đa thần giáo Hy Lạp.

Vai trò của Giáo Hòang ở Vatican chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ 6, và người đầu tiên được mang tước hiệu là John I (523 - 526 TL).

III. Ta Thấy Gì?

Qua những sự kiện kể trên cho ta một cái nhìn khái quát rằng:

1) Mọi điều vốn cho là linh thiêng, thiên khải cũng chỉ là do con người sáng tác ratheo chuyển biến lịch sử của quyền lực thế gian, mà nhà Phật đã từng nói“Vạn pháp do tâm tạo”.Thiên Chúa chỉ là nhân vật do “tâm” tạo ra.

Có một điều cần phân biệt rạch ròi ở đây là lời giảng của Giê-su ban đầu mà nhiều người cho là đạo TCG nguyên thủy khác xa với nền thần học do giáo hội TCG La Mã, một tổ chức dưới áp lực chính trị dựng lên về sau mà ngày nay vẫn chi phối thê giới. Đạo của Giê-su khác với tổ chức giáo hội Vatican.

Đạo TCG nguyên thủy của giáo chủ Giê-su thì chỉ gồm những lời răn dạy về sự hối cải, tình thương yêu vô điều kiện, khoan thứ tội lỗi và về nước Thiên đường; nhưng giáo hội ở Vatican nhân danh Giê-su lại là một tổ chức khủng bố và tàn ác.

Friedrich Nietzsche (1844-1900), nhà triết gia nổi danh hiện đại và là con của một Mục sư TCG Kháng Cách đã nói đạo Thiên Chúa đã chết với Chúa trên thập giá từ lâu. TCG bây giờ là do một tổ chức giáo hội ở La Mã lập nên. (He is skeptical to the church and its ideology, and claimed that the existential perversion which, according to him, Christianity represents, does not stem from Jesus himself, but from the church.According to Nietzsche there has only been one Christian, and he died on the cross.)

2) Vì lợi ích chính trị của mình mà Hoàng đếConstantine I đã thay đổi hòan tòan chính sách tiêu diệt TCG của các hòang đế tiền nhiệm và đã đưa nó lên hàng quốc giáo, ép buộc dân chúng cải đạo dưới lưỡi gươm làm đổi thay đời sống của nhân lọai về sau. Từ đó mới có chiêu bài “lưỡi gươm và thập giá”; nó cũng nói lên sự tương quan của thế và thần giữa TCG và nhà nước xâm lược La Mã; và trở thành một sách lược cộng hưởng chung về sau qua lịch sử truyền giáo. Các giáo hội con đều được lập ra trong cùng một hòan cảnh.

Vì vậy vai trò của Nhà Nước rất quan trọng trong việc hưng bại của một tôn giáo. Điều này đã được lịch sử bao đời chứng minh.

3) Các tín lý của đạo TCG đều được qui địnhtừ ít ra 9 đại hội được gọi là công đồng theo lịch sử mà khởi đầu từ công đồng Nicaea như kể trên, đều do con người bàn cãi thiết lập ra. Thiên Chúa hay thần linh nếu có,đành im lặng trong hư vô cả.

4) Qua lịch sử thì Giáo hội TCG quyết tiêu diệt dân Do Thái hằng hai ngàn năm nay chỉ vì bị gán tội là tổ tiên mình đã giết Giê-su. Dù vậy TCG vẫn không thể lọai bỏ cuốn Cựu Ước với nhiều câu chuyện đã rất lỗi thời với dân trí nhân lọai ngày nay chỉ vìGiê-su là người Do Tháitheo truyền thống Do Thái,và đã tự cho mình là con một của Thiên Chúa Jehovah mà Chúa Trời độc thần thì xuất phát từ cuốn Cựu Ước. Quả là tội tổ tông ghê gớm thật, nào phải vì ăn quả cấm!

IV. Tên Gọi:

Ngày nay đã có quá nhiều danh xưng nhân danh TCG làm cho chữ và nghĩa càng lúc càng rắc rối.

Từ một vị trí khiêm tốn ban đầu khi mới được Constantine I thành lập là chăm lo việc đạo, tức phần hồn, phần tâm linh, phần trừu tượng của tín đồ; các giáo sĩ đại diện là giáo hòang ở Vatican dần chiếm luôn phần đời, có lúc trở thành vua của các vua trong thời Trung Cổ, gieo rắc kinh hòang ở châu Âu nhân danh Thiên Chúa trong một giai đọan lịch sử khá dài.

Chính ở biến tướng chính trị này mà đạo TCG không còn là thuần tôn giáo nguyên thủy trong ý muốn của Giê-su.Nó đã trở thành một công cụ cho thế lực đế quốc xâm lược. Nó cũng ham muốn vơ vét quyền lực và vật chất thế gian.

Vì thế mà TCG La Mã ban đầu đã dần phân chia ra làm nhiều giáo phái khác nhau do những bất đồng sâu xa về tín lý, vai trò của giáo hòang tự cho là đại diện duy nhất của Thiên Chúa trên trần gian và chiêu bài Vatican là giáo hội chân truyền.

Chính thống giáo(Eastern Orthodoxy) tách ra sớm nhất vào năm451 sau Công đồng Chalcedon hay còn gọi là Công đồng thứ 4và tự nhận là chân truyền từ thời Giê-su; Cộng đồng Anh giáo (Anglicanism) tách khỏi Vatican từ năm 1246; và nhiều giáo hội Kháng Cách hay Phản Thệ (Protestantism), mà ta quen gọi là Tin Lành,tách khỏi Vatican vào đầu thế kỷ thứ 16.

Kể từ thế kỷ 16 thuật ngữthường được dùng để chỉ TCG La Mã là Giáo hội Chung La Mã hay Ca-tô Rô Ma Giáo (Roman Catholism) mà giáo dân Việt thậm xưng “giáo hội công giáo” là thế.

Dù là cùng tin ở Độc thần Thiên Chúa, nhưng các giáo sĩ đã xúi giục tín đồ luôn giết hại lẫn nhau đầy kinh khiếp.Đó là chưa kể đến sự xuất hiện của Hồi giáo ở thê kỷ thứ 6 ở Trung Đông, cũng là một lọai độc thần giáo khác.

V. Việc Cải Đạo:

Như đã nói ở trên trong bốn nhánh của TCG, TCG La Mã, TCG Chính thống, TCG Anh và TCG Kháng Cách (TTG-KC) thì tổ chức của TCG La Mãđã có một tổ chức thống thuộc hòan bị, lâu đời và gây nhiều tội ác nhất cho nhân lọai dưới sự thống lĩnh của nền quân chủ độc tài giáo hòang chế ở Vatican.

Tham vọng của Vatican vẫn không hề thay đổi dù nay quyền lực của nó đã bị sút giảm trầm trọng, và không còn uy tín ở châu Âu nơi sinh sản ra nó nhưng nó vẫn sử dụng cùng một sách lược từ thời đế quốc La Mã là nhắm vào những dân tộc nghèo nhược tiểu để mở mang nước Chúa, tức nước Vatican.

Riêng đạo TCG-Kháng Cách thì tuy không thống thuộc vào một tổ chức duy nhất nhưng vì ngày nay Hoa Kỳ, nơi mà tín đồ TCG-Kháng Cách đã tị nạn Vatican đông nhất, là một siêu cường đòi thay thế đế quốc La Mã ngày xưa, nên các nhóm TCG-KC trở thành một công cụ chính trị xâm lăng không khác gì Vatican. Theo World Christian Encyclopedia, thì ngày nay có hơn 33 ngàn giáo pháiTCG-KC ở khắp 238 quốc gia.

Tín lý của TCG-KC ít khắc khe, chỉ tin vào 2 sách trong cuốn Bible, và tổ chức cởi mở hơn nên bọn con buôn tài phiệt cấu kết lợi dụng xen vào sử dụng nó như phương tiện mở rộng thị trường tiêu thụ để vơ vét lợi nhuận; và các nhóm truyền giáo trở thành đối tác làm ăn được các nước tư bản Anh Mỹ hổ trợ mạnh mẻ.Ở thời buổi kinh tế thị trường tòan cầu, tin Chúa hay không tin Chúa miễn là tiền bạc của cải thế gian vào túi mình là được.Thêm vài triệu người tin Chúa trên thế giới thì tiền tiêu pha vào các dịp lễ của TCG gia tăng thì lợi nhuận của tập đòan càng béo tốt thì viiệc gì không đầu tư vào việc cải đạo?

Ở Á châu giữa hai cuộc thế chiến, TCG-KC đã thành công cả mặt đạo và đời ở Cao Ly là đã dựa vào thế lực và quân đội Mỹ để cải đạo nhanh chóng dân chúng nghèo khổ mà tạo nên thực lực chính trị, đẩy lùi Phật giáo truyền thống xuống hàng thiểu số, nên các tập đòanTCG-KC muốn áp dụng mô hình này vào các nước kém mở mang, dân trí còn thấp kém, trong đó có Việt Nam. Giáo phái TTG-KC lớn mạnh nhất của Nam Hàn ngày nay là thuộc Yoido Full Gospel Church, một nhánh thuộc giáo hội phái Pentecostal ở Mỹ, do David Yonggi Cho thành lập từ năm 1958 trên đảo Yeouido tại Seoul.

Việc cải đạo vẫn được tiến hành liên tục và lặng lẻ trước đây ít gây sự chú ý của mọi người;nhưng gần đây việc cải đạo trở nên ồn ào hơn là do hai lý do chính:

1) Việc Việt Nam thay đổi chính sách, bước vào thời kỳ đổi mới, mở rộng ngọai giao với các nước trên thế giới và tham gia kinh tế thị trường WTO.

2) Việc Vatican ra lệnh hàng giáo phẩm các cấp tiến hành các hoạt động truyền giáo theo văn kiện “Tông huấn Giáo hội tại Châu Á” trong thiên niên kỷ thứ ba của Giáo hoàng John Paul (Gioan Phaolô) II ban hành khi viếng Ấn Độ tháng 11 năm 1999.

Nhưng việc cải đạo của họ có dễ thành công hay không ta hãy suy xét thêm.

VI. Thực tế ngày nay:

Nếu những điều cải đạo kể trên không liên hệ gì đến Việt Nam, nơi đã có đạo Phật truyền thống lâu đời thì những bài viết như thế này xét ra không cần thiết. Nhưng khổ nổi dân tộc Việt Nam đã trở thành nạn nhân của những thủ đọan “cải đạo” đê hèn, và đã từng bị tủi nhục mất nước nên bấy lâu nay trên một số trang mạng phổ thông Phật giáo hay không Phậtgiáo, trong và ngòai nước rộ lên những báo động về các họat động “cải đạo” gia tăng.

Tuy vậy, nếu bình tâm quan sát thời cuộc thì ta thấy việc cải đạo ở Việt Nam vào thời kỳ này khôngxuôi thuyền mát mái nhưsự mong muốn của các thế lực thiết kế. Lý do?

1) Nhà nước hiện nay giành được độc lập cho tổ quốc khỏi tay của các tập đòan thực dân đạo và đời nên không thể vội sớm mất cảnh giác để cho phép biến Việt Nam thành những vùng “xứ đạo”, rồi lan rộng thành đại đa số quần chúng theo sách lược “dầu loan” để dễ dấy lọan hay bỏ phiếu đòi độc lập như các nước Đông Timor,Nam Sudanhay Degar ở tây nguyên do TCG-KC xúi giục đòi tự trị gần đây.

Ngay sau năm 1954 Vatican đã từng muốn chính quyền TCG La Mã miền Nam ly khai biến thành một nước độc lập nhưng bất thành. Ngày nay nhiều chức sắc TCG và cựu quan chức tín đồ của chế độ TCG tập hợp thành VNCH Foundation ở hải ngọai cũng đã từng lớn tiếng một cách ấu trĩ đòi LHQ phục hồi chế độ VNCH đều nằm trong ý đồ này.

2) Đối với TCG, một khi đã tôn thờ chủ nghĩa độc thần thì không thể nào có chuyện chung sống hòa bình với các tín ngưỡng khác được. Do đó muốn cải đạo tòan bộ một quốc gia thành công thì phải gây hấn tạo chiến tranh chiếm đóng, hòng hủy diệt hết hạ tầng cơ sở, văn hóa, tín ngưỡng của dân bản xứ. Đừng bao giờ quên motto “Lưỡi gươm và thập giá” đứng phía sau chiêu bài “tự do tôn giáo”.

Điều nguy hiễm của việc “cải đạo” theo mô hình trên là dù quân cướp nước đã bị đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ nhưng nó đã thành công để lại cái mầm chia rẽ tín ngưỡng để làm suy yếu sự đòan kết dân tộc. Vì thế việc cải đạo gắn liền với chuyện sống còn của nền độc lập nước nhà.

Bài học lich sử cho thấy thánh chiến với các xứ Hồi giáo cả 5 thế kỷ, cho đến ngày nay vẫn bất phân thắng bại.Truyền thống tín ngưỡng văn hóa trước thời thực dân của thổ dân châu Mỹ, Phi và Úc đã bị xóa sạch.Hàn quốc giữa hai thế chiến cũng rơi vào hoàn cảnh này.

Đối với việc cải đạo ở Việt Nam thì cơ may ấy đã qua rồi với sự tháo chạy của quân xâm lược vào các năm 1954 và 1975.

3) Dân trí và mức sống kinh tế của người dân Việt được nâng cao nhanh chóng từ ngày độc lập. Do đó việc cải đạo để “có gạo mà ăn, có trường mà học” như thời cha ông khó diễn ra ồ ạt được.

4) Sự có mặt của người Việt trên khắp thế giới ngày nay là một sự kiện hy hữu trong lịch sử Việt Nam. Đó là tiềm năng và sức mạnh kinh tế, chất xám để hổ trợ đất nước trong tương lai. Những Việt kiều nàyđã tiếp thu và biết thanh lọc những điều hay dỡ của văn minh, tôn giáo và các chính sách tây phương đối với nước nhỏ mà kịp lên tiếng báo động; điều mà thời cha ông trước đây không thể mơ ước được.

5) Sự phát triển của Internet ngày nay đã thay đổi cuộc diện giao lưu thông tin trên thế giới một cách triệt để. Qua đó những sự thật xấu xa của của TCG ở tây phương, nhất là TCG La Mã do chính những tín đồ, giáo sĩ Âu Mỹ vạch trần vốn đã bị che đậy hằng bao thế kỷ, nay đã được bạch hóa một cách đầy đủ mà ngay cả Vatican cũng không thể nào ngăn cản được.

Từ khi tiếp xúc được với các dữ liệu này, nhiều thức giả Việt sinh sống ở nước ngòai đã tiếp tay phổ biến trên các sách báo, các trang mạng hầu giải hoặc được một tập đòan mang tên giáo hội TCG La Mã ở Vatican nhân danh tôn giáo để đi gieo rắc bao kinh hòang cho nhân lọai trong bao thiên niên kỷ. Nó đã từng đứng phía sau các cuộc xâm lược thực dân vào Việt Nam, các cuộc chiến tranh thảm khốc mang danh “quốc - cộng” tàn phá đất nước trong hơn một thế kỷ qua.

Việc làm của các thức giả này đối với dân tộc cũng như bao trí thức châu Âu trước đây không hề mang lòng đố kỵ hay động cơ bài xích TCG, mà chỉ nhằm đưa ra ánh sáng những thủ đọan tham tàn lợi dụng tôn giáo mà vơ vét quyền lực của cải của tập đòan Vatican.

Những việc làm của họ ban đầu rất cô đơn và có nhiều nghi kỵ chống phá vì nhiều lý do khác nhau, nhưng dần dà đã gây được ảnh hưỡng lan rộng trên nhận thức của giới trẻ, trí thức và đồng bào trong và ngòai nước. Bóng tối của các mưu ma chước quĩ dần bị xua tan bởi ánh sáng của sự thật không thể chối cãi. Điều này cũng góp được phần nào vào việc ngăn chặn sách lược cải đạo.

Giới trẻ ngày nay trong nước rất thông minh, đầy năng động và hiểu biết thế giới nhiều hơn trước. Từ khi tiếp xúc với Internet đã nẩy sinh nhiều sáng kiến và tiếp tay phổ biến các khám phá về dữ liệu một cách nhanh chóng đến mọi nơi trong nước để quần chúng không dễ bị lừa bịp một cách dễ dàng như trước trong các cuộc cải đạo.

6) Internet đã trở thành một thư viện ảo đồ sộ đã giúp ích rất nhiều về mặt nâng cao dân trí, học thuật và ngay cả triết lý tôn giáo để mọi người có thì giờ nghiên cứu trước khi trở nên thuần tin.Việc truy cập tài liệu rất nhanh gọn nên tính thuyết phục rất cao.

7) Phật Pháp cũng nhờ Internet mà được “thuyết giảng” rộng rãi khắp tòan cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội tây phương; làm hiện thực những điều đã được đề cập đến trong Phật pháp như Hải Triều Âm, tiếng động vô thanh hay sức mạnh của tâm tĩnh lặng. Ngày nay mọi người có thể tìm học Phật pháp tại gia để gia tăng tín tâm một cách dễ dàng.

Từ xưa người tây phương dù biết TCG không đáp ứng nỗi khát khao tinh thần của họ nhưng không giám phủ nhận “Chúa” chỉ vì ‘truyền thống’ xã hội và và vì không tìm thấy được một giáo thuyết nào có thể thay thế được. Chỉ đến khi đạo Phật du nhập với giáo pháp “tự thân”,chứ không phải trông cậy từ thần linh hoang tưởng bên ngòai, thì họ tìm ra được nơi an trú cân bằng chothân tâm trong một xã hội văn minh khoa học tương đồng với Phật pháp thiết thực.

8) Vai trò của Internet trong đời sống ngày nay quả là một sự cần thiết. Nhưng việc gì vật gì cũng đều có hai mặt lợi và hại.Vì thế người sử dụng phải biết tận dụng nó ở mặt nào để đạt hiệu quả tối đa.Thời nay chân giả bất phân tràn lan như cỏ dại, cộng thêm với kỷ thuật truyền thông nhào nặn tẩy não càng lúc càng tinh vi; ta lại cần đến lời dạy của đức Phật trong “Kinh về Niềm Tin thuyết cho người Kalama” hơn bao giờ hết.

Đơn cử là thống kê về số tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam; CIA Factbooks của cơ quan tình báo Hoa Kỳ phát hành ngày 23 tháng Chạp năm 2010 đã dựa vào số liệu của Nhà Nước Việt Nam theo thống kê năm 1999, ghi nhận rằng: PG: 9.3%, TCG La Mã: 6.7%, TCG-KC: 0.5%, Không tôn giáo: 80.8%.

Theo định nghĩa của Nhà nước thì Phật tử phải là người chính thức đăng ký thực hành tôn giáo, hay qui y ở một đơn vị thờ tự thuộc GHPGVN.Với định nghĩa này thì đúng là tỷ lệ Phật tử tụt xuống thành phần thiểu số là việc không thể tránh khỏi.

Ở thời Lý, Trần dù Phật Gíao là quốc giáo nhưng tín đồ nào có phải đeo thẻ bài, căn cước hay phái qui y mới được gọi là Phật tử. Ai tin vào thuyết nhân quả, ăn hiền ở lành tránh làm điều ác, thờ cúng tiền nhân Phật thánh, dù ít đến chùa vẫn là người tin vào đạo Phật rồi, như Phật đã dạy ai cũng đều có Phật tánh ẩn tàng cả không cần phải bày ra.

Khi nói đến “người không tôn giáo” có thể Nhà nước muốn ám chỉ đến người lương và người thờ cúng ông bà tổ tiên rất hợp với chủ trương “vô thần” hiện hành. Nhà Nước có thể có kế họach tế nhị; nhưng không nên đánh đồng người lương với “người vô thần” vì danh từ “vô thần” đã bị lạm dụng trong ý nghĩ xấu đặt ra ban đầu bởi TCG. Vô thầnđơn giản là không tin vào Thiên Chúa. Ngày nay hầu hết các thành phần trí thức khoa học đều là người vô thần.Theo nghĩa đó thì Phật tử cũng là người vô thần nhưng có tín ngưỡng, là người lương.

Ngọai nhân và các giáo phái TCG bám vào các tài liệu thống kê này sẽ phấn khởi chorằng Việt Nam vẫn còn là một vùng béo bỡ cho việc cải đạo vì tín đồPhật giáo xưa nay vẫn cứ cho là đại đa số thực ra chỉ có 9.3% mà thôi.

Do đó nếu ta tin hẳn vào các con số thống kê trên thì không khỏi lo âu cho việc giảm sút tín đồ Phật giáo trong nước; nhưng hãy nhìn vào các cuộc sinh họat tôn giáo ở chùa chiền,những cuộc hành hương đất Phật và các lễ hội trở nên truyền thống trong nước thì số người tham dự với niềm tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc thời nay quả thật …là chưa hề thấy trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Ngay cả trong vòng nửa thế kỷ trước, dân ta cũng không thể kỳ vọng những “phép lạ” như thế đã xảy ra.Vậy đâu là sự thật? Xin được nắc lại một câu nói khác của Nietzsche: Không hề có chân lý, chỉ là sự diễn dịch (There is no truth, only interpretation.)

Vậy thì mọi Phật tử, mọi cư sĩ, mọi tăng ni ở khắp miền đất nước Việt vẫn cứ tinh tiến hoằng hóa tùy vào khả năng vai trò của mình để ánh đạo Vàng tiếp tục chiếu rọi trên non sông gấm vóc; bởi một khi tín ngưỡng truyền thống dân tộc còn thì nền độc lập của đất nước còn. Ta cũng đừng nên vì quá bức xúc mà xa rời ái ngữ, hay quên rằng đạo Phật là đạo của Từ Bi và Trí Tuệ.Bởi đó cũng là ưu vịêt của Phật giáo. Giới lãnh đạo tăng già trong và ngòai nước chắc cũng luôn ưu tư đến tiền đồ đạo pháp và thường tinh tấn hoằng hóa tùy duyên. Các vị theo gương chư Phật sống trong tĩnh lặng thiền môn; nào cần phải lên tiếng náo nhiệt thường xuyên làm gì. Việc đó thì chúng ta, hàng cư sĩ, con dân nước Việt phải cán đáng.

Thiên Lôi
Tháng 2, năm 2011.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2024(Xem: 154)
Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.
20/12/2024(Xem: 637)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
09/11/2024(Xem: 680)
Sự hiện diện Phật giáo Việt Nam tại Mỹ đã có hơn nửa thế kỷ, gắn liền với dòng chảy của lịch sử tỵ nạn và di dân sau chiến tranh và các biến cố chính trị. Trong suốt thời kỳ đầu, nhiều vị Tăng Ni đến Mỹ trong bối cảnh tị nạn, tuổi đã cao và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào xã hội mới do rào cản ngôn ngữ, văn hóa. Điều này đã dẫn đến một hình thức hoằng pháp tập trung chủ yếu vào cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhiều Tăng Ni trẻ đến từ Việt Nam và Ấn Độ thông qua các chương trình du học thậm chí có những vị có học vị tiến sĩ, và qua chương trình định cư Mỹ bằng visa tôn giáo EB-4. Những vị này đến Mỹ với một nền tảng học thuật và sứ mệnh hoằng pháp cho mọi chúng sinh, nhưng thực tế họ lại dường như bị lôi cuốn vào việc xây dựng chùa to, tượng lớn mà lãng quên trọng trách xiển dương Phật pháp đến cộng đồng người bản xứ.
03/11/2024(Xem: 469)
Gia đình Phật tử cần cái Dũng ở mỗi một Huynh trưởng. Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi.
03/11/2024(Xem: 478)
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, vai trò và trách nhiệm của các thành viên chủ chốt như Tổng thư ký, Phó Trưởng Ban Điều Hành và Chủ tọa có thể được phân định rõ ràng để bảo đảm buổi họp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là chi tiết về vai trò và trách nhiệm của từng vị trí.
03/11/2024(Xem: 461)
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – Vạn Hạnh là cấp trại huấn luyện cao nhất trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), với mục đích đào tạo những Huynh Trưởng đầy đủ tài và đức để tiếp nối truyền thống di sản và lãnh đạo tổ chức trong tương lai. Các Huynh Trưởng tham dự trại này không chỉ là những người đã gắn bó với GĐPT từ thuở nhỏ, từ Oanh Vũ đến ngành Thiếu, ngành Thanh, và đã trải qua các trại huấn luyện cấp I và cấp II, mà còn là những cá nhân đã khẳng định phẩm chất, năng lực và sự hy hiến của mình cho tổ chức qua nhiều năm tháng sinh hoạt. Do đó, thành phần Ban Quản Trại cho trại Vạn Hạnh cần được chọn lựa kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng truyền thừa tốt nhất có thể, đúng với tinh thần và tôn chỉ của tổ chức.
03/11/2024(Xem: 517)
Câu chuyện tự do ngôn luận dẫn đến cuồng ngôn dường như vẫn là một câu chuyện dài với những cá nhân ảo tưởng sức mạnh quyền lực trên không gian mạng, kèm theo đó là một tâm lý bất ổn, thậm chí không được bình thường, nếu không có sự can thiệp kịp thời và một đời sống tinh thần an ổn. Ngày 01/11/2024, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng với những lời lẽ nặng nề, thô thiển nhằm công kích và xúc phạm nhắm vào công dân Lê Anh Tú (còn gọi là sư Thích Minh Tuệ) và nhiều người khác, với khẩu khí hằn học đầy tính sân si, bà Nguyễn Phương Hằng dùng những ngôn từ như “mày, tao” khi nhắc về sư Minh Tuệ, sau đó, bà quy kết sư Minh Tuệ bằng lối lập luận vô cùng thiển cận, phàm phu, mang quan điểm cá nhân, thiếu hiểu biết để chà đạp danh dự, nhân phẩm người khác.
02/11/2024(Xem: 503)
Gia Đình Phật Tử là một tổ chức bất vụ lợi được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và tự giác của các thành viên. Mục tiêu chính của tổ chức là “Đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.” Sứ mệnh này không chỉ giúp các thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp mà còn lan tỏa giá trị của Phật pháp vào cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.
02/11/2024(Xem: 438)
Khái niệm “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman nhấn mạnh sự kết nối toàn cầu nhờ những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện toán và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các tổ chức như Gia Đình Phật Tử (GĐPT) khi thực hiện sứ mệnh của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để GĐPT phát triển và duy trì tính phù hợp trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, điều quan trọng là phải có một tầm nhìn xa và một cách tiếp cận thực tế về cách tổ chức để Ban Hướng Dẫn Gia Đình Ph ật Tử Việt Nam trên Thế Giới(G ĐPTVNTTG) có thể đối mặt với thách thức này:
01/11/2024(Xem: 368)
Việc thành lập Hội Đồng Quản Trị Huynh Trưởng trong Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một sáng kiến chiến lược nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao về lãnh đạo, đạo đức, và sự trong sạch của tổ chức. Hội đồng này, gồm những anh chị huynh trưởng mẫu mực và chí công vô tư, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn của mình. Bài tiểu luận này sẽ khám phá vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, và tính độc lập của hội đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong GĐPT.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]