Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường Về Xứ Phật Của Thích Thông Lạc

18/12/201011:04(Xem: 14641)
Đường Về Xứ Phật Của Thích Thông Lạc

NHẬN XÉT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH ĐỨC THẮNG
VỀ QUYỂN SÁCH:

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

Thích Thông Lạc

(Những chữ nhỏ đứng mầu đen là bài viết của Thầy Thông Lạc, còn những chữ viết mầu xanh ở trong ngoặc là những nhận xét trực tiếp của Đức Thắng)

Thay Lời Tựa
Tập 1 - Đườngvề xứ Phật

Hômnay là buổi học đầu tiên về pháp hành, đường lối tu tập của Đạo Phật, xin quý Thầy và quý Phật tử nên chắp tay lên niệm hồng danh Đức Phật. Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (3 lần).

Đây là một giáo trình tu tập từ khi có Đạo Phật xuất hiện trên hành tinh này. Đấng Giáo Chủ sáng lập Đạo Phật làThích Ca Mâu Ni, người đã tự tu và đã tự giác ngộ đạo lý nhiệm mầu, giải thoát khỏi kiếp sống con người đầy dẫy đau khổ và nối tiếp mãi trong kiếp luân hồi sanh tử.

(Nhận xét đoạn văn trên: Trong câu này “Đây là giáo trình tu tập từ khi có Đạo Phật xuất hiện trên hành tinh này.” Câu văn viết tới đây chưa hết ý mà chấm câu, cho câu văn trở thành què quặt. Đáng lý câu văn này viết đủ ý là phải thêm ba chữ nữa mới đủ ý: cho đến nay chẳng hạn? Do đó câu văn viết mơ hồ thiếu logic! )

Đạo Phật đã có mặt trên trái đất này từ 2540 năm nhưng sự nghiên cứu kỹ về kinh sách và lịch sử của Đạo Phật thì Đạo Phật chỉ có tồn tại được một trăm năm, lúc bấy giờ chúng tỳ kheo tu tập đúng chánh pháp, còn từ đó về sau này chúng tỳ kheo đều tu sai pháp của Đạo Phật do bởi Đạo Phật phát triển theo kiểu thế tục hóa mê tín dân gian và bị các tôn giáo khác đồng hóa. Thời gian một trăm năm đầu ấy, trong khi Đức Phật còn tại thế, tuy vậy, trong chúng tỳ kheo vẩn có nhiều người sống không đúng phạm hạnh, không ly dục ly ác pháp, nên Đức Phật buộc lòng phải chế giới bổn Patimokha để ngăn cấm. Nhưng từ khi có giới bổn ra đời chúng tỳ kheo lại càng vi phạm nhiều hơn.

(Nhận xét của Thích Đức Thắng: Cứ cho là Thầy Thông Lạc quan niệm lịch sử thật sự của đạo Phật là một trăm năm đi. Nhưng cái lịch sử 100 năm này theo tôi cũng sai luôn, vì đức Phật chỉ trụ thế có 80 năm thôi, chưa kể 35 năm trước khi thành đạo, nếu đem trừ đi 35 năm này thì chỉ còn lại có 45 năm, và trong vòng 45 năm nói pháp này là thời gian mà các Tỳ-kheo tu tập theo đúng chánh pháp của Ngài chỉ dạy, còn từ đó về sau là tu sai pháp của đạo Phật. Nếu theo như ý của đoạn văn này thì Thầy thông Lạc đã sai lầm trong nghiên cứu lịch sử. Chỉ có 45 năm các tỳ-kheo tu tập theo đúng chánh pháp chứ không phải là 100 năm như Thầy Thông lạc đã nói. Đó là cái nghiên cứu sai lầm thứ nhất của Thầy Thông Lạc. Cái sai lầm thứ hai trong đoạn văn kế tiếp trên là: TheoThầy trong vòng thời này, tuy đức Phật còn tại thế, nhưng trong chúng Tỳ-kheo vẫn có nhiều người sống không đúng phạm hạnh, không ly dục ác pháp nên buộc lòng đức Phật phải chế ra giới bổn Patimokkha để ngăn cấm.Nhưng thật ra trong vòng 45 năm này, thì trong vòng 5 năm đầu đức Phật chưa chế ra giới bổn (giới cấm), mà trong vòng 5 năm này đức Phật chỉ nói bài kệ 4 câu: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo.” để răn dạy các Thầy tỳ-kheo mà thôi. Đó chính là bài kệ đầu tiên đức Phật nói ra để răn các Tỳ-kheo vô sự về luật pháp, chứ chưa chế ra giới bổn để ngăn cấm như Thầy đã nói ở đoạn văn trên. Đức Phật chỉ chế ra giới bổn từ khi Tỳ kheo Tu-đề-Nan-đà phạm giới dâm lần đầu tiên vào đầu năm thứ sáu như Luật Tứ phần và bốn bộ luật khác cũng thuộc Luật bộ của các bộ phái Thinh văn Tiểu thừa đã nói như nhau trong sự kiện này, nhân đó đức Phật mới bắt đầu chế ra giới. Nhưng khi đức Phật muốn chế giới bổn thì Ngài luôn luôn căn cứ vào tướng phạm của các Tỳ-kheo Ngài mới chế, chứ không phải Ngài tuỳ tiện, hay tự động tiênliệu để chế ra giới bản. Như vậy là từ khi đức Phật thành đạo cho đến khi chế ra giới bổn là năm năm sau. Đây là sự sai lầm thứ hai trong đoạnvăn trên. Trong một đoạn văn ngắn như vậy mà phạm phải hai sự sai lầm như vậy, chứng tỏ Thầy mù tịt không hiểu biết gì về lịch sử, và nhất là về Luật.)

Đến khi Đức Phật thị tịch, các vị đại đệ tử của Người không đủ uy đức điều khiển một số chư Tăng quá đông đảo (1250 vị tỳ kheo). Vì thế sau khi trà tỳ nhục thân Đức Phật xong, các vị đại đệ tử của Đức Phật, nhất là ông Ca Diếp đã trực tiếp nghe một số chúng tỳ kheo vui mừng khi hay tin Đức Phật nhập diệt. Cho nên sau khi đám tang xong, ông vội vàng mở cuộc họp, thiết lập cuộc kết tập kinh luật lần đầu tiên, để lấy đó làm giềng mối cho Đạo Phật ở ngày mai.

Từ khi Đức Phật nhập diệt, mặc dù kinh luật đã được thiết lập nhưng ít ai còn giữ và sống đúng giới hạnh, nên lần lượt chư Tăng chia thành nhiều bộ phái (20 bộ phái) và mỗi bộ phái tự kiến giải kinh luật riêng của bộ phái mình, do đó kinh sách phát triển của Đạo Phật càng ngày càng tăng lên rất nhiều.

Chính những kinh sách này dẫn đến lìa xa Đạo Phật (mất gốc). Người tu sĩ Đạo Phật sống không còn đúng phạm hạnh, tâm không ly dục ly ác pháp được nên tu hành thiền định chẳng có kết quả, nhập định chẳng được, phần đông rơi vào tà định. Vì thế thời nay ít ai tu đúng "Chánh niệm" và nhập đúng "Chánh định".

Đọc lại những quyển kinh luận của các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý chánh pháp mù mờ không rõ, đời - đạo viên dung lố bịch, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, mượn râu ông nọ cắm cằm bà kia, giống như chiếc áo chắp vá chỗ này, chắp vá chỗ khác, hành pháp thì không thông, nên tưởng tượng ra các hành dựa theo khoa học, võ học, dưỡng sinh, khí công,các pháp hành của Yoga, v.v.., tu tập ức chế thân tâm một cách quá đáng, tạo ra biết bao nhiêu bịnh tật cho những hành giả dại khờ tự đem mình vào chỗ chết, chỗ khổ mà không biết.

(Nhận xét 2 đoạn văn trên: Thầy Thông Lạc căn cứ vào đâu để nói rằng các kinh sách của các bộ phái dẫn đến xa lìa đạo Phật? Cách nói này đứa trẻ nít chúng cũng có thể nói được! Vì chúng chỉ biết có nói thôi, nhưng bảo chúng đưa ra lý luận bằng chứng thì chúng không đưa ra được, chỉ vỉ chúng nói theo kiểu thiếu hiểu biết của trẻ nít hay của kẻ hàm hồ, chứ thật ra chúng cũng đâu có bất cứ căn cứ dữ kiện nào đâu để chứng minh rằng lời nói của mình là đúng! Ở đây Thầy Thông Lạc cũng vậy, nói ra mà không biết mình nói gì! Nếu Thầy bảo rằng tất cả những kinh sách của các bộ phái trên đều dẫn đến lìa xa đạo Phật, có nghĩa là tất cả những kinh sách này đều sai lầm. Vậy thì Thầy lấy kinh sách nào không sai lầm để Thầy căn cứ vào đó để so sánh, để Thầy tu tập? Trong khi tất cả mọi thứ kinh sách của các bộ phái Phật giáo Thầy đều cho là sai lầm! Có lẽ Thầy căn cứ vào sách vở ngoại đạo chăng!? Đây là một điều tự Thầy mâu thuẫn với chính Thầy mà Thầy không biết. Thứ nữa, theo Thầy, đọc lại những quyển kinh luận của các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý chánh pháp mù mờ, không rõ, đời-đạo viên dung lố bịch v.v… Nếu Thầy đọc những quyển kinh luận này Thầy cho là mù mờ, Thầy không hiểu rõ. Vậy Thầy căn cứ vào đâu để bảo rằng đời-đạo viên dung lố bịch, v.v…, vì Thầy không hiểu rõ về nó mà; những gì Thầy không hiểu rõ về nó,mà nói về nó thì có đúng không? Vậy mà Thầy không tự biết mình, không tự lượng sức mình, trương cổ lên mà đại ngôn! Thầy có biết đây là kiểu lý luận kẻ hàm hồ thiếu hiểu biết hay không?)

Kinh sách phát triển của Đạo Phật quá nhiều nhưng chẳng biết tìm đâu ra một cuốn kinh nào để tu đến nơi đến chốn, đọc vào chỉ toàn là luận lý thuyết suông, thực hành thì vay mượn những pháp môn của ngoại đạo. Chínhnhững người đã viết ra những bộ kinh đang bày bán, họ cũng chẳng tu đến đâu vì họ đang sống chạy theo dục lạc thế gian như những người khác, vì thế biết rõ họ chưa giải thoát.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy đọc vào những kinh sách phát triển của đạo Phật, Thầy thấy toàn là luận lý suông, thực hành thì vay mượn của ngoại đạo. Theo Thầy những lý thuyết suông này nó là dúng hay là sai? Điều này mới là quan trọng. Theo ý trong mạch văn của đoạn văn này, thì Thầy công nhận nó là đúng, nhưng sợ không dám nói ra! Đương nhiên lý của Đạo thì lúc nào cũng phải bắt đầu bằng lý thuyết chứ, nếu đi vào đạo mà không nhờ lý thuyết để hiểu nó thì làm sao mà thực hành?Cũng vậy, nếu Thầy tu tập Tứ niệm xứ, mà Thầy không cần lý thuyết về tứ niệm xứ, thì Thầy dựa vào đâu để thực hành? Còn việc thực hành thì vay mượn, có gì sai; ngay trong khi đức Phật còn tại Thế hầu hết giáo lý của Ngài đều vay mượn của Bà-la-môn giáo vào lúc bấy giờ, nhưng khi qua đức Phật thì giáo lý ấy trở thành giáo lý giải thoát của Phật. Nào là nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, vô thường, thiền định v.v… không phảilà của ngoại đạo sao?Cái đặc trưng của đức Phật và giáo lý của đạo Phậtlà ở chỗ đó. Vay mượn của người ta nhưng lấy cái đó làm thành cái đặc trưng của mình mà không thể đồng hoá với cái của họ được, đó là điều kỳ diệu )

Sau mười năm trong thất, sống giữ gìn giới luật đúng phạm hạnh và tu tậpTứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, tôi đã thấy được kết quả của những pháp môn này làm chủ sự sống chết và chấm dứt sự tái sanh luân hồi.

(Nhận xét đoạn văn trên: Như trên Thầy bảo các kinh sách của các bộ phái dẫn đến xa lìa đạo Phật? Thầy đọc vào những kinh sách phát triển của đạo Phật, Thầy thấy toàn là luận lý suông, thực hành thì vay mượn của ngoại đạo? Vậy thì Thầy sống giữ gìn giới luật đúng phạm hạnh, và tu tập Tứ Niệm Xứ, bốn không định, những cái pháp này nó ở đây mà ra để Thầy tu tập và giữ gìn nó? Có phải là cũng từ trong những kinh sách của các bộ phái, mà Thầy cho là dẫn đến xa lìa đạo Phật, là sai lầm. Thầy đã cho rằng chúng đưa đến xa lìa đạo, đưa đến sai lầm, mà tại sao Thầy lại lấy chúng để tu tập và giữ gìn? Thật là mâu thuẫn! Chỉ qua có mấy trang giấy mà Thầy viết ra không biết bao nhiêu là sai lầm mâu thuẫn với chính mình như vậy!? Vậy thì cái kết quả về việc giữ gìn và tu tập của Thầy cũng trở nên sai lầm và xa lìa đạo Thầy có biết không?)

Ra thất tôi thành lập tu viện Chơn Như tại ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, quyết tâm chấn hưng lại Phật Pháp. Nhưng hai chục năm trôi qua, biết bao nhiêu người theo tu, chỉ tu có ba hạnh: ăn, ngủ, độc cư, mà không ai tu nổi, nên họ không thể nào tu định vô lậu, ly dục ly ác pháp; không ly dục ly ác pháp thì làm sao nhập được Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Định.

Hiện Tại An Lạc Trú Tứ Thánh Định không nhập được thì không bao giờ làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.

Tu viện của chúng tôi chỉ còn lại một vài nguời sống đúng phạm hạnh, ly dục ly ác pháp, hiện giờ họ đang thực hiện khá sâu vào bốn thiền (Tứ Thánh Định) họ sẽ là người thắp sáng lại Đạo Phật sau này, nếu chúng sanh có đủ duyên, nếu không đủ duyên tức là thiếu phước thì những tu sĩ này sẽ không đủ nghị lực và bền chí chiến đấu lại những nghiệp lực cuối cùng của đời mình.

Con đường tu hành theo Đạo Phật rất thực tế và cụ thể cho tất cả mọi người; ai cũng có thể giải thoát khỏi cảnh khổ của thế gian bằng một cuộc sống "Đạo" ly dục ly ác pháp.

Sống có ly dục ly ác pháp thì sự tu hành theo Đạo Phật mới có kết quả, bằng ngược lại tu hành vô ích, không lợi mình lợi người còn mang nợ đàn na thí chủ.

Vì sống đạo thì phải ly dục ly ác pháp nên ít có người theo sống được, hầu hết đều bỏ cuộc tu hoặc tu có hình thức hoặc biến thái Đạo Phật qua một hình thức khác (Bồ tát hạnh) để dễ bề hành dục lạc.

(Nhận xét đoạn văn trên: Mục đích của bài giáo trình tu tập này của Thầy Thông Lạc là gì? Có phải đây là vì vấn đề lợi tha, muốn mọi người tu tập theo mình để mọi người được lợi như mình. Vậy vấn đề lợi tha ở đây, không phải là điều Thầy đang thực hành bồ tát hạnh của Thầy đó hay sao? Nhưng tại sao trong chỗ khác thì Thầy lại lên án và báng bổ hạnh lợi tha của Bồ-tát ! Thầy có thầy việc làm của mình là mâu thuẫn với những điều Thầy đã và đang tìm cách báng bổ Bồ-tát hạnh của Đại thừa (ở đây và trong những bài giáo trình khác) của Thầy hay không? Và ngay đến việc đang làm của Thầy cũng mâu thuẫn với pháp tu theo Tiểu thừa của Thầy? Vì Tiểu thừa thì chỉ biết có tự lợi mà thôi, chứ không biết lợi tha, còn Đại thừa thi vừa tự lợi lại cũng lợi tha. Đây là một lối sống bất nhất! Thầy đang biến thái Đạo Phật theo Đại thừa mà Thầy không biết, và cũng có thể Thầy cũng có thể dễ bề hành dục lạc lắm đó như câu văn cuối của đoạn văn trên Thầy đã viết.)

Suy đi nghĩ lại, tôi đắn đo nhiều lần không quyết định có nên triển khaigiáo án đường lối tu tập của Đạo Phật cho hậu thế không? Nếu đường lối tu hành của Đạo Phật không được phổ biến ở đời này, nhất là đạo đức giảithoát không làm khổ mình, khổ người thì loài người sẽ đi về đâu? Và sẽ khổ đau biết nhường nào?

Sự mê mờ vô minh của con người từ ngàn xưa đến nay đã lầm chấp và cho các pháp thế gian là thật có, chúng sẽ đem lại hạnh phúc cho họ, khi họ được đầy đủ. Vì sự lầm chấp này, họ ôm giữ khư khư các pháp thế gian, không chịu buông bỏ, do thế, ác pháp càng tăng trưởng, thiện pháp càng suy giảm, con người khổ đau lại càng khổ đau hơn.

Lòng thương xót bao người đã theo Đạo Phật từ xa xưa, hiện giờ và mai sau, bao thế hệ này nối tiếp bao thế hệ kia, tu hành giải thoát đâu không thấy chỉ thấy toàn ưu bi sầu khổ, bịnh chết, lại càng khổ đau hơn.Tu mãi chỉ có an ủi tinh thần một cách trừu tượng, mơ hồ chẳng có thực tế chút nào cả, chẳng có lối thoát ra, loanh quanh lẩn quẩn trong mê hồntrận của Đại Thừa và Tối Thượng Thừa.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy có biết gì về Đại thửa và Tối thượng thừa?Nếu không biết gì về nó thì đi lẩn quẫn trong mê hồn trận là phải rồi! Vì căn cơ của Thầy không phải là căn cơ của Đại thừa và Tối thượng thừa, cho nên Thầy đã từng làm kẻ bán đồ nhi phế của Đại thừa và Tối thượng thừa. Thầy đã không đủ căn cơ để vào hai nhà trên thì cam tâm chấp nhận nhà dưới của mình đi. Đằng này, Thầy không tự lượng sức căn cơ của mình, cam tâm làm tỳ kheo Vô Văn báng Phất huỷ Pháp báng đứng Đại thừa Tối thượng thừa. Vậy mà Thầy còn vác mặc về nhờ HT.Thanh Từ ấn chứng cho cái chổ chứng ngộ theo lối tu Tiểu thừa của Thầy, nhưngThầy có biết HT. Thanh Từ là gì của Đại Thừa, của Tối thượng thừa không? Vậy thì việc làm của Thầy nó có mâu thuẫn với chính Thầy không? Thầy luôn luôn báng bổ đại thừa mà lại đi nhờ người bên Đại thừa ấn chứng cho Thầy! Đúng là một việc làm của thằng điên chứ không phải là việc làm của kẻ bình thường!)

Những gương Thầy Tổ của chúng ta trước khi chết phải chịu khổ đau quá ư cay đắng, khiến cho chúng ta bâng khuâng và lo nghĩ rất nhiều về số phậncủa chính chúng ta và các đệ tử của chúng ta sau này. Đạo Phật nói riêng và các tôn giáo khác nói chung có giải quyết được sự khổ đau của con người hay chăng? Hay chỉ là một điều an ủi tinh thần suông của thế hệ này đến thế hệ khác.

(Nhận xét đoạn văn trên: Đây là một hiện tượng bình thường của một chúng sinh trước khi chết. Thời kỳ đức Phật còn tại thế, trước khi Ngài vào Niết-bàn, Ngài cũng có những hiện tượng này: Đau đớn nhức mỏi khắp cả cơ thể, đến độ Ngài phải biểu ngài A-nan người thị giả hầu cận của Ngài, xếp giùm y Tăng-gìa-lê làm bốn đặt xuống đất cho Ngài nằm nghỉ, chứ tự thân Ngài không làm được việc này! Đó là những hiện tượng bình thường của xác thân tứ đại hữu lậu này, trước khi duyên khôngcòn đủ nữa, chúng sắp biến dịch. Nhưng điều quan trọng ở đây là đức Phật làm chủ được cái đau nhờ vào Thiền định, trước khi Ngài vĩnh viễn ra đi, phải nhờ vào thiền định. Ngài tuần tự nhập xuất từ sơ thiền đến diệt tận định, và ngược lại như trong kinh Bát-nê-hoàn trong trường A-hàm. Có lẽ Thầy có đọc qua chúng, nhưng vì đọc phớt qua không kỹ nên chi tiết đầu nhức mỏi đau đớn về thân xác của đức Phật Thầy bỏ qua, và chỉ chú ý đén chi tiết thứ hai nên có những cái nhìn sai lầm về chư Tổ, và từ đó có tâm bất kính huỷ báng chư tổ một cách mục hạ vô nhân của kẻ tăng thượng mạn!)

Chứng nghiệm sự giải thoát của Đạo Phật cụ thể và rõ ràng, tôi không đành lòng nhìn nhân loại dần dần đi xuống hố thẳm khổ đau mà cứ tưởng mình vượt ra đau khổ bằng khối óc, đôi tay, kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại, v.v.. làm ra vật chất đầy dẫy thì loài người sẽ đầy đủ hạnh phúc an vui, không còn khổ đau nữa.

Sự nghĩ tưởng như vậy là lầm, nếu con người không có đạo đức thì đừng mong lấy vật chất mà giải quyết sự khổ đau của con người được. Vật chất càng nhiều sự khổ đau của con người càng lớn, do lòng ham muốn tạo ra nhiều ác pháp và thế gian này sẽ là địa ngục, nếu không có đạo đức, con người sẽ vì vật chất mà trở thành ác thú và quỷ dữ, v.v... Biết mình tu hành chưa đủ uy đức như Phật, cũng chưa đủ tài trí làm công việc lớn này, nhưng không thể làm ngơ trước sự đau khổ của muôn người, trước sự tồn vong của Đạo Phật, một tôn giáo có hàng triệu người theo tu hành lại bị hướng dẩn tu không đúng chánh pháp. Vì thế chúng tôi buộc lòng phải nói lên sự thật để mong xây dựng lại đường lối tu tập của Đạo Phật cho đúng đắn, ngõ hầu làm sáng tỏ lại giáo pháp của Đức Phật và để cứu giúp biết bao nhiêu người đang và sẽ lầm đường lạc lối trong những pháp tu sai cách thức (tu ức chế tâm).

(Nhận xét những đoạn văn trên: Trong khi Thầy luôn luôn báng bổ kinh điển Đại thừa cho là của ngoại đạo, trong đó có việc báng bổ Bồ-tát hạnh như những chỗ khác. Nhưng ở đây thì Thầy lại thực hành Bồ-tát hạnh trong chức năng cứu khổ phò nguy, vì nhìn thấy cái sự đau khổ của muôn người, trước sự tồn vong của Đạp Phật, nên Thầy dấng thân thực hành Bồ-tát hạnh, dù Thầy tự khiêm tốn cho rằng sự tu hành củamình chưa đủ uy đức như Phật, cũng chưa đủ tài trí làm công việc lớn này. Đúng là Thầy tự mâu thuẫn với chính mình rồi. Thật ra ở đây chúng tôi cũng hết lời không biết nói sao cho những sự kiện luôn Thầy tự mâu thuẫn với chính mình mà không biết, và cứ như vậy viết càn viết bửa lừa đảo thiên hạ qua việc chứng nghiệm gì đó của Thầy! Một người đã gọi là chứng nghiệm chân lý thì người đó phải thông tất cả chứ đâu lại đi tự mâu thuẫn với chính mình từ việc này đến việc khác mà không tự thấy, không tự biết! Té ra Thầy cũng chỉ là một vị A-la-hán tăng thượng, giống giống như A-la-hán Vô Văn vào thời kỳ đức Phật còn tại thế (Kinh Lăng Nghiêm) thế thôi!)

Xin những bậc chân tu của Phật Giáo hãy vì tiền đồ Phật Giáo, vì tất cả chúng sanh, vì nhân loại, vui lòng góp sức chỉ vạch những chỗ sai, để cùng chúng tôi kịp thời chấn chỉnh cho đúng đường lối tu hành và đạo đức của Đạo Phật. Xin chân thành tri ân quý vị.

Kính ghi
Thích Thông Lạc
Tu Viện Chơn Như
(Ngày06 - 10 1997)


Lời Nói Đầu
Đường Về Xứ Phật Tập 2

Kính thưa các bậc Tôn Túc, quý vị Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng, Ni và Nam Nữ cư sĩ Phật tử.

Tập 1 Đường Về Xứ Phật đã được in ấn và phát hành. Khi nó đến tay quý vị, chắc chắn có những điều không vừa ý, mong quý vị niệm tình vui lòng tha thứ cho. Tập 2 chào đời và với tập sách này tôi thành tâm tha thiết kêu gọi lòng chân thành của quý vị hãy hướng về chánh pháp của Đức Phật.

Kính thưa quý vị! Từ xa xưa đến nay, các bậc Thầy Tổ của chúng ta đang lầm lạc tu theo một giáo pháp không đúng của đạo Phật mà cứ ngỡ tưởng rằng mình đang tu theo giáo pháp chân chánh của Đức Phật.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy Thông Lạc căn cứ vào đâu để cho rằng Thầy Tổ chúng ta từ xưa tới nay đang tu lầm lạc theo một giáo pháp không đúng của đạo Phật? Vậy giáo pháp đúng của Thầy nó từ đâu mà ra? Từ ngoại đạo chăng, hay từ Thầy chế ra? Vì tất cả mọi Kinh điển của đạo Phật đều bị Thầy phủ nhận! Ở đây Thầy cũng không đưa ra được chứng cứ nào để qui kết là Thầy Tổ chúng ta tu lầm lạc không đúng đường của Đạo Phật.)

Giáo pháp chân chánh của Đạo Phật không bao giờ dùng những danh từ trừu tượng rất kêu như: Chân Không, Phật Tánh, Cực Lạc, v.v.. để lừa đảo tín đồ. Giáo pháp chân chánh của Đạo Phật luôn luôn chỉ thẳng, nói thật, nói cái sai, cái không đúng đạo đức nhân bản nhân quả của con người để con người tự giác sửa sai, làm đúng lại theo đạo đức làm người, làm Thánh, vì Đạo Phật đã xác định Thánh nhân không phải ngoài con người; ngoài con người không thể tìm có Thánh nhân được. Cho nên giáo pháp của Phật là một giáo pháp không trừu tượng, ảo tưởng, mê tín, dị đoan, phi đạo đức, v.v... Ngược lại những giáo pháp mà Thầy Tổ của chúng ta đang tu theo, nó để lại một rừng kinh sách toàn là loại giáo pháp trừu tượng, ảo tưởng, mê tín, dị đoan, v.v... Lần lượt chúng tôi sẽ lật tẩy bộ mặt lừa đảo gian dối của nó để quý vị suy ngẫm. Nó đã giết chết Thầy Tổ của chúng ta bao đời, bao thế kỷ nay.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để tự biết rằng giáo pháp chân chánh của Đạo Phật không bao giờ dùng những danh từ trừu tượng như chân không, Phật tánh, cực lạc? Đây là một cách lý luận hàm hồ mà không đưa ra chứng lý! Thầy đã đọc hết kinh luật luận thuộc hệ NIKAYE chưa? Trong đó đầy dẫy những danh từ trừu tượng trong kinh luật, và nhất là trong luận tạng của các nhà Tiểu thừa như: Niết-bàn là trạng thái hoàn toàn an tịnh (Sānta) vi diệu (Paṇīta) và Cựclạc (Accanta-sukha), Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chân đế, duyên khởi, Như lai tạng, Đại không, tiểu không, Vô ngã, Nhơn không, Như lai, tâm, tâm sở, Chơn không, hữu vi, vô vi ….., chúng có khác gì bên Đại thừa đâu! Và Thầy có biết kinh Tiểu thừa Pàli mà thầy cho là kinh điển nguyên thỉ đó có đúng là nguyên thỉ hay không? Thầy có biết kinh điển nguyên thỉ được ghi lại bằng thư tiếng gì không? Vào lúc bấy giờ tại Ấn độ, ngôn ngữ dùng để truyền đạt giao thiệp nhau qua lời nói thì thông dụng là ngôn ngữ Magadha, nhưng về ngôn ngữ dùng để ghi chép thành văn bản thì là ngôn ngữ Sanskrit chứ không phải ngôn ngữ Pàli. Ngôn ngữ Pàlilà thứ ngôn ngữ mới được các bộ phái Tiểu thừa phát triển sau này tự đặt ra để phiên dịch lại kinh điển từ nơi ngôn ngữ khác (có thể là Sanskrit, vì ngôn ngữ chữ viết để ghi chép chỉ có chữ Sanskrit là thông dụng, chúng được sử dụng tại Ấn độ trước, sau và thời kỳ Phật còn tại thế. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ chính dùng để ghi chép vào lúc bấy giờ nhưnhững tác phẩm văn học lớn: Như Rig-Veda, Śakuntalā của Kālidasa, nhữngbộ sử thi như Mahābhārata, Rāmayana, những tác phẩm triết học như Brhadupanishad, Sakhyakārikā, Vāiśesikakārikā, cac tác phẩm ngữ học của Pànini, Patanjati, v.v…) để thành của mình, hay bất cứ một ngôn ngữ nào khác thì cũng vậy, ngôn ngữ Pàli chỉ là ngôn ngữ có sau này, trong thời kỳ các bô phái phát triển, vì vậy chúng không phải là ngôn ngữ nguyên thi, nên Kinh điển trong hệ thống Pàli NIKAYA không phải là kinh NGUYÊN THỈ, Vì khi dịch sang một thứ ngôn ngữ khác chúng không còn là nguyên thỉ nữa, vì chúng theo quan điểm cùng kiến giải của họ, kinh đã không còn trung thực nữa! và lúc này ngôn ngữ Pàli không còn trung thành với chính bản gốc của ngôn ngữ khác nữa, vì chúngđã bị các nhà Tiểu thừa cảibiến theo kiến giải căn cơ hạ liệt của mình rồi! Chắc chắn là vấn đề ngôn ngữ học và nhất là ngôn ngữ cổ Thầy mù tịt, nên Thầy cứ tự cho rằngKinh điển Pàli của Tiểu thừa là kinh điển NGUYÊN THỈ thì Thầy sai lầm to rồi. Tiếng Pàli là ngôn ngữ được các nhà Tiểu thừa sáng chế sau này, và chúng hiện diện để các nhà Tiểu thừa ghi chép theo tiếng Pàli của mình vào thời kỳ Kiết tập lần thứ tư tại Tích Lan, và lần kiết tập này chỉ có bên Tiểu thửa thôi (Theo Đảo sử Tích Lan). Chứ thật ra ngôn ngữ Pàli đâu có nguồn gốc phát xuất từ xa xưa ở Ấn độ, nó là ngôn ngữ ở ngoài Ấn độ, chứ không phài tiếng sử dụng của một dân tộc nào đó vào lúcbấy giờ ở Ấn độ. Vậy Thầy có còn cho nó là Nguyên Thỉ nữa hay không? Một con người thiếu học hành, thiếu nghiên cứu mà dám bạo phổi đứng ra viết những điều linh tinh thiếu chính xác thiếu dữ liệu, thiếu hiểu biết, mà còn huênh hoang tự đắc tự phong Thánh cho chính mình, bất kính Thầy Tổ thượng, trung, hạ toạ! Những điều chúng tôi viết ra đây là một sự thực, nếu Thầy không tin thì cứ viết thư qua hỏi hội Pàli text Society, là Trung tâm nghiên cứu kinh điển Pàli tại Luân đôn thì Thầy sẽrõ liền, và lúc đó Thầy sẽ tự biết rằng mình nhầm lẫn to, chỉ vì sự họchành kém cõi thiếu hiểu biết của mình mà ra!. Một con người với tư cáchnhư vậy không đủ để làm người huống chi là Thánh! Vậy thì giáo lý NIKAYA của Thầy đang tôn thờ và thực hành theo nó, chúng cũng chỉ là thứgiáo lý được sang định lại bỡi một thứ ngôn ngữ khác. Chúng không phải là ngôn ngữ thường dùng hằng ngày của một dân tộc nào đó tại Ấn độ, mà nó là ngôn ngữ tự đặt ra của các nhà tiểu thừa phát triển sau này. Và như vậy qua tam sao thất bổn, chúng được các nhà Tiểu thừa xào nấu, và tự cắt xén giáo lý nguyên thỉ của đức Phật theo kiến giải hạ liệt của mình, cũng giống như kiến giải thấp hèn hạ liệt của Thầy hiện nay, đã không theo được căn cơ lớn của Đại thừa, của Tối thượng thừa, nên đành phải làm kẻ bán đồ nhi phế giữa đường, quay sang tiểu thừa rồi tự phong thánh cho mình. Thầy tưởng rằng ai cũng cùng một thứ căn cơ hạ liệt như Thầy nên Thầy muốn khuấy động báng bổ giáo lý đại thừa hòng mọi người theo Thầy, qua cách lừa đảo chứng nghiệm tứ thiền gì đó, rồi bắt đầu ra sức chống báng Đại thừa một cách mục hạ vô nhơn, theo kiểu ếch ngồi đáy giếng nhìn trời bằng vung đó để hù doạ mọi người được sao?)

Một giáo pháp phi đạo đức, mơ hồ, trừu tượng mạo danh là Phật Giáo. Giáo pháp ấy còn có những cái tên rất kêu: Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Phật Thừa. Với những danh từ vĩ đại này có mục đích để dìm Phật Giáo chân chánh Nguyên Thủy xuống, ở góc độ nhỏ hẹp Tiểu Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, rồi lần lược biến dần giáo pháp chân chánh của Đạo Phật thành tà giáo ngoại đạo để dễ bề đưa giáo pháp của mình ra lừa đảo lường gạt tín đồ Phật Giáo. Thầy Tổ của chúng ta từ xa xưa đã bị các pháp môn này lừa đảo. Họ đều là nạn nhân của những giáo pháp này.

Những bậc Thầy Tổ, Tôn Túc xa xưa của chúng ta đã tu hành lầm đường lạc lối theo những giáo pháp này nên kết quả tu hành giải thoát chẳng ra gì,chỉ sống trong một giấc mơ thế giới siêu hình cảnh giới Niết Bàn, Cực Lạc bằng những lời an ủi suông trong kinh sách này: Tu hành phải vô lượng kiếp mới thành Phật. Do bị lừa bởi những câu nói này, nên vô tìnhcác Ngài trước tác những kinh luận để ca ngợi, xiểng dương, xương minh giáo pháp không đúng của Đạo Phật lên tận mây xanh, khiến cho người sau càng lầm đường lạc lối hơn, từ đời này sang đời khác cứ bổn cũ các Ngài thuyết đi thuyết lại mãi mà chẳng có ai tu giải thoát được những gì. Vì thế kinh sách phát triển để lại cho chúng ta rất nhiều, nhiều như rừng, như biển, nhưng toàn là những thứ kinh sách trừu tượng, ảo giác, mê tín, phi đạo đức, thiếu thực tế, không cụ thể; như trên tôi đã nói phần nhiều là lý thuyết suông rỗng tếch chẳng nói lên được một đạo đức làm người, làm Thánh và chẳng nói lên được một pháp hành lợi ích như thế nàocho bước đường tu hành của mọi người, chỉ toàn là thứ mê tín lừa đảo, phi đạo đức mà thôi.

Kinh, sử, sách này là một thứ đại vọng ngữ huyễn hóa, như nói về lịch sử của Đức Phật: Khi Đức Phật vừa sanh ra đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân, tay chỉ trời chỉ đất. Còn các Tổ tu hành thì thể hiện: Phóng hào quang, biến hóa, tàng hình, biết chuyện quá khứ, vị lai, thu thần, nhập diệt, tự tại sanh tử, v.v... , nhưng có vị Thầy Tổ nào đã làm được như vậy đâu? Trước khi chết Thầy Tổ nào cũng bị bịnh, đau đớn, khổ sở đi đứng không được, có nhiều Thầy Tổ bị bán thân nằm liệt một chỗ, thọ biếtbao nhiêu là cay đắng. Bỏ hết cả cuộc đời để tu hành, giờ phút cuối cùng, khi biết tu hành sai pháp, thì ô hô mạng căn không còn nữa. Đó lànhững vị còn tỉnh táo, nhưng có vị tới giờ phút lâm chung mà còn chưa biết mình tu sai pháp, còn đang sống trong mê hồn trận thế giới siêu hình Cực Lạc. Nhất là những vị tôn túc được nhiều tín đồ biết danh, lạichết trong đau khổ kinh khủng, mà còn chưa biết mình tu sai pháp. Chínhchúng tôi đã chứng kiến những sự việc này.

Còn những Thầy Tổ xa xưa cách đây từ mười bảy, mười tám thế kỷ thì chúngta không biết họ thu thần nhập diệt như thế nào? Trong những kinh sáchcủa họ không có nói cách thức thu thần nhập diệt rõ ràng cụ thể như ĐứcPhật, họ chỉ dùng những danh từ thu thần nhập diệt suông theo lối lừa đảo. Còn ngược lại trong kinh Nguyên Thủy khi Đức Phật thu thần nhập diệt tự tại sanh tử một cách rõ ràng và cụ thể như trong kinh Du Hành thuộc hệ thống Trường Bộ kinh trong tạng kinh Nikaya, khi Đức Phật nói lời di chúc cuối cùng liền vào định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền cho đến Diệt Thọ Tưởng Định, nhập đi nhập lại ba lần rồi Ngài nhập Tứ Thiền ra Tứ Thiền Ngài nhập Niết Bàn xả bỏ báo thân.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy lúc nào cũng nói kinh điển của Phật là thực tế thế này thế kia, nhưng điều đó có ai phủ nhận đâu, vì đó là một điều thực tế đúng đắn cho cả giáo lý Đại thừa và Tiểu thừa. Nhưng trong những bài viết của Thầy, luôn luôn bị ám ảnh bỡi cái chết, và Thầy đang bị cái chết làm cho sợ hãi, nên lúc nào cũng muốn thoát ra khỏi cái chết! nhưng Thầy có thoát khỏi được cái chết hay không?Chác chắn là Thầy không thể nào thoát khỏi được cái chết, khi Thầycòn mang cái sắc thân này, ngay đến cả đức Phật vẫn còn bị luật vô thường chi phối bỡi sắc thân, huống chi là Thầy! Cái khác nhau giữa Phậtvà Thầy cùng chúng sanh ở chỗ là đức Phật không sợ hãi cái chết, coi nónhư là cuộc sống, như là hơi thở, đủ duyên thì sống, thì hiện hữu, không đủ duyên thì chết, thì biến dịch, có thế thôi, ngược lại vì Thầy không làm chủ được mạng sống, không làm chủ được chuyện sống chết, nên bị chúng làm cho Thầy sợ hãi đến độ biến Thầy thành kẻ điên đảo, làm cho Thầy không còn là con người nữa, làm cho Thầy mất trí, và vì vậy cho nên Thầy bắt đầu biến thành nhất xiển đề , huỷ Phật báng Pháp, chửi bới tăng, nói chung là Thầy không còn tin Tam bảo nữa. Rồi Thầy đem việcsống chết ra hù doạ thiên hạ, và làm những việc mà tử trước đến nay chưa hề thấy chúng xuất hiện trên trái đấy này kể từ khi đức Phật ra đời, dù đó là kẻ ngoại đạo chăng nữa, thì cũng không có bất cứ hành độngvà những lời nói lỗ mãn bất kính nào đối với Phật pháp và Tăng như Thầyđã và đang làm hiện nay! Theo như những đoạn văn Thầy viết ở trên, Thầycó đọc nhưng thấy đọc không kỹ, hay có kỹ đi nữa, vì Thầy đã cố tình bỏ đi cái phần trước khi đức Phật vào định, cái phần đó mới là quan trong. Cũng như con người, trước khi vào Niết-bàn, đức Phật cũng đau nhức trong người như người thường vậy, đau nhức đến độ ngài không tự taymình xếp được Tăng-già-lê mà phải sai thị giả A-nan, xếp làm tư cái y để đức Phật nằm nghỉ. Thầy có đọc đoạn này không?hay có đọc nhưng vì muốn cho chúng phù hợp điều mình muốn nói, nên phải cắt xén đi! Đây là hành động thiếu liêm khiết tri thức, lừa đảo đáng được lên án và phỉ nhổ. Trong đó, lúc nào Thầy cũng lên án các vị Tổ sư tiền bối cho là họ đã lừa đảo chúng ta thế này, thế nọ, mà chính Thầy đang lừa đảo mọi người Thầy lại không hay biết, hay có hay biết đi chăng nữa, thì Thầy cũng phải làm vì một mục đích, và nhiệm vụ nào đó, chỉ có mình Thầy biếtthôi!)

Hành động nhập bốn thiền, nhập đi nhập lại ba lần đến Thiền Thứ Tư thì Đức Phật xả bỏ báo thân một cách tự tại trong sanh tử rõ ràng và cụ thể. Đó là lời di chúc không lời cuối cùng đối với người đời sau. Cho nên không còn ai dám phỉ báng, bài bác Bốn Thánh Định của Phật Giáo là mơ hồ trừu tượng dối gạt người như các loại thiền khác, thường chỉ nói suông thu thần nhập diệt rất mơ hồ trừu tượng bằng những lời lẽ để lừa đảo Thầy Tổ của chúng ta, và bây giờ cả chúng ta nữa. Do tin những giáo thuyết này mà chúng ta tu chết người, tu căng mặt, căng mày, nặng đầu, tức ngực, đau lói bên hông và đôi khi bị rối loạn thần kinh sanh ra điênkhùng, mất trí, v.v...

(Nhận xét đoạn văn trên: Lối tu mà Thầy nêu trên là lối tu toạ Thiền của Tiểu Thừa NIKAYA của Thầy đó chứ! Lúc Thầy nhập vào sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thì thầy nhập ngồi hay nhập đứng, nhập nằm hay đi? Chắc chắn là Thầy phải ngồi rồi. Vậy những hiện tượng, tu căn mặt, căng mày, nặng đầu, tức ngực, đau nhói bên hông và đôi khi rối loạn thần kinh sinh ra điên khùng, mất trí, v.v… mà cho cho là lối tu bị “Ức chế”, từ Thầy thường dùng để chỉ cho Thiền tông bên Đạithừa, nhưng thật ra bêb Thiền tông không có bất cứ một pháp tu nào kiểuThầy đã nói đâu?Chúng không phải là những hiện tượng của những hành giả tu tập toạ thiền của bên NIKAYA sao? Thế là Thầy tự huỷ báng Thiền của Thầy đang tu tập đó rồi. Còn đối với Thiền bên Đại thừa thì không có những hiện tượng đó đâu, Thầy nhầm rồi đó. Bên Thiền tông không có cách tu này, nếu không biết thì Thầy hãy độc kinh Pháp Bảo đàn, của Tổ Huệ Năng thì sẽ rõ cách tu của Thiền tông như thế nào? Như vậy chứng tỏ rõ ràng rằng Thầy là một kẻ dốt nát ngay đến Thiền định bên phái của mình tu mà mình cũng không rõ ràng, huống chi là Thiền định bên Đại Thừa, Tốithượng thừa! Dứt khoát là Thầy mù tịt luôn, khi đã mù tịt đối với pháp tu của người khác thì đương nhiên là không thể mở miệng ra để phê bình được, nhưng ở đây Thầy vẫn mở miệng chứng tỏ Thầy là một con ếch ngồi đáy giếng, nhưng con ếch cho dù nó có ngồi đáy giếng đi chăng nữa, nó vẫn thấy được vòm trời qua sự giới hạn của miệng giếng bằng cái vung, còn Thầy thì sao? Ngồi trong rừng Thiền Tiểu thừa mà không thấy, biết được gì. Vì không thấy biết được gì nên nói càng,nói bừa, và tự huỷ bángchính mình mà không biết!)

Những Thầy Tổ xa xưa của chúng ta tu hành giải thoát như thế nào? Chúng ta không thấy được, chỉ nghe thấy trong kinh sách nói lại mà thôi. Còn những Thầy Tổ hiện đời của chúng ta, chúng ta đã trực tiếp nghe thấy sự sống và chết của các Ngài rất rõ ràng như trên tôi đã nói.

(Nhận xét đoạn văn trên: Nếu Thầy đã không biết không thấy các vị Tổ sư xưa kia tu hành giải thoát như thế nào? Vậy tại sao đã không biết không thấy tức là không có căn cứ mà lại còn dám phê bình huỷ báng và bảo rằng đi lạc, đi sai lầm, và là lửa đảo người đi sau. Thật là một việc làm thiếu hiểu biết của kẻ vô học, của kẻ điếc không biết sợ súng, của kẻ điên chứ không phải là người bình thường có hiểu biết.)

Thứ nhất, cuộc sống tu hành của các Ngài tâm tham, sân, si, mạn, nghi chưa hết, nhất là lòng sân không kém gì người thế tục.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để bảo rằng các ngài tâm tham, sân, si, mạn, nghi chưa hết? Còn Thầy đã hết chưa?! Chúng tôi tin chắc rằng Thầy vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi, không những vẫn còn màn nhiều hơn họ nữa là khác. Chúng tôi sẽ đưa ra những bằng chứng cụ thể ngay trong những bài viết của Thầy đã thể hiện: Thật sự nếu Thầy là người đã sạch hết tham, sân, si, mạn, nghi thì Thầy sẽ không có những bài viết thiếu hiểu biết (tức là chỉ cho sự vô minh, ngu si vẫn còn đầy dẫy trong những nhận thức qua các bài viết của Thầy đối với Phật giáo Đại thừa và ngay cả Tiểu thửa một cách sai lầm bậy bạ như vậy như vậy), thứ đến Thầy thể hiện cái kiêu mạn của Thầy qua việc tự phong thánh của Thầy quá vĩ đại, đến cả giáo lý Tiểu Đại từ xưa đến nay, từ đông sang Tây, từ nam chí bắc Thầy miệt thi huỷ báng không còn thể thống gì nữa dưới cái nhìn của cái tâm kiêu mạn của Thầy, và phía bên sau hai sự thể hiện này là ẩn dấu một cái lòng tham danh-lợi không đáy muốn nổi danh qua việc làm này. Ở đây Thầy không thể bảo vì lòng từ bi thương xót người sau nên Thầy mới có việc làm này! vì nếu Thầy bảo vìlý do đó, thì vô tình thầy tự mâu thuẫn với chính mình qua việc huỷ báng bồ-tát hạnh. Như vậy lý do này không đứng vững, và như vậy việc làmnày của Thầy mang đủ cả Tham, sân, si, mạn, nghi. Và nhất là bệnh nghi Thầy đang phạm phải, nó đã biến Thầy thành kẻ “nhất xiển đề” qua việc nghi ngờ giáo lý Đại-Tiểu thừa và đâm ra huỷ báng chúng. Khi mà Giáo lý của đức Phật bị Thầy phủ định, tức là Thầy phủ định chính đức Phật mà Thầy đang theo! Đó là cái vô minh mà Thầy đang thể hiện cho mọi người thấy qua những bài viết này, chúng sẽ là tác nhân đưa Thầy vào địa ngục vô gián sau này.)

Thứ hai vị hòa thượng nào đến khi chết cũng bịnh tật, chịu nhiều sự khổ đau, nhiều vị phải nằm trên giường bịnh ít nhất cũng là sáu tháng còn không thì cũng đôi ba năm liệt giường liệt chiếu tiêu tiểu, ăn uống có một chỗ. Cuối đời tu hành của Thầy Tổ chúng ta quá khổ như vậy.

Kính thưa các bậc Tôn Túc, quý vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Nam Nữ cư sĩ Phật tử.

Đó là một bằng chứng hiển nhiên mà quý vị hãy kiểm chứng lại xem có phảiđúng giáo pháp phát triển này đã lừa đảo và giết chết Thầy Tổ của chúngta một cách khổ đau vô cùng không, khi mà Thầy Tổ của chúng ta hết sức tin tưởng tu hành với những pháp môn này không dám biếng trể?
Gương tu hành, việc làm Phật sự của Thầy Tổ và cuối cùng sự sống chết của các Ngài như vậy, chúng ta đừng che dấu mà hãy thành thật nói lên sựthật để người sau biết rõ giáo pháp phát triển là một thứ giaó pháp lừađảo thật sự, tu hành chẳng đi về đâu được cả, chỉ vì danh, lợi mà ngườitrước dối người sau, người sau dối người sau nữa và cứ như vậy mà trải qua trên hai mươi lăm thế kỷ nay, Thầy Tổ của chúng ta chưa có ai làm chủ được sự sống chết như Đức Phật, cũng chỉ vì tu sai lầm pháp môn của ngoại đạo.

Kính thưa quý vị! Hiện giờ quý vị là những bậc Thầy Tổ của Tăng Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử, quý vị tự xét lại thân tâm của mình, tuổi đạo trênbốn năm chục năm và hiện giờ có vị đã bảy tám mươi tuổi đời chức vụ làmTăng Thống, Phó Tăng Thống, Viện Chủ, Viện Trưởng, v.v... đã làm chủ thân tâm được những gì trong bốn sự đau khổ của kiếp làm người sanh, già, bịnh, chết.

Sanh tức là đời sống, quý vị làm chủ được những gì? Có hết tham chưa? Nếu bảo rằng hết tham sao quý vị còn ăn uống phi thời, còn thích ở chùa to, tháp lớn? Sao không sống thiểu dục tri túc ba y một bát, đi xin ăn từng nhà, mặc y áo phấn tảo, vải bỏ của thiên hạ như Đức Phật ngày xưa, như vậy mới gọi là hết tham. Sân tức là lòng căm giận nếu bảo rằng quý vị hết sân thì điều này quý vị tự biết hơn ai hết, những khi gặp chướng ngại pháp sao quý vị lại đỏ mặt tía tai la hét dữ vậy.

Già tức là cơ thể cằn cỗi lụm cụm, tay chân run rẩy và yếu đuối, da nhăn nheo, mặt gầy, nếu quý vị đã nhập định Nhị Thiền được thì quý vị nhận rất rõ nhân quả vô thường không còn tác động làm thay đổi sắc thân của quý vị rất cụ thể và rõ ràng, còn chưa nhập được thì quý vị như người mùchẳng biết màu sắc ra sao cả, chỉ biết có một màu đen sâu thẳm như trong đêm tối.

Bịnh tức là đau nhức của cơ thể, chắc chắn quý vị sẽ không thể tránh khỏi những khổ đau này và quý vị cũng không che dấu được ai cả. Ngay bây giờ cơ thể của quý vị bịnh đau rề rề, nay bịnh này, mai bịnh khác, nay nhức chỗ này, mai đau chỗ kia. Hiện giờ sắc thân của quý vị sống bằng thuốc thang, bằng gạo lứt muối mè, bằng nhịn ăn tiết thực, lúc nào cũng chích thuốc và châm cứu, bấm huyệt, cạo gió, tập thể thao, dưỡng sinh và tập luyện yoga; nhất là cố gắng ăn nhiều bữa để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, ngõ hầu sống thêm được ngày nào tốt ngày nấy. Tu hành như vậy thật không xứng đáng là đệ tử của Đức Phật.

Chết tức là cơ thể không còn hoạt động, không còn thở, nếu quý vị không nhập được Tứ Thiền, tịnh chỉ được hơi thở thì khó mà quý vị làm chủ đượcsự sống chết này.

Kính thưa quý vị! Quý Vị đã từng theo giáo pháp phát triển của Đại Thừa tu tập, Quý Vị đã làm chủ được một trong bốn sự đau khổ trên đây chưa

Nếu chưa làm chủ được một trong bốn sự đau khổ này thì quý vị phải sáng suốt, đừng vì một lý do nào cả mà hãy vì loài người trên hành tinh này mà vạch trần sự thật để cho con người khỏi tốn công, tốn sức, tốn của cải tài sản, tốn công lao tu tập, tốn tiền của in kinh phát triển Đại Thừa mà chẳng ích lợi gì cho đời, còn có hại cho con người, vì giáo phápnày dạy cầu tha lực, do đó, tu sĩ không còn sức tự lực, lúc nào cũng cầu cạnh, van xin, cúng tế, v.v... Kinh sách phát triển đang lừa đảo conngười bằng mọi hình thức trừu tượng, mê tín, huyễn thuật, dị đoan mà tín đồ Phật Giáo phải gánh chịu sự khổ đau này.

Tôi tin chắc rằng quý vị tu theo giáo pháp phát triển không bao giờ làm chủ được bốn sự đau khổ này mà chính quý vị không đủ can đảm nói thật ramà thôi. Nhưng chính vì không đủ can đảm nói thật ra thì quý vị đã tự làm khổ mình và còn làm khổ bao nhiêu người khác nữa. Không những làm khổ mình khổ người khác mà còn giết chết Phật Giáo, giết chết nền đạo đức nhân bản của Đạo Phật. Dù quý vị cố giữ bí mật không nói ra, nhưng sự sống của quý vị phá giới, phạm giới là một chứng minh hùng hồn cho thấy quý vị chưa làm chủ sự sống. Chưa làm chủ sự sống được thì chứng tỏ quý vị không thể nào làm chủ sự chết được. Bằng chứng cụ thể là khi quý vị chết, chết trong bịnh tật trong đau khổ. Đó là những hiện tượng mà quý vị không làm sao che dấu được tín đồ và những người khác.

Tôi biết rất rõ quý vị thuyết giảng rất hay, nhưng lời nói không đi đôi với tâm giải thoát của quý vị, vì thế quý vị nên tự xét đừng bắt chước Thầy Tổ của chúng ta nói một điều mà làm một ngả không nhất quán.

Giáo pháp phát triển dù quý vị có tu trăm muôn ngàn kiếp thì quý vị cũngchẳng bao giờ làm chủ bốn sự đau khổ này được, chỉ uổng công mà thôi; vì nó là giáo pháp thuộc về hý luận, chứ không phải giáo pháp để tu hànhgiải thoát. Sắc tức thị không, không tức thị sắc, đó là lời nói trừu tượng không xác quyết. Có là có, không là không. Hiện giờ có là nói có, lát nữa không thì nói không. Thời gian có hiện tại, quá khứ và vị lai rõ ràng; thời gian nào thì nói theo thời gian nấy, dù là một sát na (nháy mắt) chứ đâu nói có là không, không là có. Đó là một sự lừa đảo lường gạt người theo hý luận của Ngài Long Thọ.

(Nhận xét những đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để nói bậy rằng tu theo giáo pháp phát triển không bao giờ làm chủ được bốn sự đau khổ. Trước hết Thầy đã làm chủ được nó chưa? Chắc chắn là Thầy chưa làm chủ được rồi, vì Thầy đang bị bốn sự đau khổ luôn luôn ám ảnh Thầy , chúng thể hiện qua những bài viết của Thầy không bài nào là Thầy không nhắc đi nhắc lại chúng, Thầy đang bị chúng trói buộc trong mọi ý nghĩ của Thầy. Vậy thì Thầy cứ tự giải quyết bốn sự khổ của Thầy đi; chuyện của mình chưa giải quyết được thì làm sao có thể đi giải quyết giùm cho kẻ khác được! Đây là một việc làm ruồi bu của kẻ không biết liêm sỉ. Thứ đến hệ Pàli NICAYA không phải là hệ phát triển của Phật giào Tiểu thừa hay sao? Chúng đâu có phải là Nguyên Thỉ đâu? chỉ vìThầy không hiểu biết về sự phát triển và sự hình thành ngôn ngữ Pàli nên có những ý nghĩ sai lầm về lịch sử như vậy! Và ngay đến tư tưởng giáo lý nguyên thỉ cũng hiểu sai ý nghĩa của nó, chỉ vì căn cơ hạ liệt nên có một sự nhận thức sai lầm về quan niệm Khổ, và Tứ đế đã biến thành bốn thứ chân lý của họ. Cái sai lầm ở đây là chính họ cho rằng Khổ là chân lý, nhưng đã là chân lý thì chúng là thực tại tuyệt đối, mà đã là thực tại tuyệt đối thì chúng không thay đổi biến dịch; trong khi họ lại ra sức tu tập cho hết Khổ để đạt Niết-bàn! Có nghĩa là họ làm chân lý khổ biến thành hết khổ. Nhưng ở đây họ quên rằng Khổ là chân lý thì làm sao có thể làm cho nó thay đổi được!?Chính họ mới là những người tu trămmuôn ngàn kiếp vẫn không thực hiện được việc thoát khổ! Vì khổ theo họ là chân lý mà. Vậy mà họ vẫn không biết rằng việc làm của họ là mâu thuẫn, là sai lầm. Đó chính là cái sai lầm chúng hiện rõ qua trình độ căn cơ nhận thức hạ liệt của họ. Đã vậy, mà họ không biết cứ dương dươngtự đắc lên án Phật giáo Đại thừa, và cho rằng tu theo Đại thừa là uổng công vô ích theo kiểu nhận thức hạ liệt thấp kém của họ! Với căn cơ thấpkém như vậy thì làm sao họ có thể hiểu được tư tưởng “Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Chỉ có bốn chữ “KHỔ LÀ CHÂN LÝ” mà họ chưa nhận ra ý nghĩa đích thực của nó, huống chi là tư tưởng Bát-nhã. Ở đây cũng như những chỗ khác Thầy Thông Lạc không tự lượng sức kém cõi hạ liệt của mình vẫn cứ lập đi lập lại những lời nói rỗng tếch không nghĩa lý, không căn cứ, nói linh tinh theo dạng điếc không sợ súng mà huỷ báng kinh điển Phật giáo!)

Kính thưa quý vị! Hôm nay tập 2 Đường Về Xứ Phật ra đời, tôi thành tâm kêu gọi quý vị Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử trong cả nước hãy mạnh dạn đứng lên nói sự thật về các loại kinh sách này như Thiền Sư Thường Chiếu, Hòa Thượng Minh Châu, cư sĩ Trùng Quang và một vị sử gia Phật Giáo Thái Lan tên là Thitanàna Thero đã biên soạn cuốn Phật Giáo Sử do Sư Giác Nguyên dịch ra Việt ngữ,v.v...

Những lời nói của các vị sẽ vạch trần những điều tội lỗi của kinh sách phát triển Đại Thừa mà lịch sử đã còn ghi lại nhiều thủ đoạn gian ác của Bà La Môn Giáo và của những người vì danh, vì lợi, đã nở tâm muốn diệt Phật Giáo, diệt một nền đạo đức nhân bản của loài người mà chính Phật Giáo mới có. Một nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người, có lợi ích cho con người trên hành tinh này rất lớn.

Vì thế, tôi kêu gọi quý vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử hãy vì sự trường tồn của Phật Giáo và nền đạo đức nhân bản của con người trên hành tinh này, xin quý vị hãy nói sự thật và cùng với tôi dựng lại những gì của Phật Giáo đã bị kinh sách phát triển ném bỏ từ lâu. Vì Phật Giáo, vì loài người chúng ta hãy đứng lên chung lưng đâu cật quyết tâm quét sạch những tà giáo ngoại đạo đang mượn danh Phật Giáo để làm những việc mê tín, lừa đảo, lường gạt mọi người, tiền mất tật mang mà chẳng có ích lợi gì cho ai cả, chỉ làm giàu cho tà sư đội lốt Phật Giáo.

Hỡi quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử xin hãy nhận định sáng suốt đâu là chánh pháp của Đạo Phật, đâu là tà pháp của ngoại đạo, mạnh tay dẹp bỏ những hý luận của Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, Mã Minh, v.v... Những hý luận này chẳng ích lợi gì cho người tu; nó chỉ để cho những người kiêu căng, tự đắc lạm dụng để hý luận làm trò tranh luận hơn thua với những người còn tham danh, đắm lợi ở thế gian. (Lối lý luận trừu tượng nhưng không tu hành được, đó là đại vọng ngữ lừa đảo của các vị Tổ Sư này). Tổ Sư chịu chết một cách rất oan uổng cũng vì những lý luận này: Ngũ uẩn giai không.

(Nhận xét đoạn văn trên: Trình độ giáo lý của Thầy như vậy mà cũng đòi làm Tổ cho một thứ tông Ma giáo nào đó được sao? Ngũ Uẩn giai không, là giáo lý mấu chốt của cả Tiểu lẫn Đại thừa mà Thầy vẫn không hiểu được! Vây Thầy đang vận động để làm một cái việc ma quỷ gì vậy?Thầy đã học BA PHÁP ẤN chưa!? (Vô thường-khổ-vô ngã) Thầy có hiểuVô ngã là gì không, hay chúng tôi phải giải thích cho Thầy! Vô ngã này không phải là giáo lý Tiểu thừa sao? Ngã không phải là Ngũ uẩn sao? Vậy vô ngã không phải đồng nghĩa với Ngũ uẩn giai không sao? Thầy có trí kémcõi như vậy mà cũng đòi làm Thầy thiên hạ đươc sao? Qua đây chúng tôi mới biết rõ được kiến thức Phật học của Thầy đã đến đâu rồi, hèn chi Thầy có những nhận thức sai lầm lệch lạc thiếu hiểu biết như vậy. Từ trítuệ hạ liệt, kiến thức kém cõi do thiếu học hỏi đưa đến những nhận thứcsai lầm là một điều tất yếu không thể không xảy ra, điều này cũng dễ hiểu thôi. Nếu Thầy muốn thuyết phục được người khác theo mình thì, trước hết Thầy phải trang bị cho mình một thứ kiến thức uyên bác cao sâu, thì Thầy mới mong làm được việc này, còn với trí tuệ ấy và kiến thức ấy thì không làm gì được đâu Thầy Thông Lạc!)

Kính thưa các bậc Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử!

Thưa quý vị! Nếu quý vị cứ theo vết chân của các vị Tổ Sư này thì tất cả tu sĩ của Phật Giáo sẽ chạy theo danh và lợi của thế gian thì đức hạnh làm người làm Thánh của Phật Giáo sẽ không còn nữa và như vậy muôn đời tu sĩ của Phật Giáo chỉ là tấm bia để cho người đời chê trách mà thôi.
Kính thưa quý vị! Người ta đã châm biếm Phật Giáo quá nhiều khiến cho những tu sĩ trẻ tuổi mặc cảm với chiếc áo tu sĩ Phật Giáo rất đáng thương. Nếu quý vị không thẳng thừng quét sạch những tà giáo ngoại đạo đang ẩn núp trong Phật Giáo để làm tốt lại Phật Giáo mà cứ theo lối mòn của các Tổ thì chắc chắn Phật Giáo sẽ bị diệt vong.
Kính thưa quý vị! Khi đọc bộ sách 10 tập Đường Về Xứ Phật xong, quý vị phải bình tâm mà suy ngẫm những lời nói của tôi có đúng hay là sai, các Tổ có phải là những người đáng cho chúng ta tin tưởng đầu đội, vai mang hay không?

(Nhận xét đoạn văn trên: Việc gì phải đọc hết 10 bài viết không có giá trị này, vì với kiến thức Phật học như vậy thì làm saomà nói việc gì cho đúng. Thầy nên đi làm nhân viên tiếp thị cho các hãng cá tôm ngoài chợ mới được việc, chứ Thầy làm việc này không đưpợc đâu. Thành thật xin lỗi Thầy, và nhắn lại với Thầy như vậy!)

Theo tôi thiết nghĩ Đức Phật là một con người hoàn hảo, Ngài biết những lời nào Ngài dạy cho chúng ta là vừa đủ để con người không làm khổ mình khổ người nữa; lời nói của Ngài không thừa không thiếu. Một hôm Ngài nắm trong tay một nắm lá cây và hỏi chúng tỳ kheo: Nắm lá cây trong tay Ta có nhiều bằng rừng lá cây hay không?

Chúng tỳ kheo trả lời: Bạch Thế Tôn! Nắm lá cây trong tay của Thế Tôn quá ít so với rừng lá cây quá nhiều.

Đức Phật nói tiếp: Pháp Ta chứng như rừng lá cây, nhưng Ta dạy các ngươitu tập như nắm lá cây trong tay. Tại sao vậy? Vì sự hiểu biết của các ngươi có giới hạn, nên Ta dạy những điều cần thiết vừa đủ để các người đạt đến mục đích giải thoát sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồi.

(Nhận xét những đoạn văn trên: Thầy có biết rằng những kinh điển mà Thầy trích ra đó nguồn gốc của nó cũng từ Kinh điển hệ Sanskrit, được các nhà Tiểu thừa dịch sang Pàli. Trong đó vì Thầy không hiểu biết nên cố sức huỷ báng kinh điển theo hệ Sanskrit, và cho rằng kinh điển theo Sanskrit là kinh điển nguỵ tạo thế này thế nọ, mà không biết rằng kinh điển mình đang theo tu tập cũng xuất xứ từ đó mà ra. Nếu kinh điển Sanskrit là kinh điển nguỵ tạo, kinh điển sai lầm, thì kinh điển của Tiểu thừa cũng có khác gì nhau đâu! Đây chính là một sự sai lầm vĩ đại của Thầy đó.

Thầy có nhớ mẫu chuyện có kẻ ngoại đạo đếm mắng nhiếc, huỷ báng đức Phật, đức Phật để cho ông ta chửi bới cho đã rồi mới đưa ra thí dụ và hỏi: nếu có người đem đến biếu cho ông đồ vật, nhưng đồ vật đó ông khôngnhận, thì đồn vật đó về ai? Ngườu kia thành thật thưa đồ vật đó trở về tôi lại. Đức Phật nhẹ nhàn bảo: Nảy giờ ông đem những lời xấu xa nhất huỷ báng ta, nhưng nay ta không nhận nó, ta trả về cho ông đó! Chắc chắnlà Thầy đã đọc qua mẫu chuyện này rồi, Và theo chúng tôi, ở đây chắc chắn những người tu tập theo giáo lý Đại Thừa Tối thượng thừa cũng vậy, không nhận những lời huỷ báng kinh điển Đại Thừa và chư vị Thánh tổ sư từ Bồ tát Long Thọ trở xuống của Thầy đã dành chọ họ đâu! Thầy hãy nhận nó lại tất cả đi và tự làm một ông Thánh tăng thượng mạng mà vào địa ngục vô gián!


Thật ra khi chúng tôi mới độc qua, chúng tôi cứ tưởng rằng Thầy viết lách với tâm huyết của người biết lo về tương lai của đạo pháp, và là người có chút kiến thức nghiên cứu nghiêm chỉnh, chứ đâu có ngờ, viết lách bậy bạ, mâu thuẫn lung tung, đưa ra lời Phật dạy mà không đưa ra xuất xứ kinh nào, luận nào, trang mấy, cứ gọi một cách hàm hồ là kinh dạy, Phật dạy mà không chua ra xuất xứ của những lời dạy, Như vậy bài biết có giá trị gì đâu mà phải bỏ ra nhiều thì gian để viết. Càng đọc vào sâu thì càng thấy mục đích của Thầy không là người biết lo về tương lai của đạo pháp, mà vì tâm đố kỵ, vì không người tu theo pháp môn của Thầy, cứ tạm gọi như vậy đi, chứ thật ra pháp môn Tứ niệm xứ là pháp môncủa đức Phật chứ đâu có phải của Thầy! Nhưng hình như đọc qua đây chúngtôi thấy, Thầy cho đó là pháp môn của chính Thầy, nên cố tình cù rủ mọingười tu theo, bằng cách ra sức nói xấu huỷ báng pháp Đại thừa, huỷ báng chư vị Tổ sư từ trên xuống dưới, từ Tây sang đông, Thầy bất kể thượng trung hạ toạ, giữa đời chỉ có mình Thầy là bậc Thánh, ngoài ra làphàm phu tục tử hết! Một người có tư cách như vậy mà tự gọi là A-la-hánthì đúng là chuyện lạ thế gian, chuyện bất khả tư nghị, bất khả thuyết!Chắc chắn mọi người dù là thiếu trí tuệ đi nữa nhưng nếu mà đọc qua bàicủa Thầy Thông lạc thì rõ ràng là không ai có thể cho là Thầy dạy dúng hết, và như vậy việc làm của Thầy trở thành phản tác dụng. Thầy tự cô lập mình trong vòng tay của ma, của các thế lực vô minh, và thầy đang làm lợi cho chúng qua việc làm tất trách này. Đáng lý chúng tôi sẽ viết nhận xét trực tiếp vào tất cả những bài viết tiếp theo của Thầy, nhưng đến đây cũng là quá rồi. Vì theo quan điểm của Thầy Thông lạc qua những bài viết này, thì đúng hết thuốc chữa, nói theo ngôn từ của đức Phật thìđây là việc làm của loại “Nhất Xiển đề” giống như Đề-bà-đạt-đa vào thờikỳ đức Phật còn tại thế vậy. Đối với hạng người này chính đức Phật cũnghết lời huống chi là chúng ta!
)

Bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ chúng sanh, Đức Phật đã trang bị cho chúng ta vừa đủ những pháp hành để tu tập đi đến giải thoát; cho nên những gì lý luận cao siêu thì Đức Phật cho đó là tưởng tri, hý luận để làm giàu cho sự tranh luận hơn thua, không nhằm mục đích giải thoát. Những điều đó không ích lợi cho mình cho người mà còn sanh oán thù và làm mất thì giờ vô ích. Thế mà người sau muốn triển khai cái rừng lá cây của Đức Phật đã chứng, như Tổ Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh,v.v... vì thế đẻ ra chân lý Chân Không. Mục đích của Ngài Long Thọ là nhằm đập phá luôn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo của Đạo Phật để giáo pháp Bát Nhã Ba La Mật của mình trở thành một chân lý duy nhất không còn một chân lý nào hơn được. Vì thế Thầy Tổ của chúng ta quá phục lăn chân lý ấy nên xúm nhau triển khai trí tuệ Bát Nhã Chân Không. Từ Chân Không sản xuất ra Thiền Tông, khiến cho người đệ tử Trung Hoa đầu tiên của giáo phái này bị tàn tật cụt một cánh tay vì cầu pháp và về sau chết mộtcách oan uổng trong tù. Đó là cái thấy tưởng tri của các Tổ đã giết người, chứ không phải là liễu tri để cứu người. Từ đây nó mang đến những tai hại cho con người biết dường nào. Bao nhiêu tu sĩ hủy hoại một phần cơ thể để cầu pháp Chân Không như trong kinh Pháp Hoa đã dạy: Lấy toàn thân hoặc hủy hoại một phần cơ thể để cúng dường chư Phật cầu pháp.

(Nhận xét đoạn văn trên: Với trí nhỏ bé thấp kém hạ liệt của Thầy thì làm sao có thể hiểu thấu được Tánh không là gì mà cũngđòi chen vào để bàn luận? Đối với các nhà luận sư bên Tiểu thừa cũng ngọng họng, mở không ra lời bỡi những câu cật vấn và trả lời của Bồ -tátLong Thọ. Thầy bảo: “ Mục đích của Ngài Long Thọ là nhằm đập phá luôn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo của Đạo Phật để giáo pháp Bát Nhã Ba La Mật của mình trở thành một chân lý duy nhất không còn một chân lý nào hơn được.” Không hiểu ở đây Thầy dùng từ chân lý Bát-nhã Ba-la-mật là một thứ chân lý gì vậy?Thầy dựa vào đâu mà bảo rằng ngài Long Thọ đập phá luôn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo? Thầy bảo rằng Khổ là chân lý, mà đã làchân lý thì nó bất biến, không thay đổi, mà đã không thay đổi thì cần gì phải tu, vì có tu đi chăng nữa, nó vẫn không hết khổ. Trường hợp nếu Thầy bảo rằng cái khổ này sẽ thay đổi, và như vậy là Thầy chấp nhận chânlý bị thay đổi. Nhưng từ trước đến giờ có ai từng nghe là chân lý bị thay đổi bao giờ; nhưng trong hiện tại có một vị tự xưng là mình đã đạt tam minh chứng A-la-hán bảo rằng chân lý bị thay đổi!

Một cái đầu óc như vậy mà cũng chen chân mở miệng tranh luận cùng với các luận sư, và với cái kiến thức què quặt như vậy đem ra cãi chày cãi cối, không biết lý lẽ là gì! Cái Không của Bát-nhã là cái Không của Trung đạo, cái không của giả danh. Nó không phải là cái không đối lập với cái có của Thầy đâu. Nó là cái không của: “Chúng nhân duyên sanh pháp, ngã thuyết tức thị không, Diệc vi thị giả danh, Diệc thị Trung đạonghĩa, Vị tằng hữu nhất pháp, Bất tùng nhân duyên sanh, Thị cố nhất thiếp pháp, Vô bất thị không giả. (Phẩm nhân duyên, Trung Luận, tr.33. Đ.30) (Pháp do các duyên sinh, Tôi nói đó là không, Cũng chính là giả danh, Cũng là nghĩa Trung đạo. Chưa từng có một pháp, Không từ nhân duyên sinh. Cho nên tất cả pháp, Không gì không phải không.) Đó là nghĩachữ không của Tánh không mà Bồ-tát Long Thọ đã triển khai từ lời dạy của đức Phật đã từng tuyên bố: «Apratītyasamutpanno dharmaḥ kaścim na vidyate.» (Không bao giờ có thể có một sự vật gì phát sinh mà không có nhân duyên) Ở đây chúng tôi cũng không cần phải nêu ra dong dài về vấn đề này. Nếu vị nào cần hiểu rõ hơn xin đọc thêm bài viết về THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN và TỨ ĐẾ của chúng tôi trong Tập San Nghiên Cứu Phật Học 5&6 (Thừa Thiên-Huế) trên các mạng thuvienhoasen, phatviet.com, quangduc.com, buddhismtoday.com v.v…) Khi mà Thầy đã không hiểu thấu được nghĩa đích thực của chúng thì đừng có viết càn, viết bậy, nói linh tinh không đâu vào.


Thầy có đọc kinh Bổn sanh, trong chính hệ thống Pàli chưa? Kinh này đức Phật kể lại tiền kiếp của ngài khi còn hành Bồ-tát đạo đời quá của chínhđức Phật qua hạnh Bồ-tát. Nếu Thầy đọc qua rồi, thì không bao giời Thầycó những lời lẽ hỗn xược xấc láo của kẻ vô học đối với Bồ-tát hạnh như vậy. Thật là tội nghiệp cho những kẻ vô minh luôn luôn úp mặt trong bóngtối mà luôn nói về ánh sáng! tự ngôn tự đại một cách ngông cuồng của kẻthiếu học hành.
)

Còn cái thấy của Đức Phật thì không giống như cái thấy của các Tổ, cái thấy không tưởng tri, cái thấy không vọng ngữ, không nói láo, không dựnglên cái không có mà thành có như các Tổ: Này các Tỳ Kheo cái gì trong toàn thế giới được thấy, được ý tư duy và quan sát, Ta được rõ biết như sau: Tất cả đều được Như Lai biết đến, Như Lai không có dựng đứng lên cái mới. Lời xác định này của Đức Phật rất rõ ràng, Đức Phật không có dựng lên một cái gì kỳ đặc mới mẻ. Đọc kinh sách phát triển, chúng ta thấy các Tổ thường hay dựng lên những pháp mới lạ ngoài sự hiểu biết củatrí hữu hạn của con người, nên thành ra pháp tưởng, mà pháp tưởng là pháp không có thật.

Chúng ta hãy nghe tiếp Đức Phật nói: Này các tỳ kheo, nếu Ta nói rằng: Ta biết tất cả, cái gì trong toàn thế giới được thấy, được ý tư duy và quan sát. Như vậy là có nói láo trong Ta. Nếu Ta nói như sau: Ta nóicả hai, biết và không biết. Như vậy là có nói láo trong ta. Nếu Ta nói như sau: Ta không biết và cũng không phải không biết. Như vậy là có nóiláo trong Ta. Và như vậy là có lỗi trong Ta.

Lời dạy trên của Đức Phật đã xác định những kinh sách luận của các Tổ sắc tức thị không, không tức thị sắc là nói láo, lừa đảo tín đồ. Cho nênkinh sách của Đức Phật không có lý luận cao siêu ngoài sức hiểu biết của con người. Kinh sách của Đức Phật không có bài kinh nào dạy trừu tượng, mơ hồ như luận của các Tổ.

(Nhận xét hai đoạn văn trên: Thầy dẫn chứng đức Phật nói, nhưng đức Phật nói ở đâu? ở kinh nào? Trang mấy? Một người viết bài thì phải đưa dẫn chứng và những xuất xứ của nó ở đâu trang mấy, chứ đâucó chuyện nói khơi là đức Phật dạy, hay Phật nói thế này, thế nọ một cách, không bằng chứng cụ thể. Viết văn như vậy có giá trị nào! Viết nhưvậy độc giả có thể nghi ngờ về tri thức học hành nghiên cứu của người viết, và họ có thể bảo là người viết phịa ra để lừa thiẹn hạ.)

Chúng ta hãy đọc tiếp bài kinh Kàlaka: Này các tỳ kheo, Như Lai là vị đã thấy những cái gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Đã nghe những cái gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe. Đã cảm giác những gì cần cảm giác, nhưng không có tưởng tượng điều đã được cảm giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không có tưởng tượng những gì cần phải cảm giác, không có tưởng tượng đối với người cảm giác. Đã thức tri những cái gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy này các tỳ kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa hơn người là như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn, Ta tuyên bố như vậy.

Bài kinh này Đức Phật đã xác định rõ ràng những gì Đức Phật dạy đều là thực tế, cụ thể, không có tưởng tượng. Còn kinh sách phát triển đều dạy tưởng tượng quá nhiều, cho nên người ta gọi kinh sách phát triển là kinh tưởng. Luận của các Tổ đều nằm trong trong tưởng tượng mà ra. Trongbài kinh Kàlaka Đức Phật chỉ rõ cho chúng ta thấy kinh tưởng là kinh nói láo, nên Thầy Tổ của chúng ta tu hành hết sức mà chẳng được những gì, toàn là thứ ảo giác.

(Nhận xét đoạn vân trên: Không hiểu Thầy trích tên kinh này ở đâu trong năm bộ NIKAYA? tập mấy? trang mấy? ai dịch? Đúng đức Phật đối với hàng căn cơ hạ liệt, thì đức Phật phải tuyên bố như vậy đểngăn ngừa những sai lầm trong tưởng tượng của người có căn cơ thấp kém. Những lời dạy của đức Phật luôn luôn phù hợp với căn cơ từng loại chúng sanh, vì chúng luôn luôn phù hợp với nguyên tắc nhân qủa. Chính vì muốnphù hợp với từng căn cơ theo nhân quả mà đức Phật nói vô lượng pháp mônđể đối trị lại căn cơ bệnh của mọi chúng sanh, nên giáo lý của đức Phậtthường gọi là khế kinh để phù hợp khế cơ khế lý đối với nhân sanh vả vũ trụ. Đâu phải đức Phật chỉ dạy có mỗi một căn cơ hạ liệt Tiểu thừa như Thầy không thôi, mà ngay trong nhóm căn cơ tiểu thừa hạ liệt cũng có nhiều loại, nên có nhiều kinh huống chi là căn cơ của chúng sanh thì vô lượng, nào trung, nào đại, nào tiểu, nào thinh văn, nào Bích chi Phật, duyên giác, nào Độc giác, nào Bồ-tát, nào thiên, nào nhơn, v.v… Không lýtrong những căn cơ này mà chỉ dạy một thứ căn cơ! Mà ở đây, vì không hiểu được toàn bộ giáo thuyết của Ngài, Thầy chỉ biết chấp chặt vào những kinh đức Phật dạy cho một thứ căn hạ liệt dạy cho mình rồi bắc mọingười phải theo loại kinh này, nếu ai không theo như Thầy, mà theo kinhkhác thì cho họ theo tà đạo, không phải Phật dạy, những loại kinh này là kinh của ngoại đạo, rồi có tâm đối kỵ huỷ báng một cách mục hạ vô nhơn, tạo ra nghiệp dữ thân khẩu ý!)

Tổ Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, v.v... các Ngài là cha đẻ của những chân lý tưởng, nên chân lý của các Ngài siêu tưởng và chân lý ấy nếu áp dụng vào thế giới tưởng thì rất phù hợp, còn ở cảnh thế gian của loài người thì nó là một chân lý ngụy, lừa đảo mà Đức Phật bảo là nói láo.
Theo tôi nghĩ con người trên hành tinh này chỉ có một chân lý, không thểcó hai ba chân lý được, cho nên chân lý của Đạo Phật đưa ra khổ, tập, diệt, đạo mà mọi người trên hành tinh này đều công nhận là đúng, mà đúngthật như vậy, cho nên không còn có một chân lý thứ hai nào được xen vàocái thế giới của loài người này được nữa.

Do hý luận của Long Thọ lừa đảo thiên hạ, khiến cho tín đồ Phật Giáo quên đi nguồn gốc Nguyên Thủy của Đạo Phật, đánh mất một nền đạo đức nhân bản làm người không làm khổ mình khổ người. Thật là quá uổng!

Cuối cùng những tín đồ Phật giáo chạy theo miệng lưỡi của Long Thọ chẳng có người nào làm chủ sanh, già, bịnh, chết được; thường chết trong bịnh tật đau khổ để cho tín đồ mục kích thấy được Chân Không của Long Thọ, nó không có không. Mà các Tổ còn phải trải qua nhiều đời kiếp thọ tội vọng ngữ tưởng tri Chân Không, vì tội lừa đảo đã giết biết bao nhiêu tín đồ Phật Giáo từ khi có Chân Không của Long Thọ.

Cho nên Thầy Tổ của chúng ta sống theo danh lợi, thường phạm giới phá giới, bẻ vụn giới. Có ai chỉ trích lỗi thì dùng ngôn ngữ của Long Thọ che đậy bưng bít để tự tại sống theo dục lạc thế gian mà không ai phê phán được. Ông Long Thọ là một người diệt Đạo Phật đệ nhất hơn các vị Tổ Sư khác, còn Thầy Tổ của chúng ta chỉ là những người bắt chước, vô tình nối giáo cho Long Thọ diệt Phật Giáo mà thôi. Người xưa nói sao thì Thầy Tổ của chúng ta nói vậy, thậm chí còn không dám nói sai lời củacác ông ấy và cũng không bao giờ dám nói xúc phạm tới những con người độc ác này. Thầy Tổ của chúng ta xem các vị Tổ Sư này còn hơn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Có người bảo rằng: Các tôn giáo được hoàn chỉnh đều phải nhờ vào các tông đồ . Điều này đúng, nhưng đúng với các tôn giáo khác chứ không đúng với Phật Giáo. Tại sao vậy? Bởi vì người sáng lập ra các tôn giáo đó chưa phải là người hoàn chỉnh, nên phải nhờ đến những đệ tử ưu tú của mình sau này mới hoàn chỉnh giáo pháp như: Khổng Giáo, Lão Giáo, Thiên Chúa Giáo, v.v... đều phải nhờ vào các tông đồ thêm bớt mới hoàn chỉnh được sách kinh. Còn ngược lại, Phật Giáo, nếu có vị Tổ Sư nào dám cả gan chỉnh đốn giáo lý của Đạo Phật thì sẽ liền biến thành một tôn giáo mới, một tôn giáo ngoại đạo mang bản chất vay mượn tà giáo. Bằng chứng chúng ta đã thấy Tổ Long Thọ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma và nhiều vị Tổ khác nữa đãbiến Phật Giáo thành một thứ tà giáo ngoại đạo, khác biệt với Phật Giáo Nguyên Thủy. Cho nên giáo lý của các Tổ là giáo lý vay mượn của Bà La Môn Giáo thuộc hệ thống kinh Vệ Đà. Vì thế các Tổ không phải là người hoàn chỉnh Phật Giáo mà là phá hoại Phật Giáo, đưa Phật Giáo đi đến suy thoái và biến tu sĩ Phật Giáo thành trùng trong lông sư tử và thứ loại vi trùng độc này đã giết Phật Giáo chết. Chính hiện giờ những tu sĩ phạm giới, phá giới này là những loại vi trùng độc của Đạo Phật. Cho nên Phật Giáo hiện giờ đã chết thật, chết vì những loại vi trùng này.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy có biết là Thầy đang làm gì đó không? Không phải Thầy đang chỉnh đốn giáo lý của đạo Phật đó sao? Vậy thì Thầy đang làm cái việc quỷ quái gì đây? Chả lẽ chỉ có Thầy mới có quyền chỉnh đốn giáo lý của đạo Phật, còn các vị Tổ xưa kia không có quyền này. Nếu ai trong quá khứ mà làm việc này thì Thầy bảo là dám cả gan chỉnh đốn giáo lý, tức là biến Phật giáo thành một thứ tà giáo ngoại đạo! Chúng tôi không thấy có ai từ xưa tới nay lại ngang ngược độc tài như Thầy cả, không biết việc làm này do thiếu hiểu biết hay do độngcơ nào thúc đẩy đây, mà biến Thầy thành một kẻ không biết lý, không biết lẽ, không biết nhân, không biết quả, không biết ngay cả chính mình luôn! Không biết mình đang viết gì, mình đang làm gì! Ôi! Mạt pháp rồi, Ôi! Mạt pháp thật rồi!)

Kính thưa quý vị! Tôi hy vọng rằng quý vị là những người có tâm huyết với Phật Giáo, có cái nhìn thấu suốt đâu là chính pháp của Phật và đâu là tà Pháp của ngoại đạo. Như tôi đã nói ở trên Đức Phật là một con người hoàn chỉnh, do sự tu hành đạo đức nhân bản nhân quả (tâm không phóng dật), Ngài đã chứng được trí tuệ siêu việt, Ngài biết sử dụng trí tuệ ấy để dạy con người trên hành tinh này một giáo pháp vừa đủ không thiếu mà cũng không thừa, để con người lấy đó làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc mà tu hành sau này.

Nếu giáo pháp của Ngài còn thiếu mà các Tổ sau này bổ sung thêm thì Ngàiđâu dám di chúc: Này các Tỳ Kheo, khi Ta diệt độ, các Thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta mà làm thầy, làm chỗ nương tựa tu hành. Vì người đời sau không biết lấy giới luật lại lấy các Tổ làm Thầy (33 vị Tổ Sư Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa), đó là làm sai với lời di chúc của Đức Phật. Họ cứ dựa theo lời của các Tổ mà tu hành thành ra phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới, vì thế tâm không ly dục ly ác pháp, nên phần nhiều nhập vào các loại định tưởng thuộc về thiền định của ngoại đạo, cho nên tu sĩ Phật Giáo tu mãi mà chẳng kết quả gì, thiền định nhập không được mà đức hạnh cũng không có, chỉ có giỏi thuyết giảng bằng miệng lưỡi lừa đảo, nói láo, lường gạt thiên hạ, khiến cho người tu sĩ tu hành dỡ sống dỡ chết mà thôi.

Bởi giáo pháp của Đức Phật là một giáo pháp hoàn chỉnh cho Trời, Người tu hành, cho nên kẻ nào dám thay đổi hoặc thêm bớt, đó là kẻ loạn tưởng,điên khùng, muốn làm hơn Đức Phật, để rồi trở thành Ma Vương, Ác Quỷ, v.v...
Vậy mà đời sau này lại có kẻ háo danh dám làm điều này và đã đưa toàn bộtín đồ Phật Giáo đi vào đường cùng, ngõ cụt. Bằng chứng là hiện giờ tín đồ Phật Giáo không ai tu hành nghiêm trì giới luật, không nhập được Tứ Thánh Định để thực hiện được Tam Minh, không làm chủ được sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Kính thưa các bậc Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và Nam, Nữ cư sĩ Phật tử trong nước Việt Nam nói riêng và tất cả trên thế giới nói chung. Một lần nữa tôi kêu gọi Quý vị vì tiền đồ Phật Giáo, vìcon người trên hành tinh này đang cần phải có một nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người mà chính Đạo Phật mới có nền đạo đức ấy, tôi chỉ mong quý vị cùng với tôi đứng lên vạch rõ và quét sạch những giáo pháp trừu tượng, ảo giác, mê tín, dị đoan và những hý luận mơ hồ vôích của các nhà học giả Phật Giáo khắp nơi trên thế giới đang trộn lẫn trong giáo pháp của Đức Phật. Chúng ta hãy thanh lọc lại những gì của Đạo Phật thì hãy trả về cho Đạo Phật, còn những gì không phải của Đạo Phật thì hãy loại bỏ, đừng để những thứ rác bẩn này trong giáo lý của Đạo Phật mà làm ô nhiễm Phật Giáo. Từ bao thế kỷ nay Thầy Tổ của chúng ta đã bị những loại kinh sách ô nhiễm này khiến cho sự tu hành chẳng đi đến đâu cả, thậm chí đến giới đức làm người mà còn không biết huống là giới đức làm Thánh. Người tu sĩ Phật Giáo sống và dạy theo đạo đức của Nho Giáo như thiền sư Vạn Hạnh Việt Nam và các thiền sư Trung Hoa (trong tập Thiền Lâm Bảo Huấn) thường lấy Nho giáo làm đạo đức của Phật Giáo thì chúng ta có thấy nhục nhã, xấu hổ không? Vậy mà có kẻ hãnh diện: Vạn Hạnh dung tam tế; trong lúc Đạo Phật có một nền đạo đức nhân bản nhân quả tuyệt vời, không có một tôn giáo nào có một nền đạo đức hơn nhưvậy được.

Kính Thưa Quý vị Tôn Túc, Trưởng lão, ngưỡng mong quý vị đừng vì một lý do gì mà bỏ qua hay cố tình tránh né, hoặc làm lơ để ngôi nhà Phật Giáo như bị một bịnh truyền nhiễm lây lan khắp mọi nơi, trong khi quý vị có đầy đủ khả năng và thế lực quét sạch những tà giáo ngoại đạo này và chấnhưng lại Phật Giáo Việt Nam được tốt đẹp như thời Đức Phật còn tại thế.Hiện giờ trong tay của quý vị có đầy đủ tài liệu giáo pháp chính gốc của Đức Phật mà quý vị còn chần chờ gì nữa?

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy đang nằm mơ đó phải không, hay tâm Thầy đã trở thành cuồng rồi! Thầy có một thứ ước mơ thật là vọng tưởng thật là cuồng vọng và đầy lửa đảo trong ngôn ngữ, cố muốn thuyết phục của Thầy đối với chư vị Tôn Túc, Trưởng lão, mong họ chấn hưng lại Phật giáo Việt nam được tốt đẹp như thời đức Phật, là một việc là không khế cơ khế lý. Theo Phật rõ ràng thời đại bây giờ là thời kỳ Mạt Pháp, mà Thầy bắt nó trở thành thời Chánh Pháp là một việc làm khôngtưởng, phản lại nhân quả phản lại nhân duyên, phản lại khế lý khế cơ, phản lại chính Thầy. Chỉ có những kẻ ngông cuồng điên đảo mới có những ýnghĩ như vậy. Cái không tưởng ở đây nó cũng giống như việc huỷ báng Đạithừa của Thầy vậy. Như vậy chính Thầy là kẻ đang lừa đảo các vị Tôn túc, các Trưởng lão, trong lời kêu gọi làm việc phi pháp của Thầy. Với tâm niệm xấu xa như vậy, Thầy không thể nào thành công trong việc làm này được, cho dù có xuất hiện hàng ngàn Thầy, cỡ Thầy Thông Lạc cũng chịu thôi).

Cuối cùng tôi xin thành tâm chúc sức khỏe của quý Hòa Thượng,Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và Nam, Nữ cư sĩ Phậttử được dồi dào sức khỏe. Thân ái kính chào quý vị.

Kính ghi,
THÍCH THÔNG LẠC
Tu Viện Chơn Như
(Ngày1-6-2000)

HẾT

Ý kiến bạn đọc
26/04/201804:40
Khách
nhin lai phat giao bay gio di.xem cac vi ay giong ong hoang ba chua ko.co ai duoc nhu phat ngay xua ko.toi tin thay thong lac.thay la niem tin duy nhaf cua toi ve phat giao.Tam bat dong thanh than an lac vo su
22/01/201808:55
Khách
Kính gửi Thượng Tọa Thích Đức Thắng
Cảm ơn ngài đã cho tôi thấy một vị Ba la môn chính hiệu.

Rất cảm ơn Thượng tọa
07/11/201715:04
Khách
Dạ kính thưa các quý thầy; Các quý liên hữ đồng tu. Con chưa chính thức quy y tam bảo nơi cửa thiền môn. Nhưng con đã và đang phát nguyện bồ đề tâm ( Tại gia) đang ngày đêm tìm tu chánh pháp của phật giáo, tuy thời gian tu tập chưa bao lâu , nhưng con đã phần liệu ngộ được giáo lý của đức phật để lại cho thế gian ; quả thật pháp tu thì có nhiều vì chúng sinh tâm tính khác nhau, nên tùy pháp mà độ hữu duyên mới ngộ...con chước đây cũng tu đạo bà la môn . Tịnh độ tông. Và gần đây nữa là , Tu thiền tông tân diệu . Quả thật con tu tập các pháp môn đó mà không thay đổi cuộc sống được bao nhiêu. Con vẫn chất đầy cái bản ngã mà bao kiếp huân tập nó. Và gần đây nữa con tình cờ gặp được một trang fb đăng tải chia sẻ . Pháp tu nguyên thủy đạo phật tu giải thoát của. Đức trưởng lão thích thông lạc đã tu chứng đạo và có những giáo lý rất là sắc bén chân thực ( không còn một chút ảo tưởng mơ hồ nào nữa) chính vì vậy mà con đọc và lắng nghe những vi ô lip mà thầy giảng dậy cho các vị tỳ kheo cư sĩ và các tín đồ phật tử trong quá trình theo dõi và ngiên cứu ứng dụng tu tập trực tiếp . Trong một thời gian ngắn , con đã thấy biết và ngộ gia nhiều. Nên cuộc sống có nhiều sự thay đổi chính vì vậy con kết luận (chứ không còn là thấy) giáo pháp của đức trưởng lão thích thông lạc là giáo pháp chân lý của đức phật để lại cho thế gian. Chính vì vậy con mong các quý thầy tỳ kheo tăng tỳ kheo ni cùng quý phật tử đồng phát tâm bồ đề kiên cố (Hoằng dương phật pháp bảo vể chánh pháp . Của đức trưởng lão thích thông lạc để lại nhiều lợi lạc cho thế gian dành cho nhiều người có cơ duyên tu tập . Để được chứng đạo đạt được giả thoát. Thoát khỏi tái sinh luân hồi
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC . NAM MÔ MƯỜI PHƠUWNG CHƯ PHẬT
07/11/201714:42
Khách
Dạ kính thưa các quý thầy; Các quý liên hữ đồng tu. Con chưa chính thức quy y tam bảo nơi cửa thiền môn. Nhưng con đã và đang phát nguyện bồ đề tâm ( Tại gia) đang ngày đêm tìm tu chánh pháp của phật giáo, tuy thời gian tu tập chưa bao lâu , nhưng con đã phần liệu ngộ được giáo lý của đức phật để lại cho thế gian ; quả thật pháp tu thì có nhiều vì chúng sinh tâm tính khác nhau, nên tùy pháp mà độ hữu duyên mới ngộ...con chước đây cũng tu đạo bà la môn . Tịnh độ tông. Và gần đây nữa là , Tu thiền tông tân diệu . Quả thật con tu tập các pháp môn đó mà không thay đổi cuộc sống được bao nhiêu. Con vẫn chất đầy cái bản ngã mà bao kiếp huân tập nó. Và gần đây nữa con tình cờ gặp được một trang fb đăng tải chia sẻ . Pháp tu nguyên thủy đạo phật tu giải thoát của. Đức trưởng lão thích thông lạc đã tu chứng đạo và có những giáo lý rất là sắc bén chân thực ( không còn một chút ảo tưởng mơ hồ nào nữa) chính vì vậy mà con đọc và lắng nghe những vi ô lip mà thầy giảng dậy cho các vị tỳ kheo cư sĩ và các tín đồ phật tử trong quá trình theo dõi và ngiên cứu ứng dụng tu tập trực tiếp . Trong một thời gian ngắn , con đã thấy biết và ngộ gia nhiều. Nên cuộc sống có nhiều sự thay đổi chính vì vậy con kết luận (chứ không còn là thấy) giáo pháp của đức trưởng lão thích thông lạc là giáo pháp chân lý của đức phật để lại cho thế gian. Chính vì vậy con mong các quý thầy tỳ kheo tăng tỳ kheo ni cùng quý phật tử đồng phát tâm bồ đề kiên cố (Hoằng dương phật pháp bảo vể chánh pháp . Của đức trưởng lão thích thông lạc để lại nhiều lợi lạc cho thế gian dành cho nhiều người có cơ duyên tu tập . Để được chứng đạo đạt được giả thoát. Thoát khỏi tái sinh luân hồi
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC . NAM MÔ MƯỜI PHƠUWNG CHƯ PHẬT
28/08/201706:51
Khách
Những gì bạn biết, bạn nghĩ chẳng lẽ các Trưởng Lão, Hoà Thượng, Giáo Hội, sư, thầy của bạn không biết sao ? Bạn cho là bản thân thông minh, sắc bén hơn các vị ấy sao ? Thầy Thông Lạc nói luôn cả một tôn giáo, đụng chạm đến luôn các Tổ, đây đâu phải là chuyện nhỏ, đụng chạm 1,2 cá nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ tu hành hiện tại và tương lai nữa. Trong khi đó, Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh là thiền sư nổi tiếng khắp thế giới, được tôn trọng nhất nhì châu Á, Hoà Thượng Thích Thanh Từ là vị thiền sư được tôn trọng và nổi tiếng nhất Việt Nam, còn nhiều vị đại hoà thượng, trưỡng lão khác nữa, tại sao những vị này lại chọn cách im lặng. Bạn xem lại cách hành văn của mình, cách "vạch lá tìm sâu" vô lý của mình.

Pháp luật Việt Nam quy định giết người là phạm pháp, chạy xe phải đúng luật giao thông. Vậy chúng ta sống mà không giết người, chạy xe đúng luật giao thông, vậy là chúng ta đang chấp luật sao ? Pháp luật là đạo đức để hoàn thiện con ngưởi, để mỗi cá nhân sống trong xã hội được yên vui hạnh phúc. Giới luật cũng vậy thôi, có giới hạn để Tu sĩ dựa vào đó để tu, để sửa, để tâm quay về trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc. Bạn có từng sống cuộc sống thiểu đục tri túc, 3 y 1 bát chưa ? Tiền mồ hôi nước mắt, công sức lao động của phật tử, các sư thầy có biết quý trọng không ? Xây chùa cho to, tượng phật cho lớn để làm gì! Tốn tiền xây cất, tốn sức để dọn dẹp lau chùi, bạn hãy đến tu viện Chơn Như 2 để thấy dc cuộc sống thiểu dục tri túc và 3 y 1 bát là như thế nào, họ luôn quý trọng tiết kiệm tiền cúng dường của Phật tử, quý trọng tiết kiệm công sức của Phật tử làm công quả. Ăn ngày 1 bữa đủ chất để có sức khoẻ tu tập, chứ không chạy theo hạnh ăn uống phi thờ làm phiền Phật tử nấu nướng, cúng dường. Tu sĩ không dc nắm giữ tiền bạc, tiền bạc đối với Tu sĩ là rắn độc, khi có nó trong tay lòng tham muốn vật chất dâng trào như biển lửa, có tiền ta sẽ xây lại chùa cho đẹp, mua tv, máy lạnh, y vải chất lượng,...Tu sĩ không dc phép đi gần người khác giới, sắc đẹp của nữ giới dễ làm nam nhân say đắm si mê, dễ phát sinh dục vọng tà dâm. Chỉ 3 giới thôi, bạn đã thấy Đức Phật chế giới ra đâu phải để chơi, mà để đập tan lòng ham muốn, sân si của tu sĩ.

Tứ điệu đế, Đức Phật xác định đời người là khổ, tập, diệt, đạo. Trong khi đó, ngài Long Thọ lại cho rằng đời người là vô khổ, tập, diệt, đạo. như vậy, bạn nói trưởng lão Thông Lạc phỉ báng ngài Long Thọ, còn bạn thì đang phỉ báng Đức Phật đó. Chỉ vì tồn tại 2 chữ "linh hồn" thôi, mà dân Việt Nam mỗi năm tốn kém bao nhiêu tiền nhang đèn, vàng mã, bông hoa, trái cây,... vậy linh hồn có giúp ích gì cho đời sống con người không, linh hồn tồn tại như thế nào, tuổi thọ ra sao, sinh hoạt hằng ngày như thế nào, sướng khổ ra sao,... Tôi tin rằng " nếu mọi người đều sống đúng 5 giới thì thế gian này là thiên đàng, là cực lạc,...không cần tìm nơi nào nữa cả".
20/08/201710:40
Khách
Tu cho đến Thượng Toạ, mà nhìn nhận phiến diện một chiều, hấp tấp nóng vội. Đọc comment thấy rõ kiến chấp, không chịu nhận chân sự thật mà nói đến thì đỏ mặt tía tai cãi chày cãi cối. Nên xem lại mình.
16/07/201721:09
Khách
Một khi có vị nào lên tiếng sự thật về giáo lý Phật Pháp chính thống thì liền xuất hiện những kẻ tự cho mình "thiện tri thức" (?) lên tiếng phản bác. Bởi vì sự thật luôn là 1 " thanh gươm báu" chém vào tường thành mà họ cho là "Đại Thừa" là cỗ xe lớn. Cũng không lấy gì làm lạ với những kẻ mang tư tưởng "không được lên án quý thầy khi các con là thân cư sĩ, các thầy làm sai thì có giáo hội Tăng Già xử, Phật tử lên tiếng sẽ bị đọa địa ngục". Tư tưởng này ở đâu ra vậy(?). Cố Hòa Thượng nói không sai:"Giới tu sĩ cố tình bịt miệng Phật tử, không cho Phật tử lên tiếng".
Đức Phật đâu có dạy như thế.
Chân lý mãi là chân lý. Ông nào viết bài phản biện Cố lão HT Thích Thông Lạc ở trên hãy tự mình xem lại mình là ai. Đã thành tựu được gì hay chưa. Hay chỉ vì nghe HT Thông Lạc lên tiếng về Đại Thừa là ông nhảy lên như là bị giẫm phải tàn thuốc nhảy cẫn lên.
07/02/201715:27
Khách
Nếu có trí tuệ, thông suốt nhân quả sẽ không viết bài viết này. Những thắc mắc trên có thể hỏi Tu Viện Chơn Như sẽ giải thích cho bạn. Đọc sách của Trưởng Lão lại cho kỹ, hiểu cho tới trước nhé. Thầy, Tổ của bạn còn chưa dám nói, viết như thế.
26/07/201603:20
Khách
Cái kẻ trọc đầu đội lốt nhà sư đi tu mà nhận xét nhau như vậy,đã có trên 10 năm tu hành khắc khổ chưa, hay chỉ có giảng giải theo sách tàu chép lại? Chưa làm gì được cho cộng đồng Phật tử mà ăn nói linh tinh: "Đúng là một việc làm của thằng điên chứ không phải là việc làm của kẻ bình thường".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2018(Xem: 5114)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 11045)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 5402)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
04/07/2018(Xem: 5787)
Kể từ năm 1975, sau khi Cộng sản Bắc Việt toàn chiếm Miền Nam Việt Nam, hàng triệu người đã vượt biển, vượt biên, rời khỏi đất nước để mưu tìm tự do; và hàng chục triệu người khác đã phải ở lại để gánh chịu bao bất công, tủi nhục, nghèo đói, mất tất cả các quyền căn bản của con người trên chính quê hương của mình.
29/06/2018(Xem: 3907)
Tường thuật cuộc biểu tình chống dự luật về ba đặc khu và an ninh mạng của chính quyền CSVN do Giáo Hội PGVNTN Âu Châu tổ chức tại công trường Trocadéro, Paris, Pháp Quốc ngày 29.6.2018. Sau bản lên tiếng của 4 GHPGVNTN Liên Châu được ký vào ngày 8 tháng 6 năm 2018 là Thông Tư của GHPGVNTN Âu Châu ngày 10 tháng 6 năm 2018 kêu gọi chư Tăng Ni và Phật Tử hãy hành động thiết thực và nguyện cầu cho quê hương Việt Nam. Kế đến là bản kháng nghị gửi nước CHXHCNVN ký vào ngày 19.6.2018 và đặc biệt là Thông Báo Khẩn do nhị vị Chủ Tịch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt và Hòa Thượng Thích Như Điển ký tên, gửi đến chư Tôn Đức và quý đồng hương PTVN tại Âu Châu vào ngày 20 tháng 6 năm 2018 kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình tại công trường Tự Do Trocadéro trước tháp Effel tại Paris vào lúc 14 đến 16 giờ chiều ngày 29 tháng 6 năm 2018 vừa qua.
26/06/2018(Xem: 4197)
Chùa Vắng Trong Đặc Khu Nguyên Giác Chùa vắng, là nói chùa không có tăng sĩ. Đặc khu là nói về Xishuangbanna Dai Autonomous Prefecture ở vùng cực nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Có thể phiên âm Xishuangbanna là Tây Song Bản Nạp, và Dai là chỉ về sắc tộc Thái. Prefecture là đơn vị hành chánh được cai trị theo quy chế đặc biệt, nằm dưới cấp tỉnh, nhưng bao gồm nhiều huyện. Chữ Autonomous có nghĩa là tự trị, nhưng không có nghĩa tự trị theo nghĩa quốc tế, mà chỉ có nghĩa là cán bộ lãnh đạo đặc khu tự trị có toàn quyền hành động rồi báo cáo về thiên triều Bắc Kinh sau - kiểu tiền trảm hậu tấu. Bởi vì, đặc khu luôn luôn là nơi phức tạp.
25/06/2018(Xem: 4797)
Thế giới nói chung và người Việt nói riêng theo dõi tình hình thời sự nóng bỏng nhất của Việt Nam xung quanh khóa họp XIV của Quốc Hội năm 2018 về hai dự luật Ba Đặc Khu và An Ninh Mạng: Kết quả là dự luật Ba Đặc Khu sẽ được tiếp tục thảo luận và dời lại ngày biểu quyết tới cuối năm. Luật An Ninh Mạng (Cybersecurity) của Việt Nam đã được Quốc Hội biểu quyết thông qua sáng 12-6-2018 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết.
21/06/2018(Xem: 6162)
Chương trình Người Bí Ẩn (Odd one in) của đài truyền hình ITVAnh quốc, sản xuất bởi Đông Tây Promotion Official, đuợc phát sóng định kỳ hàng tuần trên kênh HTV 7 của đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh vào lúa 20 giờ 30 mỗi tối chủ nhật hàng tuần, và các kênh VTV Cab1, Giải Trí TV, Kênh 1HD đài phát thanh truyền hình Hà Nội.
21/06/2018(Xem: 4873)
Thượng võ, có nhiều nghĩa. Trong danh từ, nghĩa đơn giản là đề cao, ưa thích võ thuật. Nhưng tĩnh từ, có nghĩa là tâm hồn cao thượng của người đã sống được võ đạo, nghĩa là tử tế, công bằng, không gian lận. Đối với Phật tử, tinh thần thượng võ đã nằm sẵn trong năm giới, vì nếu không thượng võ, có nghĩa là đi trộm hào quang của đấu thủ khác, của đội tuyển khác, của quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu giữ được thượng võ mà thiếu vắng từ bi, cũng không đúng Chánh pháp. Bởi vì từ bi do vì muôn dân mà làm, chứ không vì kiêu mạn.
09/06/2018(Xem: 6027)
Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567