Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch số 31 của Viện Hóa Đạo

25/09/200815:20(Xem: 6078)
Thông Bạch số 31 của Viện Hóa Đạo

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Thông bạch không công nhận các tổ chức Phật giáo tiếm danh GHPGVNTN tại Canada, Úc châu và Âu châu  2008-08-25 PTTPGQT

PARIS, ngày 25.8.2008 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được Thông bạch của Viện trưởng Viện Hóa Đạo về việc tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tại hải ngoại do Viện Hóa Đạo trong nước gửi ra để phổ biến.

Kể từ Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 nhằm thiết lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo và kiện toàn GHPGVNTN tại hải ngoại theo lập trường, đường hướng của Giáo hội trước tình thế mới, bỗng xuất hiện một số chư Tăng và Cư sĩ nổi lên chống đối Giáo chỉ số 9. Tuy rằng những kẻ chống đối này vẫn luôn miệng tuyên bố là họ trực thuộc và trung thành với GHPGVNTN và « tuân lệnh » Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.Lập luận như thế khác nào nhóm công dân nào đó nói rằng tôi tin tưởng và tôn kính Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng không công nhận Hiến pháp và Luật pháp Hoa Kỳ ?Do đó mà sau Giáo chỉ số 9, có một số chư Tăng và Cư sĩ tại Hoa Kỳ ly khai đường lối và lập trường của GHPGVNTN để cho thành lập tổ chức mới mang tên « Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ ». Trường hợp này không có gì đáng nói, vì các vị này sử dụng quyền dân chủ để chọn lựa chính kiến họ theo, nên xuất hiện dưới một danh xưng khác với GHPGVNTN.Tuy nhiên, tại Canada, tại Úc châu – Tân Tây Lan và Âu châu thì không như thế.Thượng tọa Thích Bổn Đạt ở Canada, Hòa thượng Thích Như Huệ, Hòa thượng Thích Bảo lạc, Thượng tọa Thích Quảng Ba, v.v... tại Úc châu – Tân Tây Lan, và Hoà thượng Thích Minh Tâm tại Châu Âu tuyên bố trên văn bản hay trong hoạt động không khâm tuân Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, không tuân hành các Thông bạch, Thông tư của Viện Hóa Đạo. Nhưng vẫn tiếp tục tiếm danh GHPGVNTN. Động thái này gây hoang mang dư luận trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại nói chung và Cộng đồng Phật giáo nói riêng. Lựa chọn hay theo đuổi một chính kiến là quyền tự do của mỗi cá nhân hay đoàn thể trong các quốc gia dân chủ. Nhưng không thể bắt cá hai tay hay lập lờ đánh lận con đen giữa chính kiến và danh xưng. Nhất là đối với một giáo hội dân lập và lịch sử có hai nghìn năm thực chứng, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.Vì vậy, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo ban hành Thông bạch số 31 ký ngày 24.8.2008 về việc tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại hải ngoại. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin đăng tải nguyên văn Thông bạch ấy như sau :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền viện,
90 Trần Huy Liệu, Phường 15,
Quận Phú Nhuận, TP. Saigon
Phật lịch 2552
Số : 31/VHĐ/VT


THÔNG BẠCH CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO về việc tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại hải ngoại
Kính gửi : Chư Tôn Giáo Phẩm thuộc Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN,
Ban Điều Hành Văn Phòng II Viện Hoá Đạo,
Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất các cấp.

Kính bạch chư Tôn giáo phẩm,

Kể từ ngày Giáo chỉ số 9 do Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành nhằm thiết lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo và kiện toàn nhân sự cùng lập trường GHPGVNTN tại hải ngoại, bỗng nhiên xuất hiện một số chư Tăng và Cư sĩ tỏ ý bất khâm tuân Giáo chỉ của Đức Tăng thống.Từ sự bất khâm tuân Giáo chỉ số 9, chư vị nói trên hoặc đứng ra tổ chức Giáo hội dưới danh xưng khác, hoặc tiếp tục tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đó là trường hợp của Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Canada của Thượng tọa Thích Bổn Đạt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan của các vị Hòa thượng Thích Như Huệ, Hòa thượng Thích Bảo Lạc, Thượng tọa Thích Quảng Ba, v.v... và

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Âu châu của Hòa thượng Thích Minh Tâm.
Chiếu Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bản Đại hội GHPGVNTN khóa V tu chính ngày 12.12.1973, và tại các điều 18, 19, 20 và 36 ;

Chiếu Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống ban hành ngày 8.9.2007 nhằm thiết lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo ;
Chiếu Thông bạch của Viện Hóa Đạo ban hành ngày 25.9.2007 hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống ;

NAY VIỆN HÓA ĐẠO QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Không thừa nhận và không chịu trách nhiệm bất cứ tổ chức nào sử dụng danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), khi tổ chức này không tuân thủ Hiến chương GHPGVNTN bản Đại hội GHPGVNTN khóa V tu chính ngày 12.12.1973, cũng như không khâm tuân Giáo chỉ số 9 cùng các Thông điệp, Thông bạch, Thông tư của Hội đồng Lưỡng Viện, GHPGVNTN. Mọi sử dựng danh xưng GHPGVNTN trong trường hợp này chỉ là sự tiếm danh.
Điều 2 : Căn cứ vào điều 1 trên đây, Hội đồng Lưỡng Viện không thừa nhận là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất các tổ chức tiếm danh sau đây :
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Canada của Thượng tọa Thích Bổn Đạt ;
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan của các vị Hòa thượng Thích Như Huệ, Hòa thượng Thích Bảo Lạc, Thượng tọa Thích Quảng Ba, v.v..., và
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Âu châu của Hòa thượng Thích Minh Tâm.Điều 3 : Khuyến thỉnh chư Tăng, Ni, Phật tử tại các châu lục nói trên tùy cơ duyên và hoàn cảnh đứng ra thành lập GHPGVNTN chính thức và trực thuộc Viện Hóa Đạo, chiếu điều 36 của Hiến chương GHPGVNTN bản Đại hội GHPGVNTN khóa V tu chính ngày 12.12.1973, cũng như triệt để khâm tuân và thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống ban hành ngày 8.9.2007 và Thông bạch của Viện Hóa Đạo ban hành ngày 25.9.2007 hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống .Kính khẩn thông tri đến Chư Tôn Giáo Phẩm thuộc Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, Ban Điều Hành Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất các cấp, và chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức thành viên Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo chiếu nhiệm thi hành.

Thanh Minh Thiền viện,

Saigon ngày 24.8.2008

Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 3760)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
30/08/2010(Xem: 8154)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4478)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5413)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6728)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4387)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4043)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5590)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5367)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]