Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư Sĩ... Ly Tăng

08/12/201003:57(Xem: 4932)
Cư Sĩ... Ly Tăng

CƯ SĨ ...LY TĂNG
Minh Thạnh

cusi-lytang“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề?

“Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.

Từ vấn đề trên, chúng tôi nghĩ đến một hiện tượng cũng rất đáng được quan tâm, mà hình như, chưa được đặt thành vấn đề để mổ xẻ: “cư sĩ ly tăng”.

“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề?

1. Chủ trương từ phía một số cư sĩ

Ở Việt Nam, vấn đề cư sĩ tu hành mà không cần đến tăng chúng, hay cũng có thể nói là loại trừ tăng chúng, đã là một vấn đề lớn.

Từ những năm 1930 – 1940, ở miền Tây Nam bộ, đã khởi phát một giáo phái,vẫn xưng danh là Phật giáo, nhưng phương pháp tu hành chỉ đơn thuần là tu tại gia, không có tăng đoàn. Đôi khi, hơi cực đoan, tăng sĩ Phật giáo còn là đối tượng để phê phán.

Tiếp sau đó lại xuất hiện một giáo phái, cũng xưng là Phật giáo, tu phápmôn “Tịnh độ”, vẫn dựng chùa, đúc tượng, in kinh, nhưng phủ nhận tăng bảo. Chùa không có thầy. Cư sĩ tự chủ lễ, nhận cúng dường, thay thế côngviệc của tăng sĩ.

Ở Quận 5, Sài Gòn, từ trước 1975 đã có những đoàn thể cư sĩ Phật giáo người Hoa, cũng xây chùa, đúc tượng, tự tổ chức cúng tế, hộ niệm, hoàn toàn không có tăng sĩ.

Nhiều nơi ở khắp miền Nam có một dạng chùa được mệnh danh là chùa “Bạch y”, do cư sĩ xây dựng sở hữu, không có tăng chúng. Hiện nay, dạng chùa “bạch y” vẫn còn, dù có khi không treo bảng chùa, nhưng vẫn có các khóa lễ hàng ngày và vẫn tổ chức các hoạt động từ thiện.

Qua một số tài liệu, chúng tôi được biết ở một số nước Phật giáo, cũng có hiện tượng “cư sĩ ly… tăng” như vậy, mà đáng nói nhất là Nhật Bản. Ở Nhật có một số tổ chức Phật giáo chỉ toàn là cư sĩ. Họ cũng xây chùa, đúc tượng, cúng tế, hộ niệm và tiến xa hơn, tổ chức biên soạn, trước tácsách nghiên cứu Phật học, tổ chức truyền bá Phật giáo, tổ chức diễn giảng, trường Phật học, thậm chí cả hoạt động chính trị dưới danh xưng một tổ chức Phật giáo.

Một vị Pháp sư Việt Nam có kiểm lại danh mục sách Phật học của Nhật đượcdịch ra tiếng Việt, thì thấy rằng một phần đáng kể đều do cư sĩ Phật giáo Nhật Bản biên soạn. Nếu so với các tác giả sách Phật học Việt Nam, chủ yếu đều do các vị hòa thượng, thượng tọa biên soạn, thì sách Phật học Nhật Bản, tuy có, nhưng là hiếm tác giả tăng sĩ.

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc…, việc hộ niệm trong dịp lễ hiếu, một phần lớn do cư sĩ đảm nhiệm, và họ tổ chức như một dịch vụ có thu phí.

Hoạt động tu học, tế lễ, hoằng pháp không có tăng sĩ như vừa trình bày ởtrên rõ ràng là do quan điểm của một số cư sĩ Phật giáo hơn là sự thiếuvắng đội ngũ tăng sĩ.

Đây là xu hướng người cư sĩ thay thế vai trò của tăng sĩ, từ đó tách rời khỏi giới tăng sĩ.

2. Việc tiếp nhận sự truyền bá Phật giáo không thông qua tăng đoàn


Đó là hiện tượng khá phổ biến ở các nước Âu Mỹ.

Phật giáo đến các nước ở khu vực này không phải chỉ bằng hoạt động truyền bá của các tăng sĩ từ châu Á, mà bằng sách vở và báo chí Phật học, ngày nay có thể thêm cả internet. Đức Phật đến với họ không phải với tư cách một vị giáo chủ một tôn giáo và Phật pháp đến với họ như là một triết thuyết, hơn là một hệ thống giáo lý. Họ tu tập thiền học như tập yoga.

Những phương pháp tu hành Phật giáo đối với một số lượng không nhỏ cư sĩphương Tây được quan niệm như những bài tập rèn luyện thâm tâm nhằm hướng tới sự an lạc.

Trong mối quan hệ đối với Phật giáo, họ không có tình cảm tôn giáo thực thụ như tín đồ Phật giáo ở những nước có tăng đoàn đông đảo. Những cư sĩphương Tây có thể lập hội, cùng nhau phiên dịch trước tác kinh sách Phật giáo, tổ chức hoằng pháp, nhưng không xây chùa, thỉnh tăng, xây dựng Phật giáo như là một tôn giáo.

Ở dạng cư sĩ này, người tăng sĩ vắng bóng trong hoạt động tu học của họ như là một điều đương nhiên, vì khởi thủy đã là như vậy. Nó hoàn toàn khác với quan điểm có xu hướng loại trừ vai trò người tăng sĩ ở những nước có truyền thống Phật giáo lâu đời.

Nhiều sách vở, tài liệu, hội thảo Phật học ghi nhận những đóng góp khôngphải nhỏ của nhiều vị cư sĩ ở các nước phương Tây. Những đóng góp của họ là hết sức quý giá, rất có ý nghĩa và đáng được ghi nhận.

Nhưng việc miêu tả những hoạt động của các cư sĩ trí thức Phật giáo dường như là diện mạo của toàn thể hoạt động Phật giáo ở một số nước Âu Mỹ dường như chưa được xem như một vấn đề.

Chúng tôi xem đây là vấn đề và nó cũng đáng làm cho chúng ta quan tâm như đối với xu hướng loại trừ vai trò của tăng bảo ở một số nước Phật giáo phương Đông. Điều đã diễn ra ở phương Tây cũng đã có mặt ở Châu Á, và ngay tại Việt Nam.

Bên cạnh những tập thể cư sĩ Phật giáo lập chùa, đúc tượng, hành lễ không cần tăng sĩ, cũng đã có những cư sĩ đến với Phật giáo qua những tác phẩm Phật học, thay vì từ truyền thống gia đình. Rồi họ chỉ đến những nhà sách Phật giao thay vì đến chùa tu trong các chúng. Đối với những cư sĩ Phật giáo như thế, tất nhiên vai trò của tăng sĩ cũng không tồn tại trong họ. Có chăng đi nữa là chỉ qua những quyển sách mà chư tônhòa thượng, thượng tọa… là tác giả.

3. Hiện tượng một số “đạo” mới ở phương Tây có dùng một số khái niệm Phật học

Những người theo đạo này cũng xưng là cư sĩ (tu tại gia), cũng nói đến thiền quán, Tịnh độ, Phật, Bồ tát…, nhưng đã đi đến mức không nhận mình là người theo đạo gì đó, mà giáo chủ là một người đời. Họ có thể ăn chay, niệm Phật, nhưng lại tỏ ra “dị ứng” với tu sĩ Phật giáo.

Đến đây, vai trò tăng sĩ từ chỗ không cần thiết đã chuyển biến đến chỗ đối lập với số “cư sĩ” vẫn còn ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền kia. Họ không chỉ muốn loại trừ chư tăng mà còn muốn cạnh tranh với chư tăng trong việc hành đạo.

4. “Cư sĩ ly tăng” hay “tăng ly cư sĩ”?


Việc “cư sĩ tăng ly” đã là một xu hướng rõ ràng về phía cư sĩ. Nhưng thực trạng “cư sĩ ly tăng” cần phải được tìm hiểu nguyên nhân một cách toàn diện.

Chúng tôi nghĩ rằng, cũng đã có hiện tượng “tăng ly cư sĩ”.

“Tăng ly cư sĩ” vì trước hết đã phổ biến trong lịch sử phát triển của Phật giáo hiện tượng “tăng ly tăng”. Sự phân chia trong nội bộ tăng đoànPhật giáo tất yếu có tác động đến sự phân hóa giữa tăng sĩ và cư sĩ. Các cận sự nam, cận sự nữ (một tên gọi khác của cư sĩ nam nữ) sẽ không còn “cận” với nhóm tăng sĩ mà vị tăng sĩ bổn sư của họ đã ly khai. Mầm mống việc “ly” bắt đầu từ đây, mà có thể đã từ nhiều ngàn năm trước.

Thứ đến, một bộ phận tăng sĩ đã không thực hiện được vai trò “chúng trung tôn”, vai trò lãnh đạo tứ chúng của mình. Họ không duy trì được sựhưng thịnh của Phật giáo, hay chỉ muốn “độc thiện kỳ thân”, chỉ đặt nặng mục tiêu an lạc, giải thoát cho riêng mình.

Tự tu khép kín chính tức là tăng ly chúng. Không đảm đương nổi rường cột Phật giáo cũng là làm “cư sĩ ly tăng”.

Tất nhiên, trong quá trình “ly” một cách tiêu cực này có cả quá trình “tăng ly chúng tăng tàn”. “Tăng ly chúng” là bước một để “cư sĩ ly tăng”. “Tăng tàn” thì còn làm cho “cư sĩ ly tăng” nhanh hơn nữa, vì đã “tàn” rồi, thì đâu phải là chỗ nương tựa!

Ở Việt Nam, giai đoạn mà xu hướng “cư sĩ ly tăng” lên cao (những năm 30 –40 thế kỷ XX) chính là giai đoạn mà Phật giáo Việt Nam đi đến mức độ suy tàn cực độ, dẫn đến sự khởi động bước đầu của quá trình chấn hưng Phật giáo mà kết quả chỉ có được ở những thập niên sau.

Ở đây có vấn đề “cư sĩ ly tăng” vì cư sĩ mất lòng tin vào tăng..

Quan điểm xem nhẹ hoạt động hoằng pháp mà chỉ đặt nặng vào hoạt động tu học chi phối Phật giáo không chỉ ở Việt Nam mà toàn châu Á một thời giandài cũng đã là nguyên nhân dẫn đến một đạo Phật không có tăng bảo ở phương Tây.

Trong thực tế, các nhà sư châu Á đến phương Tây hoằng pháp hay những người phương Tây đến châu Á rồi phát hiện ra những giá trị của đạo Phật để sau đó truyền bá ở phương Tây? Chỉ khi những sự kiện lịch sử buộc cácnhà sư châu Á phải đến phương Tây, thì khi đó, mới thấy vai trò của người tăng sĩ.

Tất nhiên, trong một hoàn cảnh như vậy, thì đó là một vai trò bị động (chúng ta thử nêu ra câu hỏi, nếu không có sự kiện Tây Tạng 1959 thì liệu Phật giáo Tây Tạng có góp phần vào hoạt động hoằng pháp như đã thấyở phương Tây hay không, hay các vị sư Tây Tạng vẫn ẩn mình trên những đỉnh núi cao, cách biệt với thế giới).

Khi mà lịch sừ giao phó trách nhiệm cho người cư sĩ, thì tất nhiên họ buộc phải hoạt động độc lập (như một số cư sĩ trí thức phương Tây dẫn đến tình trạng không thể tránh khỏi là “cư sĩ ly tăng” (vì không có tăng).

Sự thụ động của giới tăng sĩ, không giữ được vai trò hạt nhân tập hợp quanh mình những người tu Phật, cũng góp phần hình thành những thứ đạo ăn chay, niệm Phật, nhưng tu xuất hồn, “vô vi”, do những người xa lạ vớiđạo Phật lãnh đạo.

Tâm ngã mạn, kiêu căng, tự mãn, bệnh vốn dĩ có ở số đông những cư sĩ tu Phật cũng dẫn đến tình trạng “cư sĩ ly tăng”. Ắt họ nghĩ rằng chỉ cần chút hiểu biết Phật học, họ vẫn có thể chủ lễ, thuyết pháp rồi cả tu giải thoát mà không cần đến quan hệ với chư tăng, hay cố gắng tinh tấn xuất gia thọ đại giới.

5. Hậu quả của việc “cư sĩ ly tăng”

Như trên đã nói, những đóng góp độc lập của cư sĩ đối với việc phát triển Phật giáo là rất có giá trị.

Nhưng tình trạng “cư sĩ ly tăng” tất yếu sẽ dẫn đến một đạo Phật méo mó, biến dạng.

Ở mức độ ít tiêu cực hơn, Phật giáo không còn là một tôn giáo. Những “cưsĩ” Âu Mỹ xem đức Phật như một nhà tư tưởng và họ thực hành đạo Phật như một kiểu luyện tập để có được an lạc. Họ nhìn chùa chiền và tăng đoàn như những người đứng bên ngoài, có thiện cảm, gần gũi, nhưng không phối thuộc.

Đáng ngại hơn là những ngôi chùa không có sư, những đoàn thể Phật giáo không có chùa, những buổi hành lễ không có chư tôn đức chủ trì. Một đạo Phật khuyết dần một trong ba ngôi tôn quý!

Và trầm trọng là những thứ đạo gì gì đó, những người theo đạo tự nhận đãlà những nhà tu, vẫn ăn chay, niệm Phật nhưng… đối kháng với Phật giáo.

Đã đến lúc nên coi “cư sĩ ly tăng” là một vấn đề, tiếp tục công cuộc chấn hưng Phật giáo ở một cấp độ mới, hướng về hình mẫu tứ chúng mà đức Phật đã nói rõ trong kinh điển và tự mình xây dựng.

Môi trường “tứ chúng đồng tu” với một mối quan hệ bền vững phù hợp với giáo pháp mới là một môi trường tu thật sự, mới thật là “hạnh phúc” như lời kinh Pháp cú.

Minh Thạnh (Phật Tử Việt Nam)

PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GỈA

Minh thànhvào lúc 04/12/2010 10:35Cư sỹ ly Tăng đây là một vấn đề lớn. Mặc dù cư sỹ làm được nhiều việc xong vẫn cần phải có chư tăng hướng dẫn, hành đạo chứ.Theo tôi cũng lên có hướng dẫn về vấn đề này để đảm bảo tất cả các hoạt động tu tập, hành đạo, hoằng pháp đúng hướng. Hơn nữa tăng đoàn, tăng bảo là một trong ba ngôi tôn quý của tất cả chúng sinh, hướng dẫn, dẫn dắt chúng sinh và làm cho phật pháp trường tồn.?. Cư sỹ không thể thay thế tăng được.

TruongAnvào lúc 04/12/2010 16:27phattuvietnam đăng những bài có tính chất tham luận thế này nên cần dẫn chứng mới giá trị.

Trí Nguyênvào lúc 04/12/2010 21:37Thiết nghĩ về vài trò của cư sĩ, ngày nay chúng ta cần có những vị cư sĩ như A Dục Vương ngày xưa thì Phật giáo mới có thể hưng thịnh.

Nguyễn Thị Thanh Bìnhvào lúc 05/12/2010 14:32Phật, Pháp, Tăng là Tam bảo. Bộ ba cao quý của Đạo Phật. Phật là đấng tối cao, là ánh sáng soi đường. Pháp là lời Phật dạy để mọi người tu tập, hành trì. Để tìm hiểu, nghiên cứu, học tập thấu hiểu rõ lời Phật dạy, các cư sĩ cầncó các Tăng. Tăng là người xuất gia, chú tâm tu học và giúp giới cư sĩ ngày càng hiểu sâu hơn và kỹ hơn về giáo lý Phật.Thế nhưng, ngày nay nhiều cư sĩ, phật tử tại gia đến chùalại không còn được nghe lời thuyết pháp hay những buổi pháp thoại giữa tu sĩ và cư sĩ. Rất nhiều chùa chú trọng phần lễ tức là cái hình thức bên ngoài. Ngày rằm, mùng Một nhiều phật tử, cư sĩ cố gắng sắp xếp việc nhà, việc làm ăn để đếnchùa để lễ Phật, nghe giảng kinh. Quý thầy lại chú trọng đọckinh nhiều hơn nói pháp. Phật tử quỳ mỏi cả gối, tê cả chân chờ các thầy tụng một bài kinh dài mà chẳng hiểu ý nghĩa bài kinh đó nói gì. Sau đó là một bữa cơm chay và ra về. Sự việc cứ lắp đi lặp lại như vậy liệu các tác động gì "chúng ly tăng " không? Sự hiện hữu của tăng phải thể hiện là sự cần thiết cho chúng thì sự hiện hữu đó mới có giá trị.Nếu đến chùa không được tăng hướng dẫn tu học, tăng chỉ biết tu cho mìnhthì việc "chúng ly tăng" trước hết là bởi vì "tăng ly chúng". Kính mong, quý thầy hãy giúp cư sĩ tu học nhiều hơn.

chanh kien vào lúc 06/12/2010 09:31thoi phat tai the ngai da tuyen bo hang cu si phat tu phai nuong theo ba ngoi bao phat phap tang , the ma ngay nay lai co mot so nguoi phat tu muon danh nghia la de tu cua phat lai luon luon luc nao cung muon minh hon 1 vi xuat gia , dung ra thanh lap dao trang , che ra nhung nghi thuc co the noi la THAP CAM de roi bay ve lung tung va quyen gop TIEN BAC nhung gia dinh ko biet gi den phat phap , CON TU XUNG LA DETU , LA HUYNH DE CUA NHUNG VI TON TUC CO UY TINH NHAT HIEN NAY NUA . day la mot VAN NAN can phai duoc dep bo .

vào lúc 06/12/2010 22:44đã đến lúc cư sĩ thay thế dần vị trí của chư Tăng để hoằng dương chính pháp
chúng ta nên nhớ lại 7 điềm mộng của A Nan
thay thế ở đây không có nghĩa là loại trừ mà làm thay vì chánh pháp sắp diệt tận
làm thay có nghĩa là chuẩn bị cho một cuộc biến thiên lịch sử dù không muốn vẫn sẽ diễn ra vì đó là quy luật khách quan
theo kinh Phật thuyết kinh pháp diệt tận có nói:trong đời ngũ trược ác thế ma quỷ biến thành sa môn ( tăng) xuyên tạc phá hoại giáo pháp của taưa thích cà sa sặc sở uống rượu ăn thịt .... ác ma tỳ khưu không có đạođức dâm loạn dơ bẩn không cách biệt nam nữ v.v.v.làm cho chánh đạo suy yếu còn sa môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không còn ai tin chn1h pháp sẽ suy tàn như vây cư sĩ không lo tu học đàng hoàng để đứng ra phục hưng giáo pháp hay sao?

vì vật theo tôi cư sĩ thời hiện nay phảii giỏi như Tâm Minh Lê Đình Thám, Chánh Trí Mai Thọ Truyền Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha....để đảm đương vai trò của Chư tăng khi cần thiết nhưng tâm phải tuyệt đối khiêm hạ quyy Tăng trọn vẹn

Tăng nói cho đủ là tăng già tiếng phạn sangha là một đoàn thể tứ chúng bao gồm Tỳ kheo tỳ kheo ni ưu bà tắc ưu bà di có thọ giới luật tu hành theo giáo pháp của phật , đoàn thể đó thanh tịnh chứ không phải Tăng là một ông Thầy hay cá nhân một ông sư

không nên phủ nhận vai trò của các tôn giáo hệ phái Phật giáo như Bửu sơn kỳ hương Tứ ân hiếu nghĩa PGHH Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam bởi lẽ trong giai đoạn lịch sử như thế đã hình thành nên những cuộc chấn hưng như thế vì nếu Phật pháp hưng thịnh thì việc gì phẩi chấn hưng ?
cho nên nếu Tăng chúng ko lo tu hoc cho đàng hoàng làm chổ nương tưa choTrời người thì Cư sĩ sẽ tấn lên chấn chỉnh tôi nghĩ cư sĩ có quyền làm như thế
vì tâm niệm của học không bao giờ muốn chánh pháp suy tàn

hiện nay cư sĩ đang hoạt động âm ỉ rất mạnh có đến 185 Ban hộ niệm toàn quốc hộ niệm bằng phương pháp niệm Phật tiếp dẫn vãng sanh điều này rất ít chư tăng làm được
thiết nghĩ cư sĩ ngoài vai trò hộ pháp cúng kính tụng niệm thì cần phái đóng góp một số Phật sự tùy theo kả năng của mình cho phép kể cả giảng kinh thuyết pháp hãy nhớ Huệ Năng ngộ đạo lúc còn là cư sĩ
Phật đâu có quy định giác ngộ phải là Tăng

hiện nay Học viện PGVN tại TPHCM đã mạnh dạn đào tạo lớp Cử Nhân Phật Học cho Cư sĩ được học chung với Tăng sĩ đây là một bước tiến rất đáng kể của Giáo hội PGVN
còn nhớ cụ Tâm Minh Lê đình Thám cư sĩ mà giảng dạy cho biết bao thế hệ Tăng ni danh tiếng trước khi lên lớp cụ đều xá lạy chư Tăng rồi mới bướclên bục giảng, thời nay có được bao nhiêu vị như thế?

Ban Hoằng Pháp của GHPGVN đã quan tâm đến cư sĩ khi mạnh dạn đào tạo Hoằng Pháp viên chủ ýếu là lực lượng cư sĩ
điều đáng nói là đừng để cho cư sĩ tự phát tùy tiện hành đạo mà ko có tăng hướng dẫn, mạnh dạn cho phép cư sĩ làm việc đạo bằng cách đào tạo hướng dẫn bồi dưỡng đúng mức thì cư sĩ đi đúng hướng mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2011(Xem: 6484)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
23/02/2011(Xem: 3088)
Phật Giáo Hoà Hảo được khai sáng từ năm 1939 trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc - một nền đạo quy nguyên Phật pháp, với phương thức hành đạo đơn giản, không chuộng hình tướng lễ mễ, rườm rà mà cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực vào mọi phương diện của xã hội, đã nhanh chóng phù hợp với phong hoá nhân sinh vốn mộc mạc, thuần phác ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
23/02/2011(Xem: 3446)
Chính thức ra đời từ tháng 11-1926 với một lễ rất long trọng (gọi là Khai minh Đại đạo) tại chùa Gò Kén, làng Long Thành,[1] đạo Cao Đài dần dần hình thành những cộng đồng Cao Đài khác nhau trong lịch sử phát triển của nền tôn giáo bản địa mới mẻ. Mỗi cộng đồng bao gồm nhiều tín đồ với những sinh hoạt tu hành lâu đời kết tập. Sự thấm nhuần giáo lý và hàm dưỡng trong việc thực hành pháp môn trải qua thời gian mấy mươi năm đã hình thành những sắc thái riêng trong nếp nghĩ, trong hành vi, trong tình cảm của các tín đồ Cao Đài. Như vậy là có tâm lý của người tín đồ Cao Đài, nếu hiểu thật đơn giản rằng: Tâm lý là những đặc điểm về tình cảm và hành vi của một cá nhân, một nhóm người, hay một hoạt động.[2]
19/02/2011(Xem: 3056)
(VOV) - Hình ảnh những tảng thịt xâu, móc trên giá, máu còn nhỏ đỏ tươi, có miếng trơ xương, có miếng còn nguyên da lủng liếng ở một góc “chợ” trên đường vào Chùa Hương thật gây phản cảm cho người hành hương. Mới đây Đài Truyền hình Trung ương đã chiếu một phóng sự ngắn, lên tiếng về việc thịt thú rừng được treo, bày bán vô tội vạ gần thắng cảnh Hương Sơn. Hãy khoan nói về việc đó có thể là thịt thú rừng thuộc danh mục cấm săn bắn, việc có thể thú nhà giả thú rừng.v.v… Ở đây tôi chỉ muốn nói đến những hình ảnh gây phản cảm đối với khách hành hương.
19/02/2011(Xem: 3939)
Tôi chỉ là một Tu Sĩ tầm thường nhất, cho nên khi đọc những bài viết mang tính công kích, bài trừ mê tín về Hoa Trời. Tôi không chắc là Hoa Mạn đà la hay Mạn thù sa, cho nên tôi tạm gọi là Hoa Trời. Khi tôi nhận được các E-mail của Quý Ngài, cũng như vào các Websites thấy hình ảnh Hoa Trời, và nhất là lúc hành lễ Phật Ngọc có vòng hào quang xuất hiện trên trời. Lúc đó tôi rất mừng và vô cùng hoan hỷ để được chút Công Đức Tùy Hỷ. Vì mình không có góp công, góp của trong việc thỉnh Phật Ngọc Hòa Bình, nhưng có tâm tuỳ hỷ cũng được Tùy Hỷ Công Đức. Do đó, tôi thấy niềm tin của tôi phát khởi mạnh thêm, làm cho tôi tinh tấn thêm. Những Phật tử cũng điện thoại và E-mail cho tôi, thấy những hiện tượng này, làm cho gia đình họ vô cùng hoan hỷ và phát lòng tin mạnh mẽ để tinh tấn hơn. Những hình ảnh đó, đã có tác dụng làm cho bao nhiêu triệu người Phật tử trên thế giới vui tươi. Giúp họ rơi rụng đi biết bao nhiêu nhiệt não, bao nhiêu đau khổ bởi cuộc đời. Những hình ảnh ấy, đã làm cho tâm hồn h
19/02/2011(Xem: 3346)
Trong Ca Khúc Đông và Tây (The Ballad of East and West), văn hào người Anh Rudyard Kipling (1865–1936) đã viết “Ôi, Đông là Đông và Tây là Tây, cả hai chẳng nên hề gặp gở” (Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet) đã trở nên câu nói thời thượng diễn tã sự dị biệt khó hòa giải giữa hai nền văn hóa.
19/02/2011(Xem: 3716)
Ai đó dựng ra câu chuyện “sư cô trụ trì” cải đạo theo Chúa là người có tâm lý cạnh tranh tôn giáo kém lành mạnh, nếu không muốn nói là hành vi thiếu lương thiện, và những người lợi dụng tình cảnh đau đớn, lúc mê lúc tỉnh của bệnh nhân để đạt mục đích cưỡng đoạt niềm tin tôn giáo là phi đạo đức.
12/02/2011(Xem: 6704)
Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa).
23/01/2011(Xem: 3721)
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác chính là tôn trọng mình. Ai đem sự tôn trọng đi thì nhận lại sự tôn trọng. Đó là định luật nhân quả. Người viết xin được mở đầu câu chuyện trong tuần kỳ này bằng câu thành ngữ “Cáo mượn oai hùm” thường ngụ ý để chỉ cho những người ưa lòe bịp, hù dọa mọi người bằng quyền uy của người khác để tự tung tự tác. Chuyện kể, có một con hùm đói bụng đang tìm cách săn mồi thì gặp ngay một con cáo. Cáo thấy nguy bèn nói: “Này anh hùm, anh đừng có ý định ăn thịt tôi. Trời đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Anh mà ăn tôi là làm trái ý của trời! Không tin, tôi đi đằng trước, anh đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Quả nhiên, khi cả hai cùng bước đi, mọi vật nhìn thấy đều chạy tán loạn. Con cáo lấy uy của trời để lừa hùm, rồi lại mượn hình ảnh của hùm để dương dương tự đắc với những loài vật khác.
08/01/2011(Xem: 4073)
Chẳng bao lâu nữa, đám lửa bùng lên từ Mỹ Đình kia, hay từ bất cứ tư gia nào, sẽ lan hết khắp mọi miền đất nước, và lan cả đến xung quanh chùa Quán Sứ, hay mỗi ngôi chùa khác. Mùa Noel năm nay, bên cạnh các hoạt động tưng bừng không khí ăn chơi, hội hè, mua bán thường thấy ngoài xã hội, chúng ta còn chứng kiến sự trỗi dậy của Tin lành, qua một loạt các sự kiện lễ hội mừng giáng sinh được tổ chức vào giờ chót khắp nơi trên đất nước, đặc biệt tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567